PHẦN MỘT: SỐNG
2. VÔ THƯỜNG
Không một nơi nào trên
thế giới mà thần chết không thể tìm được
chúng ta – dù
chúng ta có xoay đầu mọi phía để tránh né. Nếu có một cách nào để tránh được vố đánh của
tử thần, thì tôi cũng không tránh làm gì... Nhưng thật điên rồ nếu nghĩ rằng bạn có thể
thành công...
Con người đến rồi đi,
tung tăng múa nhảy mà không hề
đả động đến cái chết. Mọi sự đều êm xuôi
tốt đẹp. Nhưng khi cái chết xảy đến – cho chính họ,
vợ con bè bạn họ – trong lúc bất ngờ không chuẩn bị, thì ôi chao là họ đấm ngực khóc than,
phẫn nộ,
tuyệt vọng xiết bao!
Để khởi sự tước đoạt thế thượng phong của thần chết,
chúng ta hãy
áp dụng một đường lối
hoàn toàn ngược lại với
thế thường; ta hãy coi cái chết như pha không có gì lạ lùng cả, ta hãy thường
lui tới với nó,
quen thuộc với nó; ta hãy
để tâm thường xuyên nghĩ tới cái chết hơn bất cứ cái gì khác... Ta không biết
chừng nào thì cái chết chực sẵn để đón ta: Vậy ta hãy chực sẵn để đón nó ở khắp
mọi nơi. Tập chết chính là
tập giải thoát
tự do. Một người biết cách làm thế nào để chết thì hết biết làm
nô lệ.
MONTAIGNE
Tại sao thật quá khó để tập chết,
tập giải thoát tự do? Tại sao ta lại
sợ chết đến thế, và
hoàn toàn tránh nhìn thẳng vào nó?
Tận tâm khảm, đôi lúc ta cũng biết rằng ra không thể
mãi mãi tránh đối mặt với nó. Milarepa nói rằng:
- Cái vật gọi là thây chết mà ta chúa sợ này, hiện đang sống với ta ở đây.
Càng
chậm trễ đối diện với cái chết, ta càng
xa lạ với nó, và nỗi
sợ hãi bất an ám ảnh ta càng thêm lớn. Ta càng cố
chạy trốn nỗi
sợ hãi ấy, thì nỗi
sợ hãi càng thêm
ác liệt.
Chết là một huyền bí lớn rộng, nhưng có hai điều ta có thể nói về nó: Điều
tuyệt đối chắc chắn là ta sẽ chết, và ta không chắc khi nào hoặc bằng cách nào ta sẽ chết. Vậy, sự
bảo đảm duy nhất mà ta có được, đó là giờ chết
bất định, và ta bám lấy nó làm cái cớ để khỏi trực tiếp giáp mặt cái chết.
Chúng ta như những đứa trẻ tự bịt mắt mình trong trò chơi trốn bắt và tưởng không ai thấy được chúng.
Tại sao ta lại sống trong nỗi kinh sợ cái chết đến thế? Bởi vì ước muốn
theo bản năng của ta là được sống và
tiếp tục sống. Chết là một
chấm dứt tàn bạo của mọi sự mà ta xem là
quen thuộc. Ta
cảm thấy khi cái chết đến, ta sẽ rơi vào một cái gì
hoàn toàn xa lạ, hoặc
trở thành một người nào
hoàn toàn khác hẳn. Ta tưởng mình sẽ lạc lõng chơi vơi giữa một khung cảnh lạ lùng
kinh khủng. Ta tưởng nó sẽ như lúc ta
thức dậy một mình ở nơi xứ lạ,
hoàn toàn xao xuyến lo âu vì không biết
ngôn ngữ, không biết đấy là đâu, không tiền, không có giấy
thông hành, không bè bạn...
Có lẽ
lý do sâu xa nhất tại sao ta
sợ chết, là vì ta không biết ta là ai. Ta
tin tưởng vào một cái thể riêng biệt, tách rời,
độc nhất vô nhị; song nếu dám xét kỹ nó, ta sẽ thấy
cá thể ấy
hoàn toàn tùy thuộc vào một tập hợp bất tận gần đủ thứ để phát sinh ra nó: Tên họ ta, “tiểu sử” ta, vợ hay chồng,
gia đình, tổ ấm, công việc, bè bạn, phiếu nợ... Chính trên những
chống đỡ mong manh tạm bợ ấy, ta đã nương tựa để có được
an ninh bảo đảm. Cho nên khi những thứ ấy đều bị tước khỏi ta, thì ta còn có
ý niệm gì về cái tôi thực sự là ai không?
Nếu không có những cây chống
quen thuộc của ta, thì ta bị
đối diện với chính mình, một
con người ta không
quen biết, một kẻ lạ gây rối luôn luôn sống chung với ta mà ta không bao giờ thực sự muốn giáp mặt. Có phải đó là
lý do ta cố lấp đầy mọi giờ phút bằng
hoạt động náo nhiệt, dù tầm thường đáng chán cách mấy cũng xong,
miễn là khỏi phải bao giờ bị bỏ lại
một mình trong
im lặng với kẻ lạ ấy.
Và
phải chăng điều ấy
chứng tỏ có một cái gì thật
bi đát trong
lối sống của ta?
