KINH TIỂU BỘ TẬP II
Khuddhaka Nikàya
GS. Trần Phương Lan dịch Việt - Phật Lịch 2543 - 1999
Chuyện Thiên Cung
Pàricchattaka
1.
(29) Chuyện thứ nhất -
Lâu
Đài Huy Hoàng (Ulàra-Vimàna)
Bấy giờ, bậc Đạo Sư trú tại Ràjagaha, ở Trúc Lâm. Thời ấy ở Ràjagaha trong một gia đình thường cúng dường Tôn giả Mahà-Moggallàna có một thiếu nữ chuyên tâm bố thí và thích thú bố thí.
Tại nhà ấy, các loại thực phẩm cứng và mềm đều được làm sẵn sàng trước buổi ngọ trai chính thức. Thời ấy, cô gái kia thường đem bố thí nửa phần thức ăn mà nàng có trong nhà. Nàng không ăn trừ khi đã bố thí xong.
Ngay cả khi nàng không thấy một vị xứng đáng nhận phần cúng dường, nàng cũng để dành một số thực phẩm cho đến khi nàng gặp một vị như thế. Nàng cũng bố thí luôn cho đám hành khất nữa.
Bấy giờ mẹ nàng thường hân hoan hạnh phúc tự nhủ: 'Con gái ta chuyên tâm bố thí và thích thú bố thí cúng dường'. Rồi bà cho nàng phần ăn gấp đôi. Khi một phần ăn mà nàng nhận đã được phân phát, bà mẹ lại cho nàng phần thứ hai. Nàng cũng tiếp tục phân phát phần ấy.
Cứ vậy với thời gian trôi qua, khi đến tuổi, cha mẹ nàng đem gả nàng cho con trai một gia đình khác cũng ở trong thành phố này. Song gia đình này có tà kiến, không mộ đạo.
Bấy giờ, Tôn giả Mahà-Moggallàna đang lúc đi khất thực từng nhà, dừng lại trước cửa nhà cha chồng của thiếu nữ kia. Khi nàng thấy Tôn giả, lòng đầy thành tín, liền thưa:
- Bạch Tôn giả, xin hãy vào đây.
Nàng mời Tôn giả vào trong, cung kính đảnh lễ và cầm lấy chiếc bánh đã được bà mẹ chồng để dành. Nhưng không thể tìm ra bà, nàng tự nhủ: 'Ta sẽ kể với mẹ sau về việc này và làm cho bà hân hoan vì thiện sự của ta', rồi nàng dâng bánh lên Trưởng lão.
Vị Trưởng lão nói lên tùy hỷ công đức và tiếp tục lên đường. Còn cô gái thưa với mẹ chồng:
- Con đã cúng dường Tôn giả Mahà-Moggallàna chiếc bánh mà mẹ để dành.
Khi nghe nàng nói vậy, bà mẹ chồng kêu lên:
- Con này thật vô phép quá! Mày đã đem cho một Sa-môn đồ vật của ta mà thậm chí cũng không xin phép nữa!
Rồi, bà nói giọng lắp bắp vì bị cơn giận trấn áp và không còn suy nghĩ phải trái, liền chụp cái chày gãy nện túi bụi vào vai cô gái.
Cô gái này thể chất mong manh yếu đuối và thọ mạng sắp chấm dứt, nay bị thương tích trầm trọng gây đau đớn khốc liệt, chỉ trong vòng vài ngày nàng qua đời và được tái sanh vào cõi trời Ba mươi ba.
Mặc dù nàng đã tạo được nhiều nghiệp lành, việc nàng đã đặc biệt cúng dường Trưởng lão này vẫn là tối thắng hơn cả.
Tôn giả Mahà-Moggallàna du hành lên cõi trời như được tả ở trên, liền hỏi nàng:
1.
Đoàn tiên hộ tống thật huy hoàng,
Dung
sắc nàng làm sáng thập phương,
Ngọc
nữ múa đàn cùng hát xướng,
Tiên
đồng trang điểm biết bao chàng.
2.
Tiên chúng làm nàng hỷ lạc luôn,
Vây
quanh hầu cận thật vinh quang,
Đây
Lâu đài của nàng vàng ánh,
Thiên
nữ, nàng trông đẹp rỡ ràng.
3.
Nàng là bà chủ đám tiên này,
Được
hưởng tràn trề lạc thú thay,
Đầy
đủ oai thần, dòng quý tộc,
Hân
hoan giữa hội chúng như vầy,
Hỡi
nàng Thiên nữ, khi ta hỏi,
Hãy
nói nghiệp gì tạo quả đây.
Khi được Trưởng lão hỏi như vậy, Thiên nữ đáp:
4.
Khi được sinh ra giữa thế nhân,
Con
là người ở cõi phàm trần,
Đã
làm dâu của gia đình nọ
Yếu
kém về đức hạnh bản thân.
5.
Giữa người keo kiệt , chẳng tâm thành,
Con
có lòng tin, đức hạnh lành,
Trong
lúc ngài đang đi khất thực,
Con
dâng chiếc bánh tự tay mình.
6.
Con đã trình thưa với mẹ chồng,
'Mới
đây vừa đến một Sa-môn,
Với
Ngài, con có lòng thành tín,
Đem
bánh dâng bằng tay của con'.
7.
Bà mẹ chồng liền mắng nhiếc con:
'Con
dâu thiếu lễ giáo gia môn,
Mày
không muốn hỏi xin ta đấy,
Khi
muốn cho hành khất dọc đường!'.
8.
Rồi mẹ chồng con nổi giận đầy,
Đánh
con túi bụi với cây chày,
Trúng
vai con đã làm thương tổn,
Con
chẳng sống thêm được mấy ngày.
9.
Lúc ấy con thân hoại mạng chung,
Tự
do, giải thoát cõi trần gian,
Tái
sanh hội chúng trời Đao lợi,
Tam
thập tam thiên hỷ lạc tràn.
10.
Vì thế sắc con đẹp thế này,
Và
con vinh hiển ở nơi đây,
Bất
kỳ lạc thú nào trong dạ
Yêu
chuộng, tức thì xuất hiện ngay.
11.
Xin trình Tôn giả đại oan thần
Công
đức con làm giữa thế nhân,
Nhờ
đấy oai nghi con rực rỡ,
Dung
quang tỏa sáng khắp mười phương.
2.
(30) Chuyện thứ hai -
Lâu
Đài Do Cúng Mía (Ucchu-Vimàna)
Bấy giờ, bậc Đạo Sư trú tại Ràjagaha cũng giống như trong chuyện trước. Song điểm khác ở đây là: nàng cúng dường khúc mía, và bị đánh bằng cái ghế chết ngay lập tức và được tái sanh lên cõi trời Ba mươi ba.
Ngay đêm ấy, nàng đến yết kiến bậc Trưởng lão, và giống như mặt trăng, mặt trời, nàng làm cho Linh Thứu Sơn rực sáng trong khoảnh khắc ấy. Đảnh lễ Tôn giả xong, nàng đứng sang một bên với dáng điệu cung kính. Sau đó Trưởng lão hỏi nàng:
1.
Quả đất cùng chung các vị thần
Được
làm rạng rỡ thật vinh quang,
Như
vầng nhật nguyệt, nàng soi sáng
Với
ánh huy hoàng, vẻ mỹ quan,
Như
Phạm Thiên siêu quần bạt chúng
Giữa
Trời Đao lợi với Thiên Hoàng.
2.
Hỡi nàng mang các chuỗi thanh liên,
Cùng
chuỗi bảo châu ở trán trên,
Da
tựa vàng ròng, trang điểm đẹp,
Xiêm
y tuyệt mỹ của thần tiên,
Nàng
là ai đó, này Thiên nữ,
Đảnh
lễ ta rồi đứng một bên?
3.
Nghiệp gì nàng đã tạo trên đời,
Kiếp
trước sinh ra ở cõi người?
Bố
thí vẹn toàn hay giữ giới?
Nhờ
đâu vinh hiển, được lên trời?
Hỡi
nàng Thiên nữ, khi ta hỏi,
Nghiệp
quả gì đây, hãy trả lời.
Khi được Trưởng lão hỏi vậy, nàng Thiên nữ giải thích:
4.
Mới đây, Tôn giả, chính trong làng,
Khất
thực, đến nhà của chúng con,
Con
cúng dường ngài cây mía nhỏ
Với
lòng thành tín, nhiệt tâm tràn.
5.
Sau đó mẹ chồng mắng chửi con:
'Mày
quăng khúc mía ở đâu chăng?'
-
Con không quăng cũng không ăn mía,
Con
cúng Sa-môn đạt tịnh an.
6.
'Quyền của ta đây hoặc của mày?'
Mẹ
chồng nói vậy, chửi con ngay,
Bà
cầm chiếc ghế quăng con ngã,
Vong
mạng, con thành Thiên nữ đây.
7.
Đó là thiện nghiệp trước con làm,
Phước
quả này con hưởng vẹn toàn,
Thiên
chúng cùng con vui thỏa thích
Năm
nguồn dục lạc tạo hân hoan.
8.
Đó là thiện nghiệp trước con làm,
Phước
quả này con hưởng vẹn toàn,
Thiên
chủ cùng chư Thiên bảo hộ,
Ban
cho dục lạc đủ năm nguồn.
9.
Phước quả này không phải nhỏ nhoi,
Cúng
dường mía kết quả cao vời,
Nay
con hưởng lạc cùng Thiên chúng,
Tìm
thú vui năm dục cõi trời.
10.
Phước quả này không phải nhỏ nhen,
Cúng
dường khúc mía với lòng tin
Tạo
thành kết quả đầy vinh hiển,
Được
hộ phò trong Hỷ lạc Viên,
Tam
thập tam thiên nhờ Đế Thích,
Như
ngài ngàn mắt trú bình yên.
11.
Tôn giả, hiền nhân thương xót con,
Đến
gần, con hỏi có khang an,
Rồi
con dâng cúng ngài cây mía
Với
tín tâm và hỷ lạc tràn.
3.
(31) Chuyện thứ ba -
Lâu
Đài Có Chiếc Trường Kỷ (Pallanka-Vimàna)
Bấy giờ, bậc Đạo Sư trú tại Sàvatthi, ở Kỳ Viên. Thời ấy tại thành Sàvatthi, có con gái của một đệ tử tại gia được kết hôn với một nam tử của một gia đình khác cùng gia thế và hoàn cảnh tương tự trong thành ấy.
Nằng có bản tánh tốt đẹp, giữ giới hạnh toàn vẹn, tôn trọng chồng, hành trì Ngũ giới và đúng các ngày Bố-tát, nàng giữ Bát quan trai giới. Sau đó từ trần, nàng tái sanh vào cõi trời Ba mươi ba.
Tôn giả Trưởng lão Mahà-Moggallàna du hành lên cõi thiên như (đã được tả trên) và hỏi nàng:
1.
Trên bảo tọa tô điểm ngọc vàng,
Trăm
hoa rải rắc, đẹp huy hoàng,
Trú
kia, Thiên nữ oai nghi quá,
Biến
hóa hình dung với lực thần.
2.
Đàn tiên này hộ tống quanh nàng,
Nhảy
múa hát ca, tạo lạc an,
Nàng
đắc thần thông Thiên chúng ấy,
Nay
là Thiên nữ đại vinh quang,
Xưa
làm người ở trong trần thế,
Nàng
tạo nên công đức gì chăng?
Uy
lực nàng vì sao rực rỡ,
Dung
quang tỏa sáng khắp mười phương?
Thiên nữ giải thích cho Tôn giả qua các vần kệ này:
3.
Khi được làm người giữa thế nhân,
Con
là dâu quý tộc giàu sang,
Vâng
lời chồng bảo, không hờn giận,
Và
giữ ngày trai giới nhiệt tâm.
4.
Kiếp xưa con đã được làm người,
Lòng
dạ thơ ngây, thuở thiếu thời,
Làm
đẹp ý chồng, tâm tín cẩn,
Ngày
đêm phụng sự để vui đời.
5.
Ngày xưa, giữ đạo lý luân thường,
Không
sát sanh, tà dục, ác gian,
Không
uống rượu nồng, không nói láo,
Con
hoàn thành giới luật chu toàn.
6.
Vào ngày mười bốn với mười lăm,
Và
các ngày mồng tám, sáng trăng,
Đặc
biệt là ngày trong nửa tháng
Liên
quan Bố-tát giới tu thân,
Lòng
thành, trì Bát quan trai giới
Theo
đúng pháp hành với nhiệt tâm.
7.
Hành trì Thánh thiện pháp liên quan
Tám
giới trang nghiêm, quả lạc an,
Tuân
phục phu quân, và khả ái,
Con
là đệ tử Phật Cồ-đàm.
8.
Hành thiện pháp xưa ở giữa đời,
Dự
phần ưu thắng vượt hơn người,
Đến
khi thân hoại, con thành đạt
Thần
lực chư Thiên, đến cõi trời.
9.
