Lapchi – Nơi Nhiều Vị Thánh Dòng Kagyu Từng Sinh sống

25/01/20153:48 SA(Xem: 10005)
Lapchi – Nơi Nhiều Vị Thánh Dòng Kagyu Từng Sinh sống

Lapchi – Nơi Nhiều Vị Thánh

Dòng Kagyu Từng Sinh sống

Thanh Liên dịch sang Việt ngữ

 

blank
Meditating outside Lower Sacred Cave, Lapchi

Trong “Một Quyển Sách Hướng dẫn đến Các Thung lũng Ẩn dấu Dremoshong và Khenpalung,” Pema Lingpa (1450-1521) đã viết rằng có bốn thung lũng vô cùng thiêng liêng và ẩn dấu trong rặng Hy Mã Lạp Sơn: Thành lũy Tuyết Lapchi (La-phyi-gang-gi-ra-ba) trong Rặng Núi Kumbu, ở miền tây giữa Tây Tạng và Nepal, Thành lũy Tuyết Noyin (gNod-sbyin-gang-gi-ra-ba) ở phương bắc, Thành lũy Tuyết Tsari (Tsa-ri-gang-gi-ra-ba) ở phương đông, và Thành lũy Tuyết Baryul (Bar-yul-gang-gi-ra-ba) ở phương nam.

Lapchi ở Kumbu là một trong hai mươi bốn địa điểm đầy uy lực trong thế giới được kết hợp với Đức Chakrasamvara, một Bổn Tôn thuộc về Anuttaratantra hay Mật điển Vô thượng của những Trường phái Tân Dịch. Đức Dilgo Khyentse Rinpoche (1910-1991) đã dạy rằng tất cả gNas-nyi-shu-rtsa-bzhi, “hai mươi bốn thánh địa,” cũng hiện diện trong một thung lũng duy nhất, thung lũng xa xưa nhất được cho là ở trung tâm Ấn Độ, một nơi khác gần một con suối trong Thung lũng Kathmandu, nơi được tôn kính như thai tạng của Vajravarahi, phối ngẫu của Chakrasamvara. Hai mươi bốn thánh địa cũng hiện diện trong thân kim cương của mỗi sinh loài, được ám chỉ là Godhavari. Vajravarahi được ghi dấu bởi một đầu heo nái thò ra trên tai trái của bà, heo nái tượng trưng cho Đức Phật Tỳ Lô Giá Na.

Shabkar Tsogdruk Rangdrol (1781-1851) đã viết trong tự truyện của ngài: “Tôi đã tới sống ở Rặng Núi Lapchi, một trong những địa điểm linh thiêng nhất của thân, ngữ, và tâm của Chakrasamvara. Địa điểm được hiến cúng cho thân của Chakrasamvara là trụ xứ của Dakini Mặt-Sư tử Trắng tại Núi Kailash ở Thượng Tây Tạng, vua lừng danh của các sông băng. Địa điểm được hiến cúng cho ngữ của Chakrasamvara là trụ xứ của Dakini Mặt-Hổ Có Sọc tại Lapchi ở Trung Tây Tạng. Địa điểm được hiến cúng cho tâm ngài là trụ xứ của Dakini Mặt-Heo nái Đen, Tsari vô song, ở Hạ Tây Tạng. Giữa những nơi này, các cao nguyên Lapchi thường được quấn trong những dải mây và sương mù, là sàn nhảy hoàn hảo của các mamo1 và dakini linh thiêng, nơi Đức Jetsun Milarepa đã một thời cư trú.”

Dudjom Rinpoche (1904-1987) đã dạy rằng các thánh địa có thể thu lại và thậm chí biến mất khi hoàn cảnh không còn ích lợi cho việc thực hành tâm linh. Ở những nơi sự tốt lành bị phá vỡ, các cảm xúc tiêu cực xảy ra càng lúc càng lớn dẫn đến những xuất hiện của những gì được trải nghiệm như các tinh linh xấu ác trong tâm của người nhận thức chúng. Các tinh linh cứu giúp hay vi phạm; trong trường hợp sau họ cần được yên bình để các cá nhân bình thường có thể một lần nữa sống một cuộc đờiý nghĩathực hành Giáo Pháp trong những miền đó.

blankLapchi được cho là một hình tam giác có ba phần: trên là bầu trời, dưới là mặt đất, và những con sông ở giữa trời và đất tạo thành một hình tam giác. Ngọn núi ở trung tâm được xem là cung điện của Chakrasambhava, ba ngọn núi khác được cho là các cung điện của Avalokiteshvara (Quán Thế Âm), Vajrapani (Kim Cương Thủ) và Manjushri (Văn Thù),- Các hình ảnh có được nhờ sự giúp đỡ của Thomas Roth.

