PHẦN MỘT SỐNG
10. TỰ TÁNH SÂU XA CỦA TÂM
Không ai có thể chết một cách
vô úy và
hoàn toàn bảo đảm, khi họ chưa thực sự
giác ngộ được
bản chất sâu xa của tâm. Vì chỉ có sự
chứng ngộ này, được
thuần thục qua nhiều năm
thiền định, mới có thể giữ vững tâm suốt tiến trình
rối loạn của cái chết. Trong tất cả những
phương pháp mà tôi biết để giúp người
trực nhận bản tâm, thì
phương pháp Dzogchen – dòng
tuệ giác trực tiếp và cổ nhất trong
giáo lý Phật, và chính là nguồn gốc của
giáo lý Bardo, - là
phương pháp minh bạch nhất,
hiệu nghiệm nhất, và
thích hợp nhất cho nhu cầu hiện nay.
Nguồn gốc của Dzogchen
trở về từ thời Phật nguyên ủy, đức Samantabhadra (
Phổ Hiền) truyền xuống trong một hệ
truyền thừa không
gián đoạn cho đến ngày nay. Hàng trăm ngàn người ở Ấn,
Hy Mã Lạp Sơn và
Tây Tạng, đã đạt ngộ nhờ
thực hành phương pháp ấy. Có một
lời tiên tri kỳ diệu rằng:
- Vào
thời đại tối tăm, trái tim của Samantabhadra sẽ chiếu sáng như lửa.
Cuộc đời tôi, sự giảng dạy của tôi và quyển sách này, được
phụng hiến để thắp lên ngọn lửa ấy trong tim và não của
thế giới.
Sự
nâng đỡ, niềm
cảm hứng và thầy hướng đạo
miên viễn của tôi là ngài Padmasambhava, bậc thầy
tối thượng Liên Hoa Sanh. Ngài là
linh hồn của Dzogchen, là người hoằng dương vĩ đại nhất cho
giáo lý này, nhập thể của
giáo lý, với những đức tính
quảng đại sáng chói, với
thần thông, với
năng lực tuệ giác và
lòng từ bi
vô biên.
Dzogchen không được giảng dạy
rộng rãi ở
Tây Tạng, và trong một
thời gian nhiều bậc thầy lớn nhất cũng không giảng dạy
pháp môn này ở
thế giới tân tiến. Thế thì tại sao bây giờ tôi giảng dạy? Một vài bậc thầy đã bảo tôi rằng đã đến lúc nên hoằng dương Dzogchen,
thời gian mà
lời tiên tri đã nói đến. Tôi cũng
cảm thấy rằng thực
thiếu từ bi nếu không san sẻ với
mọi người,
hiện hữu của một
tuệ giác kỳ diệu như thế.
Nhân loại đã đến một giai đoạn khủng hoảng trong cuộc
tiến hóa, và
thời đại cực kỳ
hỗn loạn đòi hỏi một nền
giáo lý minh bạch, có
hiệu năng. Tôi cũng thấy
con người ngày nay cần một
con đường được tỉa sạch
giáo điều,
độc đoán, siêu hình
phức tạp, và những thứ phụ tùng có
tính cách ngoại lai về
phương diện văn hóa; một
con đường vừa giản dị, vừa sâu sắc, một
con đường không
cần phải thực hành trong am thất hay
tu viện, mà có thể hòa nhập vào
đời sống hàng ngày, và có thể
thực hành bất cứ ở đâu.
Vậy Dzogchen là gì? Đó không phải là một
giáo lý đơn thuần, không phải là một nền
triết học khác; một
hệ thống tinh vi khác, cũng không phải là một mớ kỹ thuật
hấp dẫn. Dzogchen là một
trạng thái tâm, cái
trạng thái nguyên ủy,
toàn giác vốn là cốt lủy của tất cả chư Phật và tất cả các
con đường tâm linh, đó là tột đỉnh của
tiến hóa tâm linh nơi một
con người. Dzogchen thường được dịch là “Sự toàn hảo lớn lao.” Tôi thích để nguyên danh từ “Dzogchen, bởi khi nói sự toàn hảo là bao hàm có một cái gì ta phải cố đạt tới, một
mục đích nằm cuối
con đường dài gian khổ. Không gì đi xa
ý nghĩa thực sự của Dzogchen hơn thế: Vì Dzogchen là
trạng thái đã toàn hảo của
bản tính nguyên ủy của ta, không
cần phải làm cho toàn, vì nó ngay từ khởi thủy, đã
toàn vẹn, như bầu trời.
Tất cả
giáo lý Phật đều được
giải thích theo “Cảnh, hành, quả”. Cảnh hay “nền tảng” của Dzogchen là
trạng thái nguyên ủy căn để này,
bản chất tuyệt đối của
chúng ta, vốn đã toàn hảo và luôn luôn có mặt. Patrul Rinpoche nói:
- Nó không cần
tìm kiếm bên ngoài, cũng không phải là một cái gì trước đây bạn chưa có và bây giờ phải mang vào trong tâm bạn.
Vậy trên
phương diện Cảnh (hay Nền tảng) – cái
tuyệt đối – thì
bản chất hay
tự tính của
chúng ta đồng với chư Phật, và ở tầng mức này, thì không có
vấn đề giáo lý hay
thực hành nào cả, “dù chỉ bằng tơ tóc.”
Tuy nhiên cần hiểu rằng, chư Phật đi một đường,
chúng ta đi một nẻo. Chư Phật nhận chân được
Phật tính và đạt
giác ngộ, còn
chúng ta không nhận chân được
Phật tính ấy nên trờ thành mê mờ
rối ren.
Tình trạng này được gọi là “một cảnh hai đường.”
Hoàn cảnh tương đối của
chúng ta là,
tự tâm chúng ta bị mê mờ, cho nên ta cần
giáo lý và
thực hành để quay
trở về chân lý: Đây là
con đường của Dzogchen (Hành).
Cuối cùng,
trực nhận bản tâm ta là đạt
giải thoát hoàn toàn và
trở thành một vị Phật. Đây là Quả của Dzogchen, và nó có thể
thực hiện ngay trong
một đời này nếu
hành giả thực sự để hết
tâm trí mình vào đó.
Những bậc thầy Dzogchen biết rõ những nguy hiểm của sự
lầm lẫn cái
tuyệt đối với cái
tương đối. Những người không hiểu được tương quan này có thể bỏ qua – ngay cả
coi thường – khía cạnh
tương đối của sự
tu tập và
định luật nhân quả nghiệp báo.
Tuy nhiên, người nào thực sự nắm được
ý nghĩa của Dzogchen thì lại càng có
ý thức sâu xa hơn về nghiệp, và càng xem trọng nhu cầu
cần thiết là thanh luyện và
tu tập tâm linh. Bởi vì những người này hiểu được ở trong đó còn cả một kho tàng rộng lớn đang bị
che khuất, nên càng
cố gắng nhiệt tâm với một kỷ luật
tự nhiên, luôn luôn
hăng hái để tẩy trừ bất cứ
chướng ngại gì ngăn che mình với
bản tính chân thực của mình.
Giáo lý Dzogchen giống như một tấm gương
phản chiếu. Nền tảng của
bản tính nguyên ủy của ta, vốn
thanh tịnh,
giải thoát vô cấu, không
bị giam giữ bởi một
tri thức ngụy tạo nào dù
tinh vi,
quyến rũ đến đâu.
Thế thì với tôi, sự
kỳ diệu của Dzogchen là gì? Tất cả
giáo lý đều đưa đến
giải thoát, nhưng điểm độc đáo của Dzogchen là ngay cả khía cạnh
tương đối của
giáo lý này,
ngôn ngữ của Dzogchen, cũng không bao giờ làm
nhiễm ô cái
tuyệt đối bằng những khái niệm. Nó để cho cái
tuyệt đối ở yên trong vẻ sơ nguyên,
năng động, giản đơn,
tráng lệ của nó, nhưng đối với kẻ nào có tâm khoáng đạt thì
ngôn ngữ ấy thật
rõ ràng, mạnh mẽ đến độ dù chưa
giác ngộ mà nghe tới, ta cũng đủ có một thoáng nhìn thấy được vẻ
tráng lệ huy hoàng của
trạng thái giác ngộ.
