ÁNH TRĂNG KHẢI THỊ
( 月亮啟示 )
Có một tên trộm định
đột nhập vào một nhà giàu lấy trộm đồ. Anh ta dắt theo đứa con trai nhỏ cho nó kiến tập.
Tên trộm bảo đứa con: "Con đứng ngoài cửa giúp ba canh chừng, nếu nhìn thấy có người về đến thì ra hiếu cho ba biết." Nói xong, anh ta liền tung thân nhảy vào nhà.
Vừa lúc anh ta chuẩn bị
hạ thủ nghề trộm; bỗng nhiên ngoài cửa đứa
con la lên:"Ba ba! Có người nhìn thấy mình rồi!"
Tên trộm nghe
báo hiếu,
vội vàng nhảy ra khỏi cửa, kéo thằng bé nấp vào đám lâu sậy
chạy trốn. Chạy được một đoạn khá dài, dừng lại nghỉ mệt, anh ta liền hỏi đứa con: Vừa rồi ai nhìn thấy mình? Đứa bé đáp: "Thưa ba, ánh trăng đang nhìn thấy mình hành động!"
Đoạn truyện cười trên đã cho cho
chúng ta thấy rằng “khi mình làm một việc gì xấu ác, bất thiện”, cho dù không ai biết, nhưng làm sao dấu được trời đất, Chư Phật,
Bồ Tát,
Thánh Hiền,
và nhất là làm sao dấu được lương tâm của chính mình. Điều mà bậc
quân tử nói: “Thập mục sở chi, thập thủ sở chi” nghĩa là khi
chúng ta làm bất cứ một việc gì, tốt xấu, sáng tối như thế nào chung quanh
chúng ta đều có những đôi mắt vô hình nhìn thấy, biết rất
rõ ràng. Sự
thành tín là như vậy.
Trăng sáng từ xưa
đến nay chính là người bạn
tâm đắc của tình nhân; là
tác phẩm cao quý yêu thích của thi nhân. Một vầng trăng treo giữa trời cao đêm tịch, thu hút biết bao
văn nhân nho nhã đối trăng
ngâm vịnh. Sách có câu: “Trăng sáng, sao thưa,
đời người mấy thuở”. Trong sự cảm thán, khổ đoạn của
đời người, dường như cũng đang ẩn tàng nỗi sầu đau
bi thương chưa
thực hiện được chí lớn. Ngoái đầu nhìn lại, từ xưa
đến nay đã có biết bao chúng dân lòng tràn oan khuất, không biết tỏ cùng ai, chỉ biết
ngẩng đầu hỏi trăng,
thổ lộ, không hề dấu diếm bất cứ điều tối sáng nào!!!
Kỳ thật, trăng sáng là
tượng trưng cho sự
quang minh,
viên mãn. Trong bầu nhiệt luyến của
tình bạn, hai người tâm đầu ý hợp đối trăng tuyên thề: Mong rằng, dưới trăng ông trời chứng dám cho họ mối chung tình. Thế nhưng,
thế sự vô thường. Dưới trăng ông trời làm sao có thể làm chủ được?
Ngạn ngữ có câu: “Con trăng cong cong chiếu cửu châu, thử hỏi bao nhà vui, bao nhà sầu?” Ánh trăng có khi mờ, khi tỏ; lại có lúc tròn, lúc khuyết.
Đời người tất nhiên cũng phải có lúc vui, lúc buồn, lúc tan, lúc hợp. Từ
hình tượng trăng tròn, trăng khuyết đã nói lên tận cùng
ý nghĩa thế sự bể dâu
biến đổi,
đời người vô pháp ngăn chặn.
Có câu thơ rằng: “Cố nhân bất kiến
kim thời nguyệt, kim nguyệt tằng kinh chiếu cố nhân” nghĩa là bậc cố nhân tuy không còn nhìn thấy bóng trăng này; nhưng trăng này vẫn
mãi mãi hằng chiếu sáng bậc cố nhân. Trăng sáng vĩnh hằng từ cổ
chí kim là như vậy, không một chút riêng tư
phân biệt người ở
quá khứ hay người trong
hiện tại. Chỗ sai khác chỉ là trăng xưa còn đó mà người nay đã
xa lìa. Ánh trăng mà
chúng ta đang nhìn thấy đó, nhẫn đến
vị lai vẫn sẽ
tiếp tục huy hoàng chiếu sáng. Nhưng ánh trăng của
vị lai như thế nào chiếu sáng
chúng ta trước sự
biến đổi trình tự
thời gian; nhân sự vô thường? Thảo nào bậc thi nhân phải ký gởi cùng trăng niềm hoài cảm!!!
Hoặc gọi: “Nguyệt đáo trung thu phân ngoại minh, nhân sanh năng độ cơ chung thủy”. Trăng khuyết rồi trăng lại tròn, trăng mờ rồi trăng lại tỏ. Thế nhưng
đời người chúng ta tuế nguyệt qua đi làm sao
trở lại được?
Cổ đức nói: “Trăng tròn, trăng khuyết vẫn là trăng, vốn không
chỗ tối, thử hỏi nơi nào sáng?”
Xem ra vầng trăng sáng kia, tuy có tròn, có khuyết, có mờ, có tỏ; thật ra đó chỉ là sự vận chuyển của
tinh cầu,
cho đến hiện tượng vầng trăng bị mây
che khuất đi, cũng vẫn là như vậy.
Đối với
bản thể của trăng mà nói, thì trăng vốn không có tròn khuyết; tối, sáng; mờ tỏ.
Bản chất của trăng
từ thủy tới chung vĩnh hằng vẫn là trăng sáng.
Do vậy, nếu
chúng ta hằng giữ được tâm sáng trong như
nhật nguyệt, thì bất kể trăng tròn, trăng khuyết, trăng mờ hay trăng tỏ, vẫn
bảo tồn được đức tính thường tại. Điều đó là
sự thật, không
cần phải nghi ngờ; chỉ cần trong tâm
chúng ta có trăng sáng, tất sẽ rõ nghĩa:
“Thái dương treo cao không, minh nguyệt chiếu tâm linh; tâm ta có nhật nguyệt, sợ gì không trăng sáng?” Và
thiết thực hơn nữa,
chúng ta cùng nhau phát huy vầng trăng sáng đó thành
hiện hữu cao thượng:
Xin nguyện làm vầng trăng sáng
Cao treo giữa đêm không
Soi sáng khắp nhân gian
Xin nguyện làm vừng Đông Thái
Sưởi ấm khắp đại địa
Trưởng dưỡng vàn muôn vật.