Mật Tông Kim Cương Thừa

27/06/20225:34 SA(Xem: 24193)
Mật Tông Kim Cương Thừa
VŨ THẾ NGỌC
MẬT TÔNG
KIM CƯƠNG THỪA
Mật Tông Kim Cương ThừaPDF icon (4)Mật Tông Kim Cương Thừa 2022

MỤC LỤC

 

Giới Thiệu của Geshe J.J. Lai
Lời Nói Đầu
Phật Giáo Mật Tông
Nghiên Cứu về Mật Giáo
Mật GiáoPhật Giáo
Mật GiáoBà La Môn Giáo
Kinh Điển Mật Giáo
Truyền Thừa
Mật GiáoPhật Giáo Tây Tạng
8 Triết Lý Mật Giáo
Thần Thông và Mật Thiền
10 Mật giáoThế Giới Phật Giáo Ngày Nay
*
Phụ Lục
Đại Thủ Ấn (Mahāmudrā)
Tử Thư Tây Tạng (Bardo Thödol)
Thần ChúThiền học
Tam Mật Căn Bản


LỜI GIỚI THIỆU CỦA GESHE J.J. LAI

 

Tác giả luận này là một giáo sư từng đến Tây Tạng để tìm hiểu về Mật giáoPhật giáo Tây Tạng. Tuy nhiên thầy chỉ nhận mình là du khách cỡi ngựa xem hoa và từ chối viết về Mật tông ngoài những chú thích ngắn gọn đó đây trong các sách khác. Trong khi đó, thầy luôn luôn khuyến khích chúng tôi phải viết về đề tài này vì cho rằng chúng tôiưu điểm được học tập chính qui trong cả hai truyền thống đại học Tây phươngTây Tạng. Nhưng chỉ là những người còn trẻ trong đạo, quả thật chúng tôi chưa có đủ khả năng về đại sự này. Một sự nghiệp đang được nhiều học giả uy tín thế giới liên tục nghiên cứugiới thiệu trong những năm vừa qua.

Nhưng tại sao lại có luận này? Cuối cùng thì thầy cũng phải viết luận này, vì theo ông trên thế giới đã có nhiều sách về Mật giáoPhật giáo Tây Tạng, nhưng riêng tủ sách Việt ngữ thì dường như ngoài một số sách phiên dịch phổ thông chưa có người viết về đề tài này. Thầy cho biết trong khi chờ đợi các sách luận chỉnh chu hơn của thế hệ học giả trẻ chúng tôi, thầy chỉ tạm viết luận này như một hoạt động tuổi già tạm thời điền vào khoảng trống. Tuy nhiên so với các nghiên cứu của các học giả danh tiếng, luận thư này không chỉ là quyển sách Việt ngữ dành cho độc giả Việt Nam vốn có nguồn gốc sâu xa từ Phật giáo Trung Hoa mà còn có những đặc điểm khác biệt.

Đầu tiên, trước các nguồn thư tịch ngoại văn vừa phong phú cũng vừa bác tạp hiện nay nên rất khó cho người học Phật chọn sách. Riêng tác giả luận này là người từng nghiên cứu nhiều truyền thống Phật học nên sách của thầy không bị chìm lấp với các ngôn từ vốn rất phong phú sâu sắc của Mật giáo nói riêng và Phật giáo nói chung. Vì vậy đặc điểm đầu tiên của luận này là tác giả có thể vượt qua được nhiều khó khăn của ngôn từ thuật ngữ Phật học để có thể trình bầy bằng Việt ngữ một nội dung sâu sắc mà vẫn dễ hiểu, phong phú mà vẫn phổ thông. Trong khi loại sách học thuật chuyên khảo hiện hành vì có quá nhiều thuật ngữ phức tạp nên nhiều khi phần chú thích chi tiết lại che lấp nội dung. Cuối cùng loại sách học thuật thường chỉ dành riêng cho một thiểu số độc giảcăn bản Phật học vững trãi mới có thể lãnh nhận được – Trái lại, loại sách phổ thông thì thường chỉ là sách theo trào lưu mà xuất bản. Đó là loại sách quần chúng nên thường thiếu phần chú thích và giải thích học thuật. Mục đích của người viết và nhà xuất bản loại sách này cũng rất đơn giản, hoặc chỉ là nhắm đến mục đích truyền giáo, hoặc chỉ nhằm đến nhu cầu thương mại. Cho nên cơ bản loại sách này hầu như chỉ viết dựa trên đức tin. Người đọc ngoài việc nghe thuyết giáo tín điều truyền kỳ nhưng không thấu thị được ý nghĩa chân thật của giáo pháp qua những ngôn ngữ bí hiểm và lối trình bầy chủ quan của người viết sách. Cuối cùng đa số sách luận Mật giáo đã xuất bản quanh chúng ta vẫn thường chỉ là những con chữ nổi trôi trong loại ngôn ngữ bí mật vốn đã từ lâu vây phủ giáo nghĩa Mật giáo.