Chúng ta sống dưới một lý lịch được
gán cho mình, trong
một thế giới
ảo hóa không có
thực tính gì hơn Con Rùa Giả trong truyện Cuộc phiêu lưu của Alice. Bị
mê hoặc bởi lòng
ham thích xây dựng,
chúng ta đã xây những ngôi nhà
cuộc đời mình ở trên cát.
Thế giới này có vẻ chắc ăn một cách kỳ tuyệt
cho đến lúc thần chết giật sập
ảo tưởng và đuổi
ta ra khỏi chỗ nấp. Vậy cái gì sẽ xảy đến cho ta nếu ta không có một cái mốc nào của
thực tại sâu xa hơn, để bám víu?
Khi chết ta phải để lại tất cả sau lưng mình, nhất là thân xác, cái thân xác ta đã nâng niu yêu quý biết bao, đã nương tựa vào nó một cách
mù quáng và
cố gắng tối đa để làm cho nó sống. Nhưng tâm ta cũng không khá gì hơn thân xác để làm
điểm tựa: Thử nhìn vào tâm bạn ít phút mà xem. Bạn sẽ thấy nó như một con rận luôn luôn nhảy qua nhảy lại. Bạn sẽ thấy những
ý tưởng khởi nên một cách vô lối, không mạch lạc gì cả. Bị cuốn theo chiều gió bởi sự huyên náo trong mọi lúc,
chúng ta chính là nạn nhân của sự bốc đồng của tâm ta. Nếu đây là cái
trạng thái duy nhất của tâm mà
chúng ta quen thuộc, thì sự nương tựa vào cái tâm ấy trong lúc chết quả là một canh bạc quái gở.
ẢO TƯỞNG LỚN
Sự ra đời của một người cũng là ra đời nỗi khổ của y. Càng già
con người càng ngớ ngẩn, vì nỗi lo sợ cái chết không thể tránh càng thêm mãnh liệt. Thực
cay đắng làm sao! Y sống để đuổi theo những gì luôn luôn ở ngoài tầm tay. Lòng khao khát sống còn trong tương lai làm cho y không thể sống trong
hiện tại.
TRANG TỬSau khi thầy tôi chết, tôi được gần gũi Dudjom Rinpoche, một trong những
thiền sư,
hành giả mật giáo và
Du già sư vĩ đại của thời
cận đại. Một ngày khi thầy đang lái xe hơi xuyên nước Pháp cùng với vợ thầy, ngắm cảnh miền quê, họ đi ngang một khu nghĩa trang dài vừa mới sơn quét và trang trí
hoa tươi. Bà vợ thầy nói:
- Rinpoche, ngài hãy xem mọi thứ ở
Tây phương thật
ngăn nắp sạch sẽ đến thế. Ngay tại những nơi người ta để thây chết cũng thật sạch không tì vết. Còn ở
Đông phương mình, ngay nhà người ta ở cũng không đâu sạch bằng ở đây.
Thầy nói:
- Ồ! Đúng thế; đây quả thực là một xứ
văn minh. Họ có những ngôi nhà đẹp đến
thế cho những
xác chết. Nhưng bà không
để ý sao? Họ cũng có những ngôi nhà
tuyệt diệu cho những xác sống nữa chứ.
Mỗi khi nhớ lại
câu chuyện ấy, tôi không khỏi nghĩ rằng
cuộc đời thực trống rỗng
vô vị làm sao, khi nó được
căn cứ vào một
niềm tin sai lạc về
trường cửu và
tương tục. Khi sống kiểu ấy thì
chúng ta đã vô
tình tự biến thành những cái xác sống, như thầy Dudjom Rinpoche đã nói.
Nhưng đấy là kiểu sống của phần đông
chúng ta;
chúng ta sống theo một
kế hoạch đã định. Nhỏ thì được
giáo dục. Lớn lên kiếm
việc làm, rồi gặp một người nào đó, rồi kết hôn, rồi có con cái.
Chúng ta mua một cái nhà, rán cho làm ăn trúng mánh, mơ ước có một ngôi nhà ở miền quê hoặc thêm được một chiếc xe hơn. Vào dịp nghỉ thì đi du lịch xa cùng với bạn bè.
Chúng ta dự định kế hoạch cho lúc về hưu. Những
vấn đề trọng đại nhất mà một vài người trong
chúng ta từng gặp phải chỉ là: Không biết nên đi chơi đâu vào kỳ nghĩ tới, hoặc nên mời ai vào dịp lễ
Giáng sinh.
Cuộc đời ta thật đơn điệu, tầm thường, lặp đi lặp lại; ta phí cả
một đời để
theo đuổi những chuyện nhỏ nhen, bởi vì dường như ta không biết có cái gì hơn thế.
Nhịp điệu
đời sống chúng ta rộn ràng tới nỗi ta không có
thì giờ để nghĩ đến cái chết. Ta
ém nhẹm những nỗi
sợ hãi thầm kín của ta về
vô thường bằng cách bao vây quanh mình thêm nhiều đồ đạc,
của cải,
tiện nghi, chỉ để tự thấy mình
biến thành tên
nô lệ cho chúng. Mọi
thời giờ và
năng lực của ta đều
kiệt quệ chỉ vì phải
bảo trì những thứ ấy. Chẳng bao lâu
mục đích duy nhất của ta trên đời hóa ra chỉ là giữ cho mọi thứ ta
sở hữu càng được
bảo đảm an ninh càng tốt. Khi có
biến chuyển gì xảy đến, ta
tìm cách đối phó mau lẹ nhất, một
giải pháp hiệu nghiệm tạm thời. Cứ thế đời ta
tiếp tục trôi giạt
cho đến khi một cơn trọng bệnh hay
tai nạn nào đó lay
ta ra khỏi cơn mê.