Trong Lâu đài lạc thú, vinh quang,
Được
cả quần tiên hộ tống luôn,
Thiên
nữ một đoàn đem hỷ lạc
Cho
con trường thọ ở thiên đường.
4.
(32) Chuyện thứ tư -
Lâu
Đài Của Latà (Latà-Vimàna)
Bấy giờ, bậc Đạo Sư trú tại Sàvatthi, ở Kỳ Viên. Thời ấy có một cô gái tên Latà, con của một đệ tử cư sĩ sống ở Sàvatthi, một thiếu nữ có học thức, nhiều tài năng và thông minh, về nhà chồng. Nàng rất khả ái đối với chồng, cha mẹ chồng, nói năng dịu dàng, nhân từ đối với gia nhân, có khả năng đảm đương công việc gia đình, tánh tình hiền thiện, thực hành giới hạnh hoàn hảo, thích thú bố thí, nàng lại tinh cần giữ Ngũ giới trọn vẹn và tuân thủ các ngày Bát quan trai giới.
Sau một thời gian nàng từ trần, và tái sanh làm con gái của Đại Thiên Vương Vessavana (Tỳ-sa-môn). Song nàng vẫn có tên là Latà. Ngoài ra còn có bốn chị em khác là Sajjà, Pavarà, Acchimatì và Sutà.
Tất cả năm chị em đều được Sakka Thiên chủ bảo dưỡng và đưa vào vị trí thị giả của ngài nhờ khả năng ca múa. Song Latà được sủng ái nhất vì tài đàn hát múa của nàng. Khi nào các nàng hội họp, đều có tranh luận về tài năng âm nhạc. Cả năm đều đi đến Đại Thiên vương Vessavana và hỏi:
- Tân phụ vương, ai trong chúng con có tài nhất về đàn hát múa ca?
Ngài đáp:
- Này các con, hãy đến chơi nhạc ở hội chúng chư Thiên bên bờ hồ Anottata. Tại đó, tài năng đặc biệt của các con sẽ thể hiện.
Các nàng làm theo lời ngài. Tại đó các tiên đồng không thể nào tự kiềm chế được khi Latà nhảy múa. Chư vị cười rộ lên vì tràn ngập kỳ thú, hoan nghênh không ngớt và vẫy khăn liên tục, chư vị gây huyên náo đến độ làm cho núi Tuyết Sơn như thể đang rung động.
Nhưng khi các nàng khác nhảy múa thì chư vị ngồi yên lặng như sơn ca mùa đông. Như vậy tại đại hội ấy, tài năng đặc biệt của Latà đã thể hiện rõ ràng.
Sau đó tư tưởng này khởi lên trong tâm Thiên nữ Sutà: 'Vì hạnh nghiệp gì nàng Latà này đã vượt trội chúng ta về vinh quang hiển đạt? Nào, ta muốn hỏi về hạnh nghiệp Latà đã làm'. Nàng đến hỏi và nàng kia giải thích vấn đề cho nàng rõ.
Đại vương Vessavana bèn trình toàn thể câu chuyện với Tôn giả Mahà-Moggallàna nhân dịp Tôn giả du hành lên thiên giới. Khi trình bày vấn đề lên đức Thế Tôn từ duyên cớ đầu tiên của câu chuyện, Tôn giả nói về các nàng Latà, Sajjà, Pavatà, Acchimatì và Sutà như sau:
1.
Năm nàng đây chính các tiên nương,
Con
gái Tỳ-sa-môn Đại vương,
Thiên
đế huy hoàng, cao cả ấy,
Sáng
ngời đức tính, tỏa hào quang.
2.
Năm nàng Thiên nữ đến bên dòng,
Phủ
kín hoa sen, tắm mát xong,
Khi
đã đùa chơi, cùng múa hát,
Su-tà
lại hỏi La-tà rằng:
3.
Hỡi nàng mang các chuỗi sen xanh,
Và
chuỗi bảo châu ở trán mình,
Da
tựa vàng ròng, đen nháy mắt,
Sáng
ngời như thể sắc thiên thanh,
Cuộc
đời nàng lại thêm trường thọ,
Vì
cớ sao nàng được nổi danh?
4.
Thiên chủ quý yêu bạn nhất đoàn,
Hoàn
toàn khả ái vẻ dung nhan,
Bạn
tài giỏi múa ca đàn hát,
Và
được quần tiên đến hỏi han.
Sau
khi Sutà hỏi, Latà liền đáp:
5.
Khi được làm người giữa thế nhân,
Em
là dâu quý tộc giàu sang,
Tuân
lời chồng bảo, không hờn giận,
Luôn
giữ ngày trai giới nhiệt tâm.
6.
Thuở em là một kẻ phàm nhân,
Em
đã làm vui đẹp ý chồng,
Cha
mẹ, em chồng, người giúp việc,
Cho
nên được tiếng tốt vang lừng.
7.
Do hoàn thành thiện nghiệp xưa kia,
Em
xuất chúng luôn cả tứ bề:
Thọ
mạng, dung quang và hạnh phúc,
Khang
an, hưởng lạc thú tràn trề.
8.
Các nàng nghe chuyện La-tà chăng?
Nàng
giải đáp lời ta hỏi thăm:
Các
đức phu quân là thiện thú
Tối
cao cho cả đám hồng quần.
9.
Tất cả chúng ta trong Pháp chân,
Hãy
chăm lo phục vụ phu quân,
Nơi
đâu những kẻ là trinh phụ
Theo
Đạo pháp này phải tận tâm
Thực
hiện những điều La-tà nói,
Chúng
ta sẽ hưởng được thiên ân.
10.
Sư tử lang thang khắp núi rừng,
Trú
trong hang đá, chốn nương thân,
Giết
tan các vật nào hèn yếu,
Vì
nó ăn loài thú bốn chân.
11.
Vậy tín nữ theo các Thánh nhân,
Lòng
thành, nương tựa đức phu quân,
Với
chồng, giữ trọn niềm trinh tiết,
Tiêu
diệt xan tham, thắng hận sân,
Người
ấy thực hành theo Chánh pháp,
Đời
sau thọ hưởng cảnh thiên đàng.
5.
(33) Chuyện thứ năm -
Lâu
Đài Của Guttila (Guttila-Vimàna)
Trong lúc đức Thế Tôn trú tại Ràjagaha, Tôn giả Mahà-Moggallàna du hành lên thiên giới, như đã kể ở trên, đến cõi trời Ba mươi ba. Ở đó trong ba mươi sáu Lâu đài liên tiếp, Tôn giả thấy ba mươi sáu Thiên nữ hưởng thọ thiên lạc vinh quang với một đoàn tùy tùng gồm cả ngàn tiên nữ, và Tôn giả lần lượt hỏi, bắt đầu với vần kệ. 'Nàng Thiên nữ sắc đẹp siêu phàm' về các thiện nghiệp được các nàng thành tựu.
Sau khi Tôn giả hỏi, các Thiên nữ đáp lời với các vần kệ, mà vần đầu tiên là:
Con đã dâng y đẹp tuyệt trần...
Sau đó Tôn giả về nhân thế, trình câu chuyện lên đức Thế Tôn. Khi nghe chuyện, đức Thế Tôn nói:
- Này Moggallàna, không phải các Thiên nữ chỉ được ông hỏi và đáp lời như vậy mà thôi, nhưng xưa kia, hội chúng ấy cũng được Ta hỏi và trả lời như vậy.
Rồi vị Trưởng lão thỉnh cầu, Ngài kể lại cuộc đời Guttila, một chuyện Tiền thân của Ngài. (Xem chuyện "Tiền thân đức Phật", quyển II số 243, Guttila Jàtaka).
1.
Thất huyền cầm ấy thật du dương,
Ta
phải đàn êm ái lạ thường,
Đệ
tử mời ta ra nhảy múa,
Ko-si-ya,
hãy giúp ta cùng.
2.
- Ta là nơi chốn bạn nương nhờ,
Ta
vẫn thường tôn trọng giáo sư,
Đệ
tử sẽ không sao thắng bạn,
Giáo
sư này sẽ thắng môn đồ.
Tương truyền rằng ba mươi sáu Thiên nữ ấy đã sinh làm người vào thời đức Phật Kassapa (Ca-diếp cổ Phật trước đức Gotama), và đã thực hành các công đức thiện sự như vầy; một người dâng y, một người dâng hương, một người dâng trái cây tuyệt hảo, một người dâng nước mía, một người in dấu năm ngón tay có tẩm hương tại Tháp của đức Thế Tôn, một người hành trì ngày trai giới, một người dâng nước lên một Sa-môn lúc ấy đang thọ thực vào giờ ngọ trai, một người vô sân phục vụ cha mẹ chồng cáu kỉnh, một nữ tỳ tận trung chuyên cần, một người dâng cháo sữa lên một Sa-môn đang khất thực, một người dâng mật mía, một người dâng khúc mía, một người dâng quả timbaru, một người dâng dưa hấu, một người dâng dưa bở, một người dâng dưa leo, một người dâng hoa phàrusaka, một người dâng lò than nhỏ bằng đất (để sưởi), một người dâng bó củ sen, một người dâng một nắm lá thuốc, một người dâng tương chua, một người dâng bánh mè, một người dâng dây thắt lưng, một người dâng dây treo ở vai, một người dâng tấm vải buộc vết thương, một người dâng quạt, một người dâng quạt lá kè, một người dâng dụng cụ đuổi ruồi bằng lông chim công, một người dâng dù che nắng, một người dâng mứt, một người dâng bánh ngọt.
Tất cả vị này được tái sanh cùng đoàn tùy tùng gồm cả ngàn tiên nữ để làm thị nữ của Sakka Thiên chủ. Khi được Guttila, giáo sư âm nhạc, hỏi thăm, mỗi vị lần lượt giải thích các thiện nghiệp đã làm, bắt đầu với vần kệ: 'Tín nữ dâng y đẹp tuyệt trần' v.v....
3.
Nàng Thiên nữ sắc đẹp siêu phàm
Đang
chiếu mười phương với ánh quang,
Nàng
đứng, toàn thân đều tỏa sáng
Như
vì sao cứu hộ trần gian.
4.
Vì sao nàng được sắc như vầy,
Vì
cớ gì nàng vinh hiển đây,
Những
lạc thú nào nàng mến chuộng
Trong
tâm, đều xuất hiện ra ngay?
5.
Hỡi nàng Thiên nữ đại oai thần,
Nàng
tạo đức gì giữa thế nhân,
Vì
cớ gì oai nghi rực rỡ,
Dung
quang tỏa sáng khắp mười phương?
6.
Nàng Thiên nữ ấy hỷ tâm tràn,
Được
Mục-liên Tôn giả hỏi han,
Bèn
giải đáp ngay phần hạnh nghiệp,
Và
đây là kết quả cho nàng.
7.
Tín nữ dâng y đẹp tuyệt trần,
Là
người vinh hiển giữa nhân quần,
Người
nào dâng các y như thế
Sẽ
đạt thiên cung đẹp thỏa lòng.
8.
Hãy ngắm Lâu đài đây của con,
Là
Thiên nữ, con biến hóa khôn lường,
Vinh
quang nhất giữa đàn tiên nữ,
Hãy
ngắm quả thành tựu phước ân.
9.
Vì thế sắc con đẹp thế này,
Và
con vinh hiển ở nơi đây,
Bất
kỳ lạc thú nào ưa chuộng
Trong
dạ, tức thì xuất hiện ngay.
10.
Xin trình Tôn giả đại oai thần
Công
đức con làm giữa thế nhân,
Nhờ
đấy oai nghi con rực rỡ,
Dung
quang tỏa sáng khắp mười phương.
Giống như Lâu đài này của người dâng y, bốn Lâu đài kế tiếp cũng được triển khai như vậy: Các vần kệ thứ 3 đến thứ 10 được lập lại bốn lần với các điểm thay đổi sau:
1. Tín nữ dâng hoa đẹp tuyệt trần, ...
2. Tín nữ dâng hương ngát tuyệt trần, ...
3. Tín nữ cúng dâng quả tuyệt trần, ...
4. Tín nữ dâng cam lộ tuyệt trần, ...
18. Con đã in hình năm ngón tay,
Tẩm hương lên bảo Tháp thờ Ngài
Thế Tôn Ca-diếp thời sơ cổ,....
....
Giống như Lâu đài người in dấu năm ngón tay tẩm hương, bốn Lâu đài kế tiếp cũng được triển khai như vậy, và lập lại các vần kệ từ 8 đến 10, nhưng có các biến đổi sau đây thay thế vần kệ 18:
19.
Con thấy Tăng Ni ở dọc đường,
Khi
con nghe pháp của chư Tôn,
Con
tuân thủ một ngày trai giới,
...
20.
Khi đứng trên dòng với tín tâm,
Con
dâng cúng nước một Sa-môn,
...
21.
Xưa con hầu hạ mẹ cha chồng
Cáu
kỉnh, gắt gay lại cộc cằn,
Con
chẳng hận sân hay oán ghét,
Giữ
gìn giới đức thật chuyên tâm.
