Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Patrul Orgyen Jigme Chokyi Wangpo (1808–1887)

15/06/20221:34 SA(Xem: 3434)
Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Patrul Orgyen Jigme Chokyi Wangpo (1808–1887)
TIỂU SỬ VẮN TẮT ĐỨC PATRUL ORGYEN JIGME CHOKYI WANGPO (1808–1887)
Nyoshul Khen Rinpoche[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

blank

Các đệ tử xuất chúng của Đức Gyalwai Nyugu là Patrul [Rinpoche] và Ngài Khyentse. Trong hai vị này, vị đầu tiên, Patrul Chokyi Wangpo, được so sánh với mặt trăng. Chương này miêu tả cách mà truyền thừa truyền qua Ngài.

Khyentse Rinpoche nói về Ngài Patrul như sau:

Bên ngoài[2], Ngài là Tịch Thiên, trưởng tử của chư vị Chiến Thắng;

Bên trong, Ngài là Shavari, chúa tể của chư thành tựu giả;

Bí mật, thực sự là Thánh Quan Âm thù thắng, Dukngal Rangdrol[3].

Con cầu khẩn Ngài, Đức Jigme Chokyi Wangpo.

Tương tự, có nhiều ám chỉ rộng rãi trong các tiên tri về pho Quan Âm An Trú Trong Bản Tính Tâm, một Terma đất được Đức Khyentse Wangpo[4] phát lộ, xác định rằng Ngài Patrul ở cấp độ bên ngoài là một hóa hiện của Bồ Tát Tịch Thiên xứ Ấn Độ và chư đạo sư như Aro Yeshe Jungne ở Tây Tạng. Người ta nói rằng một bài thơ tiểu sử dài, lời cầu nguyện tán thán Ngài Patrul được tìm thấy trong Tuyển Tập Trước Tác của Đức Khyentse Wangpo, là phiên bản mở rộng về tiểu sử của Ngài Patrul ở mức độ rốt ráo.

Quan điểm được chấp nhận rộng rãi nhất là: vị tái sinh Patrul đầu tiên là Palge Lama Samten Phuntsok, được Đức Mokdrup Namkha Chowang từ Tu viện Kathok tuyên bốhóa hiện của Quán Thế Âm. Vị tái sinh thứ hai không trụ thế dài lâu. Vị thứ ba là Orgyen Jigme Chokyi Wangpo, người đã sinh vào năm Thìn[5] ở Getse Gong, vào nhánh Gyaltok của tộc Mukpodong[6]. Đức Dola Jigme Kalzang[7] đã công nhận Ngài là vị tái sinh của Palge [Lama] Samten Phuntsok. Dodrupchen Rinpoche Trinle Ozer[8] trao cho Ngài danh hiệu Orgyen Jigme Chokyi Wangpo và tiên đoán rằng Ngài sẽ trở thành một đạo sư của giáo lý Nyingtik, trao cho Ngài dấu ấn giao phó và tấn phong Ngài là một Tulku.

Từ Đức Jigme Gyalwai Nyugu, vị thực sự là Thánh Quán Thế Âm thù thắng, Patrul Rinpoche thọ nhận các giáo lý về Tâm Yếu Longchenpa. Ngài đã lắng nghe giáo lý về các thực hành sơ khởi [Ngondro] khoảng hai mươi lăm lần. Ngài tiến hành sự hành trì các giáo lý này với sự bền bỉ tương tự. Ngài chắc chắn rằng vị tôn quý này là đạo sư của Ngài trong các đời quá khứ và dành thời gian dài để phụng sự vị này. Như bình này đổ đầy bình khác, Đức Jigme Gyalwai Nyugu đã trao cho Patrul [Rinpoche] toàn bộ các pho về tâm yếu kim cương của tịnh quang, cũng như dấu ấn giao phó, và trao quyền để Ngài là vị trì giữ truyền thừa rốt ráo của tâm yếu. Ngài Jamyang Khyentse Wangpo và Patrul [Rinpoche] đều là những tâm tử bên trong của Đức Jigme Gyalwai Nyugu, tạo thành nền tảng cho truyền thừa của vị này; hai Ngài được biết đến là “Pal và Khyen, cặp đôi nhật – nguyệt”. Nhờ hai vị, truyền thừa của truyền thống mở rộng về tâm yếu tịnh quang đã lan tỏa khắp mọi nơi, cả Đông và Tây. Một số vị thầy tôn quý nói rằng Kunkhyen Jigme Lingpa[9] có năm Tulku về thân, khẩu, ý, phẩm tính và hoạt động giác ngộ và trong số này, Patrul Rinpoche là hóa hiện về khẩu.