CÁI THẤY
Sự
thực tập tu luyện Dzogchen được
mô tả là “Kiến, Thiền, Hành”. Thấy được một cách trực tiếp
trạng thái tuyệt đối, CẢNH hay nền tảng của
bản thể chúng ta -
tự tánh, tánh bản nhiên, - đó là Kiến; Cái cách để làm cho cái thấy ấy không
gián đoạn gọi Thiền; và hội nhập cái thấy ấy vào trong
toàn thể thực tại và
cuộc đời chúng ta, gọi là Hành.
Vậy thì Kiến là gì? Đấy là thấy đuợc thực trạng của
vạn pháp như nó là, đấy là biết được rằng
bản tánh thực của
tự tâm cũng là
bản tánh thực của sự vật, và đấy là nhận được rằng
bản tánh thực của tâm ta chính là
chân lý tuyệt đối. Dudjom Rinpoche nói:
- Kiến là sự
bao gồm của
trạng thái tỉnh thức sơ nguyên, trong đó mọi sự được chứa đựng:
Nhận thức giác quan và
hiện tượng bên ngoài,
sinh tử và
niết bàn. Sự
tỉnh thức ấy có hai khía cạnh; “Không” là cái
tuyệt đối và “tướng” hay
nhận thức là cái
tương đối.
Điều này muốn nói rằng
toàn thể lĩnh vực tướng có
thể hiện ra, và tất cả
hiện tượng trong mọi
thực tại khác nhau, dù
sinh tử hay
niết bàn, tất cả, vẫn luôn luôn và sẽ
mãi mãi toàn vẹn, đầy đủ trong bầu trời
bao la của
tự tánh tâm. Nhưng mặc dù
tinh túy của
vạn pháp là trống rỗng, và “thanh tịnh từ khởi thủy”,
bản chất của nó vẫn đầy đủ đức tánh cao quý
sung mãn mọi khả năng. Đó là một môi trường
sáng tạo vô biên,
năng động không ngừng nghỉ và luôn luôn
tự nhiên toàn hảo:
Bạn có thể hỏi:
- Nếu
trực nhận cái thấy ấy là
chứng ngộ bản tâm, thế thì
bản tâm là gì?
Hãy tưởng tượng một bầu trời trống rỗng
bao la,
trong sáng từ khởi thủy, “Tinh túy” (Thể) của nó là như thế. Hãy tưởng tượng một
mặt trời sáng, trong, không bị mây che,
hiện diện một cách
tự nhiên: “Bản chất” (Tướng) của nó là như thế. Hãy tưởng tượng
mặt trời ấy chiếu ra một cách
vô tư trên tất cả người vật,
đi vào mọi hướng: “Năng lực” (Dụng) của nó, biểu hiện của tâm
đại bi – là như thế - không gì làm
chướng ngại nó được, và nó
thâm nhập khắp cả.
Bạn cũng có thể tưởng đến
tự tánh tâm như một tấm gương, với năm
năng lực hay trí khác nhau.
Tính
mở rộng,
bao la của nó là “Pháp
giới thể tánh trí,” thai tạng của
lòng bi mẫn. Khả năng
phản chiếu của tấm gương từng
chi tiết đều hiện rõ khi một vật đi qua nó, đấy là “Đại viên
cảnh trí.”
Bản chất không
thiên vị chút nào của nó đối với mọi
ấn tượng in lên nó, là “Bình đẳng tánh trí.” Khả năng
phân biệt rõ ràng không
lẫn lộn mọi
hiện tượng khởi lên, đó là “Diệu
quan sát trí.” Và tiềm năng có được mọi sự đã
viên thành toàn vẹn,
hiện diện tự nhiên là “Thành
sở tác trí.”
Trong Dzogchen “Kiến” được thầy trực tiếp truyền cho
môn đệ. Chính cái cách độc đáo của sự điểm đạo này, đã làm cho Dzogchen thành
đặc biệt,
độc nhất vô nhị.
Cái được truyền cho
môn đệ trong lúc khai đạo chính là
kinh nghiệm trực tiếp về
tâm giác ngộ của chư Phật, qua sự ban ân của một bậc thầy
biểu tượng của sự
chứng ngộ toàn vẹn. Muốn có thể
tiếp nhận được sự khai đạo, người học
cần phải đạt đến một giai đoạn trong đó họ vừa có được tâm khoáng đại vừa có lòng
sùng kính để làm cho họ
dễ cảm thụ đối với
ý nghĩa chân thực của Dzogchen.
Làm sao
tâm giác ngộ của chư Phật có thể truyền được?
Hãy tưởng tượng
bản tâm như cái mặt của bạn; nó luôn luôn ở với bạn, nhưng bạn không thấy được
nếu không có sự giúp đỡ. Tưởng tượng rằng bạn chưa hề thấy một tấm gương. Sự
khai ngộ của vị thầy là như
thình lình đưa lên
trước mặt bạn một tấm gương và lần đầu tiên bạn thấy được chính cái mặt của bạn
phản chiếu. Cũng như mặt bạn, sự
tỉnh giác thuần túy về
Tự tánh tâm, không phải là một cái gì bậc thầy mới đem lại cho bạn mà lâu nay bạn không có, đó cũng không là một cái gì mà bạn có thể tìm ở bên ngoài bạn. Nó vẫn luôn luôn là của bạn, nhưng
cho đến lúc ấy, bạn chưa từng thực sự nhìn thấy nó một cách trực tiếp.
Patrul Rinpoche
giải thích:
- Theo
truyền thống đặc biệt của những bậc thầy, thì
bản tâm được
khai ngộ ngay khi tâm
phân biệt tan biến.
Trong lúc khai thị, bậc thầy cắt đứt
hoàn toàn cái tâm
phân biệt, để bày ra
tự tánh nguyên sơ của tâm, gọi là
tính giác Rigpa,
hiển thị bản chất thực của nó một cách
rõ ràng.
Trong giây phút mãnh liệt ấy, có một sự hòa nhập giữa tâm và trí xảy ra, người học có ngay
kinh nghiệm không chối cãi được về
tự tánh,
bản chất Rigpa. Trong cùng một giây phút ấy, thầy khai thị và trò
chứng ngộ. Khi vị thầy hướng
ân sủng của mình do trí giác của ông về
tự tính, vào
tự tính tâm của
đệ tử, là thầy trực chỉ cho
đệ tử bản lai diện mục của y.
Tuy nhiên, muốn cho sự
khai ngộ của thầy được
hoàn toàn công hiệu, thì
cần phải tạo cho đúng
điều kiện và môi trường
thích hợp.
Trong lịch sử chỉ có một số ít người
đặc biệt, nhờ nghiệp đã
thanh tịnh, mới có thể
trực nhận bản tâm và ngộ ngay tức khắc. Phần đông còn lại, sự khai thị phải luôn luôn được chuẩn bị bởi một số
điều kiện trước đấy. Chính những chuẩn bị này tịnh hóa, lột hết cái tâm phàm, đưa bạn đến
trạng thái trong đó tâm bản nhiên có thể được khải thị cho bạn.
Trước tiên thiền định – phương thuốc chữa bệnh phân tán – đưa tâm về nhà, khiến nó có thể
an trú trong
trạng thái tự nhiên.
Thứ hai, những
thực tập sâu xa về thanh luyện –
tăng cường thiện nghiệp nhờ
tích lũy công đức và
trí tuệ - làm mòn, tiêu mất những tấm màn
cảm xúc và
tri thức che khuất bản tánh tự nhiên của tâm. Thầy tôi đã viết:
- Khi những
chướng ngại ngăn che đã được tẩy trừ, thì
trí tuệ bản nhiên của
tự tánh sẽ chiếu sáng.
