● Về Một Hướng Đi Của Phật Giáo Việt Nam

16/02/201212:00 SA(Xem: 8109)
● Về Một Hướng Đi Của Phật Giáo Việt Nam

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO 

PHẬT GIÁO TRONG THỜI ĐẠI MỚI
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức

Về một hướng đi của Phật giáo Việt Nam 
HT.TS. Thích Mãn giác, Hoa Kỳ 

Kính thưa chư liệt vị,

Tôi chân thành kính gửi đến chư liệt vị tham dự khóa hội thảo hôm nay lời chào mừng nồng nhiệt nhất của một sa môn, và kính nhờ quý vị chuyển đến toàn thể Phật giáo đồ Việt Nam, đồng bào Việt Nam, Nhà Nước Việt NamPhật tử cùng quần chúng toàn cầu lời cầu chúc thường tinh tấn và an lạc

Độc lập thống nhất được phục hồi hơn 30 năm, bằng chiều dài của hai cuộc chiến dành độc lập cho tổ quốc. Đất nước đang có dấu hiệu khởi sắc, do đó cuộc hội thảo với chủ đề Cơ DuyênThử Thách của PGTG Trong Thời Đại Toàn Cầu trước tiên là một cố gắng đóng góp có ý nghĩa cho biểu hiện khởi sắc này. 

Xin quý vị hỷ xả cho vì điều kiện sức khoẻ và tuổi tác không cho phép tôi trực tiếp tham dự khóa hội thảo mà chúng tôi thiết nghĩ thế nào cũng có ảnh hưởng đối với hiện tại và tương lai của Phật giáo Việt NamPhật giáo thế giới trong hạnh nguyện xây dựng và bồi đắp nền an lạc hòa bình cho chúng sinh

Để đáp lại tấm thịnh tình của ban tổ chức, và lòng kính ái của Phật tử VN cách trở, chúng tôi xin có một vài đóng góp đơn sơ với cuộc hội thảo này.

1. Thứ nhất, kiên trìtinh tấn bám sát con đường Đấng Từ Phụ đã đi. Qua những thời kinh nhật tụng, chúng ta thường chỉ thấy Phật ngồi Phật nằm mà quên rằng, gần nửa thế kỷ trụ thế, Phật là một kẻ lữ hành, luôn luôn lên đường. Kinh nghiệm đó cho chúng ta hai bài học. 

1.1. Một, bất hành bất thực. Phật và thánh chúng phải ôm bình bát đi xin mới có ăn. 

1.2. Hai, Phật đích thân đến với quần chúng chứ không ngồi đợi quần chúng tìm đến Phật. Phật tìm đến quần chúng để được quần chúng bố thí thức ăn quần áo thuốc thang, và để tạo cơ duyên cho Phật và thánh chúng bố thí giáo pháp lại cho quần chúng. Nhờ tinh thần có qua có lại tiên khởi đó mà đạo tràng chùa chiền tự viện mới không trở thành những hải đảo xa lánh hồng trần và các Trưởng Tử Như Lai không hành xử như những chủ quán, ngồi một chỗ chờ khách hàng tới để thù tiếp mà kiếm lợi, hay như những người lính đứng trong pháo đài lâu lâu lại kêu lên Pháp Nạn! Pháp Nạn! Đó là bài học đầu tiên chúng ta cần suy gẫm để rút tỉa hệ luận cho Phật sự

2. Thứ hai, nhân loại luôn luôn bày chuyện để làm khó dễ nhau. Xung đột ý thức hệ hơn nửa thế kỷ vừa tan vỡ theo bức tường Bá Linh chưa được mười năm thì mối hận thánh chiến được hà hơi tiếp sức cho sống lại. Vì hai bên xung đối không chịu không lấy ân báo oán mà chỉ lấy mắt đổi mắt, răng đền răng nên tương lai biết đâu có thể có những vùng sẽ chỉ còn những người mù húp cháo, vì bị gãy hết răng, móc hết mắt để làm sáng danh Đấng Tối Cao. Đạo làm cho người gần nhau, nhưng người lại làm cho đạo trở thành tử thù. Cho nên, dù Phật giáo đang xuất hiện như một liều thuốc giải cho căn bệnh thời đại, một hi vọng cho tình huống tuyệt vọng của nhân loại đang tấp tễnh bước vào thế kỷ 21, chúng ta cũng nên để ý đến hai điều này để cho liều thuốc giải đó được hiệu dụng hơn. Hai điều đó là, 

2.1. Một, Phật giáo không phải là một tôn giáo theo định nghĩa thông thường của Tây phương. Người Tây phương đã dùng chữ Buddhism hay Bouddhisme để chỉ đạo Phật, để bảo đạo PhậtPhật giáo tương tự như Catolicism [Kytô giáo], Christianism [Thiên Chúa giáo], Judaism [Do thái giáo], Islamism [Hồi giáo]... nghĩa là những định chế chỉ tồn tại bằng những tín điều tuyệt đối và một Đấng Tối Cao toàn năng toàn thiện toàn mỹđại diện toàn quyền của Đấng Tối Cao ấy ở trần gian. Đạo Phật với tự lực giải thoát, với khuyến cáo tự thắp đuốc lên mà đi, với tính Khôngvong ngôn lự tuyệt chắc hẳn không thể nào đứng sắp hàng với các tôn giáo thần quyền tuyệt đối đó. Cho nên, người Phật tử, nhất là các Trưởng Tử Như Lai phải tinh tấn cảnh giác giải hoặc để khỏi thấy sang bắt quàng làm họ mà liên tôn hầu mong được ngang hàng với các tôn giáo bạn. 