22.
Con là người phục dịch tha nhân,
Nô
lệ chuyên cần việc bản thân,
Con
chẳng hận sân hay ngã mạn,
Con
là người đã được chia phần.
23.
Khi đã hoàn thành sự nghiệp xong,
Tái
sanh thiện thú, được hân hoan,
...
24.
Con dâng cháo sữa một Sa-môn
Đang
bước đi cầu thực giữa đường,
Hãy
ngắm Lâu đài con được hưởng....
...
Giống như Lâu đài của người cúng cháo sữa, hai mươi lăm Lâu đài khác cũng phải được khai triển như vậy:
25.
Con dâng mật mía....
26.
Con dâng khúc mía nhỏ...
27.
Con dâng quả timbaru...
28.
Con dâng dưa hấu...
29.
Con dâng dưa bở....
30.
Con dâng dưa leo....
31.
Con dâng hoa phàrusaka....
32.
Con dâng lò sưởi tay...
33.
Con dâng một nắm rau xanh....
34.
Con dâng một bó hoa nhỏ...
35.
Con dâng một bó củ sen...
36.
Con dâng một nắm lá thuốc...
37.
Con dâng cháo xoài...
38.
Con dâng bánh mè...
39.
Con dâng dây thắt lưng..
40.
Con dâng dây treo ở vai...
41.
Con dâng tấm vải buộc vết thương...
42.
Con dâng cây quạt...
43.
Con dâng cây quạt lá kè...
44.
Con dâng dụng cụ đuổi ruồi bằng lông công...
45.
Con dâng cây dù che nắng...
46.
Con dâng đôi dép...
47.
Con dâng bánh dẻo...
48.
Con dâng mứt kẹo...
49.
Con dâng bánh ngọt lên một Sa-môn đi khất thực....
50.
Hãy ngắm Lâu đài đây của con,
Là
Thiên nữ con biến hóa khôn lường,
Vinh
quang nhất giữa đàn tiên nữ,
Hãy
ngắm quả thành tựu phước ân.
51.
Vì thế sắc con đẹp thế này,
Và
con vinh hiển ở nơi đây,
Bất
kỳ lạc thú nào trong dạ
Yêu
chuộng, tức thì xuất hiện ngay.
52.
Xin trình Tôn giả đại oai thần
Công
đức con làm giữa thế nhân,
Vì
thế oai nghi con rực rỡ,
Dung
quang tỏa sáng khắp mười phương.
53.
Lành thay ta đã đến hôm nay,
Hạnh
phúc bừng lên, rạng rỡ ngày,
Vì
được thấy đàn Thiên nữ ấy
Thay
hình đổi dạng thỏa lòng đây.
54.
Đã nghe thiện pháp các nàng tiên,
Ta
quyết thực hành lắm phước duyên:
Bố
thí, tinh cần, thân chế ngự,
Ta
nguyền đến cảnh chẳng ưu phiền.
6.
(34) Chuyện thứ sáu -
Lâu
Đài Rực Rỡ (Daddalha-Vimàna)
Bấy giờ, đức Thế Tôn trú tại Sàvatthi ở Kỳ Viên. Thời ấy trong một làng nhỏ của thị trấn Nàlaka có một người khá giả, tình nguyện phụng sự Tôn giả Trưởng lão Revata (Ly-bà-la). Người ấy được hai con gái: một nàng tên Bhaddà, nàng kia là Subhaddà.
Bhaddà về nhà chồng, đầy đủ tín tâm và thông tuệ, nhưng nàng lại không sinh con. Nàng bèn nói với chồng:
- Thiếp có một em gái tên Subhaddà, hãy cưới em gái thiếp. Nếu em thiếp sanh con trai, nó cũng là con của thiếp và dòng dõi này không bị tuyệt tự.
Chồng bảo nàng:
- Được lắm.
Và chàng làm theo đề nghị của vợ.
Bấy giờ Bhaddà khuyên nhủ Subhaddà:
- Này em, hãy thích thú bố thí, và tinh cần sống theo chánh hạnh, như vậy sẽ có nhiều lợi lạc cho em trong đời hiện tiền này và đời sau.
Một hôm, Subhaddà theo lời khuyên của chị và làm theo điều nàng bảo, thỉnh cầu Tôn giả Revatà đến thọ thực cùng bảy vị khác. Chư vị đến nhà nàng. Đầy đủ tín tâm, nàng tự tay phục vụ chư vị và thiết đãi Tôn giả Revatà cùng chư Tỷ-kheo các món cao lương mỹ vị đủ loại cứng và mềm. Vị Trưởng lão nói lời tùy hỷ công đức rồi ra đi.
Về sau, Subhaddà từ trần và tái sanh vào hội chúng Hóa Lạc thiên. Còn Bhaddà, trước kia chỉ cúng dường cho các cá nhân riêng lẻ, nên được tái sanh làm thị nữ của Sakka Thiên chủ.
Bấy giờ Subhaddà, nhân lúc suy nghĩ lại thành quả của chính mình,tự hỏi: 'Vì công đức nào mà nay ta đã hóa sinh tại đây?'. Và nhận ra chính nàng đạt được cảnh giới này do cúng dường Tăng chúng theo lời khuyên của Bhaddà. Rồi trong lúc nàng hỏi: 'Thế Bhaddà nay ở đâu?', nàng thấy chị nàng đã tái sanh làm thị nữ của Sakka, và do lòng thương tưởng chị kiếp trước, nàng bước vào Lâu đài của chị. Lúc ấy Bhaddà hỏi nàng:
1.
Chói lọi dung nhan đẹp rỡ ràng,
Hỡi
nàng Thiên nữ đại vinh quang,
Sáng
ngời vượt hẳn bao Thiên nữ
Tam
thập tam thiên giới vẻ vang.
2.
Ta chẳng nhớ ta đã gặp nàng,
Đây
lần đầu diện kiến dung nhan,
Từ
Thiên chúng cõi nào đi đến,
Và
gọi tên ta thật rõ ràng?
Nàng
ngâm hai vần kệ giải thích:
3.
Bhad-dà, em chính Su-bhad-dà,
Khi
ở cõi người một kiếp xưa,
Em
lấy chồng chung cùng chị đó,
Em
là tiểu muội chị đây mà.
4.
Đến lúc em thân hoại mạng chung,
Tự
do giải thoát cõi hồng trần,
Về
sau cộng trú cùng Thiên chúng
Hóa
Lạc thiên vui thú tột cùng.
Bhaddà lại hỏi nàng:
5.
Những người làm thiện nghiệp an lành
Đi
đến cõi trời để tái sanh,
Em
được sanh cùng Thiên chúng ấy,
Su-bhad-dà
phát biểu phân minh.
6.
Nhưng làm sao có pháp môn nào
Em
được người nào dạy ở đâu,
Bố
thí cách nào hành thiện sự
Làm
em sáng chói giữa trời cao?
7.
Đã đạt đến danh vọng lẫy lừng,
Vinh
quang xuất chúng, hưởng thiên ân,
Khi
nàng Thiên nữ nghe lời hỏi,
Quả
ấy nghiệp gì, hãy giải phân.
Subhaddà
đáp:
8.
Cúng dường vừa đúng tám phần ăn,
Kiếp
trước tự tay em hiến dâng,
Đầy
đủ tín tâm đem bố thí
Chúng
Tỳ-kheo xứng đáng chia phần.
9.
Vì thế sắc em đẹp thế này,
Và
em vinh hiển ở nơi đây,
Bất
kỳ lạc thú nào trong dạ
Yêu
chuộng, tức thì xuất hiện ngay.
10.
Xin trình Thiên nữ đại oai thần
Công
đức em làm giữa thế nhân,
Vì
thế oai nghi em rực rỡ,
Dung
quang chiếu sáng khắp mười phương.
Sau đó Bhaddà hỏi nàng:
11.
Với tự tay mình, đủ tín tâm
Chị
đem nhiều thực phẩm cung dâng
Sa-môn,
Phạm hạnh, thân điều phục,
Hơn
cả em ngày trước đã làm.
12.
Sau khi đã bố thí nhiều hơn,
Chị
đến với Thiên chúng hạ tầng,
Sao
em cúng ít hơn thời ấy,
Lại
được vinh quang thật lẫy lừng?
Thiên
nữ, khi em vừa được hỏi,
Nghiệp
gì quả ấy, hãy phân trần.
Subhaddà lại nói:
13.
Xưa em gặp một vị tu hành,
Là
bậc thầy làm khởi tín thành,
Em
thỉnh cầu ngài về thọ thực,
Ly-bà-la,
với bảy đồng hành.
14.
Ngài chú tâm làm lợi hữu tình,
Vì
lòng lân mẫn đối quần sanh,
Dạy
em: 'Bố thí lên Tăng chúng',
Vì
vậy em y giáo phụng hành.
15.
Lễ vật cúng dường lên chúng Tăng
Trú
an trong quả lớn vô ngần,
Chị
đem bố thí từng người một
Chẳng
được hưởng nhiều quả phước ân.
Khi Subhadda đã nói như vậy, Bhaddà chấp nhận ý nghĩa trên và ước mong đời sau sẽ nhiệt tình noi gương em nàng, bèn ngâm kệ:
16.
Nay biết cúng dường lên chúng Tăng
Được
nhiều phước quả lớn vô ngần,
Khi
nào trở lại làm người nữa,
Chị
sẽ chuyên tâm việc cúng dường
Lên
chúng Tỷ-kheo nhiều mãi mãi,
Lòng
đầy hào phóng, chẳng xan tham.
Rồi Subhaddà trở lại thiên giới của nàng. Sau đó, khi Sakka Thiên chủ thấy Thiên nữ ấy sáng chói nhờ hào quang của sắc thân nàng vượt trội hơn hẳn Thiên chúng cõi trời Ba mươi ba, và đã nghe câu chuyện giữa hai nàng, nên ngay sau khi Subhaddà biến mất, ngài không biết nàng là ai, bèn hỏi Bhaddà:
17.
Ai là Thiên nữ, hỡi Bhad-dà,
Trò
chuyện cùng nàng thật nết na,
Nàng
ấy vượt lên về mỹ sắc
Mọi
Thiên thần cõi Ba mươi ba?
Nàng
tâu trình Thiên chủ:
18.
Tâu ngài Thiên chủ, ở phàm trần,
Kiếp
trước sinh làm một nữ nhân,
Nàng
đã cùng con làm tỷ muội,
Chúng
con thời ấy lấy chung chồng,
Bởi
vì nàng cúng dường Tăng chúng,
Nay
sáng ngời lên với phước ân.
Sau đó Sakka Thiên chủ thuyết pháp, nêu rõ thành quả vĩ đại của lễ vật đáng tuyên dương mà nàng đã cúng dường Tăng chúng:
19.
Ngày xưa Thiên nữ ấy em nàng,
Nhờ
thiện pháp, nay chiếu ánh quang,
Nàng
đã cúng dường lên Thánh chúng,
Trú
an trong quả lớn vô lường.
20.
Trước kia trên đỉnh Thứu Linh Sơn,
Ta
hỏi Phật-đà, đức Thế Tôn,
Về
sự kết thành do bố thí,
Nơi
nào đem quả lớn khôn lường.
21.
Đối với phàm nhân chúng hữu tình
Cúng
dường mong phước đức phần mình,
Nơi
nào bố thí nhiều thành quả
Mang
lại cho người lúc tái sanh?
22.
Phật-đà trước đã hiểu tinh tường
Nghiệp
quả tạo nên bởi cúng dường,
Bố
thí nơi nào đem quả lớn,
Nên
Ngài giảng giải với ta rằng:
23.
Bốn người đang tiến bước lên đường,
Và
bốn người đắc quả trú an,
Tăng
chúng chánh chân và chú trọng
Thực
hành Giới, Định, Tuệ tinh cần.
24.
Đối với phàm nhân, chúng hữu tình
Cúng
dường mong phước đức cho mình,
Dâng
nhiều lễ vật lên Tăng chúng
Đem
quả lớn về lúc tái sanh.
25.
Vì Tăng chúng rộng lớn mênh mang,
Sâu
thẳm không lường giống đại dương,
Đệ
tử bậc Anh hùng dưới thế
Là
người tối thắng giữa phàm nhân,
Nơi
nào Tăng chúng đi truyền pháp,
Chư
vị đều mang đến ánh quang.
26.
Những người đem lễ cúng chư Tăng,
Lễ
vật cúng dường thật chánh chân,
Bố
thí, hiến dâng theo Chánh pháp,
Lễ
kia mang quả lớn vô cùng,
Cúng
dường lễ vật lên Tăng chúng
Được
các Phật-đà tán thán luôn.
27.
Tích đức này đây chính phước điền,
Những
người kia tiến bước đi lên
Giữa
đời, tâm ngập tràn hoan hỷ,
Khi
đã diệt ô nhiễm thấp hèn
Của
thói xan tham cho tận gốc,
Không
còn lầm lỗi, sẽ sanh Thiên.