Những
thực tập để thanh luyện này đã được thi thiết khéo léo để đem lại một sự
chuyển hóa nội tâm toàn vẹn. Chúng bao quát toàn
bản thể - thân, lời, ý – và khởi sự bằng một
quán sát sâu xa về.
· Tính
độc nhất vô nhị của
đời người.
· Tính thường tại của
vô thường và chết.
· Tính nhân nào quả ấy của mọi
hành vi.
·
Vòng lẩn quẩn đau khổ của
luân hồi sinh tử.
Những
tư duy này gợi lên
ý thức mãnh liệt về “từ bỏ,” một ước muốn
cấp thiết để ngoi lên khỏi
sinh tử và
đi theo con đường giải thoát. Đây là nền tảng cho sự
thực hành đặc biệt gồm có:
·
Quay về nương tựa Phật,
chân lý trong lời dạy của Ngài, và tấm gương của những
hành giả đã
thực hành giáo lý ấy, và nhờ vậy
đánh thức niềm tin và
Phật tính ở trong ta.
· Nảy sinh
lòng bi mẫn (hay tâm
Bồ đề, trái tim của trí giác, sẽ
giải thích ở chương 12), luyện tâm để làm việc với chính mình và người khác, và những khó khăn
trong đời.
· Tẩy trừ những
chướng ngại và
cấu uế nhờ
quán tưởng và
trì chú để thanh lọc và chữa lành
thân tâm.
·
Tích lũy công đức và
trí tuệ bằng cách phát triển
bố thí và tạo những
hoàn cảnh lành tốt.(*)
Tất cả những
thực tập nói trên họp thành,
xoay quanh pháp
Du già đạo sư,
phương pháp căn bản mãnh liệt
cảm động hơn tất cả, tối
cần thiết để
mở mang tâm trí hầu
trực nhận trạng thái thiền.[1]
Thứ ba, một tra tầm
đặc biệt đi sâu vào
bản chất của tâm và các tướng sẽ làm
kiệt quệ sự không ngừng
theo đuổi tư duy tìm kiếm của tâm, sự
lệ thuộc đủ thứ khái niệm, phân tích,
tham khảo của nó, và
đánh thức sự
chứng nhập bản chất chân không.
Những chuẩn bị ấy
vô cùng quan trọng, cần được
thực hiện song hành một cách có
hệ thống, để làm cho người học có thể
đánh thức bản tâm, sẵn sàng cho thời điểm được thầy khai thị
bản lai diện mục.
Nyoshul Lungtok, về sau
trở thành một trong những
đạo sư vĩ đại về
thiền đốn ngộ trong thời
hiện đại, đã theo thầy Patrul trong mười tám năm. Suốt
thời gian ấy hai thầy trò không rời nhau. Nyoshul học và hành rất
chuyên cần, đã
tích lũy một kho
công đức,
thực tập và tịnh hóa, sẵn sàng để
nhận ra bản tâm, nhưng vẫn chưa được thầy khai thị. Rồi vào một buổi chiều, Patrul Rinpoche đã khai thị cho ông. Việc ấy xảy ra vào lúc họ cùng ở lại trong một am
ẩn cư trên núi, phía trên ngôi
tu viện. Đấy là một đêm đẹp trời. Bầu trời xanh thẳm sáng lên dưới
ánh sao lấp lánh.
Âm thanh tịch mịch càng tăng thêm bởi tiếng chó sủa xa xa. Patrul Rinpoche đang nằm dài
dưới đất,
thực tập một kiểu tu Dzogchen
đặc biệt. Ngài gọi Nyoshul đến bảo:
- Có phải ông bảo là ông chưa biết
tự tánh tâm là gì hay không?
Nyoshul đoán biết qua giọng nói của thầy rằng đấy là một giây phút
nghiêm trọng. Ông
gật đầu chờ đợi. Patrul Rinpoche nói:
- Kỳ thực thì không có gì.
Ngài nói bâng quơ và thêm:
- Này con, hãy tới nằm đây như cha già của con.
Nyoshul tiến đến duỗi dài cạnh ông, Patrul hỏi:
- Con có thấy những vì sao
trên trời không?
- Có.
- Con có nghe chó sủa phía dưới
tu viện không?
- Có.
- Con có nghe ta nói gì với con không?
- Có.
- Được rồi,
tự tánh tâm,
bản chất của Dzogchen chỉ là thế đấy.
Nyoshul kể lại những gì xảy ra lúc đó:
- Ngay khi ấy, tôi
đạt đến một sự
chắc chắn của
thực chứng nội tâm. Tôi đã
giải thoát khỏi xiềng xích của phải và không phải. Tôi đã nhận
chân trí giác
nguyên thủy, sự hợp nhất
đơn thuần giữa Không với
trực giác nội tại. Tôi được
khai ngộ nhờ ân phước của thầy như Saraha bậc thầy vĩ đại của
Ấn Độ đã nói:
- “Kẻ nào mà lời thầy đã
thâm nhập vào tâm
Sẽ thấy được
chân lý như ngọc trong lòng tay”
Vào
lúc ấy mọi sự
hiển bày, kết quả bao năm
tu tập, thanh luyện đã phát sinh, Nyoshul đã
chứng ngộ bản tánh. Không có gì
phi thường trong lời lẽ mà bậc thầy đã xử dụng, chúng kỳ thực rất
bình thường, nhưng ngoài lời lẽ, một cái gì khác đã được
truyền thông. Cái mà bậc thầy khai thị là
bản chất nội tại của mọi sự, mà chính là
ý nghĩa chân thật của Dzogchen. Vào lúc này bậc thầy đã đưa
đệ tử vào
trạng thái chứng ngộ qua
năng lực và sự
gia trì của sự
thực chứng nơi ngài.
Nhưng các bậc thầy không giống nhau, họ có thể dùng đủ mọi
phương tiện thiện xảo để tạo ra sự thay đổi
tâm lý ấy nơi
đệ tử. Patrul Rinpoche chẳng hạn đã được
khai ngộ bằng một cách lạ lùng bởi vị thầy
quái dị tên Do Khientse, mà tôi được nghe
truyền tụng như sau:
Patrul Rinpoche đang tu một phép quán Yoga cao cấp và bị kẹt, không một đồ hình nào về
chư thiên hiện ra trong tâm ông. Một hôm ông đi đến thầy đang ngồi uống trà bên đống lửa giữa trời. Ở
Tây Tạng khi bạn thấy một bậc thầy mà mình
kính trọng thì bạn lạy dài. Khi Patrul Rinpoche khởi sự lạy từ xa, thì Do Khientse
điểm mặt ông mà gầm lên:
- Ê con chó già kia, có giỏi thì cứ đến đây!
Do Khientse có dáng vóc một hiệp sĩ
dữ tợn với tóc xõa dài, áo quần
xốc xếch, ưa cỡi ngựa. Khi Patrul Rinpoche
tiếp tục lạy và tiến gần ông, ông luôn mồm
chửi rủa và ném sỏi, đá càng lúc càng lớn
cho đến khi Patrul tới trong tầm tay thì ông quật ngã ngất xỉu. Khi
tỉnh dậy Patrul ở trong một
trạng thái tâm khác hẳn. Những đồ hình lâu nay
quán không được bỗng nhiên hiện rõ cho ngài. Mỗi câu chửi và nhục mạ của vị thầy đã phá tan những dư tàn trong tâm
phân biệt của người
đệ tử, và mỗi cục đá trúng người ông đã mở những huyệt đạo bế tắc trong cơ thể ông. Trong hai tuần
kỳ diệu tiếp theo, những
hình ảnh của đồ hình đã không rời ông.
Bây giờ tôi sẽ cố đưa ra một vài
ý nghĩa Kiến là gì, nó ra sao khi đã trực ngộ
bản tâm, mặc dù thực sự thì không
ngôn từ phân biệt nào
mô tả được điều ấy.
