Tản Mạn Về Tác Phẩm: Tsongkhapa A Buddha In The Land Of Snows

14/10/20223:31 SA(Xem: 2013)
Tản Mạn Về Tác Phẩm: Tsongkhapa A Buddha In The Land Of Snows


Tản Mạn về Tác Phẩm:
TSONGKHAPA A BUDDHA IN THE LAND OF SNOWS 
(Làng Đậu – Mùa thu 2022)


Picture1Viết về cuộc đời của ngài Tsongkhapa, sơ tổ phái Mật tông Gelugpa, thì đã có rất nhiều tài liệu bài viết. Tuy nhiên, nếu có dịp truy tầm tư liệu để tìm hiểu về ngài Tsongkhapa, thì người ta có thể thấy 2 tập sách viết về ngài thật sự chứa nhiều chi tiết và có giá trị về mặt dữ liệu lịch sử là:
1. The Life and Teachings of Tsongkhapa của Robert Thurman (ISBN13:   9788185102160), xuất bản lần đầu tiên vào năm 2001 và sau đó được tái bản vài lần. Phiên bản in năm 2018 dầy 296 trang.

2. Tsongkhapa A Buddha In The Land Of Snows của Thupten Jinpa (ISBN-13: ‎ 978-1611806465), xuất bản vào năm 2019. Sách dầy 552 trang.

Có thể, do là tác phẩm viết sau về cùng một chủ đề, nên Thupten Jinpa đã có đủ thì giờ thu thập dữ liệu để trình bày một cách chi tiết và tường minh hơn là sách của GS Thurman. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là một cách nói. Sâu xa hơn, nếu có dịp tìm và đọc cả hai tập sách một cách chi tiết, thì có thể thấy thêm những lý giải về sự vượt trội của nội dung tập sách mà Jinpa trình bày. Chẳng hạn, Jinpa, vốn trước kia là một tu sĩ người gốc Tây Tạng thuộc dòng Gelug, ông dĩ nhiênlợi thế hơn hẳn trong việc truy tầm dữ liệu từ Tạng ngữ (kể cả trong việc thu tập lời kể lại của các chứng nhân và của các tài tiệu gốc Tây Tạng). Thứ đến, theo như lời ngỏ của mình, thì Tsongkhapa là nhân vật được ông vô cùng kính ngưỡng, cho nên trong sự trình bày, có thể Jinpa đã đầu tư nhiều nhiều công sức và nhiệt huyết. Trong số tài liệu tham khảo, ngoài các nguồn thông thường, ông đặc biệt còn có được các tham khảo từ nguồn các bài luận của ngài Khedrup Je (một đại đệ tử của Tsongkhapa, tức là Ban-thiền Lama đệ Nhất) mà vốn nay chỉ được lưu lại và ấn hành qua các thư mục của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.

Bài viết chỉ nhắm đến việc giới thiệu cho các Phật tử biết Anh ngữ và muốn tìm hiểu về cuộc đời hoạt động của đại học giả Phật giáo Mật tông Tây Tạng, người góp phần sáng lập ra phái Gelug thì tác phẩm Tsongkhapa A Buddha In The Land Of Snows sẽ là một lựa chọn tuyệt hảo. Dĩ nhiên trong các dòng cô đọng dưới sẽ không đủ để miêu mọi chi tiết là chỉ là một vài nét phác họa, trích xuất từ tập sách này. Ngoài ra, bài viết này còn có sự trao đổi email và thỉnh ý với tác giả Thupten Jinpa.

Dưới đây là một số chi tiết đặc biệt về ngài Tsongkhapa được ghi nhận, trích xuất từ sách của Jinpa:

1. Tsongkhapa là một người thật sự thông tuệ. Ông không chỉ đã học thấu suốt và nắm bắt cả hai bộ phận giáo pháp trọng yếu thời bấy giờ là Hiển giáoMật giáo. Riêng về hiển thừa, từ nhỏ ông được học đầy đủ các triết thuyết về Duy thức, A-tì-đạt-ma, và Luật tạng, về sau ông liên tục đào luyện về các giáo pháp của Trung quán. Ngoài việc được các thầy của các phái khác nhau ưu ái hướng dẫn tận tình, ông còn có dịp tự tu họcnghiên cứu dài hạn tại chùa Nathang, nơi có tàng kinh các chứa bộ Đại Tạng Kinh lớn nhất của Tây Tạng thời bấy giờ.

