PHẦN BA: CHẾT VÀ TÁI SINH
17- TIA SÁNG NỘI TẠI
Khi Ánh sáng
Căn bản ló dạng vào lúc chết, một
hành giả có
kinh nghiệm sẽ
duy trì sự
tỉnh giác trọn vẹn và hội nhập với ánh sáng ấy, nhờ thế đạt
giải thoát. Nhưng nếu
chúng ta không
nhận ra Ánh sáng
Căn bản thì ta sẽ
chạm mặt với Bardo
kế tiếp, đó là Bardo của
pháp tánh.
Giáo lý về Bardo của
pháp tánh là một
giáo lý rất
đặc biệt của Dzogchen qua nhiều thế kỷ.
Lúc đầu tôi
ngần ngại không dám trình bày
công khai giáo lý thiêng liêng này, và quả thực tôi đã không làm
nếu không có người
đi trước.
Tử Thư Tây Tạng và một số sách nói về Bardo của
pháp tánh đã được xuất bản, và đã đưa đến những
kết luận ngây ngô. Bởi thế tôi thấy thực quan trọng, và đã đến lúc nên có một
giải thích rõ về Bardo này đúng như
nghĩa chân thực của nó. Có lẽ tôi cũng nên
nhấn mạnh rằng tôi chưa
đi vào chi tiết về những pháp tu cao cấp bao hàm trong đó, mà pháp nào cũng cần phái có thầy, và sự
liên hệ với bậc thầy ấy phải được giữ thật
hoàn toàn trong sáng.
Tôi đã thu thập
tuệ giác từ nhiều nguồn để viết chương này - mà tôi cho là một trong những chương quan trọng nhất của quyển sách - càng sáng sủa càng hay. Tôi
hy vọng nhờ đấy mà một vài người trong các bạn có thể
liên lạc với
giáo lý phi thường này, và được
cảm hứng để tra tầm thêm, và khởi sự
tu tập.
Bốn giai đoạn của
pháp tánhPhạn ngữ Dharmata. Tạng ngữ Cho nyi, nghĩa là
bản chất nội tại của mọi sự vật, tinh yếu của các pháp.
Pháp tánh là
sự thật nguyên vẹn, vô
điều kiện,
bản chất của
thực tại, hay
thật tánh của
hiện tượng giới. Những gì
chúng ta đang bàn là
toàn thể căn bản để hiểu
tự tánh của tâm và
bản chất của
vạn sự vạn vật.
Sự
chấm dứt tiến trình tan rã và
xuất hiện Ánh sáng
Căn bản đã mở ra một chiều
không gian hoàn toàn mới mẻ, bây giờ bắt đầu phơi bày. Một cách giản dị để
giải thích điều này là
so sánh với cách đêm chuyển thành ngày.
Giai đoạn cuối của tiến trình tan rã khi chết là
kinh nghiệm màu đen của giai đoạn “thành tựu”. Nó được
mô tả “giống như bầu trời trùm trong màn đêm u tối” . Sự
sinh khởi Ánh sáng
Căn bản là như ánh sáng trong bầu trời trống rỗng không mây ngay trước lúc bình minh. Bây giờ,
dần dần mặt trời pháp tánh bắt đầu lên cao trong vẻ
tráng lệ huy hoàng của nó, thắp sáng mọi đường cong của trái đất ở mọi hướng.
Tia sáng tự chiếu của
tự tánh Rigpa
xuất hiện một cách
tự nhiên và
tỏa ra thành ánh sáng và
năng lượng.
Cũng như
mặt trời lên trong bầu trời
trong sáng trống rỗng, sự
xuất hiện ánh sáng của Bardo
pháp tánh cũng sẽ nổi lên
từ không gian lan khắp của Ánh sáng
Căn bản. Cái tên
chúng ta đặt cho sự
trình diễn âm thanh, ánh sáng và màu sắc này là “hiện diện tự nhiên” , vì nó vẫn luôn luôn
hiện diện trong tâm, trong sự “trong sáng nguyên ủy”, mà vốn là nền tảng của nó.
Điều thực sự xảy ra là một tiến trình
hiển bày, trong đó tâm và
bản chất căn để của nó
dần dần trở nên rõ rệt hơn. Bardo
pháp tánh là một giai đoạn trong tiến trình ấy. Vì chính qua bối cảnh ánh sáng và
năng lượng này mà tâm
hiển thị trạng thái thuần tịnh nhất của nó. Ánh sáng
Căn bản, để tiến đến sự
hiển hiện của nó
thành hình dạng trong Bardo
kế tiếp, nghĩa là Bardo của
tái sanh.
Tôi
nhận thấy một điều rất đáng chú ý là
vật lý học tân thời cũng đã
chứng minh rằng khi tra tầm
vật chất đến chỗ cùng cực thì nó được
hiển bày dưới dạng một biển
năng lượng và ánh sáng. “Dường như thể
vật chất là ánh sáng được cô đọng lại, được làm cho đông lại... tất cả
vật chất là một kết tinh của ánh sáng thành những mẫu mực
di chuyển qua lại trung bình chậm hơn tốc độ ánh sáng”, nhà
vật lý David Bohm
nhận xét.