“Mật điển Chakrasamvara” thuật lại rằng các thế lực quỷ ma thống trị thế giới từ thời đại hoàng kim cho tới lúc khởi đầu của thời đại chúng ta, là thời đại của xung độtbất hòa. Và vì thế thế giới bị cai trị bởi Mahadeva (Đại Thiên), một chúa-quỷ có mọi quyền lực đã thiết lập vị thế của mình trong xứ Magadha (Ma Kiệt Đà). Bốn deva (thánh thần) và bốn rahu (quỷ ma) đã thiết lập quyền lực của họ trong bầu trời, bốn yaksha (dạ xoa) và bốn rakshasa (la sát) thiết lập quyền lực trên trái đất, và bốn naga (rồng) và bốn phi nhân thiết lập quyền lực dưới đất – tất cả hai mươi bốn lãnh vực.2 Vào lúc đó Lapchi ở Kumbu được cai trị bởi cặp Dri-za Lha-dgra và dPa’bo’i bLo-can-ma rất hùng hổ và hung tợn. Họ dùng Đại Thiên như đối tượng quy y của mình, là vị – qua ảnh hưởngsức mạnh của những sự hy sinh thú vật được các môn đồ thực hiện cho ông - đã chuyển hóa chính mình thành hai mươi bốn linga, mỗi một linga hiện diện tại một trong hai mươi bốn thánh địa. Đức Phật Thế Tôn Nguyên Thủy Kim Cương Trì (Vajradhara) thấy đó là điều cần thiết để khôi phục các điều kiện thuận lợi, vì thế ngài đã hiển lộ nguyên lý năng lực nam, Bổn Tôn phẫn nộ Heruka (một tính ngữ, thường gọi là Chakrasamvara) với bốn đầu và mười hai cánh tay. Bằng năng lực của trí tuệlòng bi mẫn, ngài đạp lên Đại Thiên và vị phối ngẫu cùng với đoàn tùy tùng của họ, theo cách đó giải phóng tâm họ khỏi sự xấu ác và kiến lập họ trong sự hỉ lạc bất nhị, trạng thái an bình hoàn hảo. Sau đó Bồ Tát Vajrapani (Kim Cương Thủ) và phối ngẫu Vetali chuyển hóa trụ xứ và của cải của tinh linh thành một cung điện linh thiêng và những món trang sức của họ thành các thuộc tính thiêng liêng. Các ngài gia hộ các biểu tượng và những người tùy tùng của Đại Thiên thành mạn đà la của Chakrasamvara.

Jetsun Milarepa đã trải qua nhiều năm thiền định trong một hang động đã được gọi là bDud-’dul-phug, Động Chinh phục, nơi ngài đã điều phục các tinh linh địa phương của Lapchi. Các tinh linh này phản ứng lại các phương diện tương tự của tâm với tư cáchcon người; họ sống trong núi non, các tảng đá, các đám mây, ao hồ, và các giòng suối. Tổng cộng có bốn hang động rất nổi tiếng của Milarepa tại Lapchi, nơi ngài không chỉ điều phục các quỷ ma địa phương mà cũng thực hiện các điều huyền diệu. Động Hàng phục Ma vương là động chính yếu, ba động kia là Ze-phug, Động Bờm Ngựa, sBas-pa-kun-gsal, Khám phá Mọi điều Bí mật, và  Lung-bstan-tshal-chen-phug, Động Được Tiên tri của Rừng Vĩ đại. Milarepa trải qua sáu tháng trong Động Hàng phục, hoàn toàn ẩn dật và đã tồn tại nhờ một lượng tsampa trong suốt thời gian ngài bị nhốt ở trong đó bởi lớp tuyết dày. Ngài đã thực hiện nhiều điều huyền diệu tại Lapchi và để lại dấu chân trên một tảng đá gần đó.