Sakka Thiên chủ kể toàn chuyện này với Tôn giả Mahà-Moggallàna, Tôn giả lại trình lên Thế Tôn. Ngài lấy đó làm một dịp thuyết pháp.
7.
(35) Chuyện thứ bảy -
Lâu
Đài Của Sesavati (Sesavati-Vimàna)
Bấy giờ, đức Thế Tôn trú tại Sàvatthi, ở Kỳ Viên. Thời ấy trong làng Nàlaka nước Ma-kiệt-đà (Magadha) có một nàng dâu trong nhà một gia chủ giàu tiền của.
Chuyện kể rằng nhiều kiếp trước, khi ngôi kim Tháp rộng một do-tuần đang được xây để thờ đức Thế Tôn Kassapa, nàng còn là một thiếu nữ cùng đi với mẹ đến khuôn viên của đền thờ này và hỏi mẹ:
- Mẹ ơi, các người này đang làm gì thế?
- Họ đang đúc gạch bằng vàng để xây tháp.
Khi nghe vậy, cô gái có tín tâm liền bảo mẹ:
- Mẹ ơi, ở cổ con có món nữ trang nhỏ này bằng vàng. Con muốn đem nó tặng vào ngôi bảo Tháp.
- Thế thì tốt lắm, con hãy đem cúng nó đi.
Rồi tháo món nữ trang từ cổ con gái ra trao tận tay người thợ vàng, bà bảo:
- Đây là phần đóng góp của con bé này. Hãy thêm nó vào viên gạch ông đang đúc nhé.
Người thợ vàng làm theo lời ấy.
Về sau cô gái từ trần và do công đức đặc biệt kia, được tái sanh vào thiên giới, rồi lần lượt đi từ thiện thú này đến thiện thú khác; vào thời đức Thế Tôn Gotama, nàng tái sanh ở làng Nàlaka.
Một hôm nàng được mẹ sai đi làm việc cho bà, nàng đem một ít tiền đến một tiệm mua dầu. Trong tiệm này có một gia chủ đang đào đất để lấy một số lớn đồng tiền, vàng, ngọc trai, châu báu đủ loại đã được cha chôn giấu để dành từ xưa. Người chủ tiệm thấy rằng vì nghiệp quả của mình, chúng đã biến thành sỏi đá. Sau đó vị ấy chất thành một đống, cất vào một nơi để quan sát chúng vừa tự bảo: 'Do năng lực của những người đầy đủ công đức, chúng sẽ trở thành vàng bạc, đồng tiền như xưa'.
Bấy giờ cô gái thấy vậy bèn hỏi:
- Sao các đồng tiền kahàpana và châu báu được chất đống thế này? Hiển nhiên chúng cần phải được cất giữ đúng đắn mới phải.
Người chủ tiệm nghe vậy tự nghĩ: 'Cô gái này có đại phước đức. Nhờ cô này tất cả của cải này sẽ biến thành vàng bạc cả, và sẽ có giá trị cho ta. Ta sẽ đối xử với cô ấy thật ân cần tử tế'.
Ông liền đến gặp mẹ nàng và xin cầu hôn nàng:
- Xin hãy gả con gái bà cho con trai tôi.
Ông trao tặng nàng một số tài sản lớn, tổ chức lễ cưới linh đình và rước cô gái về nhà mình.
Sau đó, nhận thấy rõ đức hạnh của nàng, ông mở kho gia bảo ra và nói:
- Con thấy cái gì đây?
Nàng đáp:
- Con chẳng thấy gì ngoài một đống tiền, vàng, và châu báu.
Ông lại bảo:
- Các châu báu này đã biến mất vì kết quả các nghiệp ác của nhà ta, nay nhờ các nghiệp ưu thắng của con, chúng đã trở thành bảo vật. Vậy từ nay chỉ mình con trong nhà này được cai quản mọi sự. Còn chúng ta sẽ chỉ dùng những thứ gì do con định đoạt.
Từ đó mọi người biết nàng qua danh hiệu Sesavati (Nữ phú gia).
Vào thời ấy Tôn giả Tướng quân Chánh pháp Sàriputta biết các hành nghiệp của đời mình đã chấm dứt, bèn suy nghĩ: 'Ta sẽ trao bảo vật cho mẹ ta, nữ nhân Bà-la-môn Rùpasari, để làm nơi nương tựa cho bà, rồi ta sẽ đắc Niết-bàn vô dư y'.
Tôn giả liền đến gần đức Thế Tôn, thông báo cho Ngài biết Niết-bàn vô dư y của mình sắp đến, và theo lệnh của bậc Đạo Sư, Tôn giả thị hiện một phép đại thần thông, rồi nói hàng ngàn lời tán thán đức Thế Tôn và khởi hành; mặt vừa hướng thẳng về phía Thế Tôn, vừa lùi dần cho đến khi khuất dạng Ngài.
Khi đã ra đi khuất dạng, Tôn giả còn đảnh lễ Ngài một lần nữa, rồi được chúng Tỷ-kheo vây quanh, Tôn giả rời tinh xá. Tôn giả đưa huấn thị cho Tăng chúng xong, lại an ủi Tôn giả Ananda, và bảo tứ chúng quay về sau khi tiễn đưa Tôn giả. Vừa đúng lúc đến làng Nalaka, an trú mẫu thân Tôn giả vào quả vị Dự Lưu. vào lúc rạng đông, Tôn giả đắc Niết-bàn vô dư y ngay ở trong căn phòng mà Tôn giả đã được sinh ra. Sau đó cả chư Thiên và loài Người cùng làm lễ cung kính cúng dường di hài Tôn giả suốt bảy ngày. Họ làm dàn hỏa thiêu cao một trăm cubit (45m) với đủ loại chiên-đàn và hương liệu.
Nàng Sesavati cũng nghe tin về Niết-bàn vô dư y của Tôn giả. Nàng bảo: 'Ta sẽ đi đảnh lễ ngài', và dặn gia nhân đặt hoa bằng vàng đầy hộp và đem hương liệu đến, nàng muốn xin phép cha chồng ra đi.
Ông bảo nàng:
- Con đang mang thai và ở đó đông nghẹt cả người, vậy con nên ở nhà và gửi hương hoa đến thôi.
Tuy thế, nàng đầy tín tâm, suy nghĩ: 'Cho dù có nguy hiểm đến tính mạng ta tại đó, ta cũng muốn đi hành lễ cúng dường'. Rồi không nghe lời khuyên của ông, nàng cùng các người hầu cận ra đi, cúng dường hương hoa xong, nàng đứng chắp tay trước ngực trong dáng điệu sùng kính.
Vào lúc ấy, một con voi đang lên cơn động tình ở trong đoàn tùy tùng của hoàng gia đến làm lễ cúng dường Tôn giả Trưởng lão, thình lình chạy vào đó, khi mọi người thấy nó, liền hốt hoảng chạy trốn vì sợ chết, đám đông ấy dẫm chết Sesavati, nàng đã ngã gục trong đám người chen lấn nhau.
Nàng đã hoàn thành lễ cúng dường và từ trần với niềm tin đối với Tôn giả. Tâm đầy thành tín, nàng được tái sanh vào cõi trời Ba mươi ba.
Khi quan sát thành quả của nàng và suy luận ra nguyên nhân, nàng thấy chính là do lễ cúng dường Tôn giả Trưởng lão, nên với lòng thành tín hướng về Tam Bảo, nàng cùng Lâu đài của nàng du hành đến đảnh lễ bậc Đạo Sư, vừa bước xuống khỏi Lâu đài, nàng đứng chắp tay trước ngực trong dáng điệu sùng kính.
Thời ấy Tôn giả Vangìsa, đang ngồi cạnh đức Thế Tôn nói như vầy:
- Bạch Thế Tôn, con muốn hỏi Thiên nữ kia về công đức phước nghiệp mà nàng đã làm.
Đức Thế Tôn bảo:
- Này Vangìsa, cứ làm như vậy đi.
Sau đó Tôn giả Vangìsa ngâm kệ tán thán Lâu đài của nàng trước tiên:
1.
Với ánh sáng ngời của thủy tinh,
Bạc
vàng bao phủ khắp chung quanh,
Lâu
đài diễm lệ đầy màu sắc,
Ta
thấy nơi cư trú hiển vinh,
Đầy
đủ cửa vòng cung chạm trổ,
Cát
vàng rải rắc lối Thiên đình.
2.
Như mặt trời xua bóng tối tan,
Về
thu chiếu sáng khắp mười phương,
Lâu
đài chói lọi trên thiên đỉnh
Như
cột lửa bừng ánh dạ quang.
3.
Chẳng khác nào tia chớp sáng lòa,
Khiến
hồn mê mẩn giữa trời xa,
Vang
lừng chũm chọe, đàn, kèn, trống,
Tráng
lệ như thành phố Ind-ra.
4.
Đây đó hoa sen đỏ, trắng, xanh,
Hoa
lài, dâm bụt đỏ đầy cành,
A-so-ka
với Sà-la nở,
Cây
đẹp tỏa hương ngát dịu lành.
5.
Viền quanh thông, mít, Bhu-ja-ka,
Chằng
chịt hoa leo đám cọ dừa,
Sen,
súng đâm chồi như bảo ngọc,
Hồ
sen tuyệt mỹ, hỡi tiên nga!
6.
Bất kỳ dưới nước có hoa nào,
Hoặc
ở đất bằng hoa mọc sao,
Dù
thuộc thiên thần hay hạ giới,
Chúng
đều mọc ở tại lầu cao.
7.
Đây là kết quả sự tu hành,
Điều
phục tự thân, được hóa sanh,
Do
nghiệp gì, Lâu đài đạt được?
Hỡi
nàng Thiên nữ nói cho minh.
Sau đó Thiên nữ đáp:
8.
Cách nào con đạt Lâu đài này
Có
công, hạc, trĩ đến từng bầy,
Hồng
nga, ngỗng xám, sơn ca hót,
Vang
dội tiếng chim lảnh lót thay.
9.
Đầy đủ cây hoa tỏa rộng cành:
Vô
ưu, đào đỏ với kèn xanh,
Làm
sao con đạt Lầu thiên giới,
Tôn
giả nghe con sẽ thuyết trình.
10.
Hưng thịnh miền đông Ma-kiệt-đà,
Có
làng tên gọi Na-la-ka,
Xưa
làm dâu một nhà nơi ấy,
Dân
chúng gọi con 'Nữ phú gia'.
11.
Tâm con tràn ngập nỗi hân hoan,
Rải
rắc hoa thơm khắp đại nhân,
Ngài
được trời, người đồng kính mộ
Về
tài thuyết pháp lẫn hồng ân,
Phước
điền vô thượng là Tôn giả
Xá-lợi-phất
vừa xả báo thân.
12.
Sau khi con kính lễ ngài xong,
Ngài
đã về nơi tối thượng tầng,
Đại
giác giả mang thân cuối ấy,
Con
từ giã thể xác phàm trần,
Đi
lên Tam thập tam thiên giới,
Con
đến nơi này để trú thân.
8.
(36) Chuyện thứ tám -
Lâu
Đài Của Mallikà (Mallikà-Vimàna)
Sau khi, đã hoàn thành nhiệm vụ của bậc Giác Ngộ, từ thời Chuyển Pháp luân cho đến thời giáo hóa du sĩ ngoại đạo Subhadda, vào lúc rạng đông một đêm trăng tròn tháng Visàkha, giữa đôi Sàla song thọ tại Upavattana, rừng Sàla của các quốc vương Malla ở Kusinàrà, đức Thế Tôn, nơi nương tựa của thế gian đã viên tịch trong Niết-bàn giới vô dư y, và trong lúc kim thân của Ngài được chư Thiên và loài Người cúng dường, một tín nữ ở Kusinàrà tên Mallikà thuộc dòng họ các quốc vương Malla, vợ của Bandhula, một người mộ đạo, đầy tín tâm, lấy nước hương thơm rửa bộ nữ trang hình tấm mạng lớn (để phủ quanh thân), giống như bộ nữ trang của đại tín nữ Visàkhà, và lau chùi thật bóng với một miếng vải mịn, rồi đem theo nhiều đồ vật khác như hương liệu, vòng hoa v.v.... đến đảnh lễ di hài đức Thế Tôn.
[Đây chỉ là phần sơ lược, còn chuyện Mallikà có đầy đủ chi tiết trong bộ Luận Pháp cú (Dh.A.III.119, Mallikàdevivatthu) ]
Về sau, Mallikà từ trần và được tái sanh vào cõi trời Ba mươi ba. Vì nàng đã cúng dường lễ vật như vậy, nên nàng được hưởng vô lượng Thiên lạc huy hoàng. Xiêm y nữ trang, lâu đài, đều sáng chói với thất bảo, cùng với ánh sáng của vàng ròng tuyệt hảo, rực rỡ chiếu khắp mười phương với kim sắc như thể rải rắc mọi hướng với những tia vàng tinh chất.