Vật lý học tân thời cũng hiểu về ánh sáng trong nhiều
phương diện : “Nó
đồng thời là
năng lượng và cũng là thông tin - nội dung,
hình dáng, cơ cấu. Nó là tiềm năng của mọi sự” .
Bardo
pháp tánh có 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn trình bày một cơ hội khác nữa để
giải thoát. Nếu cơ hội này không được bắt lấy, thì giai đoạn
kế tiếp sẽ mở ra. Sự
giải thích mà tôi làm ở đây về Bardo này bắt nguồn từ
mật điển Dzogchen, trong đó nói chỉ nhờ pháp tu cao cấp
đặc biệt gọi là Togal, người ta mới có thể hiểu được
ý nghĩa thực sự của Bardo
pháp tánh. Bởi thế, Bardo
pháp tánh này ít
nổi bật trong các
giáo lý về sự chết trong
truyền thống Tây Tạng. Ngay cả trong
Tử Thư Tây Tạng, vốn cũng thuộc
giáo lý Dzogchen, chuỗi
liên tục 4 giai đoạn này cũng chỉ nói
mơ hồ, hầu như hơi
ẩn mật, và không
xuất hiện trong một cơ cấu
trật tự rõ ràng.
Tuy nhiên, tôi phải
nhấn mạnh rằng danh từ chỉ có thể cho một vài
hình ảnh khái niệm về những gì có thể xảy ra trong Bardo
pháp tánh mà thôi. Những
hình ảnh của Bardo này vẫn chỉ là khái niệm, khi mà
hành giả chưa kiện toàn
pháp môn Togal. Khi đã kiện toàn pháp tu ấy thì những gì tôi nói sau đây sẽ
trở thành một
kinh nghiệm cá nhân không thể chối cãi. Điều mà tôi cố trình bày ở đây chỉ là để cho bạn biết về
hiện hữu của một chiều
không gian kỳ diệu như vậy, và để
hoàn tất sự
mô tả của tôi về các cõi
Trung Ấm. Tôi cũng
hy vọng sâu xa rằng sự
mô tả đầy đủ này có lẽ sẽ giúp nhắc nhở bạn phần nào, khi bạn kinh quá tiến trình chết.
1- Quang sắc -
Phong cảnh bằng ánh sáng
Trong Bardo
pháp tánh, bạn mang một cái thân bằng ánh sáng. Giai đoạn đầu của Bardo này là khi “hư không tan thành ánh sáng” .
Thình lình bạn
ý thức đến
một thế giới
âm thanh, ánh sáng và màu sắc. Tất cả những hình dạng
quen thuộc thường ngày đã hòa tan thành một
phong cảnh ánh sáng lan khắp. Ánh sáng này
rực rỡ chói chang,
trong suốt và nhiều màu, không bị
giới hạn bởi một chiều hướng nào,
lóng lánh và luôn luôn chuyển động.
Tử Thư Tây Tạng gọi nó “giống như một
ảo giác trên đồng trống trong hơi nóng mùa hè” . Màu sắc của nó là biểu hiện
tự nhiên của
thể tánh tứ đại trong tâm :
hư không màu xanh, nước trắng, đất vàng, lửa đỏ và gió lục.
Những tướng sáng chói chang ấy trong Bardo
pháp tánh an trú lâu mau
hoàn toàn tùy thuộc mức độ
an trú của bạn trong
pháp môn Togal. Chỉ khi bạn thực sự làm chủ
pháp môn này, bạn mới có thể ổn định
kinh nghiệm ấy và xử dụng nó để đạt
giải thoát.
Nếu không, Bardo
pháp tánh chỉ lóe lên như một làn chớp, mau đến độ bạn không ngờ nó đã xẹt tới nữa. Tôi lại phải
nhấn mạnh rằng, chỉ một
hành giả Togal mới có thể có sự
trực nhận vô cùng quan trọng này, đó là những biểu hiện ánh sáng chói lọi này không
hiện hữu ngoài
tự tánh của tâm.
2- Hội nhập -
Chư thiên Nếu bạn không thể
nhận ra đấy là biểu hiện
tự nhiên của
tự tánh - Rigpa, thì những quang sắc giản đơn khi ấy khởi sự hòa vào nhau, cô đọng lại thành những điểm sáng hay những trái cầu bằng ánh sáng đủ cỡ, gọi là tiklé. Trong những trái cầu sáng này, “những mandala chư thần
an lạc và phẫn nộ”
xuất hiện, khi những trái cầu khổng lồ bằng ánh sáng tụ lại, dường như chiếm trọn cả
không gian.
Đây là giai đoạn thứ hai, gọi là “ánh sáng tan
thành nhất thể”, trong đó ánh sáng
xuất hiện dưới hình dạng những
đức Phật hay
chư thiên đủ cỡ, đủ màu sắc hình dạng, cầm những đồ phụ tùng khác nhau. Ánh sáng họ chiếu ra thật chói chang làm lòa mắt,
âm thanh thì
ghê rợn như ngàn
tiếng sấm sét nổi lên, còn những
tia sáng thì như những tia laser đâm thủng mọi sự.
Đấy là “42 thần
an lạc và 58 thần phẫn nộ”
mô tả trong
Tử Thư Tây Tạng. Những vị này
xuất hiện trong giai đoạn vài “ngày”, ở trong những mandala
đặc biệt của họ gồm từng nhóm năm.