Ngài đã nghiên cứu mở rộng với Đức Dola Jigme Kalzang, Jigme Ngotsar từ thung lũng Ki, Gyalse Shephen Thaye và Ontrul Tutop Namgyal[10] từ Tu viện Shechen, làm chủ các Kinh điển, Mật điển và những lĩnh vực kiến thức khác. Ngài đã thọ nhận nhiều quán đỉnhgiáo lý từ Dzogchen Rinpoche thứ tư – Mingyur Namkhai Dorje và nhiều vị khác.

Khi Konchok, em trai của Palge Lama, qua đời, điền trang tu viện được chuyển lại cho Patrul Rinpoche để hoàn thành những ý định của hóa hiện đời trước. Ngài đã thực hành tinh tấn tại những địa điểm ngẫu nhiên, bao gồm các hang động cho thực hành nghi quỹ Phổ Ba Kim CươngĐại Oai Đức tại Tu viện Dzogchen ở Rudam, Drelkar Pukpa ở Dzagyu và Pema Rito ở Den. Cùng với Sonam Palge từ Rogza, Ngài đã dành thời gian dài để rèn luyện trong các thực hành du già cao cấp của Tâm Yếu Longchenpa.

Trên đường đến đỉnh lễ Đức Shabkar[11] ở Amdo, Ngài nghe tin vị này đã viên tịch. Vì thế, Ngài ở lại Pemakopa ở Sertal Yarlung, nơi Đức Gyalse Shenphen Thaye đang ban giải thích mở rộng về Mật điển Tinh Túy Bí Mật cho đại chúng. Mỗi năm trong hai năm tiếp theo, Đức Patrul Rinpoche đã cử hành khóa giảng bốn mươi lăm ngày để giải thích mở rộng về Mật điển này và như thế, hoàn thành tiên tri rằng các giáo lý tâm yếu sẽ lan tỏa ở vùng Thượng Ser. Ngài cũng thọ nhận chỉ dẫn về Sáu Kỹ Thuật Hợp Nhất (từ pho Thời Luân) từ Đức Ngawang Chojor, một tu sĩ từ vùng Tsang.

Một trong bốn đệ tử danh hiệu Dorje của Đức Dodrupchen, [Do] Khyentse Yeshe Dorje[12] đã hiển bày hành vi Mật thừa không tạo tác dựa trên sự nhận ra giác tính, như thế, khích lệ thực hành thiền định của Patrul Rinpoche rất lớn. Khi Ngài Patrul đến khu trại của Đức Yeshe Dorje tại Yutse ở Nyenpo đặc biệt để đỉnh lễ vị này, Đức Yeshe Dorje đã trao cho Ngài quán đỉnh sâu xa về Không Hành Nữ [Yumka] Dechen Gyalmo và quán đỉnh phi phàm về năng lượng mãnh liệt của giác tính. Vị này cũng ban nhiều tiên tri ở các cấp độ bên ngoài, bên trong và bí mật, chẳng hạn sự chắc chắn rằng Patrul [Rinpoche] sẽ sống đến tám mươi tuổi. Patrul Rinpoche nói rằng trong khi sự giới thiệu trực tiếp về Đại Viên Mãn mà trước kia Ngài thọ nhận từ Đức Jigme Gyalwai Nyugu giống như rạng đông, điều đã xảy ra vào dịp này giống như mặt trời thực sự mọc lên. Từ đó trở đi, Ngài xem Đức Yeshe Dorje là chúa tể phi phàm cho gia đình Phật của Ngài. Điều này khẳng định nhiều miêu tả về truyền thừa mà trong đó, Patrul [Rinpoche] được miêu tả là học trò của Đức Khyentse Yeshe Dorje.