Cũng không hẳn là ta dành nhiều
thì giờ hay
suy nghĩ cho
cuộc đời này. Hãy nghĩ đến những người đã làm việc bao nhiêu năm rồi phải
hồi hưu, để thấy không
biết mình phải làm gì cả, vì họ càng ngày càng già và tiến gần cái chết. Mặc dù ta luôn luôn hô hào phải
thực tế,
thực tế ở
Tây phương có nghĩa là
thiển cận một cách
vô minh và thường
ích kỷ. Sự tập trung
thiển cận của
chúng ta vào đời này và chỉ đời này mà thôi, chính là một
ảo tưởng lớn, nguồn gốc của nền
duy vật đen tối và
phá hoại của
thế giới ngày nay. Không ai bàn tới sự chết và
đời sau, vì người ta có thói tin rằng chuyện ấy chỉ làm đình trệ cái gọi là “sự tiến bộ” của ta trên
thế giới.
Nhưng nếu ước muốn
sâu xa nhất của
chúng ta quả là sống và
tiếp tục sống, thì tại sao ta lại cả quyết một cách
mù quáng rằng chết là hết chứ?
Ít nhất cũng nên thử
thám hiểm xem có thể có
đời sau hay không đã chứ? Nếu quả thực
chúng ta có óc thực nghiệm như ta
tuyên bố, thì tại sao ta không khởi sự tự đặt câu hỏi cho mình một cách
nghiêm chỉnh: “Tương lai thực sự của ta nằm ở đâu?” Chung quy, chẳng có mấy ai sống lâu trên trăm tuổi. Và sau
thời gian đó là cả một
thời gian vô tận trải dài, không được
giải thích...
SỰ LƯỜI BIẾNG
NĂNG ĐỘNG Có một
câu chuyện cổ
Tây Tạng mà tôi rất thích, gọi là “Cha của Nổi-Tiếng-Như-Mặt-Trăng”:
Một người nghèo
kiết xác sau khi làm lụng khá
vất vả đã tích trữ được một bao lúa đầy. Anh ta lấy làm
hãnh diện, treo bao lúa trên xà nhà để
đề phòng chuột và
kẻ trộm, rồi để chắc ăn hơn nữa, anh nằm ngay phía dưới. Khi nằm đấy anh bắt đầu
suy nghĩ lan man:
- Nếu đem bán lẻ số lúa này, mình sẽ lời to, lấy tiền ấy mua thêm và lại bán, cứ mua đi bán lại như thế chẳng bao lâu ta sẽ giàu, sẽ thành một người quan trọng trong làng xóm. Con gái theo
nườm nượp. Ta sẽ cưới một cô thật đẹp, và chẳng bao lâu ta sẽ có một đứa con... Có lẽ là một thằng con trai. Ta sẽ đặt tên nó là gì nhỉ?
Nhìn quanh nhà, tia mắt anh gặp phải khung cửa sổ qua đó anh thấy ánh trăng đang lên. Anh nghĩ:
- Thật là điềm tốt! Ta đã tìm được một cái tên hay. Ta sẽ gọi thằng con đó là Nổi-Tiếng-Như-Mặt-Trăng...
Trong khi anh ta đang nghĩ vơ vẩn thì một con chuột đã trèo lên bao gạo, gặm đứt sợi dây. Vừa khi anh thốt mấy tiếng đặt tên đứa con, thì bao gạo trên xà nhà rớt trúng làm anh chết tức khắc.
Dĩ nhiên là đứa con ấy không bao giờ được sinh ra.
Biết bao nhiêu người trong
chúng ta, giống như anh chàng nọ, đã bị cuốn trôi bởi cái mà tôi đã gọi là “sự lười biếng năng động”?
Dĩ nhiên có nhiều kiểu lười biếng khác nhau:
Đông phương và
Tây phương. Cái kiểu ở phương Đông là như kiểu
thực hành thuần thục ở Ấn: Suốt ngày ngồi giữa trời không làm gì cả, tránh né mọi công việc hay
hoạt động hữu ích, uống trà hết tách này tới tách khác, nghe nhạc vang lên từ một chiếc máy
thu thanh và tán gẫu với bạn bè. Kiểu lười
Tây phương thì khác hẳn: Độn đầy cuộc sống bằng những
hoạt động hấp dẫn, sao
cho không còn một chút
thì giờ nào để
đối phó với những
vấn đề then chốt.
Nếu nhìn vào
cuộc đời mình ta sẽ thấy biết bao nhiêu công việc không quan trọng, những cái gọi là “trách nhiệm” cứ dồn dập độn đầy
cuộc đời ta. Ta tự nhủ là muốn dùng
thì giờ vào những chuyện quan trọng
trong đời, nhưng không bao giờ có
thì giờ ấy cả.