Hình ảnh này chiếm trọn bầu trời bên trong
tâm thức bạn, với một cường độ mãnh liệt mà nếu bạn không thể
nhận ra thực chất của nó, thì nó có vẻ
đe dọa ghê gớm. Bạn bị ngốn ngấu trong nỗi
sợ hãi kinh hoàng, và bạn ngất xỉu.
Từ chính bạn và từ những vị thần ấy, có những chùm
tia sáng nhỏ nhiệm
tỏa ra, hòa tâm bạn với tâm
chư thiên.
Vô số trái cầu sáng
xuất hiện trong những
tia sáng càng tăng thêm rồi “cuộn lại”, khi tất cả chư thần đều tan vào trong bạn.
3-
Tuệ giácNếu bạn vẫn chưa
nhận ra được và
an trú, thì giai đoạn
kế tiếp mở ra, gọi là “nhất thể tan thành trí tuệ”.
Một chùm
tia sáng nhỏ nhiệm khác tuôn phát từ tim bạn và một chùm ảo tượng khổng lồ mở ra ;
tuy nhiên từng
chi tiết vẫn sáng sủa
rõ ràng. Đây là sự trình bày những khía cạnh khác nhau của
trí tuệ,
hiện ra một lượt dưới dạng những tấm thảm trải ra bằng ánh sáng và trái cầu sáng
rực rỡ.
Đầu tiên, trên một tấm thảm ánh sáng màu xanh lục,
xuất hiện những trái cầu sáng màu xa-phia xanh, gồm những nhóm năm. Phía trên đó, trên một thảm ánh sáng trắng,
xuất hiện những trái cầu sáng chói lọi, trắng như pha-lê. Trên nữa, trên một thảm ánh sáng vàng nhạt,
xuất hiện những trái cầu sáng màu
vàng ròng, và trên nữa, một thảm ánh sáng đỏ
nâng đỡ những trái cầu sáng đỏ màu
hổ phách. Trên tất cả là một trái cầu ánh sáng
rực rỡ như một cái lọng
tỏa ra làm bằng lông chim công.
Sự
trình diễn những quang sắc sáng chói này là biểu hiện của
năm trí :
pháp giới thể tánh trí, giống như
hư không cùng khắp ;
đại viên cảnh trí,
bình đẳng tánh trí,
diệu quan sát trí và
thành sở tác trí. Nhưng vì
trí Thành sở tác chỉ kiện toàn được vào lúc
giác ngộ, nên nó chưa
hiện ra ở đây. Bởi thế mà không có thảm ánh sáng màu lục và những trái cầu sáng,
tuy thế nó nội tại trong tất cả màu sắc khác. Điều được biểu hiện ở đây là
tiềm năng giác ngộ của ta.
Thành sở tác trí chỉ
xuất hiện khi ta
thành Phật.
Nếu bạn không đạt
giải thoát ở đây nhờ
an trú không
tán loạn vào
tự tánh tâm, thì những tấm thảm ánh sáng và những trái cầu sáng trong đó, cùng với
tự tánh bạn, tất cả sẽ tan vào trong trái cầu sáng như cái lọng lông chim công.
4-
Hiện diện tự nhiênĐiều này
báo hiệu giai đoạn cuối cùng của Bardo
pháp tánh, “trí tuệ tan thành
hiện diện tự nhiên”. Bây giờ,
toàn thể thực tại trưng ra trong một cuộc trưng bày vĩ đại. Trước hết,
trạng thái thanh tịnh nguyên thủy xuất hiện như một bầu trời
mở rộng không mây, rồi chư thần
an lạc và
phẫn nộ xuất hiện,
tiếp theo là những
cảnh giới chư Phật, và dưới đó là
sáu cõi luân hồi.
Tính cách bao la vô hạn của
cảnh tượng này thực
hoàn toàn ngoài sức tưởng tượng thông thường của
chúng ta. Mọi khả tính đều được trình bày :
từ trí tuệ và
giải thoát cho đến mê mờ và
tái sinh. Ở điểm này, bạn tự thấy mình có những khả năng
nhận thức và
trí nhớ sáng suốt. Chẳng hạn, với sự
sáng suốt hoàn toàn, các
giác quan không bị trở ngại, bạn sẽ biết các đời trước và
đời sau, thấy suốt
tâm địa người khác và có
tri kiến về cả
sáu nẻo luân hồi. Trong một thoáng, bạn có thể nhớ lại một
cách sống động tất cả những
giáo lý đã được nghe, và cả những
giáo lý chưa từng nghe cũng
thức dậy trong tâm bạn.
Toàn thể cảnh tượng này sẽ tan biến
trở lại vào
tinh chất sơ nguyên của nó, như một cái lều sụp đổ khi những sợi dây của nó bị cắt đứt.
*
Nếu bạn có được sự
an trú bền vững để
nhận ra những
hiện tượng ấy là “tia tự chiếu” từ chính
bản tâm Rigpa của bạn thì bạn sẽ
được giải thoát. Nhưng
nếu không có
kinh nghiệm của pháp tu Togal, bạn không thể nhìn vào những vị thần “sáng chói như mặt trời”. Thay vì thế, bạn
đưa mắt nhìn xuống
lục đạo, theo khuynh hướng tập quán nhiều đời trước. Chính những
hình ảnh lục đạo bạn
nhận ra sẽ
dụ dẫn bạn
trở lại vào lưới mê.