Patrul Rinpoche xuất gia thành tu sĩ dưới sự chứng minh của Đức Sengtruk Pema Tashi, vị cũng được biết đến là Sherab Zangpo, một Khenpo từ Tu viện Dzogchen. Ngài nhận danh hiệu Jigme Gewai Jungne. Ngài đã dành thời gian tại Tu viện Dzogchen, Shri Simha Shedra, Pema Tang, ẩn thất Nakchung và nhiều nơi khác. Trong phần sau của cuộc đời, Ngài sống tại vùng quanh Tu viện Dzagyal, trụ xứ của Đức Jigme Gyalwai Nyugu, nơi Ngài liên tục giải thích về các bản văn như Nhập Bồ Tát Hạnh, Hiện Quán Trang Nghiêm, Căn Bản Kệ Trí Tuệ, Trang Nghiêm Kinh, Kho Tàng A-tỳ-đạt-ma, Tinh Túy Bí Mật, Xác Quyết Ba Bộ Giới Luật và Kho Tàng Phẩm Tính Giác Ngộ. Trong tất cả các vùng xung quanh, Ngài ban khẩu truyền và giảng dạy về Tuyển Tập Giáo Lý Về Chân Ngôn Mani. Tại Dzamtang, Ngài dạy Vô Thượng Tục Luận dựa trên luận giải của Đức Dolpopa và biên soạn phân tích mang tính cấu trúc về bản văn này. Ngài thường xuyên ban thực hành nghi quỹ tập trung vào cõi Tịnh độ Cực Lạc cũng như những thực hành khác, khiến cho hoạt động giác ngộ của Ngài được cảm nhận khắp các vùng như thảo nguyên phương Bắc Dzachukha và các vùng thượng, trung và hạ của Golok. Tác động của chúng thật chẳng thể nghĩ bàn trong việc người ta ngừng giết hại động vật và hàng trăm người được truyền cảm hứng để tụng Chân ngôn Sáu Âm Mani một trăm triệu biến. Patrul Rinpoche đã phục hồi bức tường làm từ những viên đá khắc Chân ngôn Sáu Âm, thứ được làm bởi tiền thân của Ngài, Đức Palge. Ngài chuyển tất cả quà tặng mà Ngài nhận được từ tín đồ để khắc một trăm nghìn viên đá lớn. Địa điểm này được biết đến là “những cột trụ dài của Ngài Patrul” và người ta nói rằng Khyentse Rinpoche Yeshe Dorje đã diệu kỳ thánh hóa từ xa.

Patrul Rinpoche đã ban các quán đỉnh, giáo lý, giải thíchkhẩu truyền về Tâm Yếu Longchenpa cho Gemang On Rinpoche, vị cũng được gọi là Orgyen Tenzin, tại thung lũng Trama ở Dza và cho nhiều vị thầy khác – chủ yếu là tâm tử của Ngài, đạo sư tôn quý Lungtok Tenpai Nyima – ở những nơi khác.

Trong lúc thực hành trong động Shinje Drubpuk, Ngài bị bệnh phong. Ngài đã tiến hành nhập thất mở rộng về hình tướng Mã Đầu màu đen do Ratna Lingpa phát lộ, [nhờ đó] hoàn toàn chữa lành căn bệnh. Tại Dzogchen Gangtro, Ngài thọ nhận từ Terchen Chokgyur Dechen Lingpa trao truyền về pho Bổn tôn Samyak gọi là Hợp Nhất Tất Cả Chư Phật Trong Sự Bình Đẳng. Đức Chokgyur Lingpa tuyên bố Ngài Patrul là vị trông giữ pho Tâm Yếu Ba Gia Đình và như thế, với sự tôn kính lớn lao, Ngài Patrul thọ nhận quán đỉnh, giáo lýkhẩu truyền cho pho này. Ngài đã tiến hành nhập thất mở rộng về hình tướng Văn Thù gọi là Jampal Dzogchen từ Tâm Yếu Ba Gia Đình và mọi dấu hiệu cho thấy sự hành trì thành công đã hiển bày rõ ràng như được miêu tả trong các cuốn giáo khoa.

Patrul Rinpoche đã thuyết phục Đức Chokgyur Lingpa trao truyền nghi quỹkhẩu truyền cho pho Hợp Nhất Ý Định Chư Đạo Sư cho chư Tăng Tu viện Dzogchen. Khi trao truyền này hoàn mãn, Ngài nói rằng, “Hôm nay chúng ta có được phước báu thọ nhận quán đỉnh Hợp Nhất Ý Định Chư Đạo Sư trước sự hiện diện của Terton Sangye Lingpa. Mọi người cần hoàn thành các giai đoạn tiếp cận và thành tựu cho thực hành này’. Khi gặp được Tâm Yếu Chetsun, một pho giáo lý do Đức Jamyang Khyentse Wangpo phát lộ, Ngài đã tán thán vị này, thốt lên rằng, “Ngài sánh ngang với những chuẩn mực của chư đại thành tựu giả xứ Ấn Độ. Ngài thực sự là Đấng Toàn Tri Longchenpa”.