2.2. Hai, dù đạo Phật có thể là một phương thuốc của thời đại, nhưng chúng ta cũng đừng quên những biến động chính trị và tôn giáo đang xảy ra ở Thái Lan, Sri Lanka, Miến Điện và Nepal là những xứ mà đạo Phậttuyệt đại đa số, để thấy rằng muốn cho đạo Phật trở thành phương thuốc hòa bình thì người Phật tử phải tinh tấn cảnh giáccố gắng nhiều hơn nữa.

3. Thứ ba, người Phật tử Việt Nam phải gia tâm học tập bài học dấn thân hiện đại hóa đạo Phật khởi phát gần như song hành với phong trào cách mạng trong những thập niên đầu thế kỷ trước. Không có quá trình đổi mới hiện đại hóa đó thì cũng không có biến cố 1963, không có biến cố 1963 thì cũng không có Phật giáo hôm nay. Sợi chỉ xuyên suốt quá trình đổi mới hay hiện đại hóa đó là quyết tâm tạo cơ duyên, và dành lấy cơ duyên để phục vụ dân tộc trong ánh sáng của đạo phápphục vụ đạo pháp trong điều kiện khế hợp của dân tộc. Uống nước nhớ nguồn, người Phật tử, nhất là các Trưởng Tử Như Lai quyết ghi nhớ và học tập kinh nghiệm, sự nghiệp và những hi sinh của các Tăng Ni Phật tử trong suốt quá trình hiện đại hóa đó.

Điều tôi tâm nguyện nhắc nhở ở đây là không có cuộc vận động năm 1963 thì đạo Phật ngàn năm đã trở thành một tổng hội tương tế của những ông thầy cúng chỉ biết lo ma chay cầu đảo. Cầu mong các chùa, các tự viện quay nhìn vào chánh điện để hương khói trên bàn thờ Thầy Quảng Đức và các thánh Tăng Ni Phật tử vị pháp vong thân đừng tàn úa vắng lạnh. Họ đã vì thương nước, thương đạo mà hy sinh và đó là những hi sinh không so đo địa phương, không kỳ thị tông phái, định chế tổ chức hay khuynh hướng thế trị. Đó là những hi sinh đã làm cho đạo Phậtđạo Phật Việt Nam, là đạo Phật của con cháu Hồng Bàng.

4. Thứ tư, tăng bổ nội dung thời đại của Phật giáo Việt Nam. Trong hạnh nguyện đó, chúng ta sẽ ghi nhớ hai chuyện. 

4.1. Một, ở trong nước, đại khối thanh niên thiếu nữ ra đời sau năm 1975 đang là rường cột của công cuộc xây dựng đất nước, và đại khối quân cán chính, cán bộ công nhân viên đang phục vụ đất nước đã được nhào nặn trong nề nếp suy nghĩ phi tôn giáo, hay xa lạ với tôn giáo, ngay cả các tôn giáo dân tộc như Tam giáo. Ở nước ngoài, hơn 70 phần trăm người Việt xa xứ là Phật tử đang quên dần văn hóa Việt, ngôn ngữ Việt, cũng như đang lo âu trước những bế tắc của xã hội nhưng chưa thấy rõ khả năng đóng góp của Phật giáo để khai thông những bế tắc đó. Nhìn thấy được vấn đề đó tức là nhìn thấy nhu cầu phải triển khai một nội dung thời đại cho việc đem đạo vào đời, phục vụ đời trong ánh sáng đạo pháp vậy. 

4.2. Hai, nội dung thời đại đó phải bao gồm ít ra ba điểm sau đây. 

4.2.1. Một, nêu cao tinh thần hòa hợp hòa giải trên bình diện quốc gia cũng như trong nội bộ Phật giáo

4.2.2. Hai, nâng cao ý thức của quần chúng Phật tử về trách nhiệm và sự đóng góp của Phật giáo đối với công cuộc tái thiết đất nước, bảo vệ tổ quốc và xây dựng dân chủ

4.3. Ba, thu hút sức ủng hộ của dư luận quốc tế, nhất là Phật giáo quốc tế đối với chính nghĩa Việt Nam, và hạnh nguyện phục vụ đạo phápphục vụ dân tộc của Phật giáo Việt Nam. Chính nghĩa Việt Namchính nghĩa đã đem lại độc lập hòa bình thống nhất cho đất nước. Chính nghĩa Việt Namnỗ lực phấn đấu cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Dân giàu nước mạnh không phải được đo lường bằng số người triệu phú hay tỷ phú, nhưng là bằng thành tích xóa đói, giảm nghèo, thay nhà dột nát, thành tích xây dựng mạng lưới an toàn cho những thành phần xã hội thiệt thòi thiếu may mắn đúng với tinh thần Tứ Nhiếp Pháp, Lục Hòa và cũng đúng với hạnh nguyện một người vì mọi người

5. Thứ năm, biến nguyện ước thành hành động cụ thể bằng những điểm sau đây. 

5.1. Một, tôi xin đưọc tán thán công đức của chư vị tổ chức đại lễ cầu siêu cho toàn bộ người dân Việt Nam đã khuất từ khi dựng nước tại Khu Văn Hóa Lịch Sử Đại Nam ở Bình Dương hồi tháng Ba/2006. Ước mong sao đại nguyệnnày sẽ được cụ thể hóa trong chiều hướng hòa hợp hòa giải dân tộc bằng quyết định lấy ngày lễ Vu Lan hàng năm làm ngày tuởng Niệm anh hùng tử sĩ và nạn nhân chiến cuộc tương tự như ngày 23 tháng 5 ở Huế. Địa điểm hành lễ chính hàng năm này sẽ là Đàn Nam Giao Huế, nghĩa trang Biên Hòa, địa đạo Củ Chi, một địa điểm ở vùng Mõ Vẹt, ở U Minh, công trường Điện Biên Phủ, Chùa Một Cột, Chùa Tam Thanh Lạng Sơn... Cũng trong tinh thần hòa hợp hòa giải này, tôi cầu mong Nhà Nước sẽ phối hợp với các tôn giáo dân tộc từng bước thực hiện những đền bồi cho những quá đà đã xảy ra trong quá khứ. Can trường thừa nhận và sám nguyện những sai trái để tìm cách đền bồi là hành động của kẻ trượng phu

5.2. Hai, xúc tiến xây dựng một Đạo Tràng hay Trung Tâm Phật Giáo Á Châu tại một địa điểm có ý nghĩa ví dụ như vùng ba biên giới Đông Hà với sự tham dự của Phật giáo Sri Lanka, Ấn Độ, Nepal, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan, Campuchia, Lào, Đài Loan... Trung Tâm này sẽ có một đại điện, một thiền đường, một phòng hội nghị quốc tế chứa tối thiểu 1.000 người, một thư viện Phật học quốc tế kiêm phòng triển lãm với phương tiện hiện đại. Nhà Nước gồm Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng, Chủ Tịch Quốc Hội và Chủ tịch Mặt Trận sẽ phối hợp với Phật giáo trong việc xây dựng cũng như lễ đặt đá khởi công. Trung Tâm này cũng có thể trở thành trụ sở trung ương của một Đại Học Phật Giáo đúng với tầm cỡ một quốc gia có 80 phần trăm dân số là Phật tử.

6. Thứ sáu, Sơn Môn phải tạo cơ duyên cho Phật tử tại gia đóng góp vào công cuộc giữ nước dựng nước, nhưng Sơn Môn cũng phải tránh vết xe đổ của việc quá cận kề với quyền lực thế trị. Muốn vậy thì về phương diện định chế, Phật giáo như một đạo hay một tôn giáo phải tách biệt hẳn với phạm vi thế trị. Phật đã chối từ ngai vàng không phải để làm vua, nói chi đến chuyện làm vua của những vì vua. Phật chối bỏ ngai vàng để làm thầy, làm tấm gương cho đời. Thời đại vàng son Lý Trần, cũng như thời oanh liệt 1963 chứng tỏ đạo và đời chỉ là hai mặt của một ước vọng tự giác nhi giác tha. Phật giáo cần chính quyền, và chính quyền cũng cần Phật giáo, thế trị cần mà đức trị cũng cần, những biện pháp kinh tế, xã hội, chính trị chỉ có ý nghĩa khi tạo cơ duyên tu chứng, sống đạo. Tôi ghi nhận quyết tâm của Nhà Nước trong cuộc chiến cam go chống quan liêu tham nhũng, thụ hưởng và vọng ngoại. Tôi cầu mong toàn thể Phật tử xuất gia cũng như tại gia, cá nhân cũng như đoàn thể cảnh giácquyết tâm ngăn chận những biểu hiện tiêu cực đó không xâm nhập vào chùa chiền tự viện và các tổ chức Phật sự

Phật đã từ bỏ chức quyền tự lợi thế tục để trở thành một vị Thầy, một gương sáng, trở thành một kẻ lữ hành dấn thân vào đời, đến với quần chúng. Cuộc hội thảo Cơ DuyênThử Thách của Phật Giáo Thế GiớiPhật Giáo Việt Nam mà quý vị gia tâm tham dự hôm nay là một hạnh nguyện dấn thân nhập cuộc loại ấy. 

Kính chúc qúy vị thường tinh tấn đạt thành ước nguyện, và xin kính chào quý vị.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.