Thức dậy buổi sáng là đã có bao nhiêu việc: Mở cửa sổ, làm giường, tắm, chà răng, cho chó mèo ăn, giặt đồ,
khám phá đã hết cà phê hoặc đường, đi mua, làm
thức ăn sáng - cả một dọc dài bất tận. Rồi lại có áo quần phải lựa ra mà ủi và xếp. Rồi còn tóc tai, trang điểm nữa thì sao? Không còn biết sao hơn,
chúng ta nhìn ngày tháng đầy những cú điện thoại và
chương trình, và bao nhiêu
trách nhiệm – hay ta nên gọi là “vô trách nhiệm”?
Cuộc đời ta dường như xâm chiếm lấy ta, như có một
tối hậu thư oái ăm của nó, lôi tuốt
chúng ta đi, để
cuối cùng ta
cảm thấy mình không có quyền
kiểm soát nó nữa.
Dĩ nhiên thỉnh thoảng ta cũng
cảm thấy khó chịu về điều này, ta
chiêm bao ác mộng và
thức dậy mồ hôi ướt đẫm, tự hỏi: “Ta đã làm chi đời ta?” Nhưng nỗi
kinh hoàng của ta chỉ kéo dài tới
bữa ăn sáng, rồi đâu vẫn hoàn đấy.
Tôi nghĩ đến lời một bậc
thánh Ấn Độ, Ramakrishna, đã nói với
môn đệ:
- Nếu các anh chỉ dùng một phần mười
thời gian anh dành cho những môn
giải trí như
săn đuổi phụ nữ và làm tiền, để mà
tu luyện, thì chỉ
trong vòng vài năm có thể
giác ngộ.
Có một bậc thầy
Tây Tạng sống
vào khoảng đầu thế kỷ, một Leonardo da Vinci của
Hy Mã Lạp Sơn, tên là Mipham. Tương truyền ông ta đã sáng chế một cái đồng hồ treo, một khẩu đại bác, và một chiếc phi cơ. Nhưng mỗi khi làm xong một thứ, ông lại
phá hủy ngay, bảo rằng nó chỉ tổ gây thêm trò
giải trí.
Tạng ngữ chỉ thân xác là lu, có nghĩa “một cái gì ta để lại sau lưng” như
hành lý. Mỗi khi nói lu, ta nhớ rằng ta chỉ là những
lữ khách tạm thời cư trú
trong đời này và thân xác này. Bởi thế ở
Tây Tạng người ta không
xao lãng thì giờ vào
việc làm cho
hoàn cảnh sống thêm
tiện nghi. Người
Tây Tạng cảm thấy hài lòng nếu có
đủ ăn, mặc và một mái nhà trên đầu. Nếu cứ
tiếp tục như
chúng ta – nghĩa là cố
cải thiện hoàn cảnh sống, thì
dần dần công việc ấy tự nó
trở thành mục đích chính, và đó là một
xao lãng vô lối. Có người nào
tâm trí tỉnh táo mà lại
cẩn thận trang hoàng cái phòng khách sạn của mình mỗi khi thuê mướn không? Tôi thích
lời khuyên này của Patrul Rinpoche:
Hãy nhớ noi gương chị bò cái già
Nàng
hài lòng ngủ trong vựa lúa.
Bạn phải ăn, ngủ và bài tiết.
Đó là điều không thể tránh.
Ngoài ra, không việc gì đến bạn.
Đôi khi tôi có
ý nghĩ rằng
thành tựu vĩ đại nhất của nền
văn hóa tân tiến chính là nó bán Samsara (
sinh tử,
luân hồi) một cách xuất sắc và có những lối
giải trí trống rỗng.
Xã hội ngày nay đối với tôi dường như là cuộc lễ mừng tất cả mọi thứ gì dẫn ta đi xa
sự thật, làm cho người ta khó mà sống vì
chân lý, và nó lại còn không muốn cho người ta tin rằng có
chân lý hiện hữu. Và tất cả điều này
thoát thai từ một nền
văn minh tự cho là tôn thờ sự sống, nhưng kỳ thực đã tước hết
ý nghĩa đích thực của
cuộc đời; một nền
văn minh luôn luôn nói làm cho người ta “hạnh phúc,” mà kỳ thực đã làm bế tắc
con đường dẫn đến suối nguồn của
hạnh phúc chân thực.
Samsara tân tiến được tổ chức
tinh vi, thông bác, nó tấn công ta từ mọi góc cạnh bằng tuyên truyền, và gây một môi trường nghiện ngập khó gỡ
xung quanh ta. Càng cố thoát, ta dường như càng vướng sâu vào
cạm bẫy tinh vi nó đặt ra cho
chúng ta. Bậc thầy Jikmè Lingpa vào thế kỷ 18 nói:
- Chỉ vì bị cách tưởng
sai biệt làm cho
mê hoặc mà
hữu tình lang thang bất tận,
trong vòng lẩn quẩn của
sinh tử.
Bị ám bởi những
hy vọng sai lầm, mộng mị,
tham vọng,
chúng ta như người đang bò qua một sa mạc bất tận, đang khát cháy cổ. Và cái
duy nhất mà
thế giới tân tiến này đưa ra cho ta uống là một cốc nước muối, chỉ cốt để làm cho ta thêm khát.