Trong
Tử Thư Tây Tạng, những
thời kỳ nhiều “ngày” được dành cho những
kinh nghiệm về Bardo
pháp tánh. Đây không phải là những ngày dương lịch 24 tiếng đồng hồ, bởi vì trong
phạm vi pháp tánh,
chúng ta đã
hoàn toàn vượt ra ngoài mọi
giới hạn thời - không. Những “ngày” này là “ngày thiền quán” và
ám chỉ thời gian mà
chúng ta có thể
an trú không
tán loạn trong
tự tánh tâm, hay trong
trạng thái nhất tâm.
Nếu không có sự
thực tập an trú vững vàng trong
thiền định thì những ngày ấy có thể ngắn như một phút, và sự
xuất hiện chư thần
an lạc và
phẫn nộ sẽ mau chóng đến độ ta không thể
ghi nhận được.
Hiểu ngộ
pháp tánh Khi Bardo
pháp tánh xuất hiện cho tôi
Tôi sẽ
từ bỏ mọi
kinh hoàng sợ hãiVì
nhận ra tất cả đều
từ tâm tôi
hiển bàyVà biết đấy là
xuất hiện tự nhiên của
Trung ẤmBây giờ khi đã
đạt đến cao điểm
Tôi sẽ không sợ chư thần
an lạc và
phẫn nộ sinh khởi từ
chính tâm tôi.
Chìa khóa để hiểu
Trung Ấm này là, tất cả mọi
kinh nghiệm xảy ra trong đó đều là tia chiếu
tự nhiên của
tự tánh tâm. Điều đang xảy đến là, những khía cạnh khác nhau của
năng lực giác ngộ của
tâm thức đang được phóng thích (khi không còn bị thân xác trở ngại - DG). Hệt như những
tia sáng cầu vồng nhảy múa do một bình pha-lê chiếu ra chỉ là sự
hiển bày tự nhiên của nó,
cũng thế những
xuất hiện chói chang của
pháp tánh không thể tách rời
tự tánh của tâm. Chúng chính là những biểu hiện
tự nhiên của nó. Bởi thế, dù có những
hình ảnh ghê rợn đến đâu,
Tử Thư Tây Tạng nói, chúng cũng không làm gì được bạn hơn là một con
sư tử độn bông.
Tuy nhiên,
thật không đúng khi gọi những
xuất hiện này là “hình ảnh” hay “kinh nghiệm”, vì
hình ảnh,
kinh nghiệm tùy thuộc vào một tương quan
nhị nguyên giữa chủ thể
nhận thức và đối tượng bị
nhận thức. Nếu
chúng ta có thể
nhận ra những tướng trạng ấy của Bardo
pháp tánh, xem đấy là
năng lực trí tuệ của
chính tâm ta, thì khi ấy không có sai khác giữa cái thấy và cái bị thấy, và đây là một
kinh nghiệm về
bất nhị.
Thể nhập hoàn toàn vào
kinh nghiệm ấy là đạt
giải thoát. Vì, như Kalu Rinpoche nói : “Giải thoát xảy đến vào lúc
sau khi chết, khi
tâm thức có thể
nhận ra rằng những gì nó
kinh nghiệm chỉ là tâm tạo” .
Tuy nhiên, bây giờ khi
chúng ta không còn có nền tảng
vật lý hay được bao bọc bởi
một thế giới
vật lý, thì những
năng lực của
tự tánh tâm được giải tỏa trong
trạng thái Trung Ấm có thể trông như
vô cùng thực, và dường như có một
hiện hữu khách quan.
Chúng dường như
hiện hữu trong
một thế giới bên ngoài
chúng ta. Và khi không có sự
tu tập vững chãi thì ta sẽ không biết đến một cái gì
bất nhị,
duy tâm tạo. Một khi
chúng ta đã lầm cho những
hiện tượng ấy là tách biệt với ta, là “những
hình ảnh bên ngoài” thì
chúng ta sẽ
phản ứng lại bằng
sợ hãi hoặc
hy vọng, và thế là nó dẫn
chúng ta đi vào mê lộ.
Cũng như khi Ánh sáng
Căn bản xuất hiện, sự
nhận ra được nó là chìa khóa để
giải thoát, ở đây
cũng thế, trong Bardo
pháp tánh. Nhưng ở đây, chính sự
nhận ra “tia tự chiếu của
tính giác Rigpa”, - sự biểu hiện
năng lực của
tự tánh - làm nên sự khác biệt giữa
giải thoát hay
tiếp tục chu kỳ
tái sanh do nghiệp. Lấy ví dụ sự
xuất hiện một trăm vị thần
an lạc và
phẫn nộ, xảy ra trong giai đoạn của hai Bardo này. Những vị này gồm chư Phật thuộc 5
dòng họ, nguyên lý nữ tánh của những vị ấy, chư Bồ-tát
nam nữ, chư Phật trong
lục đạo và một số chư thần
phẫn nộ và
thần hộ mạng. Tất cả đều
xuất hiện giữa ánh sáng chói lọi của
năm trí.