Dudjom Rinpoche nói lúc đó giống như cất một cái mồng ra khỏi đầu bạn, thật là nhẹ nhõm khoáng đạt
vô biên. Đây là cái Thấy
tối thượng, thấy cái chưa từng thấy trước đây. Khi bạn “thấy được cái chưa từng thấy” thì mọi sự mở ra, trải rộng,
rõ ràng, đầy sức sống, lạ lùng, tươi mát. Nó như thể là một cái mái vừa bay khỏi tâm bạn hay một bầy chim
thình lình bay ra từ một cái tổ
đen tối. Mọi sự hạn cuộc
trong đời đều tan biến rơi rụng, “Như xé một dấu niêm phong,” người
Tây Tạng thường nói.
Tưởng tượng bạn đang ở trong một ngôi nhà trên đỉnh một ngọn núi cao
nhất thế giới.
Thình lình toàn thể ngôi nhà đã ngăn bít nhãn quan của bạn bấy lâu bỗng sụp đổ, làm cho bạn thấy được mọi sự vật
xung quanh trong và ngoài. Nhưng kỳ
thực không có vật gì để thấy; những gì xảy ra không thể
so sánh với bất cứ thường ngày; đấy là một sự “thấy”
toàn vẹn, đầy đủ, chưa từng có trước kia.
Dudjom Rinpoché bảo:
-
Kẻ thù nguy hiểm nhất của bạn đã trói bạn vào
vòng sinh tử từ vô lượng kiếp
đến nay, chính là sự
chấp thủ và cái bị
chấp thủ. Khi bậc thầy khai thị và bạn nhận được, thì hai thứ đó bị đốt sạch như lông chim trong ngọn lửa, không còn dấu vết.
Cả sự
chấp thủ và cái bị
chấp thủ, vật bị
chấp thủ và
con người chấp thủ được
giải phóng trọn vẹn từ
căn bản. Căn nguyên của
vô minh đau khổ hoàn toàn khô kiệt. Và mọi sự
xuất hiện như bóng trong gương,
trong suốt, long lanh và như
mộng huyễn.
Khi bạn
tự nhiên đạt đến trạng thái thiền định ấy, khởi hứng bởi Kiến, thì bạn có thể
an trú rất lâu, không
xao lãng, không cần
nỗ lực. Khi ấy không có gì gọi là “thiền định” để
bảo vệ giữ gìn, và bạn đang ở trong
trạng thái dòng
tuệ giác tự nhiên gọi là Rigpa. Và khi ở trong đó, thì bạn thấy nó vẫn luôn luôn như vậy rồi. Khi trí giác bản nhiên chiếu sáng, thì không một bóng tối
hoài nghi nào có thể còn lại, và một
tri kiến sâu xa,
toàn vẹn sinh khởi trực tiếp, không
nỗ lực.
Bạn sẽ thấy tất cả những
hình ảnh và
ẩn dụ tôi đã dùng, tan
hóa thành một
kinh nghiệm bao quát về
chân lý. Sự
sùng kính ở trong
trạng thái ấy, tâm
đại bi ở trong
trạng thái ấy, và tất cả
tuệ giác,
phúc lạc, sáng sủa,
vô tưởng, tất cả hòa nhập
với nhau,
liên kết với nhau thành một vị
duy nhất.
Lúc ấy là lúc
giác ngộ. Một năng khiếu hài hước
sâu xa tuôn phát từ trong tâm, khiến bạn
mỉm cười trước khái niệm
tư duy trật lất của mình bấy lâu về
tự tánh tâm như thế nào. Từ đấy phát sinh một
niềm tin không thể lay chuyển, một xác tín rằng “nó đây rồi”: Không còn gì khác để
tìm kiếm, không còn gì hơn thế để mà
hy vọng. Tính
chắc chắn của Kiến này là cái cần làm cho
sâu xa bằng cách
liên tục nhìn vào
tự tánh của tâm, nó cần được
an trú qua kỷ
luật thiền định.
THIỀN ĐỊNH
Thế thì
thiền định trong Dzogchen nghĩa là gì? Đấy chỉ là
an trú trong KIẾN không
xao lãng, một khi đã được khai thị. Dudjom Rinpoche
mô tả:
- Thiền là trú âm vào
trạng thái Tâm
bản lai (Rigpa), không hết thảy mọi tạo tác của tâm, trong khi
hoàn toàn buông xả, không
xao lãng cũng không
bám víu.
Vì người xưa đã nói rằng:
- Thiền không phải là
nỗ lực, mà
tự nhiên thấm vào trong đó.
Toàn thể mục đích của thiền trong pháp tu Dzogchen là
tăng cường và
an trú trạng thái Tâm bản nhiên (Rigpa), khiến cho nó phát triển
toàn vẹn. Cái
tâm bình thường theo tập quán, đầy những
dự phóng, thật là mãnh liệt
vô cùng. Nó cứ luôn luôn
trở lại, và tóm lấy ta một cách dễ dàng khi ta không chú ý, hoặc
xao lãng, Dudjom Rinpoche thường nói:
- Bây giờ tâm bản nhiên (Rigpa) của ta như một hài nhi bé bỏng bị
mắc kẹt trên một bãi chiến trường
vọng tưởng nổi lên rất mạnh.
Tôn muốn nói rằng
chúng ta khởi sự công việc “giữ em”, giữ cái Tâm bản nhiên ở trong môi trường
bảo đảm của
thiền định.
Nếu
thiền định chỉ là
tiếp tục dòng Tâm bản nhiên sau khi đã được khai thị, thì làm sao ta biết được lúc nào đó là Tâm bản nhiên, lúc nào không phải Tâm bản nhiên? Tôi đã hỏi Dudjom Rinpoche câu ấy, và Ngài đã
trả lời với sự giản dị
đặc biệt nơi Ngài:
- Nếu con ở trong tâm trạng không thay đổi, đó là Tâm bản nhiên.
Nếu
chúng ta không vẽ rắn thêm chân, lèo lài cái tâm bằng bất cứ cách nào, mà
an trú trong
trạng thái bất biến, sự
tỉnh giác thuần tịnh của nó, thì đấy là Tâm bản nhiên. Nếu có một sự gượng ép nào, một lèo lái nào, một
bám víu nào của ta, thì đó không phải là Tâm bản nhiên. Tâm bản nhiên là một
trạng thái trong đó không còn một
hoài nghi nào, thực sự không có cái tâm nào để
hoài nghi. Bạn thấy một cách trực tiếp. Nếu bạn ở trong
trạng thái ấy, thì một niềm vui, một xác tín
tự nhiên khởi lên cùng với Tâm bản nhiên, làm cho bạn biết.
Truyền thống Dzogchen là một
truyền thống cực kỳ
minh bạch, vì càng đi sâu càng có thể khởi lên
vọng tưởng vi tế, và cái đang cần là
tri kiến về
thực tại tuyệt đối. Ngay cả sau khi khai thị, vị thầy vẫn còn giải rõ
chi tiết những
trạng thái không phải là thiền Dzogchen và không được
lầm lẫn. Một trong những
trạng thái đó là, bạn trôi giạt vào “một cõi đất không thuộc về đâu”
trạng thái tâm trong đó không có
tư tưởng, không kí ức, một
trạng thái thờ ơ,
đen tối, chán chường, ở đó bạn chìm lại vào trong nền tảng của tâm
phàm tình. Trong
trạng thái thứ hai có một chút ít yên lặng và hơi sáng sủa, nhưng là một thứ yên lặng trầm trệ, vẫn còn vùi trong tâm
phàm tình. Trong một
trạng thái thứ ba, bạn cảm nghiệm một sự
vắng bóng tư tưởng, nhưng lại rơi vào
không gian trống rỗng lạ lùng. Trong một
trạng thái thứ tư, tâm bạn đi lang thang,
chạy theo những
tư tưởng,
dự phóng. Không có
trạng thái nào trong đấy là
thiền định thật sự, và
hành giả cần phải xem chừng một cách
thiện xảo để tránh bị lừa dối bằng những cách ấy.