Patrul Rinpoche có thể nhớ lại những sự kiện trong nhiều đời quá khứ, chẳng hạn thời điểm khi mà, tám mươi hóa thân trước đó, Ngài đã cúng dường một chiếc nhẫn vàng quý lên Đức Krishnacharin, một đại thành tựu giả Ấn Độ. Ngài nói rằng kể từ đó, Ngài không còn tái sinh thấp kém. Bởi những sức mạnh nhận thức phi phàm, Ngài có thể thấy vô ngại. Ngài được Văn Thù Sư Lợi chăm sóc. Nhiều sự việc như vậy được chứng minh bằng chính lời Ngài.

Ngài đã đến Tu viện Gemang, nơi Ngài tiến hành nhập thất một năm tại nơi ở của Khenpo Yonten Gyatso, tinh tấn thực hành pho giáo lý về chư Tôn an bìnhphẫn nộ Vét Cạn Đáy Sâu Địa Ngục từ các trao truyền Kama của trường phái Nyingma. Vào lúc nghỉ giữa các thời khóa, Ngài ban trao truyền chi tiết, dài về mọi giáo lý giải thích về Mật điển huy hoàng nhất – Tinh Túy Bí Mật và Kho Tàng Phẩm Tính Giác Ngộ. Chính Khenchen Yonten Gyatso đã tỉ mỉ nghiên cứu, quán chiếuthiền định về những giáo lý này. Patrul Rinpoche cũng bắt đầu biên soạn bộ đôi luận giải “Mặt Trời” và “Mặt Trăng” về Kho Tàng Phẩm Tính Giác Ngộ cũng như nhiều bộ luận khác, điều đã đóng góp độc đáo cho lợi lạc của các thế hệ tương lai.

Patrul Rinpoche đã ghi nhớ Xua Tan Bóng Tối Mười Phương, luận giải về Tinh Túy Bí Mật của Đấng Toàn Tri Longchenpa và ban giáo lý mở rộng, chi tiết về bản văn này – điều trở thành “sự khẩu truyền của Đức Patrul” – mỗi năm sau đó. Nhiều môn đồ của Ngài, những vị uyên bácthành tựu, bao gồm Sangye Nyenpa Tulku đời trước, Lushul Tulku và vị Khenpo từ Changma – Thubten Chophel, đã tham dự các Pháp hội này. Chính từ Changma Khenpo mà Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche đã thọ nhận trao truyền này và nhiều người chúng ta đã thọ nhận nó nhờ lòng từ của Khyentse Rinpoche; như thế, truyền thống giáo lý giải thích này đã lan tỏa rộng khắp và được trao truyền cho đến ngày nay. Sự trao truyền này cũng được thọ nhận bởi Khenchen Jigme Phuntsok từ Serta, vị đã truyền bá truyền thống này khắp các vùng phía Đông và Đông Bắc của Tây Tạng. Nói ngắn gọn, rõ ràng là các truyền thống của trường phái Cựu Dịch, bao gồm những sự giải thích về các bản văn gốc cao quý của Kinh và Mật – những truyền thống vẫn tiếp tục không gián đoạn – đã truyền xuống chúng ta nhờ lòng từ của hai đạo sư, Gyalse Shenphen Thaye và Patrul Rinpoche và các truyền thừa mà chư vị truyền cho học trò, điều đã được trao cho học trò của học trò và v.v.