Chúng ta phải hiểu những Phật và Bồ-tát này như thế nào ? - “Mỗi hình dạng thuần tịnh trong đây
tiêu biểu một
viễn cảnh giác ngộ của một phần
kinh nghiệm bất tịnh của chúng ta” . Năm vị Phật thuộc dương tánh là khía cạnh
thanh tịnh của
năm uẩn làm nên tự ngã.
Năm trí của Phật là khía cạnh
thanh tịnh của năm
cảm xúc tiêu cực. Năm vị
Phật mẫu là những đức tính
đại chủng thanh tịnh thuộc tâm, mà
chúng ta kinh nghiệm thành ra
đại chủng bất tịnh của thân và
hoàn cảnh. Tám vị Bồ-tát là khía cạnh
thanh tịnh của tám thức, và phần nữ tánh của họ là đối tượng của tám thức.
Dù là
hình ảnh thanh tịnh năm vị Phật thuộc năm
dòng họ với những
loại trí tuệ
hiện ra, hay
hình ảnh bất tịnh của
năm uẩn và những
cảm xúc tiêu cực của chúng
xuất hiện,
bản chất của những
hình ảnh ấy chỉ là một. Sự khác nhau là ở
thái độ chúng ta khi
nhận ra những
hình ảnh ấy, và ở chỗ ta có
nhận ra rằng chúng vốn
xuất phát từ nền tảng của
tự tâm ta hay không.
Hãy lấy ví dụ một cái gì
xuất hiện trong tâm
phàm tình của ta như là một
ý tưởng về
tham dục ; nếu
bản chất thực của nó được
nhận ra, thì nó khởi lên - tách rời
chấp thủ - như là “Diệu
quan sát trí”. Thù ghét và
giận dữ, khi nhận chân được nó lìa
chấp thủ, thì nó khởi lên với sự
trong sáng như
kim cương, và đấy là “Đại viên cảnh trí”. Khi
ngu si được nhận chân, nó khởi lên như là ánh sáng
tự nhiên rộng lớn không có khái niệm, gọi là “Pháp
giới thể tánh trí”.
Kiêu mạn, khi được nhận chân, được
thực chứng như là
bất nhị và
bình đẳng, thì đó là “Bình đẳng tánh trí”. Ganh tị, khi được nhận chân, thì
thoát khỏi thiên vị và
chấp thủ, và khởi lên như là “Thành
sở tác trí” . Vậy, năm
cảm xúc tiêu cực khởi lên như là
hậu quả trực tiếp của sự không nhận chân được
bản tánh thực của chúng. Khi được nhận chân thì chúng được thanh lọc và
giải thoát, và khởi lên không khác gì hơn là sự
hiển bày của
năm trí.
Trong Bardo
pháp tánh, khi bạn không
nhận ra được những
tia sáng của
năm trí ấy, thì ngã-chấp-thủ sẽ
đi vào nhận thức của bạn, cũng như một người lên cơn sốt cao khởi sự có
ảo giác và thấy đủ thứ
cảnh tượng trước mắt. Bởi thế, chẳng hạn nếu bạn không
nhận ra màu đỏ, ánh sáng
hổ phách của
Diệu quan sát trí, thì nó
xuất hiện như một ngọn lửa, vì đó là
tinh túy của
hỏa đại ; nếu bạn không
nhận ra thực chất ánh sáng màu vàng của
Bình đẳng tánh trí, thì nó
xuất hiện như là
địa đại, vì đấy
tinh túy của
địa đại.v.v....
Đấy là cái cách những tướng
hiện ra trong Bardo
pháp tánh sẽ bị
biến hóa - khi
ngã chấp đi vào trong
nhận thức - thành ra có
thực chất để nhập vào những
căn bản vọng tưởng trong
sinh tử.
Một bậc thầy Dzogchen dùng
thí dụ băng và nước để
chứng minh sự thiếu
nhận thức và
ngã chấp diễn ra như thế nào : Nước thường là lỏng, một
yếu tố có những
tính chất kỳ diệu làm sạch và giải khát. Nhưng khi gặp lạnh nó đông lại thành băng giá.
Cũng thế, mỗi khi
ngã chấp xuất hiện, nó
củng cố vừa
kinh nghiệm bên trong của ta vừa cái cách ta nhìn
thế giới quanh mình. Nhưng cũng như sức nóng
mặt trời sẽ làm cho băng tan thành nước, dưới ánh sáng của sự
trực nhận,
bản chất trí tuệ của
chúng ta không còn bị
trói buộc (bởi
ngã chấp - DG) sẽ
hiển bày.
Bây giờ ta có thể thấy rõ làm thế nào - sau khi Ánh sáng
Căn bản xuất hiện, rồi Bardo
pháp tánh xuất hiện - mà
sinh tử thực sự đã khởi lên như
hậu quả của sự không
nhận ra được
bản tâm trong cả hai lần ấy. Lần đầu Ánh sáng
Căn bản, nền tảng (hay Tướng - DG) của
tự tánh tâm, đã không được
nhận ra, nếu nhận được, là ta đã đạt
giải thoát. Lần thứ hai
năng lực (hay Dụng) của
tự tánh ấy
xuất hiện, và đó là một cơ hội thứ hai để
giải thoát ; nhưng nếu nó không được
trực nhận thì những
cảm xúc tiêu cực khởi lên, cô đọng lại thành nhiều
nhận thức sai lầm khác nhau, cùng nhau
tiếp tục tăng trưởng những
cảnh giới huyễn mộng mà ta gọi là
sinh tử, giam giữ ta trong chu kỳ
tái sanh.