2. Tsongkhapa không chỉ là giáo thọ về mặt triết học, ông lại là nhà hùng biện không có đối thủ. Từ lúc thiếu thời cho đến khi trưởng thành, ngài đã có nhiều dịp viếng thăm hầu hết các tự viện lớn tại Tây Tạngtham gia các tranh luận tại các nơi đó chưa hề gặp thất bại. Có lẽ nhờ vào trí tuệ siêu việt, qua những lần được hướng dẫn từ các đạo sư của mình, cộng với biệt tài có khả năng cao về độc lập trong tư duy và logic, ông đã tự mình nhận ra và phê phán các quan điểm Chân đế của các học giả đương thời, tự mình thấm nhập và tường minh về sự khác biệt của các xu hướng giải thích về thực tại tối hậu (Chân Đế), để rồi từ đó quán chiếu và ngộ ra đặc tính thâm sâu trong quan điểm của phái Trung Quán Ứng Thành, vốn được trao truyền từ Long Thụ, và các đệ tử như Thánh Thiên, Nguyệt Xứng, Phật Hộ … Ông đã kết hợp quan điểm về Chân đế thông qua vai trò thống nhất và bao trùm của Duyên khởi thuyết[1].

3. Ngoài những các tài năng nổi bật về học thuậtbiện bác, Tsongkhapa rất nổi tiếng trong việc tu tập thiền. Từ lúc còn mới gia nhập tăng đoàn, ông đã có nhiều chỉ dấu cho thấy ông sẽ là một thiền giả có khả năng chứng ngộ cao. Trong nhiều dịp tu học, ông đã nhập định cho đến lúc các buổi lễ giảng đã kết thúc và mọi mọi người đã ra về bỏ lại ông một mình thiền định trong sảnh đường. Về nửa sau của cuộc đời mình, ông đã có thể trực kiến và tiếp nhận giảng huấn từ các vị giác thể như Di-lặc và Văn-thù-sư-lợi.

4. Kết quả của các năng lực tuyệt vời đã giúp Tsongkhapa soạn thảo được các Luận điển về tu tậptính chất tổng kết, thống nhất các nhánh triết lý tản mạn trở thành một hệ thống mạch lạc, và được giải trình theo tầng mức từ dễ đến khó từ thấp đến cao. Các tài liệu đó chỉ được ông viết ở lứa tuổi đã chín muồi, sau rất nhiều năm tu tập học hỏi, nghiên cứu, và nghiền ngẫm. Trong đó, một số bộ luận quan trọng là:

  1. Đại Luận Về Giai Trình của Đạo Giác Ngộ (Lamrim Chenmo) hoàn tất năm 1402 (lúc ngài đã 45 tuổi) Hệ thống hóa và tóm lược các bước tu tập Đại thừa dành cho tất cả các dạng đệ tửtu học theo tiến trình tuần tự từ sơ nhập đến mức tối cao. Sách hơn 1000 trang bao gồm 3 quyển tổng cộng khoảng 66 chương.
  2. Đại Luận về Giai Trình của Đạo Mật-tục (Ngakrim Chenmo) hoàn tất năm 1405 tổng hợp, kết nối một lượng rất lớn các Mật điển, vốn được miêu tả theo các tiếp cận phân hóa và khác biệt nhau trong các dòng truyền, vào trong một hệ thống chỉ các nguyên tắc chính và các cấu trúc rõ ràng của đạo Mật-tục. Luận này bao gồm 14 chương, tổng cộng hơn 600 trang. Phần chính của nó được cấu trúc bởi 4 lớp Mật-tục với phần dài nhất là Mật-tục tối cao
  3. Giải Thuyết Tâm Yếu trình bày một phương pháp tiếp cận đặc biệt để phân hạng các quan điểm của các trường phái Phật giáo về Chân lý tối hậu (Chân Đế) viết năm 1407.
  4. Hải Luận Chứng Chú Giải là một chú giải mở rộng về Trung Quán Luận của Long Thụ. Tác phẩm này hoàn tất năm 1408.
  5. Đăng Minh Ngũ Thứ Đệ Luận kết hợp các tác phẩm từ Ngũ Thứ Đệ của Long Thụ
  6. Nhất Tọa Tu Tập Chỉ Nam Ngũ Thứ Đệ dựa trên Ngũ Thứ Đệ Tập Quang của Vô Ngại Xứng (Tức Naropa).