Patrul Rinpoche đã giảng dạy mở rộng về Nhập Bồ Tát Hạnh tại chính điện Tu viện Kathok theo thỉnh cầu của Ngài Kathok Situ Chokyi Lodro; ở đó, Drime Zhingkyong Rinpoche cũng thiết lập một kết nối tâm linh với Ngài. Patrul Rinpoche đã dạy tất cả những đạo sư Nyingma uyên bácthành tựu thời ấy, bao gồm Drubwang Dzogchen thứ Năm[13], Kuzhap Gemang thứ Hai, Gyarong Namtrul Kunzang Tekchok Dorje, Lingtrul Thubten Gyaltsen, Khenchen Pema Badzra, Khenpo Konchok Ozer, Khenpo Kunzang Palden Chodrak, Shechen Rabjam thứ Năm[14], Shechen Gyaltsab thứ Ba và Zhichen Tulku. Các đệ tử của Ngài trong trường phái Kagyu bao gồm Pawo Rinpoche, Khenchen Rinchen Dargye từ Karma Kagyu và Khenchen Tashi Ozer. Trong số những vị đã nghiên cứu với Ngài cũng có tất cả Geshe lớn và nhỏ, bao gồm Hor Khangsar Kyabgon[15] từ Tu viện Ganden và Geshe Lharampa Thubten, vị trì giữ ngai tòa của Tu viện Seshul ở Dzagyu.

Như điều này minh chứng, trong tất cả đạo sư nổi tiếng khắp miền Đông Tây Tạng, chẳng có ai không trực tiếp hay gián tiếp đỉnh lễ dưới chân Patrul Rinpoche. Đặc biệt, bốn đệ tử vượt trội Ngài (giống như các đệ tử của đạo sư Phật giáo Ấn Độ Vasubandu [Thế Thân] đã vượt trội đạo sư của họ): Lungtok Tenpai Nyima từ Nyoshul thậm chí còn vĩ đại hơn Ngài Patrul về tri kiến, Orgyen Tenzin Norbu vĩ đại hơn về giải thích giáo lý, Tenzin Drakpa từ Gyarong vĩ đại hơn về lập luận lô-gic và Kunzang Sonam từ Minyak vĩ đại hơn về hành vi. Patrul Rinpoche cũng dạy Jamgon Mipham Rinpoche, Pema Dechen Zangpo từ Mura, Khenchen Yonten Gyatso, Dodrub Phuntsok Jungne, Drime Drakpa, con trai của Đức Khyentse – Rigpai Raldri, Choktrul Kunzang Dechen Dorje, Adzom Drukpa Rinpoche và nhiều vị khác. Đây là những tâm tử đặc biệt của Ngài, những vị trì giữ sinh lực giáo lý trường phái Cựu Dịch. Các đệ tử của Ngài cũng bao gồm vị thủ hiến vùng Derge, Palden Chime Takpai Dorje, cũng như em trai, vợ và các con của vị này, và Chipung Lungpa từ Do, vị tướng vĩ đại của quân đội chính quyền Tây Tạng. Con ngườiphi nhân, những vị thiết lập kết nối tâm linh với Ngài Patrul, thật chẳng thể tính đếm. Thậm chí trong những nông dân, dường như mọi người đều hiểu được tính vĩ đại đáng tán thán của Bồ đề tâm (sau khi tham dự những bài giảng của Ngài về Nhập Bồ Tát Hạnh) hay biết bốn nguyên nhân tái sinh trong Tịnh độ Cực Lạc. Patrul Rinpoche như thế có ảnh hưởng tích cực đến tất cả miền Đông Tây Tạng.

Nói ngắn gọn, Ngài không khác với Bồ Tát Tịch Thiên, bởi lối sống của Ngài là Ngài luôn thực hành Giáo Pháp một cách thanh tịnh và chẳng bao giờ dính líu đến tám bận tâm thế tục. Ngài nổi tiếng về điều này và nó cũng rõ rành rành với tất cả. Kunkhyen Jamyang Khyentse Wangpo, Jamgon Mipham và nhiều vị khác tán thán Ngài là vị đã đạt thành tựu của một vị làm chủ khẩu vĩ đại, bởi các trước tác của Ngài, thấm nhuần nhận thức hòa hợp, giúp cho người đọc dễ dàng tiếp cận các chủ đề sâu xa. Hơn nữa, nhiều vị trong những học giả tốt nhất của trường phái Ganden, đã kiên định tán thán tất cả các trước tác giải thích Kinh và Mật của Ngài, nhận thấy rằng chúng độc đáo bởi dựa trên sự hành trì tâm linh của chính Ngài; chúng được viết từ kinh nghiệm của vị đã lắng nghe, quán chiếuthiền định về các giáo lý. Ketaka, một luận giải về chương Trí tuệ trong Nhập Bồ Tát Hạnh, là tác phẩm căn bản của Đấng Toàn Tri Mipham Rinpoche, thứ giải thích hùng hồn tri kiếnthiền định sâu xa của trường phái Cựu Dịch. Rõ ràng từ lời ghi cuối là bản văn này dựa trên sự khẩu truyền mà Ngài Mipham thọ nhận từ Patrul Rinpoche.