Bấy giờ Tôn giả Nàrada đang du hành giữa Thiên chúng, trông thấy nàng bèn lại gần. Nàng cung kính đảnh lễ Tôn giả, rồi đứng chắp tay trong dáng điệu sùng kính. Tôn giả hỏi nàng:
1.
Thiên nữ khoác y phục ánh vàng,
Điểm
trang đầy ngọc báu kim hoàn,
Thượng
y vàng chói trông kiều diễm,
Nàng
chiếu sáng dầu chẳng điểm trang.
2.
Nàng đeo vòng đủ sắc là ai,
Chiếc
mão điểm trang tỏa sáng ngời,
Che
phủ mạng vàng ròng óng ả,
Với
bao hàng chuỗi ngọc buông lơi.
3.
Bảo vật hoàng kim kết ngọc hồng,
Ngọc
trai và ngọc thạch chen lồng,
Minh
châu mắt báo và hồng ngọc
Như
mắt bồ câu ngọc sáng trong.
4.
Tiếng chim khổng tước đáng yêu thay,
Tiếng
của hồng nga chúa ở đây
Cùng
tiếng sơn ca êm ái quá,
Dịu
dàng nghe chúng hót từng bầy,
Khác
nào âm điệu đàn năm thứ
Đồng
tấu lên hòa khúc nhạc hay.
5.
Xe của nàng hoàn hảo sáng ngời,
Khảm
đầy bảo ngọc thật xinh tươi,
Thiên
xa lộng lẫy và cân xứng,
Hình
dáng hài hòa khắp mọi nơi.
6.
Thân sắc nàng như bức tượng vàng,
Đứng
bên xe ngọc tỏa hào quang,
Hỡi
nàng Thiên nữ, khi ta hỏi,
Hãy
nói nghiệp gì quả ấy mang?
Và Thiên nữ đáp lời:
7.
Tấm mạng vàng ròng với bảo trân,
Ngọc
trai dày đặc phủ kim ngân,
Lòng
thành con cúng Cồ-đàm Phật
Vô
lượng phước điền tịch diệt xong.
8.
Sau khi thiện sự đã hoàn toàn,
Công
đức được chư Phật tán dương,
Con
thọ hưởng Lâu đài hạnh phúc,
Vô
sầu, vô bệnh, mãi an khương.
9.
(37) Chuyện thứ chín -
Lâu
Đài Của Visàlakkhì (Visàlakkhì-Vimàna)
Sau khi đức Thế Tôn đã viên tịch, khi Đại vương Ajàtasattu (A-xà-thế) đã xây một đại Tháp ở Ràjagaha trên phần xá-lợi mà vua nhận được và cử hành lễ hội cúng dường xong, cô con gái một nhà làm vòng hoa tên Sunandà, một tín nữ, một vị Thánh đệ tử đắc quả Dự Lưu, gửi nhiều tràng hoa thơm đến cúng bảo Tháp, và vào các ngày trai giới, chính nàng đi đến đó lễ bái.
Về sau, lúc từ trần, nàng được tái sanh làm thị nữ của Sakka Thiên chủ và một hôm Thiên chủ đi vào Lâm viên Cittalatà, thấy nàng đứng đó mà không bị ảnh hưởng bởi ánh hào quang của tất cả các vị Thiên thần chung quanh nàng.
Ngài bèn hỏi nàng lý do:
1.
Thiên nữ là ai cặp mắt huyền,
Trong
vườn lạc thú Cit-ta Viên,
Nàng
đang đi dẫn đầu tiên chúng
Hầu
cận quanh nàng ở cõi thiên.
2.
Khi chư Thiên cõi Ba mươi ba
Vào
Lạc Viên này đủ mã, xa,
Tất
cả hào quang toàn hội chúng
Đồng
thời được phóng tỏa lan ra.
3.
Song nàng đã đến tận nơi đây,
Dạo
bước Lâm viên lạc thú này,
Thân
thể nàng không ai chiếu sáng,
Vì
sao dung sắc được như vầy,
Hỡi
nàng Thiên nữ, khi nghe hỏi,
Hãy
nói nghiệp gì tạo quả đây?
Khi được Sakka Thiên chủ hỏi, Thiên nữ Sunandà đáp lời qua các vần kệ này:
4.
Thiên chủ, nghiệp xưa tạo quả này,
Hình
dung, sanh thú của con đây,
Vinh
quang, uy lực, tâu Thiên chủ,
Xin
lắng nghe con sẽ giải bày.
5.
Vương Xá thành đầy lạc thú kia,
Con
là tín nữ Su-nan-dà,
Tín
tâm đầy đủ hành trì giới,
Bố
thí hân hoan rộng rãi mà.
6.
Các thứ đèn dầu, thức uống ăn,
Tọa
sàng, y phục thứ cần dùng,
Con
dâng cúng những người chơn chánh,
Cùng
với niềm thành tín nhiệt tâm.
7.
Vào ngày mười bốn với mười lăm,
Mồng
tám, những ngày có sáng trăng,
Đặc
biệt là ngày trong nửa tháng
Liên
quan Bố-tát giới tu thân,
Con
hành trì Bát quan trai giới,
Đức
hạnh con luôn sống hộ phòng.
8.
Hại mạng sát sanh con tránh xa,
Giữ
mình không dối trá sai ngoa,
Cũng
không trộm cắp hay tà dục,
Thói
uống rượu say cũng đoạn trừ.
9.
Hân hoan giữ Ngũ giới tu hành,
Thành
Đế con nghiên cứu thật tinh,
Đệ
tử đức Cồ-đàm Giác giả,
Là
người có mắt, đấng lừng danh.
10.
Thuở trước một nhà quyến thuộc con
Đã
đưa con đủ loại hoa vòng,
Con
dâng tất cả vòng hoa ấy
Tại
tháp của Ngài, đức Thế Tôn.
11.
Vào ngày trai giới có trăng rằm,
Con
đến cúng dường với tín tâm,
Hương
liệu, vòng hoa, dầu đủ thứ,
Tại
đền bảo Tháp, chính tay dâng.
12.
Vì hạnh nghiệp ngày trước của con,
Dâng
tràng hoa, tấu đức Thiên hoàng,
Hình
dung, cảnh giới này con đạt,
Vinh
hiển cao sang, đủ lực thần.
13.
Vì hạnh nghiệp xưa tạo ở đời,
Con
thường giữ giới Bát quan trai,
Kết
thành thiện quả ngày sau đến,
Thiên
chủ, con mong đạt Bất lai.
Rồi
Sakka Thiên chủ trình vấn đề này với Tôn giả Vangìsa. Tại
Hội nghị kết tập Kinh điển, Tôn giả thuật chuyện này
với chư Trưởng lão thời ấy đang biên soạn Giáo pháp và
chư vị thêm chuyện này đúng như thật vào Kinh tạng.
10.
(38) Chuyện thứ mười -
Lâu
Đài Cây San Hô (Paricchattaka-Vimàna)
Bấy giờ, đức Thế Tôn, trú tại Sàvatthi, trong Kỳ Viên. Một đệ tử tại gia đầy tín thành cúng dường thực phẩm lên đức Thế Tôn tại nhà riêng vô cùng trọng thể.
Ngay lúc ấy một nữ nhân lượm củi trong Hắc lâm thấy một cây Vô ưu (Asoka) đang nở hoa. Bà đi nhặt các cành hoa đến rải quanh đức Thế Tôn, cung kính đảnh lễ Ngài rồi ra về.
Sau đó bà từ trần, được tái sanh vào cõi trời Ba mươi ba, hưởng lạc thú tại Hỷ lạc Viên Nandana, cùng với đoàn tiên nữ ca múa tham dự lễ hội dưới cây Thiên hoa San hô. Tôn giả Mahà-Moggallàna cũng thấy nàng và hỏi nàng như vầy:
1.
Cùng với San hô, các loại hoa,
Vườn
tiên tuyệt mỹ đẹp lòng ta,
Kết
thành từng chuỗi hoa thiên giới,
Nàng
thích thú và cất tiếng ca.
2.
Trong khi nàng múa với toàn thân,
Xoay
tít tứ chi khắp mọi phương,
Âm
nhạc thiên đình vang vọng đến
Bên
tai nghe quả thật du dương.
3.
Trong khi nàng múa với toàn thân,
Xoay
tít tứ chi khắp mọi phương,
Nhè
nhẹ hương trời lan tỏa rộng,
Làn
hương dịu ngọt tạo hân hoan.
4.
Đang lúc nàng di chuyển dáng hình,
Trâm
cài tóc bím kết bên mình,
Âm
vang như tiếng tơ hòa tấu
Năm
thứ đàn huyền diệu hợp thành.
5.
Vòng
tai được gió thổi ngang qua,
Lay
động theo làn gió nhẹ đưa,
Âm
hưởng các vòng vàng ngọc ấy
Khác
nào năm tiếng nhạc đồng hòa.
6.
Và hương của các chuỗi phương hoa
Khả
ái trên đầu nhẹ tỏa ra,
Thoang
thoảng bay đi khắp mọi hướng
Giống
như cây mạn-thù-sa-ka,
7.
Nàng thở làn hương thật ngọt ngào,
Nàng
nhìn vẻ đẹp cõi trời cao,
Hỡi
nàng Thiên nữ khi nghe hỏi,
Hãy
nói quả đây của nghiệp nào.
Sau
đó Thiên nữ đáp lời:
8.
Thuở trước con dâng cúng Phật-đà
Những
vòng hoa đẹp A-so-ka,
Đỏ
hồng, rực sáng như màu lửa,
Ngào
ngạt hương thơm thoang thoảng đưa.
9.
Khi đã thực hành thiện nghiệp xong,
Nghiệp
lành được đức Phật tuyên dương,
Nay
con thọ hưởng nhiều ân phước,
Vô
bệnh, vô sầu, mãi lạc an.
Tổng Kết
- Lâu đài Huy Hoàng, Lâu đài người cúng khúc mía, Lâu đài Trường kỷ, Lâu đài Lata.
- Lâu đài Guttila, Lâu đài Sáng chói, Lâu đài Sesavati, Lâu đài Mallikà, Lâu đài Vìsalakkhi,
- Lâu đài Cây San hô.
Phẩm này được biết qua các chuyện trên.
Phẩm Ba : Cây San Hô1.
(18) Chuyện thứ nhất -
Lâu
Đài Của Nữ Tỳ (Dàsi-Vimàra)
Trong khi đức Thế Tôn trú tại Kỳ Viên, một đệ tử tại gia ở Sàvatthi đến tinh xá về buổi chiều cùng nhiều cư sĩ khác và nghe pháp. Khi hội chúng đã đứng lên, vị ấy đến gần đức Thế Tôn và thưa:
- Bạch Thế Tôn, từ nay về sau con xin cúng dường bốn buổi ngọ trai vĩnh viễn.
Sau đó, đức Thế Tôn thuyết pháp thoại cho vị ấy được lợi lạc nhân dịp này và bảo vị ấy ra về. Vị ấy trình với Tỷ-kheo phụ trách ngọ trai:
- Bạch Tôn giả, con đã chuẩn bị bốn buổi ngọ trai vĩnh viễn cúng dường Tăng chúng. Từ ngày mai, xin chư vị Tôn giả đến nhà con.
Xong vị ấy ra về. Vị ấy giải thích vấn đề này cho người nữ tỳ và bảo:
- Trong vấn đề này, nhà ngươi phải luôn luôn tinh cần.
- Thưa vâng, được lắm. Nàng đáp.
Bản tính nàng đầy thành tín, mong muốn làm công đức, có thiện hạnh, vì thế mỗi ngày nàng dậy rất sớm, chuẩn bị các món ăn thức uống hảo hạng.
Sau khi quét dọn chỗ ngồi thật sạch sẽ, nàng lau chùi cẩn thận với nước hoa, sắp đặt sàng tọa và khi chư Tỷ-kheo đến, nàng mời chư vị ngồi đó, cung kính đảnh lễ, cúng dường chư vị hương liệu, vòng hoa, chiên-đàn, đèn và phục vụ chư vị thật trọng thể.
Bấy giờ, một hôm, khi chư Tỷ-kheo đã thọ thực xong, nàng đến gần đảnh lễ và nói như vầy:
- Bạch chư Tôn giả, xin chư Tôn giả cho biết, làm thế nào được giải thoát hoàn toàn các khổ đau do sanh, lão, bệnh, tử?
Chư Tỷ-kheo ấy bèn cho nàng thọ Tam quy và Ngũ giới, giảng giải bản chất của sắc thân, và gợi cho nàng suy nghĩ về lão tử. Sau đó, chư vị thuyết giảng cho nàng nghe về tính vô thường.
Nàng giữ giới suốt mười sáu năm liền, thỉnh thoảng nàng tác ý suy tư thật chuyên tâm. Một ngày kia, nàng đã được lợi lạc vì nghe pháp, lại nhờ tri kiến của nàng đạt đến thuần thục, nàng phát triển tuệ quán và chứng đắc quả Dự Lưu.
Chẳng bao lâu sau, nàng từ trần và tái sanh làm vị Thiên nữ hầu cận được Sakka Thiên chủ sủng ái. Khi nàng thơ thẩn trong các hoa viên đây đó, được nghe cả sáu mươi ngàn nhạc khí hòa tấu long trọng cử hành đại hội, nàng tận hưởng đại thiên lạc thỏa thích với đám tùy tùng hộ tống quanh nàng.
Tôn giả Mahà-Moggallàna thấy nàng trong cách được tả trên bèn hỏi nàng:
1.
Chẳng khác nào Thiên chủ Sak-ka,
Ở
Lâm Viên lạc thú Cit-ta,
Nàng
đi thơ thẩn, đoàn tiên nữ
Hầu
cận quanh nàng rộn múa ca,
Làm
tất cả phường trời rực rỡ
Như
vì sao cứu hộ Ta-bà.
2.
Vì đâu nàng được sắc như vầy,
Vì
cớ gì nàng vinh hiển đây,
Những
lạc thú nào nàng mến chuộng
Trong
tâm, đều xuất hiện ra ngay?
3.
Hỡi nàng Thiên nữ đại oai thần,
Nàng
tạo đức gì giữa thế nhân,
Vì
cớ gì oai nghi rực rỡ,
Dung
quang chiếu sáng khắp mười phương.
4.
Nàng Thiên nữ ấy hỷ tâm tràn,
Được
Mục-liên Tôn giả hỏi han,
Nàng
giải đáp ngay phần hạnh nghiệp,
Và
đây là kết quả cho nàng:
5.
Khi được làm người giữa chúng sanh,
Con
là tỳ nữ một gia đình,
Môn
đồ của Trí Nhân Viên Giác,
Đức
Phật Cồ-đàm đại hiển vinh.
6.
Thành công nhờ nỗ lực tinh cần,
Trong
Giáo pháp Ngài bất động nhân,
Mong
ước thân này dầu hủy hoại,
Con
không hề giảm sút chuyên tâm.
7.
Con đường Ngũ giới để tu thân
Thật
vững chắc và tạo phước ân,
Được
bậc trí hiền này dạy bảo,
Không
gai, lưới, bẫy, thẳng như chân.
8.
Hãy nhìn kết quả của tinh cần
Thành
tựu do tỳ nữ tiểu nhân,
Nay
được hầu bên Thiên chủ ấy,
Sak-ka
với tối thượng quyền năng.
9.
Sáu mươi ngàn nhạc cụ đàn tơ
Thức
tỉnh con từ giấc ngủ mơ,
Alamba,
Gaggara, Bhìma,
Sàdhuvàdin
và Samsaya.
10.
Pokkhara và Suphassa,
Vinàmokkhà
cùng các nàng kia,
Nandà
cũng như Sunandà,
Sonadinnà
và Sucimhità.
11.
Alambusà, Missakesi,
Cùng
nàng tiên ác Pundarìkà,
Eniphassa
và Suphassà,
Subhaddà
và Muduvàdinì.
12.
Các nàng Thiên nữ diễm kiều này
Đánh
thức thần tiên lúc ngủ say,
Buổi
sáng các nàng thường đến bảo:
-
Chúng em múa hát giúp vui đây.
13.
Nan-da-na, Hỷ lạc Viên này,
Không
phải để dành cho những ai
Chẳng
tạo tác nên nhiều phước nghiệp,
Mà
dành riêng biệt để cho người
Đã
hoàn thành được nhiều công đức,
Là
Đại Lâm viên của cõi trời
Tam
thập tam thiên đầy lạc thú,
Không
gì phiền não, mãi vui tươi.
14.
Chẳng đời này hoặc cõi đời sau,
Cực
lạc dành cho những kẻ nào
Không
tạo tác nên nhiều phước nghiệp,
Song
đời này lẫn cõi đời sau,
Để
dành cực lạc cho bao kẻ
Làm
các thiện hành phước nghiệp cao.
15.
Vậy những ai mong chúng bạn hiền,
Phải
làm thiện nghiệp thật tinh chuyên,
Vì
người tạo được nhiều công đức,
Hưởng
lạc thú nhiều ở cõi thiên.
2.
(19) Chuyện thứ hai -
Lâu
Đài Của Lakhumà (Lakhumà-Vimàna)
Bấy giờ đức Thế Tôn đang trú tại Ba-la-nại. Thời ấy có một cổng vào thành Ba-la-nại tên là Ngư Phủ Môn. Một ngôi làng được dựng lên gần đó cũng được mang tên Ngư Phủ Môn.
Tại đó có một nữ nhân tên Lakhumà, một người mộ đạo, có lòng tin, đầy đủ trí tuệ thông minh, thường đảnh lễ các Tỷ-kheo lúc chư vị đi vào làng qua cổng ấy, nàng đưa chư vị đến nhà nàng, lấy thực phẩm cúng dường chư vị, và do đó tín tâm nàng tăng trưởng, nàng dựng lên một cái đình để thiết đãi chư Tăng, nghe pháp theo hội chúng của chư vị. Rồi sau khi đã được an trú vào Tam quy và Ngũ giới, nàng chuyên tâm tinh cần tu tập các đề tài thiền quán mà nàng đã học, chẳng bao lâu, nhờ tạo đủ mọi điều kiện cần thiết, nàng tự an trú vào quả vị Dự Lưu.
Về sau nàng từ trần và được tái sinh vào một Lâu đài lớn ở cõi trời Ba mươi ba. Đoàn tùy tùng của nàng gồm một ngàn tiên nữ. Nàng trú tại đó thọ hưởng thiên lạc.
Trong chuyến du hành lên thiên giới, Tôn giả Mahà-Moggallàna hỏi nàng như vầy:
1.
Nàng Thiên nữ sắc đẹp siêu phàm
Đang
chiếu mười phương với ánh quang,
Nàng
đứng, toàn thân đều tỏa sáng
Như
vì sao cứu hộ trần gian.
2.
Vì sao nàng được sắc như vầy,
Vì
cớ gì nàng vinh hiển đây,
Những
lạc thú nào nàng mến chuộng
Trong
tâm, đều xuất hiện ra ngay?
3.
Hỡi nàng Thiên nữ đại oai thần,
Nàng
tạo đức gì giữa thế nhân,
Vì
cớ gì oai nghi rực rỡ,
Dung
quang tỏa sáng khắp mười phương?
4.
Nàng Thiên nữ ấy hỷ tâm tràn,
Được
Mục-liên Tôn giả hỏi han,
Bèn
giải đáp ngay phần hạnh nghiệp,
Và
đây là kết quả cho nàng:
5.
Xuất phát từ làng Ngư Phủ Môn,
Đó
là nơi trú ngụ thân con,
Nơi
chư giác giả môn đồ Phật
Qua
lại ngày xưa ở dọc đường.
6.
Thuở ấy con đầy đủ nhiệt tâm
Đem
cơm, bánh, sữa, để cung dâng,
Đậu,
rau xanh mát, tương chua mặn,
Làm
thực phẩm cho bậc chánh chân.
7.
Vào ngày mười bốn với mười lăm,
Mồng
tám, những ngày có sáng trăng,
Đặc
biệt là ngày trong nửa tháng
Liên
quan Bố-tát giới tu thân.
8.
Con hành trì giới bát quan trai,
Đức
hạnh bản thân giữ suốt đời,
Như
vậy trong Lâu đài lạc trú,
Điều
thân tiết độ, cúng dường hoài.
9.
Hại mạng, sát sanh, con tránh xa,
Giữ
mình không dối trá sai ngoa,
Cũng
không lấy vật gì phi pháp,
Tránh
rượu nồng say, các dục tà.
10.
Hân hoan giữ Ngũ giới tu hành,
Thánh
đế con nghiên cứu thật tinh,
Đệ
tử đức Cồ-đàm Chánh Giác,
Nhãn
quang thấu suốt, đại uy danh.
11.
Vì vậy sắc con đẹp thế này,
Và
con vinh hiển ở nơi đây,
Bất
kỳ lạc thú nào trong dạ
Yêu
chuộng, tức thì xuất hiện ngay.
12.
Xin trình Tôn giả đại oai thần
Công
đức con làm giữa thế nhân,
Vì
thế oai nghi con rực rỡ,
Dung
quang tỏa sáng khắp mười phương.
Và bạch Tôn giả, xin hãy làm ơn nhân danh con đảnh lễ chân Thế Tôn và nói: 'Tín nữ có tên Lakkhumà in khấu đầu đảnh lễ chân Thế Tôn'. Thực sự, bạch Tôn giả, nếu đức Thế Tôn có tuyên bố cho con đạt được một trong các Sa-môn quả, thì điều ấy cũng không lạ gì'.
Về sau, đức Thế Tôn đã tuyên bố quả Nhất Lai cho nàng.
3.
(20) Câu chuyện thứ ba -
Lâu
Đài Của Người Cho Cơm Cháy (Acàmadàyikà-Vimàna)
Bấy giờ, đức Thế Tôn trú tại thành Ràjagaha (Vương Xá), ở chỗ nuôi sóc trong Trúc Lâm. Cũng vào thời ấy, những người trong một gia đình kia tại Vương Xá bị bệnh dịch tả. Mọi người trong nhà ấy đều chết trừ một nữ nhân. Kinh hoàng vì nỗi sợ chết, nàng bỏ nhà cùng tất cả tiền bạc thóc lúa bên trong ấy chạy trốn qua một chỗ nứt của vách tường.
Vì không ai giúp đỡ, nàng đến nhà một gia đình khác, xin ở nhờ phía sau. Người trong nhà ấy thương hại nàng đem cho nàng cháo gạo, cơm chín và cơm cháy cùng các thứ còn sót lại trong nồi niêu. Nhờ lòng rộng lượng của họ, nàng có thể sống tại đó.
Vào thời ấy Tôn giả Mahà-Kassapa (Đại Ca-diếp) đã nhập Diệt Định suốt bảy ngày và đã xuất định, trong lúc Tôn giả suy nghĩ: 'Hôm nay ta sẽ làm ơn cho ai bằng cách nhận thức ăn? Ta sẽ giải thoát sầu bi cho ai?', Tôn giả thấy nữ nhân kia gần mạng chung và một ác nghiệp đưa đến địa ngục đã xuất hiện cho nàng.
Tôn giả suy nghĩ: 'Khi ta đến gần, nữ nhân này sẽ cho ta cơm cháy mà nàng nhận được cho phần mình, và do chính hành động ấy nàng sẽ được tái sanh vào Hóa Lạc thiên giới. Khi ta đã giải thoát cho nàng khỏi tái sinh vào địa ngục như vậy, chắc chắn ta sẽ tạo hạnh phúc thiên giới cho nàng'.
Sau khi đã đắp y vào buổi sáng sớm, Tôn giả cầm y bát và đi về phía nơi nàng cư trú.
Bấy giờ, Sakka Thiên chủ giả dạng cúng dường Tôn giả thực phẩm thiên giới đầy đủ mọi hương vị thơm ngon cùng nhiều loại cháo, canh và cà-ri. Vị Trưởng lão nhận ra ngài, bèn chối từ và bảo:
- Này Kosiya, tại sao ngài đã thành tựu các công đức thiện sự lại làm như vậy? Xin đừng làm hỏng dịp may của những kẻ bất hạnh khốn khổ'.
Rồi Tôn giả đi đến đứng trước nữ nhân kia. Nàng ước muốn cúng dường Tôn giả một vật gì đó, liền suy nghĩ: 'Ở đây không có gì xứng đáng để cúng dường vị Trưởng lão đại oai nghi này cả', và nàng nói:
- Xin ngài hãy tiến lên một chút nữa.
Vị Trưởng lão chỉ bước lùi lại một bước và không nhận thứ gì do các người khác cúng dường. Nàng thấy rõ ràng Tôn giả muốn giúp nàng, bèn cùng dường Tôn giả miếng cơm cháy của mình, Tôn giả vừa ăn ngay tại đó vừa bảo:
- Trong tiền kiếp thứ ba trước đây, cô đã là mẹ của ta.
Xong Tôn giả ra đi.
Nàng từ trần ngay đêm ấy và được tái sanh vào hội chúng Hóa Lạc thiên. Sau đó Thiên chủ Sakka biết tin nàng từ trần và không thấy nàng ở trong hội chúng cõi trời Ba mươi ba bèn đến gần Tôn giả Mahà-Kassapa vào khoảng canh giữa đêm và hỏi:
1.
Khất thực, ngài đang tiến bước lên,
Rồi
Ngài yên lặng đứng gần bên
Một
nàng hành khất bần cùng nọ,
Sống
ở nhà sau của láng giềng.
2.
Nàng ấy có tâm đạo tín thành,
Dâng
ngài cơm cháy với tay mình,
Rồi
nàng xả báo thân trần tục,
Nàng
đến cảnh nào lúc tái sanh?
Sau đó vị Trưởng lão nói đến sanh thú kia để đáp lời ngài:
3.