Mặc dù các dakini được điều phục bởi Đạo sư Liên Hoa Sanh ở Rongshar (hay Thung lũng Drin) nằm khá gần miền đông Lapchi, họ vẫn vô cùng tác hại cho tới khi Jetsun Milarepa khai mở thánh địa bằng cách điều phục các Bổn Tôn và các thế lực tiêu cực gây trở ngại cho Giáo pháp ở đó. Suốt từ đó, họ bảo vệ và giúp đỡ những ai cầu nguyện họ với lòng sùng mộ mãnh liệt. Kinh điển cho biết rằng sau khi chuyển tâm về Giáo Pháp tôn quý, vị dakini lãnh đạo của Năm Chị Em Trường Thọ xin Milarepa ban các giới nguyện Bồ Tát. Ngài yêu cầu họ dâng cúng các thành tựu thế tụccho biết tên của mình. Người lãnh đạo nhóm dakini, vị có sắc trắng và cưỡi một con sư tử, trả lời: “Tôi là lãnh đạo của họ. Tôi tên là Tiểu thư Kiết tường Trường Thọ và xin cúng dường ngài sự thành tựu bảo vệ sinh mạng và tăng trưởng dòng truyền thừa.” Cô con gái màu xanh dương và cưỡi một con lừa hoang dã, trả lời: “Tôi tên là Tiểu thư Xinh đẹp Mặt Xanh và xin cúng dường ngài sự thành tựu tiên đoán với một tấm gương.” Cô con gái màu vàng và cưỡi một con hổ cái, trả lời: “Tôi tên là Vương miện Cổ Họng Đẹp và xin cúng dường ngài sự thành tựu giành được một kho tàng châu báu.” Cô gái màu đỏ và cưỡi một con nai, trả lời: “Tôi tên là Tiểu thư Tuyệt đẹp Voi Bất biến và xin cúng dường ngài sự thành tựu vẻ đẹp, thịnh vượng, và thực phẩm. Cô con gái màu xanh lá cây và cưỡi một con rồng màu lam ngọc, trả lời: “Tôi tên là Tiểu thư Tuyệt đẹp Thuật sĩ Trắng và xin cúng dường ngài sự thành tựu tăng trưởng các loài thú bốn chân.”

Xá lợi tôn quý nhất mà trước kia là một suối nguồn cảm hứnggia hộ cho mọi người là một pho tượng Jetsun Milarepa do Rechung Dorje Dragpa (1084-1161) - đệ tử như-mặt trăng của ngài - thực hiện bằng đất sét trộn với tro sau tang lễ của Milarepa. Chính Milarepa đã chuẩn bị đất sét khi ngài còn sống, trộn nó với máu lấy từ mũi, tĩnh mạch và nước bọt của ngài, vì thế nó được gọi là mTshal-khrag-ma, Hình ảnh Máu-Mũi. Xá lợi thiêng liêng khác hiện diện ở đó là một pho tượng Milarepa bằng ngà voi cũng do Rechungpa làm ra; xá lợi khác là một viên đá từ lò hỏa thiêu Milarepa, trên đó thần chú mani của Đức Avalokiteshvara (Quán Thế Âm) xuất hiện một cách thần diệu. Những hình ảnhxá lợi tôn quý nhất được chuyển hóa thành tu viện nhỏ được gọi là Chos-ra-dge-‘phel-gling, Hàng Rào Giáo Pháp nơi Đức hạnh Tăng trưởng, nó được Shabkar (1853-1919) xây dựng tại ranh giới trên cao của khu rừng trong đồng bằng thấp hình tam giác, 3900 mét trên mặt biển.

 

Je Gampopa hay Je ShabkarĐiện thờ với pho tượng của Je Gampopa hay Je Shabkar (?) tại Lapchi

 

Nhiều hành giả đã nhiệt tình ganh đua với Jetsun Milarepa khi thực hiện những cuộc hành hương từ miền Trung, miền Đông, và Tây Tây Tạng đến Nepal và Ấn Độ và cũng thiền định trong những ẩn thất cô tịch ở Lapchi. Một vài người trong số đó là Nyo Lhanangpa (1164-1224) và Yogi Điên khùng xứ Tsang Trang sức những khúc Xương (1452-1507). Hơn nữa, Khenpo Tsultrim Gyatso Rinpoche đã kể lại với chúng tôi rằng Gyalwa Gotsangpa (1189-1258) “sinh ở miền nam Tây Tạng, đi tới miền trung Tây Tạng để gặp vị Thầy gốc của ngài là Tsangpa Gyare, và sau đó đi vào thực hành. Trước tiên ngài thực hành ở miền bắc Tây Tạng, đặc biệt là trên một hòn đảo đá ở giữa một cái hồ tên là Jang Namtso. Từ đó ngài đã đi và thực hành ở miền tây Tây Tạng, quanh Núi Kailash, và sau đó đi tới Ấn Độ, nơi ngài đã thực hành trong nhiều thánh địa. Ngài đi Nepal, nơi ngài thực hành chính yếu trong Rặng Núi Tuyết Lapchi, và sau đó trở lại miền nam Tây Tạng tới một khu rừng tên là Tsari, là một trong những thánh địa chính yếu của Chakrasamvara. Cuối cùng ngài trở lại miền trung Tây Tạng, ở đó ngài thực hànhnhập Niết Bàn.” Khenpo nói tiếp: “Gotsangpa thực hiện nhiều hứa nguyện phi thường trong đời ngài. Một trong những hứa nguyện đó là ngài sẽ không bao giờ viếng thăm một nơi hai lần. Có lẽ ngài đã thực hiện lời nguyện này với động lực từ bỏ sự dính mắc với bất kỳ địa điểm nào.” Trong các chỉ dẫn được đưa ra tại Viện Thrangu ở Oxford về các bài ca kim cương chứng ngộ, Khenpo đã nói rằng Gyalwa Gotsangpa là một hiện thân của Jetsun Milarepa.