Sau đó trong đời, mở rộng các hoạt động của Ngài đến những trường phái Phật giáo khác, không chút bộ phái, Patrul Rinpoche liên tục giảng dạy, tập trung vào Nhập Bồ Tát Hạnh theo sở thích của thính chúng; ví dụ, Ngài sử dụng luận giải của Đức Darma Rinchen cho các đệ tử Ganden, luận giải của Jetsun Sonam Tsemo cho các đệ tử Sakya và luận giải của Pawo Tsuklak Trengwa và Sazang cho các đệ tử Kagyu. Ngài đã trao truyền quán đỉnh chín muồichỉ dẫn giải thoát cho Đại Viên MãnAn Trú Trong Bản Tính Tâm cho tâm tử xuất chúng, Lungtok Tenpai Nyima từ Nyoshul trong khoảng thời gian hơn ba năm. Theo cách này và nhiều cách khác, Patrul Rinpoche đảm bảo rằng Lungtok Tenpai Nyima được giao phó là vị nhiếp chính cho truyền thừa rốt ráo, trao cho vị này toàn bộ quán đỉnh chín muồichỉ dẫn giải thoát của các pho Nyingtik trước và sau[16].

Ngài dạy các thực hành sơ khởichính yếu của Tâm Yếu Longchenpa trong khoảng thời gian dài cho On Rinpoche Orgyen Tenzin Norbu[17] từ Tu viện Gemang ở thung lũng Trama. Ngài xác nhận rằng On Rinpoche đã đạt được sự chứng ngộ hoàn hảo về ý nghĩa của Đại Viên Mãn nhờ rèn luyện trong những giáo lý này và rằng sự chứng ngộ của vị này sánh ngang với hư không nhờ rèn luyện trong truyền thừa truyền miệng của các quán đỉnh chín muồichỉ dẫn giải thoát từ pho Tâm Yếu Đạo SưNhư Ý Bảo Châu. Điều mà hai đạo sư tôn quý này đạt được nhờ hoạt động giác ngộ thật vi diệu, bởi hai vị đảm bảo rằng sự trao truyền các phương pháp giảng dạy mang tính kinh nghiệm của Tâm Yếu Longchenpa vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.

Sau đấy, Patrul Rinpoche dành năm năm gần bảo tháp thờ xá lợi tôn quý của Đức Jigme Gyalwai Nyugu, liên tục cử hành nghi quỹ mở rộng về Bổn tôn Khorwa Dongtruk từ các trao truyền Kama. Như thế, Ngài sống tám mươi năm, là đấng bảo hộ vinh quang cho tất cả giáo lýchúng sinh, hoàn mãn các hành động của Ngài.

Trong tháng Thân của năm Thân[18], Ngài cúng dường Ganachakra lớn. Vào một thời điểm, Ngài dường như hơi bệnh và bắt đầu nói nhiều về các phẩm tính của Đông Phương Tịnh Độ Hiện Hỷ. Ngài nói rằng Ngài nghe thấy một giọng nói rằng, “Những vị được Ngài dẫn dắt là về phía Đông”. Nhưng Ngài cũng nói những điều như, “Dường như hóa hiện của Ta phải trở lại thế giới này một lần nữa”. Ngài viên tịch vào ngày Mười tám của Saga, tháng Tư năm Hỏa Hợi[19]. Đức On Tenzin Norbu và Sonam Tsering đã chủ trì những lễ tưởng niệm và xây dựng bảo tháp. On Rinpoche cũng hoàn thành những dự án bao la, trong số đó có việc giám sát xuất bản các tác phẩm được tuyển tập của Patrul Rinpoche tại Tu viện Rudam Dzogchen và khởi xướng khóa lễ Khorwa Dongtruk như một sự kiện tưởng niệm hằng năm tại Tu viện Dzogchen và các [Tu viện] nhánh.

Drubwang Dzogchen [Rinpoche] thứ Năm tuyên bố Changma Khen Rinpoche Thubten Chophel là Tulku thù thắng của Ngài. Nhiều vị tôn quý phi phàm khác cũng là vị tái sinh của Patrul Rinpoche, bao gồm Tso Patrul từ Repkong, Khedrup Namkha Jigme, con trai của Đức Dudjom [Lingpa] và Jigme Wangpo, con trai của Ngài Tsamtrul thứ nhì.