Toàn thể sự
tu tập tâm linh, như vậy, cốt là để lật ngược cái tình huống mà tôi muốn gọi là quá trình
vô minh, để
chấm dứt tạo tác,
chấm dứt củng cố những
nhận thức sai lạc chằng chịt
lệ thuộc vào nhau, những thứ đã bẫy ta vào cái
thực tại huyễn hóa do chính ta bày đặt.
Cũng như khi Ánh sáng
Căn bản xuất hiện vào lúc chết, ở đây trong Bardo
pháp tánh cũng thế, chưa chắc đã
được giải thoát. Vì khi ánh
sáng trí tuệ chiếu ra, nó còn kèm theo một loạt những
âm thanh và ánh sáng ấm áp
dịu dàng hấp dẫn hơn, không tràn ngập, không chói chang như ánh
sáng trí tuệ. Những ánh sáng mờ nhạt này - có màu khói nhạt, màu vàng, lục, xanh, đỏ và trắng - là những khuynh hướng tập quán
vô thức trong ta
tích lũy do
giận dữ,
tham lam,
ngu si, nhục dục, ganh tị và
kiêu mạn. Đấy là những
cảm xúc đã tạo ra
sáu cõi luân hồi hay
lục đạo :
địa ngục, quỷ đói,
súc sinh, người,
a tu la và
chư thiên.
Nếu
chúng ta không
nhận ra và
an trú pháp tánh của
tự tâm trong đời sống thường ngày (nghĩa là ngồn gốc 6 cõi ở ngay trong
tâm thức - DG), thì
theo bản năng chúng ta sẽ bị
lôi cuốn về phía những ánh sáng mờ của
lục đạo, vì khuynh hướng
chấp thủ cố hữu nơi ta khởi sự
thức dậy. Tâm ta lùi lại vì
cảm thấy bị
đe dọa bởi ánh
sáng trí tuệ chói chang. Những ánh sáng ấp áp, sự mời gọi của những khuynh hướng thường ngày,
dụ dẫn chúng ta vào một
tái sanh mới, được
định đoạt bởi
cảm xúc tiêu cực nào mạnh nhất (trong 6 thứ nói trên) trong
nghiệp thức chúng ta.
*
Ta hãy lấy một ví dụ sự
xuất hiện của một trong những vị Phật trong
Tử Thư Tây Tạng để minh họa
toàn thể tiến trình này. Bậc thầy hay
bạn đạo nói với
thần thức người chết như sau :
Này thiện nam/nữ, hãy lắng nghe không
tán loạn !
Vào ngày thứ ba, một ánh sáng sẽ
sanh khởi, đó là
tinh chất của
địa đại.
Đồng thời, từ
cõi Phật phương Nam, gọi là “thế
giới quang vinh”
đức Phật Bảo Sanh sẽ
xuất hiện trước ngươi, thân ngài màu vàng, tay cầm viên
bảo châu như ý. Ngài ngồi trên tòa có những con ngựa đỡ và được ôm bởi
Phật mẫu Mamaki, nguyên lý nữ tánh của ngài.
Xung quanh ngài là hai Bồ-tát dương tánh :
Hư Không Tạng (Akashagarbha) và
Phổ Hiền (Samantabhadra), và hai Bồ-tát nữ tánh : Mala và Dhupa, làm thành 6 vị Phật ở trong bối cảnh ánh sáng cầu vồng.
Tính thuần tịnh nội tại của
thọ uẩn -
Bình đẳng tánh trí - một bầu ánh sáng vàng chói lọi, được trang trí bằng những trái cầu cũng bằng ánh sáng (tiklés) lớn nhỏ đủ cỡ,
trong suốt rực rỡ, con
mắt trần không thể chịu nổi, sẽ tuôn tràn về phía ngươi từ nơi tim của
Phật Bảo Sanh và nguyên lý nữ tánh của ngài, và đâm xoáy tim ngươi đến nỗi con mắt ngươi không thể nào nhìn vào đó.
Vào
cùng lúc ấy, cùng với
tia sáng trí tuệ, có một ánh sáng xanh của
cõi người chiếu về phía ngươi, xoáy vào tim ngươi. Khi ấy, bị
kiêu mạn thúc đẩy, trong nỗi
kinh hoàng ngươi
chạy trốn ánh sáng vàng quá chói lọi kia, nhưng lại thích ánh sáng xanh của
cõi người, và bị dính mắc vào đó.
Lúc ấy, ngươi
đừng sợ ánh sáng vàng chói chang, hãy
nhận ra đó là
trí tuệ. Hãy
an trú tự tánh ngươi trong đó một cách
thoải mái,
vô vi. Hãy
tin tưởng vào đó, hãy có sự
sùng kính và khát khao đối với nó. Nếu ngươi
nhận ra nó là tia chiếu
tự nhiên của
tự tánh Rigpa ngươi, thì dù cho ngươi không có
sùng kính, chưa
đọc kinh cầu nguyện, tất cả chư Phật và ánh sáng ấy cũng sẽ tan hòa bất ly với ngươi, và ngươi sẽ
đạt đến cõi Phật.