Khất thực, tôi đang tiến bước lên,
Rồi
tôi yên lặng đứng gần bên
Một
nàng hành khất bần cùng nọ
Sống
ở nhà sau của láng giềng.
4.
Nàng ấy có tâm đạo tín thành,
Dâng
tôi cơm cháy với tay mình,
Rồi
nàng xả báo thân trần tục,
Giải
thoát khổ đau lúc tái sanh.
5.
Có loài Thiên chúng đại thần thông,
Thích
thú thay hình đổi dạng luôn,
Nàng
ở cõi trời đầy hạnh phúc,
Nhờ
cho cơm cháy, dạ hân hoan.
Khi Sakka Thiên chủ nghe kết quả vĩ đại, lợi ích vĩ đại của việc nàng cúng dường như vậy, liền nói:
6.
Ô kìa! Tặng vật kẻ ăn mày
Đem
cúng ngài Ca-diếp, hợp thay!
Thực
phẩm được xin từ kẻ khác
Đã
mang kết quả lớn như vầy!
7.
Nữ hoàng chánh hậu Chuyển luân vương,
Khả
ái toàn thân, đẹp vẹn toàn,
Yểu
điệu dưới mắt nhìn Thánh Chúa,
Cũng
không có giá trị ngang bằng
Một
phần mười sáu nàng hành khất
Đem
một miếng cơm cháy cúng dường.
8.
Một trăm con ngựa, trăm cân vàng,
Xa
giá do la kéo, một trăm,
Kiều
nữ trăm ngàn trang điểm ngọc
Hoa
tai, giá trị cững không bằng
Một
phần mười sáu nàng hành khất
Đem
một miếng cơm cháy cúng dường.
9.
Một trăm voi ở Tuyết Cao Sơn,
Ngà
giống càng xe, thật tráng cường,
Vương
tượng oai hùng mang áo giáp,
Cân
đai vàng ngọc cũng không bằng
Một
phần mười sáu nàng hành khất
Đem
một miếng cơm cháy cúng dường.
10.
Dù người nắm giữ mọi quyền năng
Khắp
bốn đại châu cũng chẳng bằng
Chỉ
một phần mười sáu lễ vật
Người
đem cơm cháy đến cung dâng.
Trưởng lão Mahà-Kassapa trình lên đức Thế Tôn tất cả mọi sự do Sakka Thiên chủ nói với Tôn giả, đức Thế Tôn lấy đó làm đề tài thuyết pháp.
4.
(21) Chuyện thứ tư -
Lâu
Đài Của Nàng Chiên-Đà-La (Candàlì-Vimàna)
Trong lúc đức Thế Tôn đang trú ngụ tại Ràjagaha, Ngài nhập định Đại bi mà chư Phật thường trú, sau đó xuất định và quán sát thế gian. Ngài thấy ngay trong thành phố ấy tại khu vực của dân chúng Candàla (Chiên-đà-la, hạng người vô loại khốn cùng không ai tiếp xúc) có một bà lão sắp mạng chung và một ác nghiệp đưa đến địa ngục đã xuất hiện cho bà.
Với tâm Đại bi, muốn làm cho bà tạo một nghiệp lành đưa đến cõi trời, Ngài suy nghĩ: 'Ta sẽ an trú kẻ ấy vào thiên giới', Ngài liền cùng đại chúng Tỷ-kheo vào Ràjagaha khất thực.
Vào lúc ấy, bà lão Chiên-đà-la chống gậy ra khỏi thành, thấy đức Thế Tôn đến gần, và khi bà đối diện Ngài, bà dừng lại. Đức Thế Tôn cũng dừng lại và đứng ngay trước mặt bà như thể cản bà tiến lên.
Sau đó, Tôn giả Mahà-Moggallàna, biết tâm bậc Đạo Sư và cũng biết thọ mạng bà lão sắp hết, bèn thúc giục bà đảnh lễ đức Thế Tôn:
1.
Lễ chân đức Phật Go-ta-ma,
Vì
xót thương cho số phận bà,
Giác
giả tối cao, danh tiếng rộng,
Đứng
ngay trước mặt, hỡi Chiên-đà.
2.
Hãy hướng tâm đầy đủ thiện duyên
Về
Ngài La-hán, bậc an nhiên,
Mau
mau đảnh lễ, hai tay chắp,
Vì
mạng sống kia chẳng được bền!
Khi bà lắng nghe lời Tôn giả, lòng đầy xúc động, bà phát khởi tâm tín hướng về bậc Đạo Sư, liền đảnh lễ Ngài với năm phần thân thể sát đất, và do hân hoan trước đức Phật, bà nhất tâm đứng yên lặng, đầu cúi xuống. Đức Thế Tôn bảo:
- Thế này là đủ để bà ấy lên thiên giới.
Xong Ngài vào thành với đại chúng Tỷ-kheo. Ngay lập tức sau đó, một con bò cái chạy trốn cùng với bê con, lao về phía bà già, lấy cặp sừng húc bà chết tại chỗ.
Để giải thích tất cả sự kiện này, chư vị Trưởng lão kết tập Kinh điển ngâm hai vần kệ;
3.
Được lời khuyên của bậc chân nhân
Là
bậc mang thân xác cuối cùng,
Bà
lão Chiên-đà liền đảnh lễ
Cồ-đàm
Giác Giả, đại danh lừng.
4.
Bò cái đá người khốn khổ trên,
Lúc
bà đang đứng chắp tay lên
Khấu
đầu đảnh lễ ngài Viên Giác,
Người
chiếu hào quang giữa bóng đêm.
Sau đó, bà được tái sanh giữa cõi trời Ba mươi ba. Bà có một đoàn tùy tùng hộ tống gồm cả một trăm ngàn tiên nữ.
Ngay đúng ngày hôm ấy, bà đã hóa thành một Thiên nữ trong Lâu đài của mình, hiện xuống cõi trần, tiến đến gần Tôn giả Mahà-Moggallàna và cung kính đảnh lễ Tôn giả.
Để giải thích việc này Thiên nữ nói:
5.
Bạch Tôn giả đại lực anh hùng,
Con
đã đạt thiên giới lực thần,
Đến
đảnh lễ người vô lậu hoặc,
An
nhiên, thanh tịnh, ở trong rừng.
Bậc Trưởng lão hỏi:
6.
Nàng Thiên nữ có sắc như vàng,
Danh
tiếng cao vời, tỏa ánh quang,
Tô
điểm ngọc châu, vừa hiện xuống
Từ
lâu đài, đảnh lễ nghiêm trang,
Được
đoàn tiên nữ theo hầu cận,
Hãy
nói là ai đó hỡi nàng?
Được Trưởng lão hỏi, Thiên nữ đáp bốn vần kệ:
7.
Tôn giả, con là kẻ khốn cùng,
Được
ngài thúc giục, bậc anh hùng,
Con
liền đảnh lễ Cồ-đàm Phật,
Bậc
Ứng Cúng, danh vọng lẫy lừng.
8.
Khi con đảnh lễ chân Ngài xong,
Là
kẻ khốn cùng, con mạng vong,
Hiện
ở Lâu đài muôn diễm lệ,
Lâm
viên Hỷ Lạc cõi thiên cung.
9.
Trăm ngàn tiên nữ đứng hầu con,
Xuất
chúng, con hơn hẳn cả đoàn,
Vượt
trội các nàng về mỹ sắc,
Vinh
quang danh vọng, mạng trường tồn.
10.
Nhiệt tâm, con tỉnh giác tinh cần,
Khi
đã làm nhiều thiện sự xong,
Tôn
giả, con về đây đảnh lễ
Bậc
hiền lân mẫn cõi phàm trần.
Lần nữa, một vần kệ lại được chư vị kết tập Kinh điển thêm vào:
11.
Khi việc này vừa được nói xong,
Nàng
Chiên-đà ấy dáng tri ân
Xác
minh việc trước, và quỳ lạy
Bậc
Ứng Cúng rồi biến mất luôn.
Tôn giả Mahà-Moggallàna trình lại sự kiện ấy lên đức Thế Tôn. Ngài liền lấy đó làm đề tài thuyết pháp cho hội chúng được hưởng nhiều lợi lạc.
5.
(22) Chuyện thứ năm -
Lâu
Đài Của Phu Nhân Khả Ái (Bhaddhitthi-Vimàna)
Bấy giờ, Thế Tôn trú tại Sàvatthi ở Kỳ Viên trong tinh xá ông Cấp Cô Độc. Thời ấy ở thành phố Kimbila có một nam tử của một gia chủ tên Rohaka, là người mộ đạo, có tín tâm, tuân thủ giới luật toàn vẹn. Cũng tại đó, trong một gia đình cùng hoàn cảnh tương tự, có một thiếu nữ mộ đạo, tín thành, được đặt tên Bhaddà (Cát Tường) vì bản chất tốt đẹp của nàng.
Bấy giờ cha mẹ Rohaka cầu hôn nàng Bhaddà cho con trai mình. Khi đúng ngày lành, họ rước nàng về và cử hành hôn lễ, hai người sống đời hòa thuận. Vì có đức hạnh hoàn toàn, người vợ nổi danh là Phu nhân Khả ái.
Thời ấy, hai vị Đại đệ tử cùng đoàn hộ tống năm trăm Tỷ-kheo đang du hành trong nước đến thành Kimbila. Rohaka biết tin chư vị đến đó, hân hoan đón chư Trưởng lão, cung kính đảnh lễ chư vị và mời chư vị thọ trai ngày hôm sau.
Vào hôm ấy, khi đã thiết đãi chư Trưởng lão cùng hội chúng tùy tùng, Rohaka cùng vợ và các con nghe pháp, thọ Tam quy và nguyện tuân hành Ngũ giới. Còn vợ chàng thực hành các ngày Bát quan trai giới cùng giữ gìn giới đức toàn vẹn, nên nàng được chư Thiên thần ái mộ đặc biệt.
Do chính đặc ân đó, nàng đã vô hiệu hóa một lời vu cáo xảy đến cho nàng và danh tiếng về đức hạnh cùng sự đoan chính toàn vẹn của nàng lan truyền khắp nơi trên trần thế.
Nguyên do là trước đó nàng ở nhà một mình tại thành Kimbila trong khi chồng nàng đang ở Takkasilà để buôn bán, nhân lúc cao hứng muốn vui chơi vào một dịp lễ hội, nàng được bạn bè khuyến khích, bèn đi gặp chồng nàng tại Takkasilà sau khi vị gia thần đã dùng uy lực giữ nàng ở lại đó.
Từ lúc gặp gỡ chồng, nàng thọ thai rồi được đưa về thành Kimbila, theo thời gian, tình trạng thọ thai của nàng đã rõ ràng, nàng bị mẹ chồng và nhiều người khác nghi ngờ nàng ngoại tình.
Nhưng rồi do uy lực của chính vị thần kia, khi cả thành phố Kimbila có vẻ như bị chìm ngập trong đại hồng thủy của sông Hằng, nàng đã làm cho sự ô nhục đổ lên đầu nàng phải thối lui nhờ mãnh lực của lời tuyên thệ trang nghiêm đi kèm với quyết tâm chứng thực sự trinh tiết của nàng, chẳng khác nào cơn đại hồng thủy của sông Hằng cùng các đợt sóng hỗn loạn hạ dần xuống.
Khi tái hợp với chồng và đưa ra chiếc nhẫn làm tin cùng các vật kỷ niệm chàng đã chân thành tặng nàng, nàng phá tan mối ngờ vực, nên được chồng nàng cùng toàn thể bà con thân thuộc và người đời tôn trọng. Do vậy tương truyền là danh tiếng về đức hạnh và sự đoan chính toàn vẹn của nàng vang dậy đến chân trời góc đất.
Sau đó, nàng từ trần và tái sanh vào cõi trời Ba mươi ba. Khi đức Thế Tôn từ Sàvatthi du hành đến cõi trời ấy và an tọa nên Thạch bàn Pandukambala (ngai Hoàng bảo thạch của Sakka) dưới gốc cây San hô (Pàricchattaka), và trong khi Thiên chúng đến cung kính đảnh lễ Ngài, Thục Nữ khả ái cũng đến ngồi một bên.
Đức Thế Tôn bèn hỏi nàng về hạnh nghiệp mà nàng đã tạo qua các vần kệ:
1.
Sắc trắng, vàng, xanh, đỏ, tía, đen,
Được
nhiều tơ mịn phủ lên trên,
Muôn
màu, muôn vẻ kia tô điểm
Cây
mạn-đà-la ở cõi thiên.
2.
Chuỗi mạn-đà-la có đủ màu
Mà
nàng đang đội ở trên đầu,
Hỡi
nàng Thiên nữ đầy thông tuệ,
Chẳng
thấy cây kia ở cõi nào.
3.
Vinh quang Thiên nữ hiện thân đây
Tam
thập tam thiên, cảnh giới này,
Khi
được hỏi, cho ta biết rõ,
Nghiệp
gì mang đến quả như vầy?