ĐỐI MẶT CÁI CHẾT
Khi
nhận thức điều ấy, có phải là ta nên
nghe lời Gyalseé Rinpoche khi ngài nói:
-
Dự tính tương lai cũng giống như đi câu trong một hố sâu không có nước;
Không bao giờ có gì xảy ra đúng như bạn muốn, vậy hãy bỏ hết mọi
kế hoạch tham vọng của ngươi đi.
Khi bạn phải tính toán một việc gì.
Thì hãy xem nó không chắc như cái giờ chết mà bạn chưa biết chắc.
Với người
Tây Tạng,
lễ hội chính trong một năm là Năm Mới, như lễ
Giáng sinh,
Phục sinh,
Tạ ơn, và sinh nhật của bạn, tất cả dồn vào một dịp lễ. Patrul Rinpoché là một bậc thầy vĩ đại mà
cuộc đời đầy những
biến cố lạ lùng có thể làm
sống động nền
giáo lý. Thay vì ăn tết và
chúc mừng năm mới như
mọi người, ngài lại khóc. Khi hỏi tại sao, ngài đáp rằng một năm nữa lại
trôi qua, ai cũng tiến gần cái chết thêm một chút, nhưng nhiều người vẫn chưa chuẩn bị.
Hãy nghĩ đến cái gì có thể xảy đến cho tất cả
chúng ta một ngày nào đó.
Chúng ta đang tản bộ trên đường, đang
suy nghĩ những chuyện làm ta phấn chấn, đang trầm tư về những
vấn đề quan trọng, hoặc chỉ đang nghe máy
thu thanh bỏ túi. Bỗng
thình lình một chiếc xe hơi vút qua, suýt cán chết
chúng ta.
Hãy bật truyền hình lên hay nhìn qua một tờ nhật báo: bạn sẽ thấy chết ở khắp
mọi nơi. Những nạn nhân của những
tai nạn phi cơ hoặc xe hơi ấy có bao giờ ngờ họ sẽ chết không? Họ xem sống là chuyện đương nhiên, cũng như
chúng ta. Biết bao lần ta đã nghe những
câu chuyện về người quen, bạn bè, chết bất thần, đột ngột? Ta không
cần phải bệnh rồi mới chết, cơ thể ta có thể
thình lình suy sụp, hỏng máy, hệt như chiếc xe hơi của ta. Hôm nay ta có thể đang
mạnh khỏe, rồi bỗng dưng ngã bệnh và chết ngay hôm sau. Milarepa có khúc hát:
Khi đang khỏe mạnh
Bạn khồng hề nghĩ tới ốm đau
Nhưng bệnh tật
thình lình giáng xuống
Nhanh như một tia chớp.
Khi bận những việc
thế gianBạn không bao giờ nghĩ đến cái chết gần kề;
Nó đến nhanh như
sấm sétBổ xuống đầu bạn.
Ta cần
thỉnh thoảng tự dạy mình mà hỏi: “Nếu đêm nay ta chết thì thế nào?” Ta không biết ta có
thức dậy sáng hôm sau không,
thức dậy ở đâu. Nếu bạn
thở ra mà không thể
hít vào lại, thế là bạn đã chết.
Đơn giản là vậy. Người
Tây Tạng có câu: “Ngày mai hay
đời sau, cái gì tới trước, ta không thể biết”.
Một vài bậc thầy
nổi tiếng của
Tây Tạng ban đêm mỗi khi đi ngủ, thường rửa ly tách úp bên cạnh giường. Họ không bao giờ
chắc chắn mình có
thức dậy để cần tới chúng sáng hôm sau. Họ tắt hết lửa, không buồn lưu lại đóm mồi cho sáng hôm sau. Từng
sát na họ sống trong
ý niệm có thể cái chết đang gần kề.
Cạnh am cốc của Jikmé Lingpa có một cái ao mà ông phải khó nhọc lắm mới
vượt qua. Một số
đệ tử xin xây một cái cầu, song ông bảo:
Xây làm gì? Ai biết được ta còn sống để ngủ tại đây đêm mai?
Nhiều bậc thầy cố
cảnh tỉnh cho ta thấy rõ tính
mong manh của
đời sống bằng những
hình ảnh mạnh hơn: Họ bảo mỗi người trong
chúng ta hãy nghĩ như mình là một tên tù tội đang đi đến nơi hành quyết, như một con cá đang vùng vẫy trong lưới, như một con bò đang đợi vào nhà tế sinh.
Thân thể nằm dài trên giường lần cuối
Miệng thì thào những lời trăn trối
Tâm
ngắm nhìn ký ức lần cuối diễn ra:
Bi kịch ấy khi nào sẽ đến với ngươi?
Điều quan trọng là ta phải
tư duy một cách
thản nhiên và
thường xuyên rằng cái chết thực có, và nó sẽ tới mà không
báo trước. Đừng để như con
bồ câu trong
ngạn ngữ Tây Tạng, suốt đêm
lăng xăng soạn chỗ ngủ
cho đến sáng, và nó không còn
thì giờ để ngủ nữa. Như Drakpa Gyaltsen, một bậc thầy
hiện đại, đã nói:
-
Loài người trải qua suốt
cả đời để chuẩn bị hết việc này tới việc khác chỉ để
thình lình bắt gặp
đời sau mà họ
hoàn toàn không chuẩn bị.