Nếu ngươi không
nhận ra đấy là tia chiếu
tự nhiên của
tự tánh ngươi, thì hãy có lòng
sùng kính mà
cầu nguyện, nghĩ : “Đây là ánh sáng
năng lực từ bi của
Phật Bảo Sanh. Con xin
quay về nương tựa ngài” . Vì đó quả thực là
Phật Bảo Sanh đang đến hướng dẫn ngươi trong nỗi
kinh hoàng của cảnh
Trung Ấm, đó là những móc câu bằng ánh sáng của
năng lực tâm
đại bi, bởi thế ngươi hãy để niềm
sùng kính tràn ngập tim ngươi.
Đừng thích trú trước ánh sáng xanh của
cõi người. Đây là
con đường hấp dẫn của những khuynh hướng, tập quán mà ngươi đã
tích lũy bằng
kiêu mạn mãnh liệt. Nếu ngươi
quyến luyến với nó, ngươi sẽ
tái sanh vào
cõi người, ở đó ngươi sẽ kinh quá những
đau đớn của sinh, già, bệnh, chết ; ngươi sẽ lỡ mất cơ hội ngoi đầu lên khỏi vũng lầy
sinh tử. Ánh sáng xanh dịu này là một
chướng ngại bít lấp
con đường giải thoát, bởi thế ngươi đừng nhìn vào đó, mà hãy
từ bỏ kiêu mạn !
Từ bỏ những khuynh hướng tập quán của nó. Đừng
quyến luyến ánh sáng xanh dịu, đừng khát khao nó. Hãy sinh tâm
sùng kính và
khát ngưỡng ánh sáng vàng chói chang, hãy tập trung toàn sự chú ý của ngươi vào
đức Phật Bảo Sanh và
cầu nguyện :
“Than ôi, vì
kiêu mạn con đã lang thang trong
sinh tử.
Xin
đức Phật Bảo Sanh dẫn đường cho con
Trên đạo lộ
quang minh rực rỡ vốn là “Bình đẳng tánh trí”.
Xin
Phật mẫu Mamaki
tối thượng của ngài hãy đi sau con
Xin các ngài giúp con
vượt qua ngõ
hiểm nghèo Trung ẤmVà đưa con đến
trạng thái toàn giác”.
Nhớ đọc lời
cầu nguyện này trong niềm
sùng kính sâu xa, ngươi sẽ tan thành ánh sáng cầu vồng trong tim của
Phật Bảo Sanh và
Phật mẫu Mamaki,
trở thành một
báo thân Phật trong
cõi Phật “Quang vinh” phương Nam”.
Sự
mô tả đức Phật Bảo Sanh xuất hiện kết thúc với lời
giải thích rằng nhờ vị thầy hay
bạn đạo “khai thị” như thế nhiều lần, người chết sẽ
được giải thoát, dù
năng lực họ có kém cỏi bao nhiêu.
Tuy nhiên,
Tử Thư nói, dù đã được khai thị nhiều lần, có những người vì
ác nghiệp nên không
nhận ra,
không giải thoát được. Bị
giao động bởi
tham dục,
si mê và
kinh hoàng trước những ấm thanh ánh sáng ấy, họ sẽ
chạy trốn. Bởi thế, vào “ngày” hôm sau, vị Phật
kế tiếp là
A Di Đà với ánh sáng
vô lượng, cùng với mandala chư thần của ngài sẽ
xuất hiện trong tất cả vẻ huy hoàng với quang sắc màu đỏ chói lọi,
đồng thời lại có ánh sáng đục
hấp dẫn của
ngạ quỷ đạo, do
tham dục thấp hèn phát sinh.
Tương tự như thế,
Tử Thư lần lượt giới thiệu sự
xuất hiện của chư thần
an lạc và
phẫn nộ.
*
Người ta thường hỏi tôi : “Chư thần có
hiện ra cho một người
Tây phương không ? Nếu có, thì có phải hiện dưới hình dạng
quen thuộc của phương Tây hay không ?”
Những sự
hiển bày của Bardo
pháp tánh được gọi là “hiện diện tự nhiên”. Điều này có nghĩa chúng nội tại vô
điều kiện,
hiện hữu trong tất cả
chúng ta. Sự khởi lên của chúng không
tùy thuộc sự
chứng đắc nào của ta, nhưng sự
nhận ra chúng thì có
tùy thuộc. Những
hình ảnh ấy không phải chỉ
xuất hiện cho người
Tây Tạng, mà đấy là
kinh nghiệm phổ quát và căn để, nhưng cái cách theo đó chúng được thấy,
tùy thuộc bối cảnh sống của
chúng ta. Vì tự
bản chất chúng là
vô giới hạn, nên chúng có
tự do xuất hiện dưới bất cứ hình dạng nào.