Khi được hỏi đức Thế Tôn hỏi vậy, nàng Thiên nữ đáp lại các vần kệ sau:
4.
Mọi người đều biết ở Kim-la
'Khả
ái Phu nhân', kẻ tại gia,
Đầy
đủ tín tâm, trì giới hạnh,
Hân
hoan bố thí, cúng Tăng già.
5.
Các thứ đèn dầu, thức uống ăn,
Tọa
sàng, y phục với đồ dùng,
Con
dâng cúng những người chân chánh
Với
mọi niềm thành kính nhiệt tâm.
6.
Vào ngày mười bốn với mười lăm,
Mồng
tám, những ngày có sáng trăng,
Đặc
biệt là ngày trong nửa tháng
Liên
quan Bố-tát giới tu thân.
7.
Con hành trì giới Bát quan trai,
Đức
hạnh bản thân giữ suốt đời,
Kiêng
kỵ sát sanh loài thú vật,
Tránh
xa dối trá, nói hai lời.
8.
Đoạn trừ trộm cắp, thói tà dâm,
Không
uống thuốc say hoặc rượu nồng,
Thích
thú con tu hành Ngũ giới,
Chuyên
tâm học Thánh Đế tinh thông.
9.
Là đệ tử Ngài có Nhãn quang,
Sinh
thời con sống thật tinh cần,
Nhờ
cơ duyên tốt xưa con tạo,
Thiện
nghiệp làm xong bỏ cõi trần,
Con
nhẹ bước trong vườn Hỷ lạc
Với
ánh hào quang của bản thân.
10.
Xưa cúng dường bao thức uống ăn
Chư
Tăng, hai đệ tử thần thông,
Bậc
Hiền đại tuệ đầy bi mẫn,
Nhờ
tạo cơ duyên lúc mạng vong,
Thiện
nghiệp hoàn thành, con nhẹ bước
Trong
vườn Hỷ lạc với hào quang.
11.
Xưa con trì giới Bát quan trai
Đem
phước lạc nhiều vô lượng thôi,
Với
các nghiệp lành con thực hiện,
Cùng
cơ duyên đã tạo trên đời,
Nay
con nhẹ bước vườn Hoan lạc
Trong
ánh hào quang tỏa sáng ngời.
6.
(23) Chuyện thứ sáu -
Lâu
Đài Của Sonadinnà (Sonadinnà-Vimàna)
Bấy giờ, đức Thế Tôn trú tại Sàvatthi, ở Kỳ Viên tinh xá. Thời ấy ở Nalandà có một nữ đệ tử tại gia tên là Sonadinnà, một người mộ đạo, có tín tâm, thường xuyên giữ đức hạnh và đoan chính trang nghiêm, ân cần phụng sự chư Tỷ-kheo với bốn vật cần dùng, cùng hành trì Bát quan trai giới.
Nàng được lợi lạc do nghe pháp và tạo đầy đủ điều kiện nhân duyên, tu tập Tứ Thánh đế, lấy đó làm đề tài thiền quán của nàng, nên nàng đắc quả vị Dự Lưu. Về sau, khi lâm trọng bệnh, nàng từ trần và tái sanh lên cõi trời Ba mươi ba.
Tôn giả Mahà Moggallàna hỏi nàng qua các vần kệ sau:
1.
Nàng Thiên nữ sắc đẹp siêu phàm
Đang
chiếu mười phương với ánh quang,
Nàng
đứng, toàn thân đều tỏa sáng
Như
vì sao cứu hộ trần gian.
2.
Vì sao nàng được sắc như vầy,
Vì
cớ gì nàng vinh hiển đây,
Những
lạc thú nào nàng mến chuộng
Trong
tâm, đều xuất hiện ra ngay?
3.
Hỡi nàng Thiên nữ đại oai thần,
Nàng
tạo đức gì giữa thế nhân,
Thần
lực nàng vì sao rực rỡ,
Dung
quang chiếu sáng khắp mười phương?
4.
Nàng Thiên nữ ấy hỷ tâm tràn,
Được
Mục-liên Tôn giả hỏi han,
Nàng
giải đáp ngay phần hạnh nghiệp,
Và
đây là kết quả cho nàng:
5.
Ngày xưa con ở Na-lan-dà,
Tín
nữ So-na được gọi là,
Đầy
đủ tín tâm, trì giới hạnh,
Hân
hoan bố thí, cúng Tăng già.
6.
Các thứ đèn dầu, thức uống ăn,
Tọa
sàng, y phục với đồ dùng,
Con
dâng cúng những người chân chánh
Cùng
với niềm thành kính nhiệt tâm.
7.
Vào ngày mười bốn với mười lăm,
Mồng
tám, những ngày có sáng trăng,
Đặc
biệt là ngày trong nửa tháng
Liên
quan Bố-tát giới tu thân.
8.
Con hành trì giới Bát quan trai,
Đức
hạnh bản thân giữ suốt đời,
Kiêng
kỵ sát sanh loài thú vật,
Tránh
xa dối trá nói hai lời.
9.
Đoạn trừ trộm cắp thói tà dâm,
Không
uống thuốc say hoặc rượu nồng,
Thích
thú con tu hành Ngũ giới,
Chuyên
tâm học Thánh Đế tinh thông,
Con
là đệ tử Cồ-đàm Phật,
Bậc
Nhãn quang danh vọng lẫy lừng.
10.
Vì thế sắc con đẹp thế này,
Và
con vinh hiển ở nơi đây,
Bất
kỳ lạc thú nào trong dạ
Yêu
chuộng, tức thì xuất hiện ngay.
11.
Xin trình Tôn giả đại oai thần
Công
đức con làm giữa thế nhân,
Nhờ
thế oai nghi con rực rỡ,
Dung
quang tỏa sáng khắp mười phương.
7.
(24) Chuyện thứ bảy -
Lâu
Đài Của Uposathà (Uposathà-Vimàna)
Chuyện này cũng tương tự chuyện Lâu đài trước, nhưng có những điểm khác biệt là ở đây, Uposathà là một nữ đệ tử tại gia ở Sàketa, và sau khi nàng đã giải thích cho Tôn giả Mahà-Moggallàna những gì đã xảy ra trước kia mà nay dung sắc của nàng chiếu sáng khắp mười phương, nàng lại nói thêm về một lỗi lầm của nàng:
1.
Xưa vẫn thường nghe Hỷ Lạc Viên,
Trong
con khởi dục vọng triền miên,
Tâm
con giữ chặt niềm mơ ước
Nên
tái sanh về Hỷ Lạc Viên.
2.
Con chẳng hành trì pháp Đạo Sư,
Ngài
là thân tộc của vầng ô,
Trí
con không hướng điều cao thượng,
Do
vậy, ăn năn mãi đến giờ.
Vị Trưởng lão hỏi:
3.
U-po-thà, trú tại Lâu đài
Trong
khoảng bao lâu, hãy đáp lời,
Khi
được hỏi xem nàng có biết
Bao
lâu thọ mạng ở trên trời?
Thiên nữ đáp:
4.
An trú đây ba mươi triệu năm,
Và
thêm vào đó sáu mươi ngàn,
Bạch
Tôn giả, đến khi thân hoại,
Con
sẽ đồng sinh với thế nhân.
Trưởng lão nói:
5.
Vậy nàng đừng sợ, U-po-thà,
Nàng
đã được ngay đức Phật-đà
Tuyên
bố Dự Lưu là xuất chúng,
Với
nàng, đọa xứ đã rời xa.
8,
9. (25, 26) Chuyện thứ tám và chín -
Các
Lâu Đài Của Niddà Và Suniddà (Niddà-Suniddà-Vimàna)
Chuyện hai Lâu đài thứ tám và thứ chín có nguồn gốc ở Ràjagaha. Các vần kệ cũng giống chuyện 23 không có gì khác lạ.
10.
(27) Chuyện thứ mười -
Lâu
Đài Của Nữ Thí Chủ (Bhikkhàdàyikà-Vimàna)
Bấy giờ, đức Thế Tôn trú tại Sàvatthi. Thời ấy tại Uttaramadhurà có một nữ nhân thọ mạng đã hết và phải tái sanh vào đọa xứ.
Vào lúc rạng đông, đức Thế Tôn vừa xuất khỏi định Đại bi, và quán sát thế gian, Ngài thấy nữ nhân ấy.
Muốn an trú kẻ ấy vào thiện thú, Ngài ra đi một mình xuống Madhurà vào vùng ngoại ô của thành phố để khất thực.
Vừa lúc ấy, bà kia đã chuẩn bị xong thức ăn tại nhà và đặt sang một bên, rồi ra đi với chiếc ghè đến chỗ có nước để tắm. Khi trở về nhà với ghè nước đầy, bà thấy đức Thế Tôn liền thưa:
- Có lẽ đức Thế Tôn đã nhận món cúng dường?
Đức Thế Tôn bảo:
- Ta sẽ nhận.
Bà ấy hiểu rằng Ngài chưa nhận món khất thực. Vì thế bà đặt ghè nước xuống, đến gần đức Thế Tôn cung kính đảnh lễ Ngài và thưa:
- Bạch Thế Tôn con muốn cúng dường, xin Ngài hãy cho phép con.
Đức Thế Tôn đồng ý bằng cách im lặng. Bà ấy biết rằng Ngài đã nhận lời, bèn tiến lên về trước sửa soạn chỗ ngồi ở một nơi đã được rảy nước và quét sạch, xong đứng chờ Ngài đến.
Ngài bước vào ngồi xuống. Bà cúng dường Ngài thức ăn và cũng ngồi xuống. Khi thọ thực xong, Ngài rút tay khỏi bình bát và nói lời tùy hỷ công đức, rồi tiếp tục lên đường.
Bà ấy nghe Ngài chúc lành, cảm thấy hân hoan hạnh phúc vô cùng, và vì bà không vơi niềm hoan hỷ do đức Phật mang lại, nên bà vẫn đứng cung kính đảnh lễ cho đến khi Ngài đi khuất dạng.
Chỉ sau đó vài ngày, bà từ trần và được tái sanh vào cõi trời Ba mươi ba.
Bấy giờ Tôn giả Mahà-Moggallàna đang du hành giữa Thiên chúng, thấy Thiên nữ này có đại thần thông và đại oai lực của chư Thiên hiện đang hưởng cảnh vinh quang trên thiên giới, mà ngay cả tri kiến một bậc Giác ngộ cũng không thể xác định được hạn lượng của cảnh ấy.
Tôn giả bèn ngâm các vần kệ hỏi về thiện nghiệp công đức mà nàng đã làm. Các vần kệ này cũng giống như trước:
1.
Nàng Thiên nữ sắc đẹp siêu phàm
Đang
chiếu mười phương với ánh quang,
Nàng
đứng, toàn thân đều tỏa sáng
Như
vì sao cứu hộ trần gian.
2.
Vì sao nàng được sắc như vầy,
Vì
cớ gì nàng vinh hiển đây,
Những
lạc thú nào nàng mến chuộng
Trong
tâm, đều xuất hiện ra ngay?
3.
Hỡi nàng Thiên nữ đại oai thần,
Nàng
tạo đức gì giữa thế nhân,
Thần
lực nàng vì sao rực rỡ,
Dung
quang chiếu sáng khắp mười phương?
4.
Nàng Thiên nữ ấy hỷ tâm tràn,
Được
Mục-liên Tôn giả hỏi han,
Nàng
giải đáp ngay phần hạnh nghiệp,
Và
đây là kết quả cho nàng:
5.
6. Kiếp xưa sinh ở chốn phàm trần,
Con
được làm người giữa thế nhân,
Con
gặp Phật-đà vô lậu hoặc,
An
nhiên tâm trí, chẳng mê lầm,
Với
Ngài, con có lòng thành tín,
Dâng
cúng tận tay các món ăn.
7.
Vì thế sắc con đẹp thế này,
Và
con vinh hiển ở nơi đây,
Bất
kỳ lạc thú nào trong da
Yêu
chuộng, tức thì xuất hiện ngay.
8.
Xin trình Tôn giả đại oai thần
Công
đức con làm giữa thế nhân,
Vì
thế oai nghi con rực rỡ,
Dung
quang chiếu sáng khắp mười phương.
11.
(28) Chuyện thứ mười một -
Lâu
Đài Cuả Nữ Thí Chủ Thứ Hai (Dutiyabhikkhàdàyika-Vimàna)
Chuyện
này cũng giống chuyện Lâu đài trước, trừ điểm ở đây
đức Thế Tôn trú tại Ràjagaha, và nữ nhân cúng dường cho
một Tỷ-kheo vô lậu hoặc, an nhiên tâm trí, chẳng còn si
mê.
Tổng Kết
Lâu đài Nữ tỳ và Lakhuma, Người cho cơm cháy, Candàli, Phu nhân Khả ái, và Sonadinnà, Uposathà, Niddà, và Suniddà, cùng hai Nữ thí chủ.
Phẩm này được biết qua các chuyện trên.
Lâu Đài Nữ Giới : Phẩm HaiPhẩm Đầu để Phúng Tụng