XEM TRỌNG
CUỘC ĐỜI Có lẽ chỉ có những người hiểu được tính
mong manh của
đời sống mới biết được sự sống
quý báu ngần nào.
Một lần, khi tôi dự hội thảo ở Anh quốc, phóng viên đài BBC
phỏng vấn những người
tham dự.
Đồng thời họ cũng nói chuyện với một người
phụ nữ sắp chết. Bà ta
vô cùng hãi sợ, vì bà chưa từng nghĩ cái chết là thực có. Bây giờ bà đã biết. Bà chỉ có một
thông điệp duy nhất cho những người chết sau bà, đó là: Hãy xem trọng sự sống và cái chết.
Xem trọng
cuộc đời không có nghĩa phải bỏ
cả đời mà
tĩnh tọa tư duy như thể là ta đang ở trên Núi Tuyết hay như vào những
ngày xưa tại
Tây Tạng. Trong
thế giới tân tiến, ta phải làm việc và kiếm sống, nhưng không nên vướng vào kiểu sống “chụp giật” không nhìn thấy một
ý nghĩa sâu xa nào của
cuộc đời. Công việc của ta là tìm
một thế quân bình,
trung đạo, không quá dấn mình vào những
hoạt động và bận bịu ngoại vi, mà càng ngày càng làm cho cuộc sống của ta
trở thành đơn giản. Chìa khóa để
tìm ra một thể quân bình hạnh phúc cho
đời sống hiện nay là tính giản dị.
Đó là
ý nghĩa đích thực của
giới luật ở trong
đạo Phật. Tạng ngữ gọi
giới luật là Tsul trim. Tsul có nghĩa là
thích hợp,
chính xác, và trim có nghĩa là
quy luật hay cách thức,
con đường. Vậy
giới luật là làm cái gì
thích hợp hay
chính xác; ở trong một
thời đại quá
phức tạp như hiện nay, thì đó chính là sống giản dị.
Chính từ đây mà ta có được sự
an bình trong tâm. Ta sẽ có nhiều
thì giờ hơn để
theo đuổi sự nghiệp tâm linh và những
hiểu biết có thể giúp
chúng ta giáp mặt cái chết.
Buồn thay, đây là điều mà trong
chúng ta ít có ai làm. Có lẽ bây giờ ta nên tự đặt cho mình câu hỏi:
- Thực sự ta đã làm được cái gì
trong đời ta?
Tôi muốn nói là, ta đã thực sự hiểu được bao nhiêu về
sống chết. Điều làm tôi lên
tinh thần là sự
xuất hiện những
báo cáo về các
nghiên cứu kinh nghiệm cận tử, như những quyển sách của bạn tôi, anh Kenneth Ring và những người khác. Một số
đáng kể những người
sống sót qua tử nạn hoặc qua
kinh nghiệm lúc suýt chết đều
mô tả họ có một toàn cảnh
cuộc đời họ diễn ra trong
tâm trí vào lúc đó. Một
cách sống động và
chính xác, họ
sống lại những
biến cố quan trọng của đời họ. Đôi khi họ còn thấy
sống lại những
hậu quả hành động của họ đối với kẻ khác, và kinh quá những
cảm xúc mà hành động họ đã gây nên. Một người đàn ông kể cho Kenneth Ring nghe:
- Tôi
nhận ra rằng có những việc mà mỗi người được đưa xuống trần gian để
học hỏi và
thực chứng. Chẳng hạn để san sẻ thêm tình
yêu thương,
lân mẫn đối
với nhau hơn. Để
khám phá rằng điều quan trọng nhất là mối tương giao giữa người với người và
lòng nhân ái chứ không phải là những thứ
duy vật. Để thấy rằng mỗi một
việc làm của bạn
trong đời này đều được ghi lại, và mặc dù lúc đó bạn không nghĩ tới, nó vẫn
xuất hiện lại về sau.
Đôi khi cuộn phim về
cuộc đời xảy ra kèm theo một “thực thể ánh sáng”
quang vinh. Điều
nổi bật trong nhiều nhân chứng khác nhau là, sự gặp gỡ “thực thể” ấy
chứng tỏ rằng
mục đích thực sự
duy nhất trong đời là “tập sống
yêu thương kẻ khác và có được tri kiến”.
Một người kể với Raymond Moody:
- Khi ánh sáng
xuất hiện, điều đầu tiên ngài nói với tôi là: “Con đã làm gì để
chứng tỏ với ta là con đã sống
trọn vẹn đời con?” hoặc một điều gì
tương tự như thế... Tựu trung suốt buổi, ngài cứ
nhấn mạnh về tầm quan trọng của
yêu thương... Ngài dường như cũng rất
quan tâm đến những việc
liên hệ tới
hiểu biết nữa...
Một người khác bảo với Kenneth Ring:
- Tôi được hỏi, mà không nghe thành lời – nó như một giao cảm
tâm linh trực tiếp - rằng: “Tôi đã làm gì để đem lại
lợi lạc hay
tiến hóa cho loài người?”
