● Phẩm Chất Tăng Ni Thời Hiện Đại

16/02/201212:00 SA(Xem: 11673)
● Phẩm Chất Tăng Ni Thời Hiện Đại

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO 

PHẬT GIÁO TRONG THỜI ĐẠI MỚI
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức

PHẨM CHẤT TĂNG NI THỜI HIỆN ĐẠI
TT. Thích Chân Quang, Bà Rịa Vũng Tầu

Kính thưa chư vị Tôn Túc,
Kính thưa quý vị Đại biểu,

Nói về phẩm chất Tăng Ni của thời hiện đại, chúng ta được đặt vào 3 ý niệm chính:

Thứ nhất, Mục tiêu Giải thoát Giác ngộthen chốt, không thể bị thay thế chuyển dịch.

Thứ hai, Vai trò của Tăng Ni như là một tấm gương sáng trong việc tu hành và hoằng truyền chánh pháp là điều không thể làm khác đi được.

Thứ ba, Bối cảnh của thế giới hôm nay cực kỳ phức tạpphong phú với sự tiến bộ của Khoa học, xu hướng toàn cầu hóa, tính cạnh tranh khốc liệt của tôn giáo, sự thẩm thấu văn hóa giữa các nước… là những thách thức cho Tăng Ni phải chuẩn bị bản thân rất nhiều để làm được những trách nhiệm mà mình đã tự nguyện gánh vác.

Kính thưa toàn thể Hội nghị,

thế giớitiến bộtiện nghi đến đâu chăng nữa thì chúng sinh vẫn phải tiếp tục luân hồi, tiếp tục chịu đựng những đau khổđức Phật đã nói trong Tứ Thánh đế. Dù xã hộigiàu có văn minh đến đâu chăng nữa thì Tăng Ni vẫn phải là những người con ưu tú của Phật để thay Phật làm tấm gương sáng ngời giúp cho con người an tâm đi theo lời dạy của Phật.

Thế nhưng sự thay đổi đến bất ngờ của thế giới do Khoa học Kỹ thuật đem đến đã làm ta đôi khi không bắt kịp vấn đề để điều chỉnh đời sống tu hành của mình cho phù hợp. Vào thời đức Phật, việc một người bỏ thời gian để tập viết chữ được xem là xa xỉ, vậy mà thời bây giờ ai không biết sử dụng computer sẽ bị xem là mù lòa. Vào thời đức Phật, Tỳ kheo nào dám ngang nhiên leo lên lưng ngựa để tung vó dặm trường, vậy mà bây giờ để tiện cho Phật sự đa đoan, các vị cũng phải lái xe hơi tung khói trên đường cao tốc.

Ta không thể nào buộc một tu sĩ Phật giáo ngày nay sống thui thủi, đơn sơ, đạm bạc, để rồi không giống ai, và cuối cùng tự nhiên bị đào thải khỏi đời sống xã hội. Ta cũng đừng nghĩ rằng để tu tập giải thoát ta sẽ không cần dính mắc với cuộc đời nhiều, vì sao, bởi vì theo tinh thần của Bát chánh đạo, muốn thành tựu Chánh định, ta phải đầy đủ Chánh nghiệp, mà Chánh nghiệp lại chính là dấn thân làm nhiều công đức cho đời. Hình ảnh một tu sĩ Phật giáo sống âm thầm lặng lẽ không phải là đại diện cho toàn bộ tính chất của Phật giáo. Đó chỉ là một trong muôn vàn sắc thái của đạo Phật mà thôi.

Cái khó mà chúng ta muốn nêu ra với nhau hôm nay chính là Tăng Ni thời nay bị đặt giữa 2 nghịch lý gay gắt: một bên là ước muốn sống thanh thoát thánh thiện ít dính mắc, và bên kia là nhu cầu phải hòa nhập thích ứng với cuộc sống để hoá độ. Ai xử lý được nghịch lý này chính là người Tăng Ni mẫu mực trong thời đại hôm nay.

Chưa bao giờ lý tưởng tu hành của Tăng Ni bị thử thách như bây giờ khi mà các trò vui thế gian ngày càng phong phú đa dạng lại được các nhà kinh doanh tài ba mời gọi hấp dẫn. Chỉ cần ta quên mất bản chất Đau khổ của cuộc sống, chỉ cần ta một phút giây đón nhận trò vui của thế gian, là lập tức lý tưởng tu hành của ta bị chao đảo. Ai có thể đi ngang qua các trò vui của thế gian hôm nay mà vẫn giữ vững được lý tưởng tu hành thì đó chính là mẫu Tăng Ni tiêu biểu của thời hiện đại.

Tuy nhiên để có được những Tăng Ni tiêu biểu xuất sắc trong thời hiện đại đầy nghịch lý như thế, ta phải bắt đầu bằng việc trau dồi Chánh kiến, tức là việc Dạy và Học. Ta đều hiểu rằng, nếu có một Chánh kiến tốt đẹp, tự nhiên Chánh kiến đó sẽ thúc đẩy các Chánh đạo còn lại xuất hiện theo. Nếu Chánh kiến đó thiếu sót, các Chánh đạo còn lại sẽ vắng mặt. Nghĩa là sao, nghĩa là nếu việc Dạy và Học tốt, nếu giáo trình và Giáo thọ tốt, tự nhiên Tăng Ni sẽ bị thôi thúc phải âm thầm chuyển hóa nội tâm của mình theo Chánh tư duy, Tăng Ni sẽ bị thôi thúc phải làm vô số công đức theo Chánh nghiệp, Tăng Ni sẽ bị thôi thúc phải thực hành Thiền quán theo Chánh NiệmChánh Định.

Ngược lại, nếu việc Dạy và Học không tốt, nghĩa là nếu Giáo trình và Giáo thọ chưa tốt, thì tự nhiên Tăng Ni sẽ thỏa mãn với kiến thức mà không cảm thấy phải khổ công chiến đấu với bản ngã của chính mình. Giáo trình và Giáo thọ chưa tốt thì Tăng Ni sẽ thiếu tu, đó là một nguyên lý.

Thêm nữa, Giáo hội cũng như các trường Phật học ngày nay phải giúp Tăng Ni đang đứng giữa những nghịch lý gay gắt để mà chuẩn bị lại Giáo trình và Giáo thọ cho hoàn thiện hơn. Phải làm sao Tăng Ni có nhiều khả năng hoạt động Phật sự, có khả năng thích ứng với đời sống, nhưng vẫn tràn đầy lý tưởng tu hành giải thoát.

Chỉ khi nào Tăng Ni tràn đầy lý tưởng tu hành giải thoát thì lúc đó họ có thể quyết tâm giữ gìn chính mình, giữ gìn Giới hạnh khi mà các điều kiện cho sự phạm giớivô cùng dễ dàng như hiện nay.

Về phương diện hoằng hóa, Tăng Ni cũng bị đòi hỏi phải có nhiều năng lực hơn ngày xưa rất xa. Phật tử chỉ bị thuyết phục khi họ đánh giá rằng Tăng Ni giỏi hơn họ về Đạo đức và không hề lạc hậu về kiến thức khoa học. Sự Logic của toán học và sự phong phú của kiến thức phải bàng bạc trong các bài thuyết giảng Phật Pháp. Nhưng điều cốt lõi nhất vẫn là sự cao cả thánh thiện của Phật Pháp không bao giờ rời xa khỏi bài giảng. Bài giảng ngày nay phải vừa có tính khoa học cao, vừa tràn đầy tinh thần giác ngộ. Muốn như vậy, Tăng Ni phải thiết tha dụng công tu tập, phải rèn luyện đạo đức từ bi, vừa giỏi nắm bắt các vấn đề của thế giới.

Điều làm ta ngạc nhiên nhất là ngày nay các tôn giáo đang ra sức lôi kéo thu thập tín đồ một cách dữ dội, dẫn đến cạnh tranh với nhau khốc liệt. Có những tôn giáo sử dụng bạo lực khủng bố để bảo vệ tín điều của mình; có những tôn giáo sử dụng thủ đoạn để truyền bá niềm tin của mình. Trong bối cảnh đó, Hàn quốc đã đi theo Tin Lành, miền Nam Thái Lan đã đi theo Hồi giáo. Các tôn giáo bạn vẫn tiếp tục xem VN là mục tiêu cần phải giải quyết dứt điểm. Những gì họ đã làm ở các quốc gia khác thì vẫn đang xảy ra tại VN với những phương pháp quen thuộc về việc lôi kéo tín đồ, cho người giả vào làm Phật tử để kích động Tăng Ni chống đối lẫn nhau nhằm gây chia rẽ suy yếu cho Phật giáo.

Nếu Tăng Ni ngày nay thiếu một ý thức cao độ về việc Hộ trì Chánh Pháp thì ta sẽ nhường nốt đất nước này cho các tôn giáo bạn. Ta đã thờ ơ trong việc Hoằng phápHộ pháp khiến cho các bạn Kitô bước vào tung hoành ngang dọc 200 năm trước và dẫn theo Thực dân chiếm mất nước của ta. Ngày nay ta có thể bị lập lại thái độ thờ ơ đó và góp phần đẩy khu vực đạo Phật thu hẹp lại hơn nếu VN không còn nhiều người theo Phật. Trách nhiệm của Tăng Ni hiện nay rất là nặng nề vì ta vừa phải thay đổi thái độ Hoằng pháp Hộ pháp của mình, vừa chưa quen đối phó với phương tiện khủng bố hay thủ đoạn của các tôn giáo bạn. Xin các vị Tôn túctrách nhiệm hãy giúp cho Tăng Ni hiểu thêm về các vấn đề thực tế này để Tăng Ni có khả năng phụ giúp các vị Tôn túc giữ gìn Đạo Pháp. Ta đừng né tránh nữa, vì đây là một thực tế nóng bỏng và đe dọa. Ta muốn sống hiền lành tử tế với tất cả chúng sinh, nhưng ta cũng không phải là hạng người nhu nhược yếu đuối. Ta còn có cả một trách nhiệm lớn lao với Đạo Pháp và Dân tộc.

Một vấn đề quen thuộc mà khó khăn nữa mà ta phải nói đến đó là tinh thần hoà hợp đoàn kết của Tăng Đoàn. Điều chúng ta mơ ước là bất cứ Tăng Ni nào dù ở đâu, dù hệ phái nào, dù pháp môn nào, dù gặp nhau trong hoàn cảnh nào… nhưng khi biết mình cùng đầu tròn áo vuông thì đều có lòng yêu quý nhau thật sự. Tăng đoàn phải là nơi tập hợp những con người biết yêu thương nhau chứ không đả kích nhau. Tình yêu thương đó phải chân thật và rộng lớn, vừa rộng lớn vừa cụ thể, vừa yêu thương mọi người vừa yêu thương từng người. Nếu lòng ta yêu thương đoàn kết vững vàng thì kẻ xấu bên ngoài không phá ta được. Chỉ khi nào bên trong ta còn ma thì ma bên ngoài mới kích động được mà thôi. Ngày nay, khi căn nhà thế giới đã gần gũi hơn, thì tình thương yêu trong cộng đồng Tăng đoàn phải nối kết được cả chư Tăng nhiều nước trên thế giới.

Khi nói đến Phật Pháp thời hiện đại, ta cũng không quên một tín hiệu vui khi mà ngày nay rất nhiều nhà trí thức trên thế giới bắt đầu quan tâm tìm hiểuquý trọng đạo Phật. UNESCO đã công nhận Phật giáo là một tôn giáo của hòa bình. Các nhà khoa học đã công nhận Phật giáo là một tôn giáo của Trí tuệ. Bây giờ chỉ cần các đệ tử Phật cố gắng tu hành chân chính và siêng năng hoằng truyền giáo pháp thì trong tương lai, có lẽ cả nhân loại đều phải chọn lựa đạo Phật để đi theo.

Xin cám ơn quý vị đã lắng nghe, và xin chúc tất cả chư Tôn đại biểu nhiều sức khỏean lạc.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.