Tinh yếu của hành thiền Dzogchen được
đề ra trong bốn điểm sau:
· Khi một niệm
quá khứ đã
chấm dứt mà niệm
vị lai chưa sanh,
trong khoảng hở đó giữa hai niệm, có phải là có một ý
thực tại, mới mẻ, nguyên sơ, không bị thay đổi bởi một tơ tóc khái niệm nào, thuần là một sự
tỉnh giác nguyên vẹn hay không?
Đấy! Tâm bản nhiên là thế đấy!
·
Tuy nhiên nó không ở mãi trong
trạng thái như vậy, bởi vì một niệm khác lại khởi lên, phải chăng?
· Nhưng nếu bạn không
nhận ra niệm ấy đúng như
bản chất nó (nghĩa là khi có tâm, thì
tự nhiên có
ý tưởng khởi lên. DG) ngay khi nó khởi, thì nó sẽ
trở thành một
ý tưởng khác, như trước. Đây gọi là “dây chuyền vọng tưởng”, và là nguồn gốc của
sinh tử.
· Nếu bạn có thể nhận chân được
bản chất thật sự của
ý tưởng (niệm) ngay khi nó khởi lên, và cứ
để yên nó đừng
theo đuổi thêm, thì bất cứ
ý tưởng nào khởi lên đều tự động tan
trở lại vào
trong khoảng bao la của Tâm bản nhiên, và
được giải thoát.
Đương nhiên, cần cả
một đời tu tập mới hiểu và nhận chân được tính
phong phú và vĩ đại của bốn điều giản dị mà
thâm sâu này. Ở đây tôi chỉ có thể cho bạn nếm qua một chút vị của cái khoáng đạt của thiền Dzogchen là như thế nào.
Có lẽ điểm quan trọng nhất là Dzogchen
trở thành một dòng
liên tục của Tâm bản nhiên, như một con sông chảy
liên tục ngày đêm không
gián đoạn.
Dĩ nhiên đây là
trạng thái lý tưởng, vì sự
an trú vào kiến một cách không
xao lãng ấy, sau khi được khai thị và nhận chân – chính là phần thưởng của nhiều năm
tu tập kiên trì.
Thiền Dzogchen rất
hiệu lực trong công việc xử lý những
sanh khởi của tâm và có cái nhìn độc đáo về những
sanh khởi ấy. Mọi sự
khởi tâm đều được thấy trong
bản chất thật của chúng, nghĩa là không rời Tâm bản nhiên và không chống chọi với nó, mà kỳ
thực không gì khác hơn – và điều này rất quan trọng – là những tia tự chiếu của Tâm bản nhiên, những biểu hiện
năng lực của nó.
Giả sử bạn thấy mình ở trong một
trạng thái yên lặng
sâu xa; thông thường
trạng thái ấy không kéo dài, một
ý niệm, một chuyển động luôn luôn khởi lên, như sóng trong biển. Đừng chối bỏ sự chuyển động hay
đặc biệt ôm lấy sự yên tĩnh, mà cứ
tiếp tục dòng hiện trú
thuần túy ấy của tâm bạn.
Trạng thái an bình lan khắp của
thiền định ấy chính là Tâm bản nhiên, mọi sự khởi lên trong
tâm không gì khác hơn là tâm ấy chiếu ra. Đây là trái tim, là nền tảng của
pháp hành thiền Dzogchen. Một cách để tưởng tượng điều này là, như thể bạn đang cỡi trên tia
mặt trời để
trở về mặt trời. Bạn
theo dõi ngay những niệm khởi
trở về căn nguyên của chúng, nền tảng Tâm bản nhiên. Khi bạn
thể hiện sự
bền vững của kiến, thì bạn không còn bị
đánh lừa và chia trí bởi bất cứ gì
sanh khởi, và do đó không thể làm mồi cho
vọng tưởng.
Dĩ nhiên trong biển có sóng to, sóng nhỏ; có những
cảm xúc mạnh kéo đến như
giận dữ,
dục vọng, ganh tị.
Hành giả thực thụ sẽ nhận chân những thứ này không
phải quấy rầy hay
chướng ngại, mà là một cơ hội lớn.
Phản ứng lại những
sinh khởi như thế với khuynh hướng thông thường là
chấp nhận và chối bỏ chính là dấu hiệu
chứng tỏ không những bạn chia trí, mà còn không
nhận ra được, và đã mất dấu Tâm bản nhiên.
Phản ứng lại những
cảm xúc bằng cách đó thì chỉ làm cho chúng có thêm
năng lực, và
trói buộc chúng ta chặt chẽ hơn vào dây xích
vọng tưởng.
Bí quyết lớn của Dzogchen là nhìn suốt những
cảm xúc khi chúng khởi lên, để thấy mặt thực của chúng là biểu hiện
sống động như hiện chớp của chính
năng lực Rigpa, Tâm bản nhiên. Khi bạn tập dần cách làm này, thì ngay cả những
cảm xúc rầy rà nhất cũng không thể tóm lấy bạn, mà tan biến như sóng lớn dậy lên rồi lùi lại và chìm vào
đại dương yên tĩnh.
Hành giả khám phá – và đây là một cái nhìn
đảo lộn, mà sự
vi tế và
năng lực của nó không thể suy lường - rằng không những
cảm xúc mạnh không thể kéo bạn đi, lôi bạn
trở lại vào dòng nước xoáy của sự thác loạn trong bạn, mà chúng có thể thực sự hữu ích để
đào sâu, làm mạnh thêm,
tăng cường Rigpa,
trạng thái Tâm bản nhiên.
Năng lực vũ bão trở thành nguyên liệu để
nuôi dưỡng cái
năng lượng đã được
đánh thức của Tâm bản nhiên.
Cảm xúc càng mạnh, càng bốc lửa, thì
trạng thái Tâm bản nhiên càng được
tăng cường. Tôi thấy rằng
phương pháp độc đáo này của Dzogchen có mãnh lực ghê gớm để giải tỏa ngay cả những
vấn đề tâm lý và
cảm xúc đã ăn sâu, thâm căn cố đế.
Bây giờ tôi xin đưa ra cho bạn một lối
giải thích giản dị về tiến trình này
hoạt động ra sao. Điều này sẽ
vô giá về sau, khi ta xét đến những gì xảy ra vào lúc chết.
Trong Dzogchen,
bản chất nội tại
tự nhiên của mọi sự gọi là “Ánh sáng căn bản” hay “Ánh sáng Mẹ.” Nó lan khắp lĩnh vực
kinh nghiệm của
chúng ta, và bởi thế cũng là
bản chất nội tại của những
tư tưởng và
cảm xúc khởi lên trong tâm ta nữa, mặc dù
chúng ta không
nhận ra điều đó. Khi bậc thầy khai thị cho
chúng ta bản tính chân thật của tâm, tức là
trạng thái Rigpa hay Tâm bản nhiên, thì điều ấy giống như thầy cho ta một cái chìa khóa. Trong Dzogchen
chúng ta gọi chìa khóa ấy - sẽ mở cho
chúng ta đến
tri kiến toàn vẹn – là “Ánh sáng đạo lộ” hay “Ánh sáng con.”
Ánh sáng
căn bản và ánh sáng đạo lộ
thực ra chỉ là một, nhưng vì
mục đích giảng dạy mà được phân ra như thế. Nhưng một khi có được chìa khóa Ánh Sáng Đạo Lộ nhờ sự khai thị của bậc thầy, thì ta có thể
sử dụng nó
tha hồ để mở vào cánh cửa
Bản tánh tự nhiên của
thực tại. Sự mở cửa này được gọi theo Dzogchen là “Gặp gỡ giữa Ánh sáng
Căn bản và Ánh sáng Đạo lộ” hay “Mẹ con gặp gỡ.” Nói cách khác là, vừa khi một
ý tưởng hay
cảm xúc khởi lên, Ánh sáng Đạo lộ - Rigpa -
nhận ra ngay
bản chất của nó, tính nội tại của nó, là Ánh sáng
Căn bản. Trong giây phút
nhận ra nhau ấy, hai ánh sáng tan hòa vào nhau,
tư tưởng và
cảm xúc được
giải phóng ngay tại nền tảng của nó.