Ngoài việc tường trình về cuộc sống, tu học, tài năng , thành tựu, và sự hoằng hóa của Tsongkhpa, trình bày của Thupten Jinpa còn cho thấy sự tiến triển về quan điểm triết họctu chứng của ngài theo trình tự thời gian. Lượng học trò của ngài càng lúc càng đông trong đó có nhiều đại học giả bao gồm cả Ban-thiền Lama đệ Nhất (Khedrup Je), Dalai Lama Đệ Nhất (Gendün Drupa), Gö Lotsawa (Sử gia học giả Phật giáo nổi tiếng của Tây Tạng), Gyaltsab Je  (Truyền nhân đầu tiên của phái Gelug), …

Bên cạnh các chi tiết trên, chúng ta còn tìm thấy những điểm đặc biệt về Tsongkhapa thông qua tập sách này chẳng hạn như

a)  Việc ông đã dùng máu của mình để tự họa một bức chân dung gửi về cho mẹ (khoảng 1380), nhân dịp nhận tin bà quá già yếu, mong mỏi ông về thăm. Bức họa này, sau đó lại không đến được tay mẹ ông. Vì một vị đệ tử tin rằng bức tự họa đó là Pháp bảo và đã đánh tráo để lưu giữ lại. Đến nay, có thể bản chánh của bức tự họa vẫn còn được cất giữ cẩn trọng.

b)  Việc vua Vĩnh Nhạc Đế của Trung hoa, do kính phục tiếng tămđức độ, đã hai lần (vào các năm 1408 và 1413) cử đặc sứ đến ban quà tặng, đồng thời chính thức mời Tsongkhapa đến Trung Hoa để gặp gỡ và giảng thuyết nhưng đều bị ông từ chối khéo léo.

Có nhiều lý do khiến cho phái Gelug phát triển mạnh trở thành nhánh Mật tông quan trọng nhất. Ngoài các đóng góp về triết học Phật giáo, về tu tập Mật tục và Đại thừa, thì sự chứng ngộ của chính Tsongkhapa có thể đã là một “bằng chứng sống động qua nhiều thế kỷ”. Trong cả hai sách của Thurman và của Jinpa đều có nói đến việc nhục thân của Ngài vẫn còn lưu giữ cho đến giữa thế kỷ thứ 20. Tuy vậy, một miêu tả cảm động đầy tình tiết đã được Jinpa trình bày  lại về việc tại sao nhục thân hơn 500 năm của Ngài lại phải bị hỏa táng vào năm 1950. Đây chính là hậu quả của cuộc cách mạng văn hóa. Không chỉ vậy, chùa Ganden tại Xứ Tuyết đã bị tiêu hủy sau khi bị cướp bóc trong nhiều tuần lễ.
Các chi tiết sâu hơn về cuộc đời của Ngài Tsongkhapa đã được tóm lược và trình bày trong phần 2 của biên khảo Nālandā Truyền thừa Truyền nhân và Giáo pháp.



[1]Một trong các dấu chứng của việc này là bài kệ ngắn của Tsongkhapa tựa đề Xưng Tán Duyên Khởi (có khá nhiều bản dịch Việt ngữ có thể tìm thấy trên mạng) độc giả có thể truy cập bản dịch Anh ngữ của Thupten Jinpa:

www.lamayeshe.com/sites/default/files/dependentorigination_eng.pdf.



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.