Đặc điểm thứ hai là tác giả không phải là tu sĩ truyền giáo mà là một học giả. Các tu sĩ thường có đức tin là họ đang nắm giữ chân lý nên luôn luôn khẳng định những tín điều của họ như một chân lý hiển nhiênđộc giả chỉ cần lắng nghe và tuân thủ. Trái lại, tác giả luận này chỉ trình bầy trong tư cách tìm hiểuhọc hỏi “như thế tôi đọc” và “như thế tôi hiểu”. Đây không phải chỉ là thái độ nghiêm túc của người nghiên cứu khoa học, mà chính là bản hoài của Đức Phật khi ngài đã nhiều lần dạy người học Phật chân chính phải luôn luôn tỉnh táo phân tích và tìm hiểu “không thể vội vã tin ngay những gì kinh luận viết, văn hóa truyền thống chấp nhận hay các đạo sư tuyên bố”. Vì vậy luận này không viết dựa trên đức tin dành riêng cho quần chúng tín đồ, mà có mục đích viết cho tất cả nhưng ai muốn tìm hiểu chân thật về giáo lý Mật giáo.

Đặc điểm thứ ba và quan trọng, là luận này viết bởi một người kinh qua nhiều truyền thống kinh điển các tông môn, cho nên tác giả thấy rõ những nét tương đồng cốt tủy Phật Pháp có chung trong mọi truyền thống tông môn dù rằng bề ngoài có những sự tướng lễ nghingôn ngữ khác biệt. Nhưng cũng trung thành với tinh thần “phá tà hiển chánh” của tổ sư Long Thọ (rjuna), vốn là chủ đề nghiên cứu chính của tác giả trong ba thập niên vừa qua, nên tác giả không chỉ trình bầy phần giáo lý căn bản tương đồng mà còn mạnh dạn chỉ ra những nhận định chủ quan của mọi truyền thống. Đây là những quan điểm thường thấy trong quan điểm các tu sĩ của tất cả các tông môn của mọi tôn giáo. Cách nhìn chủ quan này là kết quả huân tập mà chính giới tu sĩ đã quen tự nhốt trong đức tin vâng lời lâu đời mà không hề thắc mắc. Tôn giáo nào cũng đòi hỏi đức tin nơi người hành trì, nhưng bên cạnh đức tin, tác giả còn nhắc chúng ta rằng đạo Phật còn nhấn mạnh đến phần trí tuệ. Chỉ có đức tin mà không có trí tuệ thì Phật giáo gọi là ngụy tín.

Các nhà nghiên cứu xưa nay thường tránh né nói đến các tín điều trong tôn giáo, hoặc có đưa ra nhưng thường thiếu dẫn chứng. Trong luận này tác giả cho người đọc thấy rõ nhiều sự tướng hành trì trong Mật giáo khởi đầu với các phương tiện vay mượn từ các sinh hoạt tín ngưỡng khác từ văn hóa Bà La MônẤn Độ cho đến đạo Bôn ở Tây Tạng, Khổng Lão ở Trung Hoa v.v. Những sự tướng vay mượn như thế dù khởi đầu chỉ được dùng như những phương tiện tải đạo. Nhưng các thế hệ tu sĩ ngày sau thường quá lạm dụng các phương tiện để truyền đạo cho hợp với khẩu vị và thỏa mãn những yêu cầu dung tục của quần chúng tín đồ. Cuối cùng đức tin của chính giới tu sĩ nhiều khi cũng trở nên ngụy tín vì không còn có sự biện biệt của Trí Tuệ.