Bởi thế, chư thần có thể mang hình dạng mà
chúng ta thường
quen thuộc nhất
trong đời sống hàng ngày. Ví dụ, với
hành giả Tây phương, thì chư thần có thể mang hình dạng chúa Ki-tô hay đức Mẹ đồng trinh. Thông thường,
toàn thể sự
hiển bày giác ngộ của chư Phật là giúp
chúng ta, bởi thế nên chúng có thể mang hình dạng nào
thích hợp và
lợi ích nhất cho
chúng ta. Nhưng dù dưới hình dạng nào thì điều quan trọng vẫn là phải
nhận ra rằng tự
bản chất, không có sự khác nhau nào cả giữa những biểu hiện ấy.
Sự
trực nhậnGiáo lý Dzogchen
giải thích rằng, cũng như một người sẽ không
nhận ra Ánh sáng
Căn bản nếu không có sự
thực chứng tự tánh tâm và một
kinh nghiệm vững vàng về pháp tu Trekcho ;
cũng thế nếu không thực hành pháp Togal thì không thể
nhận ra được Bardo
pháp tánh. Một
hành giả Togal
thuần thục đã kiện toàn và
an trú trong ánh sáng của
tự tánh thì khi sống, họ đã có
kinh nghiệm trực tiếp về những biểu hiện sẽ nổi lên trong Bardo
pháp tánh.
Năng lượng và ánh sáng này như vậy nằm ngay trong
chúng ta, mặc dù
hiện tại chúng bị khuất lấp.
Tuy nhiên, khi thể xác và những tầng thô của
tâm thức đã chết, thì chúng
tự nhiên được phóng thích, và
âm thanh, màu sắc và ánh sáng của
tự tánh ta sẽ chiếu sáng
rực rỡ.
Tuy nhiên, không phải chỉ có nhờ pháp Togal mới có thể xử dụng Bardo này để
giải thoát. Những
hành giả Mật tông trong
Phật giáo sẽ
liên kết những tướng
xuất hiện trong Bardo
pháp tánh với pháp tu
của riêng họ. Trong
Mật tông, nguyên lý chư thần là một cách
truyền thông. Chư thần được hiểu như những
ẩn dụ, nhân cách hóa và biểu trưng cho những
năng lực và
tính chất vô biên của
tâm trí tuệ chư Phật. Sự nhân cách hóa những
năng lực và
tính chất ấy dưới hình dạng chư thần sẽ giúp cho
hành giả nhận ra chúng và
thiết lập tương quan với chúng. Nhờ
tu tập sự tạo ra rồi thâu lại
hình ảnh ấy vào tâm, qua
phương pháp quán tưởng, mà
hành giả nhận ra rằng cái
tâm quán ra chư thần và chư thần được quán ra ấy không phải là hai thứ tách biệt.
Trong
Phật giáo Tây Tạng, mỗi
hành giả có một yidam,
hình ảnh một vị Phật hay Bồ-tát nào mà họ
cảm thấy có duyên với mình, và thường
triệu thỉnh vị ấy để
quán tưởng hình ảnh trong tim mỗi khi tập luyện. Thay vì xem những tướng của
pháp tánh là
hiện tượng bên ngoài,
hành giả Mật tông sẽ
liên kết chúng với yidam,
hình ảnh vị Phật
của riêng họ, hòa nhập làm một với tướng ấy. Bởi vì trong khi
tu luyện, họ đã
nhận ra yidam là tia chiếu
tự nhiên của
tâm giác ngộ, nên (khi chết) họ có thể nhìn các tướng trong Bardo
pháp tánh như là biểu hiện của yidam ấy. Với cái thấy thuần tịnh này,
hành giả sẽ
nhận ra bất cứ gì
xuất hiện trong Bardo đều là những
thị hiện của yidam. Rồi nhờ
năng lực tu tập và sự
ban phước của yidam, vị ấy sẽ đạt
giải thoát trong Bardo
pháp tánh.
Đấy là
lý do trong
truyền thống Tây Tạng có lời khuyến cáo - cho
cư sĩ thế tục và những
hành giả thông thường chưa
quen thuộc với pháp tu yidam - rằng bất cứ tướng gì khởi lên, đều nên quán ngay đấy là đức
Quán Thế AÂm, vị Phật của
lòng bi mẫn, hoặc đức
A Di Dà, hoặc
Liên Hoa Sanh (Padmasambhava)
tùy theo vị nào họ quen thờ nhất. Nói
tóm lại, bất cứ cách nào bạn thường
tu tập trong đời sống, thì cũng bằng cách đó bạn cố mà
nhận ra các tướng trong Bardo
pháp tánh.
Một gợi ý khác để nhìn Bardo
pháp tánh là, hãy xem nó như
thế giới nhị-nguyên được
hiển bày trong hình dạng thuần tịnh
tối hậu của nó.
Chúng ta được đưa ra
phương tiện để
giải thoát, song
đồng thời chúng ta cũng bị
dụ dẫn bởi
tiếng gọi của những
bản năng và tập quán trong ta. Ta
kinh nghiệm năng lực thuần túy của
tâm linh mà
đồng thời cũng
kinh nghiệm sự
rối ren mờ mịt của nó. Dường như thể ta đang được nhắc nhở phải làm một
quyết định, phải chọn lựa giữa đường này hay đường kia.
Dĩ nhiên chúng ta có được cái quyền chọn lựa ấy hay không còn
tùy thuộc vào mức độ
hoàn tất của việc
tu tập của ta trong lúc sống.