Những hành động của ta lúc sống như thế nào, thì khi chết ta như thế ấy. Và tất cả mọi sự,
tuyệt đối tất cả, đều
đáng kể.
MÂY
MÙA THU Ở
tu viện của ngài tại Népal, vị
đệ tử già nhất hiện còn sống của thầy tôi là Dilgo Khientse Rinpoche, đã giảng dạy đến ngày cuối một khóa
tu học. Ngài là một trong những bậc thầy
nổi tiếng hiện nay, đã từng dạy cả đến đức Dalai Lama và nhiều bậc thầy khác, những người xem ngài như một kho tàng bất tận của
trí tuệ và
từ bi. Tất cả
chúng tôi đều ngước lên mà
chiêm ngưỡng con người vĩ đại như tuyết ấy, một bậc
học giả, thi sĩ, và
hành giả mật tông đã
trải qua hai mươi lăm năm
trong đời để
nhập thất ẩn cư. Ngài dừng lại và
đưa mắt nhìn xa xăm, dạy rằng:
- Tôi nay đã già bảy mươi tám tuổi, đã trông thấy quá nhiều việc
trong đời. Bao nhiêu người trẻ tuổi đã chết, bao nhiêu người bằng tuổi đã chết, bao nhiêu người già đã chết. Nhiều người ở trên cao đã tụt xuống thấp. Nhiều người ở dưới thấp đã vượt lên cao. Nhiều xứ sở đã
biến đổi. Đã có bao nhiêu
biến động đau thương, bao nhiêu chiến tranh, tật dịch, bao nhiêu tàn phá trên khắp
thế giới.
Tuy thế tất cả những
biến chuyển kia không thực gì hơn một giấc
chiêm bao. Khi ta nhìn thật
sâu xa, ta
nhận ra rằng không có một cái gì
trường cửu miên viễn, không một cái gì, cả đến sợi lông măng trên
thân thể ta. Và đây không là một
lý thuyết, mà là điều bạn có thể thực sự
chứng nghiệm, thấy biết bằng chính mắt bạn. Tôi thường tự hỏi: “Tại sao mọi sự đều thay đổi?” Và chỉ một câu
trả lời duy nhất trở lại với tôi: “Đấy là
cuộc đời.” Không một thứ gì,
tuyệt đối không thứ gì, có một
tính chất trường cửu nào cả.
Đức Phật dạy:
Hiện hữu của
chúng ta mong manh như mây
mùa thuCảnh
sống chết như màn nhảy múa.
Đời người như chớp loáng qua bầu trời
Vút nhanh như thác trên núi cao đổ xuống.
Một trong những
lý do chính khiến ta lấy làm khó khăn lo sợ khi đối mặt cái chết là vì ta tảng lờ
sự thật về
vô thường.
Chúng ta cứ khăng khăng muốn mọi sự
tiếp tục như cũ, đến nỗi ta tưởng rằng chúng vẫn luôn như vậy. Nhưng đấy chỉ là
ảo tưởng.
Chúng ta cũng thường thấy rằng
lòng tin không ăn nhập gì với
thực tại.
Ảo tưởng ấy, cùng với những thông tin
sai lạc,
ý tưởng,
giả thuyết, là một nền tảng bấp bênh trên đó ta
xây dựng cuộc đời ta. Dù
sự thật có
xen vào chứng minh ngược lại,
chúng ta vẫn cố bám giữ lấy
ảo tưởng của ta.
Trong
tâm trí ta, sự
biến chuyển luôn
đồng nghĩa với mất mát,
đau khổ. Và khi nó xảy tới, ta cố tự “gây mê” cho mình càng nhiều càng hay. Ta cứ nghĩ một cách ươn ngạnh
phi lý rằng sự
trường cửu đem lại
an ninh, còn
vô thường thì không. Nhưng kỳ thực
vô thường cũng như một vài người ta gặp
trong đời,
lúc đầu khó chịu nhưng khi đã
quen biết lại rất
thân thiện, không đáng
bực mình như ta tưởng.
Hãy
suy nghĩ về điều này: Sự
thực chứng về
vô thường, ngược đời thay, lại là cái
duy nhất ta có thể nắm chắc, có lẽ đấy là
sở hữu bền bỉ
duy nhất của ta. Nó giống như bầu trời hay trái đất. Bất kể
vạn vật chung quanh ta đều có thể sụp đổ, đổi thay bao nhiêu, trời đất vẫn
tồn tại mãi. Chẳng hạn
chúng ta có
trải qua một cơn khủng hoảng
đau đớn ê chề,
toàn bộ cuộc đời ta dường như tan rã thành mảnh vụn... Chẳng hạn người bạn đời của ta đột ngột bỏ ta không
báo trước. Nhưng trái đất vẫn còn đó, bầu trời còn đây.
Dĩ nhiên,
thỉnh thoảng ngay cả trái đất cũng
chấn động, chỉ để mà nhắc cho ta nhớ đừng có chắc ăn bất cứ một việc gì...
Ngay cả
đức Phật cũng chết. Cái chết của ngài là một cách
giáo hóa, để gây
chấn động nơi kẻ ngây ngô,
biếng nhác, tự mãn, để
đánh thức cho ta thấy
sự thật là mọi sự đều
vô thường, và cái chết là một
sự kiện hiển nhiên của
cuộc đời. Khi
gần chết,
đức Phật đã dạy:
- “Trong các
dấu chân,
dấu chân voi là lớn hơn cả. Trong các phép
quán niệm xứ, thì
niệm vô thường là hơn cả.”