Trên đây là tiểu sử bên ngoài của Patrul Rinpoche; không có nhiều điều để miêu tả về tiểu sử bên trong và bí mật của Ngài; tâm giác ngộ của Ngài sâu xa đến mức Ngài chẳng tiết lộ những điều này cho bất kỳ ai. Tuy nhiên, Ngài nói với tâm tử Lungtok Tenpai Nyima, “Lung thân mến, lúc này, Ta hoàn toàn chẳng thể chịu đựng việc quán chiếu khổ đau của chúng sinh ba cõi thấp. Khi rèn luyện tâm, Ta chỉ có thể quán chiếu khổ đau của các cõi cao”. Điều mà những lời này của Ngài thực sự ám chỉ là Ngài đã hoàn toàn rèn luyện tâm nhờ xả ly.

Ngài cũng nói rằng, “Trong thời gian ngắn cần để xuống rồi lại lên ngựa, trong một khoảnh khắc nhớ tưởng hoàn hảo, Ta có thể quán tưởng 725 vị Tôn của pho Tám Mệnh Lệnh Tập Hội Chư Thiện Thệ[20], nhưng Ta không nghĩ điều này tạo thành giai đoạn phát triển. Trong khi giữ một hơi thở, Ta có thể cử hành toàn bộ các bài tập du già cao cấp của Tâm Yếu Longchenpa, bao gồm các bài tập làm chủ giác tính[21], nhưng Ta không nghĩ điều này tạo thành sự hành trì trọn vẹn về năng lượng vi tế. Và trong lúc Ta theo đuổi thiền định sử dụng Sáu Kỹ Thuật Hợp Nhất từ pho Thời Luân trên cao nguyên Dzamtang về phía Đông, Ta đưa mười dấu hiệu của hình tướng rỗng rang đến mức độ trọn vẹn, cho đến khi Ta có thể hít vào các thiên nữ của hình tướng rỗng rang qua lỗ mũi[22], nhưng Ta không nghĩ điều này tạo thành giai đoạn hoàn thiện. Tất cả các con, hãy đảm bảo rằng các con làm chủ hoàn toàn những giai đoạn phát triểnhoàn thiện này”.

Patrul Rinpoche nhận xét vào dịp khác rằng, “Trong lúc lui tới những chốn hoang vắng ở Menyak, Lau Tang và v.v. Ta trải qua vô số phiền nhiễubiến động bởi mọi kiểu mưu đồ. Sau đó, Ta cầu nguyện đến toàn bộ truyền thừa chư đạo sư giác tính của giáo lý Nyingtik, và đặc biệt đến Pháp Vương Toàn Tri, nhờ đó, những phiền nhiễubiến động tự lắng dịu và Ta thấy các dấu hiệu rằng Ta đã thọ nhận sự gia trì. Ta bạch điều này với Đức Khyentse Yeshe Dorje, vị bảo rằng, ‘Con đã cắt đứt bốn ma hoàn toàn ngay tức thì và đạt thành tựu thù thắng nhất’. Kể từ đó, Ta không tận hưởng nhiều quan niệm về điều gì là thiện và điều gì không”. Thực sự, Ngài ám chỉ rằng Ngài đã rèn luyện tâm trong Bồ đề tâm bằng cách tôi luyện trải nghiệm của bản thân nhờ toàn bộ các con đường tuần tự, cả bình thườngphi phàm; rằng Ngài đã hoàn thiện sự tin tưởng nội tại nhờ các giai đoạn phát triểnhoàn thiện trong cách tiếp cận Chân ngôn Bí mật Kim Cương thừa và rằng bằng cách trực tiếp trải nghiệm ý định giác ngộ của Đại Viên Mãnnhận thức về các hình tướng tự nhiên hiển bày của giác tính không phân biệt – Ngài đã đạt đến cấp độ của sự nguyên sơ mà các hiện tượng tan hòa vào bản tính chân chính của chúng.