Điều cốt yếu là kiện toàn sự tập luyện hội nhập hai ánh sáng này và giải tỏa những
móng tâm động niệm ngay khi đang sống, bởi vì, điều xảy ra vào lúc chết, với tất cả
mọi người là: Ánh sáng
căn bản xuất hiện trong vẻ huy hoàng rộng lớn, và
mang theo nó một cơ hội để
giải thoát hoàn toàn - nếu, và chỉ nếu - bạn đã biết làm thế nào để
nhận ra nó.
Có lẽ đến đây, điều
rõ ràng là sự tan hòa hai ánh sáng và tự hóa giải mọi
ý tưởng cảm xúc, chính là
thiền định ở tầng
sâu xa nhất của nó. Kỳ thực thì danh từ “thiền định” quả không
thích hợp với
pháp hành trì Dzogchen, vì
thiền định bao hàm sự
tư duy về một cái gì, mà trong Dzogchen thì tất cả chỉ là và luôn luôn là Tâm bản nhiên. Bởi thế không có
vấn đề một
sự thiền định tách rời với sự
an trú cái
hiện diện thuần túy của Tâm bản nhiên.
Danh từ
duy nhất có thể
diễn đạt được cái này là không-thiền. Trong
trạng thái ấy, theo lời các bậc thầy, dù bạn có đi tìm
vọng tưởng cũng không còn sót lại cái nào. Cho dù bạn muốn kiếm một hòn sỏi
bình thường trên một hòn đảo vàng ngọc, thì bạn cũng không cách nào tìm được. Khi Kiến đã
hiện diện liên tục,
dòng Tâm bản
nhiên không gián đoạn, sự hòa nhập hai Ánh sáng là
tự nhiên,
liên tục, thì mọi
vọng tưởng khả hữu đều được giải tỏa ngay tại gốc của nó, và
toàn thể nhận thức của bạn khởi lên
liên tục là Tâm bản nhiên.
Những bậc thầy
nhấn mạnh rằng muốn ổn
định Kiến trong
thiền định, cốt yếu trước hết là
hoàn tất sự luyện tập này trong một khung cảnh
đặc biệt của
nhập thất, ở đấy mọi
điều kiện thuận lợi đều sẵn có. Còn ở giữa sự
tán loạn rộn ràng của
thế gian, thì dù bạn có thiền bao nhiêu,
kinh nghiệm thực thụ cũng không phát sinh được trong tâm bạn.
Thứ hai, mặc dù trong Dzogchen không có sự khác biệt giữa thiền và
đời sống thường nhật, song khi bạn chưa có được sự
an trú thực
vững vàng nhờ
thiền tập vào những thời khóa
hẳn hoi, thì bạn không thể nào hội nhập
tuệ giác của
thiền định vào
kinh nghiệm hàng ngày.
Thứ ba, ngay cả khi bạn
thực hành, bạn có thể
an trú dòng
tương tục Tâm bản nhiên với
niềm tin của Kiến; nhưng nếu bạn không thể
tiếp tục dòng ấy vào mọi lúc và mọi tình huống, hòa lẫn sự
tu tập với
đời sống hàng ngày của bạn, thì nó sẽ không làm phương thuốc cứu bạn được, mỗi khi
hoàn cảnh khó chịu khởi lên, và bạn sẽ bị
ý tưởng,
cảm xúc dẫn cho lạc vào
mê vọng.
Có
câu chuyện thú vị về một
hành giả Dzogchen sống không khoe khoang, nhưng lại có một đám đông
đồ đệ. Có một thầy tu rất kiêu hãnh về học vấn
đa văn của mình, đâm ra ganh tị với
hành giả mà ông ta biết là không đọc sách nhiều. Ông ta nghĩ:
- Sao một người tầm thường như thế dám dạy đệ tử? Sao y dám tự xưng thầy? Ta sẽ đến thử
tri kiến của y, cho lộ cái sự
giả dối của y, và làm nhục y
trước mặt đệ tử, để bọn này bỏ y mà theo ta.
Bởi vậy y đến viếng vị
hành giả, và hỏi với vẻ khinh miệt:
- Này đồng bạn Dzogchen, có phải ông chỉ có thiền mà thôi không?
Vị
hành giả trả lời một câu
hoàn toàn bất ngờ:
- Có gì để thiền?
Vị
học giả nói một cách
đắc thắng.
- Thế thì ông không
thiền định gì cả sao?
Vị
hành giả đáp.
- Nhưng có bao giờ tôi
tán loạn đâu?
HÀNH
Khi sự
an trú trong Tâm bản nhiên trở nên một
thực tại, thì nó bắt đầu
thấm nhuần sự sống và hành động hàng ngày của
hành giả,
nuôi dưỡng một sự ổn định và
niềm tin sâu xa. Dudjom Rinpoché nói:
- Hành có nghĩa là thật sự
ngắm nhìn những
ý tưởng của chính bạn, xấu hay tốt, nhìn suốt
bản chất thực sự của bất cứ
ý tưởng nào có thể khởi lên, không
truy tầm quá khứ cũng không mời gọi tương lai, không để cho tâm
bám víu vào một
kinh nghiệm hạnh phúc, cũng không để nó tràn ngập bởi những
tình cảnh đau buồn. Khi làm như vậy, bạn cố
đạt đến và
an trú trong
đại xả, trong đó mọi sự tốt xấu, an nguy đều không có lai lịch gì
chân thực.
Sự trực ngộ Kiến một cách
tinh vi toàn triệt, sẽ thay đổi cái nhìn của bạn đối với sự vật. Càng ngày tôi càng nhận rõ rằng chính
ý tưởng và khái niệm đã
ngăn cản không để cho
chúng ta luôn
an trú trong
tuyệt đối. Bây giờ tôi mới hiểu vì sao thầy tôi thường dạy: “Hãy
cố gắng đừng tạo ra quá nhiều
hy vọng hay lo sợ”, vì chúng chỉ tổ gây thêm sự
bám víu trong tâm. Khi Kiến có mặt, thì những
ý tưởng được nhìn thấy đúng như
bản chất chúng, đó là phù du,
trong suốt, và chỉ có
tính cách tương đối. Bạn thấy suốt mọi sự một cách trực tiếp, như thể là bạn có con mắt X-quang. Bạn không
bám víu cũng không
xua đuổi những
ý tưởng cảm xúc, mà chào đón tất cả chúng
trong vòng ôm lớn rộng của Tâm bản nhiên. Những gì mà trước đây bạn coi là rất quan trọng - những
tham vọng,
kế hoạch,
mong đợi,
hoài nghi,
đam mê – không còn khống chế bạn một cách
sâu xa nữa, vì
chánh kiến đã giúp bạn thấy được cái trống rỗng,
phi lý của tất cả
chúng nó, nhờ vậy phát sinh trong bạn một
tinh thần từ bỏ thật sự.
An trú trong
niềm tin và ánh sáng của Tâm bản nhiên làm cho những
ý tưởng cảm xúc của bạn được giải tỏa một cách
tự nhiên không cần
nỗ lực, vào trong
không gian rộng lớn của
Tự Tính tâm, giống như là viết chữ trên nước hay vẽ trên nền trời. Nếu bạn thật sự
tu tập như thế đến chỗ
toàn vẹn, thì nghiệp không còn cơ hội để
tích lũy, và trong
trạng thái buông xả hoàn toàn ấy,
định luật nhân quả trong vòng nghiệp báo không còn cách nào
trói buộc bạn.
Đừng tưởng điều ấy dễ. Thật
vô cùng gay go để
an trú không
xao lãng trong
Tự tánh của tâm, dù chỉ trong chốc lát, chứ đừng nói đến giải tỏa một
ý niệm hay
cảm xúc ngay khi nó
sinh khởi.
Chúng ta thường cho rằng chỉ vì mình hiểu được một điều gì trên
phương diện tri thức, hoặc tưởng mình đã hiểu, mà việc ấy có nghĩa rằng mình đã thật sự đạt ngộ. Đấy là một
ảo tưởng lớn lao.
Cần phải có sự chín mùi,
thuần thục của sự
tu tập, qua nhiều năm học lắng nghe,
tư duy,
quán tưởng,
thiền định và
thực hành kiên trì. Và nhất là sự
thực hành Dzogchen luôn luôn cần sự hướng dẫn và khai đạo của một bậc thầy
đủ tư cách.
Nếu không, thì sẽ có một mối nguy mà
truyền thống này gọi là “Kiến nuốt mất Hành.” Một
giáo lý cao siêu mãnh liệt như Dzogchen kéo theo một nguy cơ
trầm trọng. Khi tự lừa dối mình - tưởng mình đã
giải thoát hết
tư tưởng cảm xúc, mà kỳ thực
tuyệt nhiên bạn chưa có khả năng làm chuyện ấy; hoặc tưởng mình đang hành động một cách
tự nhiên như
thiền sư Dzogchen thực thụ - thì bạn chỉ có đang
kết nạp,
tích lũy vô số ác nghiệp. Như Padmasambhava nói, và điều này tất cả
chúng ta đều nên có, là:
- Mặc dù Kiến ta
bao la như bầu trời.
Mà hành động và niềm
tôn kính đối với
nhân quả nơi ta nhỏ nhiệm,
vi tế như
hạt bụi.
Những bậc thầy trong
truyền thống Dzogchen vẫn thường
nhấn mạnh rằng,
nếu không hoàn toàn quen thuộc một cách
sâu xa với “tinh yếu và
phương pháp tự giải thoát” nhờ
thực tập lâu dài, thì thiền “chỉ có đi sâu thêm vào
con đường hư vọng.” Điều này có vẻ
gay cấn, nhưng thực sự là thế, bởi vì chỉ có nhờ
liên tục tự giải tỏa
tư tưởng mới thực sự
chấm dứt được sự
thống trị của
hư vọng và
che chở bạn khỏi ngụp lặn trong
đau khổ và loạn
thần kinh.
Nếu không có
phương pháp tự giải tỏa, thì bạn sẽ không thể nào chống chọi những
bất hạnh và
hoàn cảnh xấu mỗi khi gặp phải; và dù có
thiền định, bạn vẫn bị những
cảm xúc mạnh như
giận dữ,
ham muốn hoành hành. Mối nguy hiểm của những loại thiền khác không theo
phương pháp này là, chúng
trở thành giống như “thiền định của
chư thiên,” dễ dàng lạc vào
trạng thái đăm chiêu
trịnh trọng, hoặc xuất thần
thụ động, hoặc trống rỗng “ngoan không”, không thứ nào trong đây tấn công và đánh tan
vọng tưởng tận gốc rễ.
Bậc thầy Dzogchen vĩ đại, Vimalamitra nói về những cấp độ của tính
tự nhiên trong
sự giải thoát này một cách
minh bạch nhất: Lúc mới làm chủ được
công phu này,
sự giải thoát xảy ra
đồng thời với sự
sanh khởi, giống như
nhận ra người quen trong đám đông. Khi
thuần thục đi sâu vào
công phu, thì
giải thoát xảy ra
đồng thời với sự khởi lên những
ý tưởng và
cảm xúc, như một con rắn mở ra những khoanh cuộn tròn của nó. Và trong
trạng thái cuối cùng của sự làm chủ
pháp môn này, thì
giải thoát ví như một
kẻ trộm đi vào ngôi nhà trống, dù cái gì khởi lên cũng không có hại hay có lợi gì cho một
hành giả thực thụ.
Ngay cả trong một
hành giả Dzogchen cao cấp nhất,
nỗi buồn niềm vui,
hy vọng sợ hãi vẫn còn nổi lên như trước. Cái khác nhau giữa một người thường với một
hành giả là cái cách họ nhìn những
cảm xúc của họ và
phản ứng đối với những
cảm xúc đó. Một người thường sẽ
theo bản năng mà
chấp nhận hay chối bỏ ngay những
cảm xúc, và thế là khởi dậy
ràng buộc hoặc
chán ghét, kết quả là
tích lũy thêm
ác nghiệp. Nhưng một
hành giả Dzogchen thì
nhận ra mọi sự khởi lên trong
trạng thái trong sáng tự nhiên của nó, không để cho sự
chấp thủ khởi lên trong
nhận thức của mình.
Dilgo Khientse Rinpoche
mô tả một
hành giả lang thang qua một khu vườn. Ông
hoàn toàn tỉnh giác trước vẻ đẹp huy hoàng của những đóa hoa,
thưởng thức màu sắc,
hình dáng, mùi hương của chúng. Nhưng không có dấu vết nào của sự
bám víu ở nơi ông, hay bất cứ một “hậu ý” nào trong tâm. Như Dudjom Rinpoche nói:
- Bất cứ
nhận thức gì khởi lên, bạn hãy nên làm như một đứa trẻ
đi vào một ngôi chùa
trang hoàng lộng lẫy. Nó nhìn mà sự
bám víu tuyệt nhiên không
đi vào nhận thức của nó. Cứ thế, bạn để mọi sự vật ở nguyên trong
trạng thái mới mẻ,
tự nhiên,
sống động,
vô nhiễm của nó. Khi bạn để mọi sự ở nguyên
trạng thái nó, thì
hình dáng nó không thay đổi, màu sắc của nó không phai nhạt, vẻ sáng sủa của nó không biến mất. Bất cứ gì xảy đến không bị
ô nhiễm bởi
chấp thủ nào, bởi thế tất cả gì bạn thấy đều khởi lên như là
tuệ giác trần trụi của (Rigpa) Tâm bản nhiên, và vốn là sự bất khả phân của ánh sáng và
hư không.
Sự hài hòa,
tin tưởng, sự
trong sáng khoáng đạt,
sức mạnh và tính hài hước
sâu xa, niềm xác tín khởi lên do sự
trực nhận chánh kiến về Tâm bản nhiên, là kho tàng vĩ đại nhất của
cuộc đời, là
hạnh phúc tối thượng, mà một khi đã
đạt đến, thì không gì có thể
phá hủy, ngay cả cái chết. Didgo Rinpoche nói:
- Một khi bạn đã có
chánh kiến, thì dù cho những
nhận thức lừa dối của
sinh tử vẫn còn khởi lên trong tâm, bạn vẫn như bầu trời: khi một cầu vồng
xuất hiện trước mặt, nó cũng không lấy làm
hãnh diện, mà khi mây mù
xuất hiện, nó cũng không lấy làm
buồn bực. Có một
cảm giác sâu xa về sự
hài lòng. Bên trong bạn cười thầm khi thấy
mặt tiền của
niết bàn và
sinh tử.
Chánh kiến làm cho bạn luôn luôn
vui vẻ, một nụ cười
hàm tiếu luôn nở trong tâm.
Dudjom Rinpoche nói:
- Khi đã thanh lọc
ảo tưởng lớn, bóng đen của
tâm thức, thì
tia sáng của
mặt trời không bị ngăn bít cứ
liên tục chiếu ra.
Người nào để trong tâm, sự chỉ dạy trong quyển sách này về Dzogchen và
thông điệp của nó về sự chết, thì sẽ được gợi
cảm hứng để đi tìm, tìm được và
đi theo một bậc thầy có
tư cách, và khởi sự dấn mình vào
công phu tu tập.
Trọng tâm của
công phu Dzogchen là hai việc luyện tập Trekcho và Togal, tối cần cho sự thấu hiểu
sâu xa về những gì xảy ra trong các giai đoạn
trung gian (Bardo). Ở đây tôi chỉ có thể cho một
dẫn nhập sơ lược nhất về hai pháp ấy. Sự
giải thích toàn vẹn chỉ được làm bởi một bậc thầy đối với
môn đệ, khi người
đệ tử đã
hoàn toàn nhiệt tâm theo
giáo lý, và đã đến một giai đoạn
tu tập nào đó. Điều tôi đã
giải thích trong chương này. “Tinh yếu
sâu xa,” chính là trái tim của sự
thực hành Trekcho.