Từ lịch sửkinh luận, tác giả chỉ rõ giới tu sĩ nhiều khi trở thành nô lệ một cách vô ý thức vào phương tiện khi lấy phương tiện làm cứu cánh. Các tu sĩcông phu nội chứng thì càng ngày càng hiếm, đa số khác lại còn cố gắng hợp lý hóa các phương tiện bằng những mỹ từ như “tùy duyên bất biến” hay “phương tiện thiện xảo”. Kết quả thầy cho thấy “phần tùy duyên” làm náo loạn chính pháp, còn “tinh chất bất biến” thì càng ngày càng mịt mờ trong sương khói phương tiện. Đó là tình trạng “lộng giả thành chân” chung của các tông môn chứ không riêng gì Mật giáo. Trong Phật giáo, tác giả chỉ ra rằng vì bị huân tập lâu đời nên một khi phương tiện trở thành cứu cánh thì nhiều sự tướng phi Phật giáo lại trở nên truyền thống tông môn được chính giới tu sĩ bảo thủ gia sức bảo vệ. Chân nghĩa Phật Pháp bị biến nghĩa và biến tướng là một hiện tượng rất đáng buồn. Ngày nay nhiều nghi thức sự tướng ngoại lai đã trở thành nội dung của việc hành trì Phật Pháp là một minh chứng cụ thể.

Cho nên một số giáo pháp được coi là biệt truyền của Mật giáo đã bị nhiều học giả Phật giáo Trung Hoa gọi là “tả đạo” và “phi Phật thuyết”.  Nhận định về phê phán này, tác giả nhận định quả thực vì tập tục huân tập, vì quá lạm dụng phương tiện, chân diện tư tưởng Mật giáo không thể nói là không có ảnh hưởng nặng nề từ Bà La Môn và các tín điều thần bí. Nhưng đồng thời tác giả cũng cho thấy nhận định “Mật giáo là phi Phật Pháp” cũng xuất phát từ quan điểm chủ quan của Phật giáo Trung Hoa tự bản thân cũng đã bị huân tập lâu đời lấy truyền thống văn hóa duy lý bản địa của mình làm trung tâm để phê phán những truyền thống khác. Vì vậy trong luận này tác giả cũng nói rõ vấn nạn “chính thống” không chỉ được nêu lên với Mật giáo mà cũng là những vấn đề cốt lõi của các tông môn. Cho nên điểm độc đáo của luận này còn là phần tác giả trình bầy một cách minh bạch về đề tài “nguyên chất Phật giáo” và “biến chất Phật giáo” trong hai chủ đề lớn là “Phật giáo hóa Mật giáo” và “Mật giáo hóa Phật giáo”.

Tác giả của luận này không phải là tulku được “bí mật trao thừa” hay là ngakpa  của bất cứ truyền thừa Mật giáo nào, nhưng đích thực là một học giả chân chính. Tác phẩm là một tài liệu căn bản “như thị ngã văn” dành cho tất cả những người muốn tìm hiểu một cách chân thật về Mật giáo cũng như Phật giáo Mật tông. Dù tác phẩm chưa thể trình bầy đầy đủ “chân diện mục” mọi ngõ nghách triết lý và hành trì Mật giáo, nhưng đây là một tường trình không che đậy và không thành kiến. Căn bản thảo luậndựa trên kinh luận, tác giả không nhìn từ cảm tính tô hồng hay bôi đen về một truyền thống luôn luôn bị không khí “mật truyền” và “huyền bí” bao phủ.

Là người hành trì Mật Tông và cũng là một trong những độc giảvinh dự đầu tiên được đọc luận này từ dạng bản thảo, tôi thành thực cảm tạ tác giả vì đã thu nhận được nhiều ơn ích khi được đọc quyển luận độc đáo này. Vì vậy tôi thành thật nghĩ rằng mình phải có nhiệm vụ giới thiệu luận này đến tất cả mọi người, những người muốn tìm hiểu về Mật giáoPhật giáo Mật tông một cách chân thật.

Bắc Bình, Tiết Thu Phân 2021.

J.J. Lai

LỜI NÓI ĐẦU

Triết gia Trung Hoa Phùng Hữu Lan (1890-1990) viết 中國哲學史 (Trung Quốc Triết Học Sử), một bộ sách đã trở thành một tài liệu giáo khoa kinh điển về triết học Trung Hoa. Trong sách này ông cũng trình bầy ngắn gọn nhưng đầy đủ về các tông môn Phật giáo từ sơ kỳ Hán Đường kéo dài cho đến hết đời nhà Thanh, nhưng ông không viết một chữ nào về tông môn gọi là “Phật giáo Mật tông”.

Học giả Edward Conze (1904-1979) khi viết sách Buddhist Thought in India (Tư Tưởng Phật giáo Ấn Độ) xuất bản năm 1962 cũng gần như bỏ trống chương viết về Mật tông với lý do “nội dung Mật giáo không nằm trong tiêu điểm của sách này” với ba lý do ông đề ra là: 1- “Nội dung duy lý của Mật giáo không đáng kể vì hầu như Mật giáo chỉ chú trọng về truyền thống thần bí của con người”; 2- Trong khi đó “các tư liệu để có thể dựa vào để tìm hiểu tư tưởng Mật giáo thì hầu như đều được viết bằng một thứ mật mã chưa có người giải mã”; 3- “Cơ sở giáo pháp Mật giáobí truyền (guhya) và chỉ được trực tiếp giao truyền giữa thày và trò, hoàn toàn vô nghĩa với người ngoài cuộc”. Vì vậy ông kết luận “mọi cố gắng miêu tả tư tưởng Mật giáo vừa tiêu hao giấy mực vừa vượt khỏi tầm hiểu biết thông thường của chúng ta.” [1]

Sau Phùng Hữu Lan và Edward Conze nửa thế kỷ, nhờ sự tham dự của các Lạt ma Mật giáo Tây Tạng lưu vong và các công trình nghiên cứu nghiêm túc của các học giả hiện đại, ngày nay chúng ta đã có nhiều thông tin về Mật giáo. Tuy nhiên sự cẩn trọng của hai học giả tiền bối uyên bác này luôn luôn phải là những hướng đạo quan trọng. Ít nhất là giúp chúng ta hiểu rằng tất cả những cố gắng trình bầy trong luận này cũng như những tác phẩm đương đại giới thiệu về Mật giáo chắc chắn vẫn còn nhiều bất cập.

Sự khó khăn trong việc trình bầy về Mật giáo đến từ cả hai phía. Một mặt là từ đa số sách luận của chính các vị đang hành trì Mật giáo ít nhiều vẫn tiếp tục chìm đắm trong quán tính bí mật từ truyền thống chỉ lấy đức tin làm căn bản của giáo lý. Mặt khác là về phần độc giả, muốn nhận thức sâu sắc thật sự về Mật giáo hay Phật giáo Mật tông độc giả cần phải kinh quá tri thức căn bản Phật học, đặc biệt là về giáo lý Trung Quán Tính Khônggiáo lý Nhất thừa Vô Ngại của Hoa Nghiêm. Ngoài ra độc giả cũng cần cảnh tỉnh trước rất nhiều tác phẩm hoặc chuyên rao bán không khí huyền bí hoặc những thành kiến về Mật giáo qua cách nhìn của các tông môn Phật giáo truyền thống.