Nổi bật nhất, Patrul Rinpoche có linh kiến về Pháp Vương Toàn Tri Longchenpa, trong đó, Ngài thọ nhận từ vị này trao truyền ý định giác ngộ của truyền thừa rốt ráo. Ngài xem Kho Tàng Pháp Giớitinh túy của sự hành trì tâm linh của bản thân. Ngài đã trao sự giải thích phi phàm về bản văn này cho các tâm tử – Lungtok, Gyarong Namtrul và những vị khác – và phát triển truyền thống vĩ đại về việc nghiên cứugiải thích Bảy Kho Tàng và các tác phẩm khác của Tôn giả Longchenpa. Patrul Rinpoche đã biên soạn bài thơ sau đây, thúc giục việc nghiên cứu các tác phẩm này:

[…][23]

Đấy là những lời của Patrul Rinpoche. Chính từ vị đạo sư tôn quý này, Nyoshul Lungtok Tenpai Nyima Gyaltsen Palzangpo, vị cũng được biết đến là Gyalse Jangchub Dorje, đã nghe tất cả những giáo lý tâm linh này không dư sót, như bình này được bình khác đổ đầy.

 

Nguồn Anh ngữ: Nyoshul Khenpo Jamyang Dorje, A Marvelous Garland of Rare Gems – Biographies of Masters of Awareness in the Dzogchen Lineage [tạm dịch: Tràng Ngọc Báu Hiếm Có Tuyệt Diệu – Tiểu Sử Chư Đạo Sư Giác Tính Trong Truyền Thừa Dzogchen], Padma Publishing.

Richard Barron (Lama Chokyi Nyima) chuyển dịch Tạng-Anh.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[2] Ở đây, cấp độ bên ngoài nhắc đến Ngài Patrul là hóa hiện của Tịch Thiên, đạo sư Phật giáo Ấn Độ; bên trong là hóa hiện của Shavari (một trong tám mươi tư đại thành tựu giả của truyền thống Kim Cương thừa của Ấn Độ cổ; và bí mậthóa hiện của Báo thân Phật Quán Thế Âm.

[3] Trong nhiều hình tướng của Quán Thế Âm, vị được gọi là Dukngal Rangdrol nằm trong pho Tâm Yếu Longchenpa. Các thực hành Đạo Sư Du Già của pho này được chia thành bên ngoài, bên trong, bí mật và cực bí mật; thiền định về Dukngal Rangdrol thuộc về cấp độ bí mật.

[5] Tức năm Kim Thìn đực (đầu năm 1808 đến đầu năm 1809).

[6] Mukpodong là một trong những tộc cổ xưa nhất ở Tây Tạng, truy nguyên về sự bắt đầu của lịch sử được ghi chép vào thế kỷ bảy.

[10] Shechen Ontrul Gyurme Tutop Namgyal (1787-1854). Danh hiệu Ontrul nhắc đến những vị trong dòng tái sinh của ai đó vốn là họ hàng của vị Tulku chính yếu của Tu viện, thường là cháu trai (“On” nghĩa là cháu trai) hay có lẽ em trai hoặc em họ. Thông thường, những vị tái sinh sau này không còn quan hệ máu mủ với Tulku gốc.

[15] Kyabgon là danh hiệu Tạng ngữ nghĩa là “đấng bảo hộ ban quy y”.

[16] Các pho giáo lý Nyingtik trước là những pho được phát lộ hay biên soạn bởi Tôn giả Longchenpa trong Tâm Yếu Bốn Phần; pho sau là Tâm Yếu Longchenpa do Jigme Lingpa phát lộ.

[18] Năm Mộc Thân đực (đầu năm 1884 đến đầu năm 1885).

[19] Năm Hỏa Hợi cái (đầu năm 1887 đến đầu năm 1888).

[20] Điều này liên quan đến kỹ thuật mà trong đó, mọi chi tiết của sự quán tưởng được nhớ đến ngay lập tức thay vì tuần tự từng bước.

[21] Đây là những tư thế du già và bài tập thở giúp dễ dàng kiểm soát năng lượng trong thân vi tế để đem đến các trạng thái chứng ngộ.

[22] Quán tưởng này là một dấu hiệu làm chủ trong pho thực hành du già này. “Mười dấu hiệu của hình tướng rỗng rang” là các trạng thái kinh nghiệmchứng ngộ tuần tự liên quan đến Tummo và các du già khác liên quan đến việc sử dụng năng lượng vi tế. Như vậy, chúng là các bước trong quá trình đạt được kinh nghiệm sâu xa về tính Khôngbản tính chân thật của mọi hình tướng hư huyễn.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.