Trekcho có nghĩa là cắt ngang
vọng tưởng một cách trực tiếp, mạnh mẽ và toàn triệt.
Vọng tưởng được cắt đứt cốt yếu là nhờ
năng lực của Kiến về tâm bản nhiên, như một con dao cắt
xuyên qua một thỏi bơ hay một
lực sĩ Karate chặt một chồng gạch.
Toàn thể lâu đài
vọng tưởng sụp đổ như thể
nền móng của nó bị giựt sập.
Vọng tưởng bị cắt đứt và sự
trong sáng nguyên thủy, tính giản dị
tự nhiên của Tâm bản nhiên được
hiển bày.
Chỉ khi bậc thầy xác định bạn đã có
căn bản trong sự
thực hành Trekcho thì vị ấy mới khai thị cho bạn pháp tu nâng cấp gọi là Togal.
Hành giả Togal làm việc trực tiếp với Điểm
Linh Quang nội tại, “hiện trú một cách
tự nhiên,” trong mọi
hiện tượng; dùng những
công phu đặc biệt và rất
hiệu lực để làm
hiển lộ nó ở ngay trong
tâm hành giả.
Togal có
đặc tính là sự trực ngộ tức khắc
đồng thời. Thay vì phải băng qua một
dãy núi để
đạt đến chóp đỉnh của một ngọn núi đằng xa,
phương pháp Togal sẽ là nhảy một cái tới ngay đích.
Hiệu quả của Togal là giúp cho người ta
thực hiện mọi khía cạnh khác nhau của
Tuệ Giác nội tâm ngay trong
một đời này. Bởi vậy nó được
xem như phương pháp độc đáo
phi thường của Dzogchen. Nếu Trekcho là
trí tuệ của Dzogchen, thì Togal chính là
phương tiện thiện xảo của nó.
Pháp môn này cần một kỉ luật lớn lao, và thông thường được luyện tập trong môi trường
nhập thất.
Tuy nhiên cần
nhấn mạnh lần nữa rằng
con đường Dzogchen chỉ có thể được theo dưới sự hướng dẫn trực tiếp của mộc bậc thầy
đủ tư cách. Đức Dalai Lama đã nói:
- Một điều bạn cần nhớ kỹ, là sự
thực hành những
pháp môn thuộc
thiền đốn ngộ như Trekcho và Togal, chỉ có thể được
hoàn tất dưới sự
chỉ dẫn của một bậc thầy có
kinh nghiệm, và nhờ nhận được
cảm hứng và
ban phước của một người đã
chứng ngộ pháp môn này.
THÂN THỂ CẦU VỒNG
Qua những
công phu cao cấp về Dzogchen này, những
hành giả đã
hoàn tất sự
tu tập có thể đưa
cuộc đời họ đến một
kết thúc phi thường và
vinh quang. Khi chết, họ có thể làm cho cơ thể mình tan hòa
trở lại trong
tinh chất ánh sáng của
tứ đại đã tạo ra nó, và kết quả là cơ thể
vật chất họ tan thành ánh sáng và biến mất
hoàn toàn. Tiến trình này gọi là “thân thể cầu vồng” hay “thân thể ánh sáng,” vì sự tan rã cơ thể thường xảy ra
đồng thời với sự
xuất hiện tự nhiên của ánh sáng và cầu vồng. Những mật điểm Dzogchen xưa cổ và trước tác của các bậc thầy vĩ đại
phân biệt rõ ràng các loại khác nhau của
hiện tượng lạ lùng này, vì đã có một thời việc ấy xảy ra
nếu không phải
bình thường thì cũng khá
thường xuyên. Thông
thường một người khi
biết thân mình sắp thành ánh sáng cầu vồng, sẽ
yêu cầu được đặt thi thể trong một cái phòng hay lều, đừng động tới trong bảy ngày. Vào ngày thứ tám người ta chỉ thấy tóc và móng là
bất tịnh duy nhất của cơ thể còn để lại. Điều này có thể khó tin đối với
chúng ta ngày nay, nhưng
lịch sử truyền thừa của Dzogchen đầy những
trường hợp cá nhân đã chứng được thân cầu vồng, và Dudjom Rinpoche thường nói đây không phải chỉ là chuyện
lịch sử quá khứ. Trong số nhiều
trường hợp, tôi xin đơn cử một
trường hợp gần đây nhất mà tôi có
liên hệ mật thiết. Vào năm 1952 ở miền đông
Tây Tạng, có một vụ
nổi tiếng về
thân thể biến thành ánh cầu vồng được nhiều người
chứng kiến. Người
đạt được chuyện ấy là Sonam Namgyal,
thân phụ của thầy tôi và là anh của Lama Tseten, người có cái chết tôi đã
mô tả ở đầu sách này.
Ông là một
con người bình dị khiêm cung, làm nghề đẻo đá dạo, khắc những câu
thần chú và kinh lên đá. Một vài người nói hồi còn trẻ ông đã từng làm thợ săn, và đã
thụ giáo với một bậc thầy vĩ đại. Không ai biết
sự thật ông là một
hành giả, ông quả là một vị tu
mật hạnh. Một
thời gian trước khi chết, người ta trông thấy ông lên trên một đỉnh núi và cứ ngồi im lìm giữa nền trời, mắt nhìn vào không trung. Ông tự đặt ra những bài
thánh ca để tụng đọc thay vì đọc những bài
cổ truyền. Không ai biết ông đang làm gì. Rồi ông ngã bệnh hay dường như thế, nhưng lạ thay ông càng có
vẻ sung sướng hơn. Khi bệnh tình trở nặng,
gia đình ông thỉnh các bậc thầy và mời
bác sĩ. Con trai ông dặn ông nên nhớ lại tất cả những
giáo lý mà ông đã được nghe. Ông chỉ
mỉm cười bảo:
- Ta đã quên tuốt luốt rồi. Vả lại chẳng có gì để mà nhớ. Mọi sự đều
huyễn ảo, nhưng ta tin tất cả đều
tốt đẹp.
Ngay trước khi chết, vào năm ông 79 tuổi, ông nói:
- Tôi chỉ
yêu cầu một chuyện là khi tôi chết, hãy để thi hài tôi
yên ổn đừng động chạm trong một
tuần lễ.
Khi ông chết,
gia đình quàng thây ông và thỉnh các vị
tu sĩ,
lạt ma đến
hành lễ cho ông. Họ đặt thi thể ông vào một phòng nhỏ trong nhà, và họ không
thể không để ý rằng mặc dù
bình thường ông cao lớn, lúc bấy giờ họ đưa ông vào đó rất dễ dàng, như thế là người ông
thu nhỏ lại.
Đồng thời có ánh sáng cầu vồng tỏa khắp
xung quanh nhà. Vào ngày thứ sáu, khi nhìn vào căn phòng, người ta thấy thi thể ông càng
rút lại thêm nữa. Ngày thứ tám sau khi ông chết, buổi sáng vào giờ làm tang lễ, những người phu đến để nhặt xác ông. Khi mở những vải liệm ra, họ không thấy gì
ngoài ra là tóc và móng của người đã chết.
Thầy tôi Jamyang Khyentse bảo đem những di vật này đến cho ngài xem, và ngài đã
xác nhận đấy là một
trường hợp của
thân thể biến thành ánh sáng cầu vồng.
--------------------------------------------------------------------------------
[1] Ngondro chia làm hai phần. Chuẩn bị bên ngoài, gồm
quán sát bốn việc
thân người khó được,
vô thường,
nghiệp báo và khổ
sinh tử, và chuẩn bị bên trong, gồm
quy y,
phát tâm bồ đề, Tịnh hóa
Kim cương tát đỏa hay
sám hối, dâng hiến Mandala, và
cuối cùng là
pháp Đạo sư
Du già,
tiếp theo bằng pháp
Chuyển di tâm thức hay Phowa, và
hồi hướng.