Cho nên dù chủ đích của tôi là muốn trình bầy về Mật giáoPhật giáo Mật tông một cách đơn giản nhất, nhưng tôi vẫn phải viết các phần về lịch sử và nguồn gốc kinh điển Mật giáo khá phức tạp để có thể trình bầy được chân diện mục của Mật giáo từ nguồn cội một cách chân thật mà không bị ảnh hưởng bởi đức tin “Mật tông là tông môn siêu việt tối cao  của Phật giáo” của các tu sĩ Mật giáo, hay thành kiến trái ngược cho rằng “Mật giáo là phi Phật thuyết” từ một số tông môn Phật giáo truyền thống. Cho nên độc giả nên cố gắng đọc qua các chương lý thuyếtlịch sử khô khan, trước khi tìm đọc đến những phần đơn giản hơn thì sẽ có thể thâu nhận được nhiều chân thật ơn ích.

Trong luận này, phần viết về lý thuyếtlịch sử phát triển và kinh điển Mật giáo dù khá khô khan và khó đọc nhưng rất cần thiết để giải thích cho các trình bầy của tôi về truyền thống hành trì của tông môn này. Vì luận thuyết và lý giải của tôi nhiều khi khác với các thông tin phổ biếnđộc giả thường thấy trong nhiều sách báo phổ thông hiện nay nên tôi bắt buộc phải dẫn chứng kinh luận. Lẽ dĩ nhiên các trình bầy của tôi không luôn luôn là điều giải thích “đúng nhất” và “duy nhất” nhưng tất cả nhận định đều được thao tác theo văn bản kinh luận, cho nên luận này dù cố gắng tự hạn chế nhưng cũng bao hàm nhiều chú thích có thể làm phiền một số độc giả không quen luận văn nghiên cứu khoa giáo. Tóm lại, căn bản luận giải và cơ sở nhận thức của sách này đều là những tài liệu nghiên cứu được trình bầy trong các phần phức tạp về nguồn gốc và lịch sử phát triển kinh luận của Mật giáo, một truyền thống “mật truyền” khác với các tông môn “hiển truyền” quen thuộc của truyền thống Phật giáo Nam tông (Theravāda) và Phật giáo Bắc tông (Đại thừa).

Mục đích đơn giản của luận là trình bầy giáo lýlịch sử Mật giáo một cách chân thật cho những người muốn tìm hiểu chứ không phải là thuyết giáo dành cho tín đồ một tông môn lâu nay vẫn chỉ thấy truyền bá qua đức tin hình tướng huyền bí. Cũng từ lâu, nguyên nhân tạo ra các bóng đen che phủ giáo pháp Mật giáo không phải chỉ có từ sự mê tín của quần chúng mà còn từ nhiều tu sĩ Mật giáo - hoặc vì giới hạn của chính bản thân hoặc vì mục đích truyền giáo, cho nên dù cố ý hay vô tình chính họ cũng đã tham dự vào sự truyền bá một giáo phápxưa nay rất ít người thật sự thấu hiểu phần tinh hoa. Vì vậychủ ý chỉ muốn viết về giáo lýlịch sửbản Mật giáo, tôi vẫn cần viết vài phần nặng nề lý thuyết để tường trình cho độc giả biết rằng, dù những từ chứng đưa ra chưa đầy đủ, dù ngôn ngữ chưa hoàn toàn rõ ràng miên mật, nhưng độc giả chú ý rằng luận này đã được hình thành từ cơ sở kinh luậnnghiên cứu, chứ không phải là những suy luận mặc định tình cảm chủ quan, hay tệ hơn nữa là từ quan điểm mang sẵn một định kiến hay thành kiến. Riêng trong luận này dù Mật giáo có nhiều danh xưng nhưng tôi vẫn dùng từ Mật Giáo để chỉ chung toàn bộ giáo pháp của tôn giáo này. Trong khi đó tựa đề của luận lại là Mật Tông Kim Cương Thừa để chỉ hai thời kỳ Thuần MậtTả Mật là chủ điểm của luận này.
[1]“The magical teachings of the Tantra are quite beyond our reach”. Các chú thích trong đọan này của Edward Conze đều trích trong Buddhist Thought In India, University of Michigan Press,1967, các trang 270-274




Tạo bài viết
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…