(Kinh Đại bát Niềt Bàn)
Mỗi khi
chúng ta đánh mất
mục tiêu của mình, rơi vào lười biếng
giải đãi, thì
sự quán niệm vô thường và chết lay ta
trở về sự thật:
Cái gì đã sinh ra sẽ chết
Cái gì đã tụ, sẽ tan
Cái gì có
tích lũy sẽ cạn kiệt
Cái gì đã
xây dựng sẽ sụp đổ
Và cái gì lên cao sẽ xuống thấp.
Toàn thể vũ trụ, theo các nhà khoa học hiện nay, chỉ là sự
chuyển biến,
hoạt động, tiến trình, một tổng thể
biến thiên làm nền tảng cho mọi sự vật.
Mỗi
tác động hỗ tương trong một hạt
nhân nguyên tử
gồm có sự hủy diệt và tái tạo những hạt nguyên tử (subatomic particles).
Thế giới bên trong một nguyên tử là cuộc luân vũ
liên tục của sinh và diệt,
vật chất chuyển thành
năng lượng và
năng lượng thành
vật chất. Những hình dạng phù du thoạt hiện thoạt mất tạo thành một
thực thể bất tuyệt
mãi mãi được tái tạo. (*)
Đời
chúng ta là gì
nếu không phải là cuộc luân vũ của những hình dạng phù du ấy? Há chẳng phải mọi sự luôn luôn thay đổi: Lá trên cành cây trong công viên, ánh sáng trong phòng bạn lúc đang xem sách này, những mùa, khí hậu,
thời gian trong ngày, người qua lại trên đường. Còn bạn thì thế nào: Không phải mọi sự ta làm trong
quá khứ bây giờ chỉ như một
giấc mộng đó sao? Những bạn bè thuở bé, những chỗ ngày nhỏ ta thường
lui tới, những
quan niệm,
ý tưởng mà có một thời ta đã say mê ấp ủ: Ta đã bỏ lại tất cả sau lưng. Bây giờ, trong giây phút này, bạn thấy sự đọc những trang sách này dường như rất thực. Nhưng rồi nó cũng chỉ còn là một ký ức.
Những tế bào trong cơ thể ta đang chết, những tế bào não ta đang tàn tạ, cả đến sự biểu hiện trên gương mặt ta cũng luôn thay đổi
tùy theo tâm trạng ta. Cái mà ta gọi là
tính tình của ta chỉ là một
dòng tâm thức, không gì khác. Hôm nay ta
cảm thấy thoải mái vì mọi sự
tiến triển tốt đẹp, ngày mai ta
cảm thấy ngược lại.
Vậy thì cái
cảm giác thoải mái đi đâu rồi? Những
ảnh hưởng mới xâm chiếm lấy ta, mỗi khi
hoàn cảnh thay đổi:
Chúng ta đã
vô thường,
hoàn cảnh cũng
vô thường, không một thứ gì
chắc chắn bền bỉ ở bất cứ đâu, mà ta có thể chỉ ra.
Không gì khó tiên liệu hơn là những
ý tưởng và tình cảm của ta: Bạn có bao giờ biết được bạn sẽ nghĩ gì,
cảm thấy thế nào trong
thời gian sắp tới không? Tâm ta quả thực trống rỗng,
vô thường, phù du như một
giấc mộng. Hãy nhìn một
ý tưởng: Nó đến, ở và đi.
Quá khứ đã qua, tương lai chưa tới, và ngay cái
ý nghĩ hiện tại khi ta cảm nhận nó, nó đã thành dĩ vãng.
- Điều
duy nhất ta thực sự có được là cái bây giờ, là
hiện tại.
Có đôi lúc, sau khi tôi giảng dạy những điều này, một người tiến lên bảo:
- Tất cả chuyện đó
rõ ràng quá rồi. Tôi đã biết. Hãy giảng cho tôi nghe một điều gì mới lạ.
Tôi bảo họ:[1]
- Bạn có bao giờ thực sự hiểu,
thân chứng sự thật vô thường hay chưa? Bạn đã
thâm nhập nó trong từng
ý tưởng,
hơi thở và động tác, đến nỗi
cuộc đời bạn nhờ
vậy mà được đổi mới hay chưa? Hãy tự hỏi bạn hai câu này: Tôi có nhớ vào mọi lúc, rằng tôi đang chết hay không, và
mọi người mọi vật khác cũng đang chết, bởi thế đối xử với mọi
chúng sinh với
lòng bi mẫn trong mọi lúc? Sự
hiểu biết về chết và
vô thường nơi tôi có thực đã trở nên bén nhạy,
cấp thiết đến độ tôi đang dành mọi giây phút còn lại của đời tôi để
theo đuổi sự nghiệp giác ngộ? Nếu bạn có thể
trả lời “Có” cho cả hai câu hỏi ấy, thì bạn mới thực sự đã
hiểu ý vô thường.
--------------------------------------------------------------------------------
[1] (*) Gary Zukav, The Dancing Wu Li Masters, p.197, N.Y. Bantam. 1980