Shakya Tsogdruk Rangdrol, cũng là một terton (Khai Mật tạng) dòng Drukpa Kagyu như Gyalwa Gotsangpa, đã trải qua nhiều năm trong ẩn thất. Để ngăn bản thân không rơi vào giấc ngủ, ngài đã cột tóc vào một cái khấc trong hang động. Ngài đã viếng thăm Lapchi và thiền định trong các hang động của Đức Milarepa. Trong khi ở Tsari tại miền Đông Tây Tạng, một dakini yêu cầu ngài sửa chữa bảo tháp ở Swayambhunath. Ngài đã trở lại Lapchi nơi ngài gặp đệ tử là Tsewang Jigme từ Kham và yêu cầu vị này đảm nhận việc tu sửa, và việc này đã hoàn tất năm 1918.

Pema Lingpa đã mô tả những phẩm tính của các thánh địa trong tự truyện của mình và viết: “Ở nơi đó sẽ không có sương giá hay mưa đá, nóng bức hay nạn đói. Việc thu hoạch và thú nuôi sẽ luôn luôn tốt đẹp. Sẽ không có tổn hại gây nên bởi các bệnh dịch, bệnh truyền nhiễm, độc tố, vũ khí, các thủ hộ đất đai, hay các tinh linh yếu tố. Nhờ thực hành ở đó trong một năm, ta sẽ nhận các thành tựu ngang bằng với những người thực hành một trăm năm ở nơi khác. Chỉ ở xứ sở đó sự ô nhiễm và những cảm xúc ưu phiền được tịnh hóa. Mọi người sống ở đó phát triển lòng từ ái và bi mẫn, trí tuệ vĩ đại, và một trí thông minh rực rỡ. Mọi chúng sinh sẽ thành công ở xứ sở đó.”

 

Các nguồn tham khảo:

 

-      Cuộc Đời của Shabkar. Tự truyện của một Yogi Tây Tạng, Mathieu Ricard dịch thuật. Nhà Xuất bản Snow Lion, Ithaca, N.Y., 2001.

-      Jamyang Wangmo, Lạt ma Lawudo. Các Câu chuyện của Hóa Thân từ Vùng Núi Everest. Nhà Xuất bản Wisdom, Boston 2005.

-      Khenpo Tsultrim Gyatso Rinpoche, Tám Trường hợp Thiện tâm Căn bản Không Bị Xa lánh, Ari dịch thuật

-      Goldfield, trong: Shenpen Osel, quyển 5, số 2 và 3, Tháng Mười hai 2001.

-      Khenpo Tsultrim Gyatso Rinpoche, Những Bài Ca Kim cương, Ari Goldfielf dịch, bản thảo giảng dạy không xuất bản được trình bày tại Viện Thrangu ở Oxford năm 2000, sao chép bởi gh, 2001.

-      Matthieu Ricard, Thuật ngữ Địa lý, trong: Vị trí trực tuyến của Rangjung Yeshe Wiki, 2006

 

của Gaby Hollmann (2006)


1 Trong: Cuộc Đời của Shabkar, trang 5 – Các mamo là một loại dakini, các nữ Bổn Tôn Mật Thừa bảo vệphụng sự Phật pháp.

2 Trong vũ trụ học Vệ đà của Ấn Độ, Rahu được mô tả như một người có thân thiêng liêng, được cho là một quỷ ma cố gắng nắm bắt mặt trờimặt trăng trước khi Vishnu chém đầu ông ta; hiện ông được coi là một trong những hành tinh chịu trách nhiệm về các thiên thực. Các Yasha (Dạ xoa) là những yếu tố đất có thể thống trị các giác quan. Các Raksha (La sát) là những nhà cai trị luôn luôn sợ hãi bởi họ trừng phạt những người không làm điều gì sai trái. Các raksha nguy hiểm thuộc yếu tố lửa. Các vị Rồng (Naga) là chúng sinh thuộc yếu tố nước, trường thọ, mạnh mẽ và giống như rắn, sống trong những lớp nước và thường canh giữ các kho tàng lớn; họ vừa thuộc về cõi súc sanh vừa thuộc về cõi trời và thường sống trong thân tướng loài rắn.

 

http://www.rinpoche.com/stories/lapchi.htm

Nguyên tác: “Lapchi - Where Many Saints of the Kagyu Lineage Once Lived”

Thanh Liên dịch sang Việt ngữ


 

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :