Những bản kinh Phật cổ nhất

11/06/201811:30 SA(Xem: 12756)
  • Tác giả :
Những bản kinh Phật cổ nhất

NHỮNG BẢN KINH PHẬT CỔ NHẤT

Như vầy tôi nghe

Evaṃ me sutaṃ, “như vầy tôi nghe”, là lời Ngài Ananda bắt đầu mỗi bài kinh mà có lẽ không Phật tử nào là không biết. Có lẽ ai cũng mong muốn có được may mắn như Ananda, là được trực tiếp nghe Đức Phật giảng dạy. Ngày nay, điều đó là không thể. Tuy vậy, xin được giới thiệu hai bản kinh được xem là thuộc loại cổ nhất với hiểu biết của chúng ta ngày nay, để quý vị hình dung được những bản kinh nguyên sơ nó như thế nào.

Hai bản kinh đó là: Khaggavisāna-sutta, Aṭṭhakavagga. Cả hai bản kinh này đều có mặt trong Suttanipāta thuộc Tiểu Bộ Kinh. Ngài Thích Minh Châu đã dịch với tựa là “Kinh Tập”. (1)

Sau đây, xin giới thiệu vài thông tin về hai bản kinh trên. Phần chú thích nằm ở cuối bài.

gandhara_lgMột bản kinh Gandhara có tuổi gần 2000 năm

Khaggavisāna-sutta (Sn 1.3)

Tiếng Anh: Rhinoceros Sutra

Tiếng Việt: Kinh Con Tê Ngưu Một Sừng

Năm 1994, cơ quan British Library Oriental and India Office Collections nhận được một bộ sưu tập 29 bản thảo cổ viết trên gỗ bạch dương (birch bark). Chúng được cất trong một bình đất sét chôn trong lòng đất. Nhóm của giáo sư Richard Salomon (2) tại đại học Washington đã phân tích các ký tự trong bản thảo và xác định: đây là kinh điển Phật giáo viết bằng ngôn ngữ Gandhari (3) Chúng được xác định có niên đại khoảng thế kỷ thứ nhất CN, và được coi là những văn bản Phật giáo cổ xưa nhất còn tồn tại đến ngày nay, thậm chí xưa nhất trong toàn bộ văn bản cổ Ấn Độ còn lưu lại.

Kinh Con Tê Ngưu Một Sừng có mặt trong tập bản thảo Gandhari này.

Aṭṭhakavagga (Sn 4)

Tiếng Anh: The Octet Chapter

Tiếng Việt: Phẩm Tám

Sau đây tôi xin dịch phần Phụ lục 1 trong bản dịch Aṭṭhakavagga của Sư Paññobhāsa.

Một số dấu vết chứng tỏ tính cổ xưa của Aṭṭhakavagga

1. Ngôn ngữ dùng trong Aṭṭhakavagga chứa một số dạng ngữ pháp làm gợi nhớ tới ngôn ngữ Vedic Sanskrit cổ; những dạng này không thấy trong toàn bộ phần kinh điển còn lại.

2. Aṭṭhakavagga được nhắc tới ở vài chỗ khác, chẳng hạn trong Udāna 5.6 (4) thuộc tạng kinh, hay trong Đại Phẩm 5.13 (5) thuộc tạng luật. (6) Cả hai chỗ này đều nhắc tới vị tỳ-kheo trẻ tên Soṇa Kuṭikaṇṇa đã tụng lại Aṭṭhakavagga khi được Đức Phật đề nghị trình bày về pháp. Đoạn Kinh trong Udāna 5.6 còn nêu ra chính xác rằng Aṭṭhakavagga có 16 phần. Như vậy, Aṭṭhakavagga phải có trước hai bản kia.

3. Aṭṭhakavagga là một trong số rất ít phẩm kinh thuộc tạng Pali có bản chú giải cũng thuộc tam tạng, bản chú giải của nó là Mahāniddesa thuộc Tiểu Bộ. (Điều thú vị là dường như mục đích của Mahāniddesa không phải là để bàn chi tiết hơn tính sâu sắc tuyệt diệu của Aṭṭhakavagga, mà nó chỉ làm giảm giá trị của Aṭṭhakavagga hơn là tán dương. Hơn nữa, Mahāniddesa được soạn ra dường như không phải để chú giải một bản kinh cổ danh tiếng, bởi tại thời điểm nó được biên soạn thì nhiều bài kinh được xem là cổ hơn Aṭṭhakavagga mà còn không có chú giải nằm trong tam tạng. Mục đích của Mahāniddesa có lẽ là diễn giải lại một phần không nhỏ giáo thuyết của Theravada thời kỳ đầu (7) hay thậm chí là tiền Theravada (8). Phần giáo thuyết này rõ ràng không tương thích với những giáo thuyết phát triển về sau, nhưng chưa bao giờ chúng quá nổi bật để bị loại bỏ khỏi tam tạng.)

4. Dựa trên dấu vết văn bản thì Aṭṭhakavagga (nhưng không phải là toàn bộ Kinh Tập Sutta-nipāta) vốn phổ biến trong nhiều bộ phái, thậm chí có thể phổ biến trong hầu hết hay toàn bộ các bộ phái Phật giáo, kể cả Đại Chúng Bộ vốn được biết tới như một trong hai bộ phái sinh ra từ lần phân phái đầu tiên. Câu chuyện về vị tỳ-kheo Soṇa Kuṭikaṇṇa tụng đọc cũng có mặt trong tạng luật của Đại Chúng Bộ, cũng như trong tạng luật của nhiều bộ phái khác còn lưu lại trong tạng Hán.

5. Văn bản Aṭṭhakavagga không chứa một đoạn kinh mẫu nào (9), không có một dạng hệ thống hóa giáo thuyết nào cả. Ngoại trừ đoạn mở đầu trong hai kinh Māgandiya Sutta và Sāriputta Sutta thì không có yếu tố thần thông, vốn là một đặc tính của những văn bản hậu kỳ.

6. Những lời dạy trong Aṭṭhakavagga nói tới một tăng đoàn sống không nhà, lời kinh dù giản dị nhưng vẫn rất sâu sắc. Kinh này dường như xuất hiện trong thời kỳ đầu của đạo Phật, khi những vị tăng hầu hết là có thâm niên tu hành và chú trọng thực hành hơn là những đề tài triết lý. Hình ảnh những vị tăng yên vị tại tu viện tiện nghi để cống hiến toàn lực cho việc khảo sát Dhamma theo lối học thuật (10), vốn là hình ảnh quen thuộc từ rất lâu trong lịch sử đạo Phật, hoàn toàn xa lạ với tinh thần của bản kinh này. (hết phần trích dịch – Kan)

Ngoài ra, trong tạng Hán có một bản kinh được xem là tương đương với Aṭṭhakavagga, là kinh Arthapada, số 198 Đại Tạng Taisho. Thầy Thích Nhất Hạnh đã dịch và chú giải với tựa “Kinh Nghĩa Túc”. (11)

Các bản dịch

Khaggavisāna-sutta (Sn 1.3)

Tiếng Anh: Rhinoceros Sutra

http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/kn/snp/snp.1.03.than.html

Tiếng Việt: Kinh Con Tê Ngưu Một Sừng
https://thuvienhoasen.org/p15a1544/chuong-01-pham-ran 

http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-tieubo1/tb15-kt1.htm

Aṭṭhakavagga (Sn 4)

Tiếng Anh: The Octet Chapter

http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/kn/snp/index.html

Tiếng Việt: Phẩm Tám
https://thuvienhoasen.org/p15a1547/chuong-04-pham-tam 

Bản dịch “Kinh Tập” của Ngài Thích Minh Châu, có lẽ vì muốn giữ được văn phong thi kệ của nguyên bản nên bản dịch trở nên tối nghĩa và nhiều chỗ rất khó hiểu. Hy vọng rằng trong tương lai Sư Pali Việt sẽ công bố bản dịch tập Suttanipāta này.

Chú thích

(1) Xem phần giới thiệu về Kinh Tập của Ngài Minh Châu tại đây:
https://thuvienhoasen.org/p15a1269/kinh-tieu-bo-tap-i-khuddhaka-nikaya 
http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-tieubo1/tb15-kt0.htm

(2) Sư Pali Việt từng học với giáo sư Richard Salomon tại đại học Washington.

(3) Ngôn ngữ thuộc vùng Gandhara vốn là một trung tâm Phật giáo lớn 2000 năm trước, nay thuộc Pakistan.

(4) Ud 5.6: …Tôn giả Sona vâng đáp Thế Tôn, đọc thuộc lòng mười sáu phần của phẩm tám một cách đầy đủ…
https://thuvienhoasen.org/p15a1547/chuong-04-pham-tam 

http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-tieubo1/tb13-ptt2.htm#chuong5

(5) Xem Đại Phẩm II, Chương V – Da thú, TTPV 04, trang 511, #115 (tiếng Việt).

“… Rồi đại đức Soṇa nghe theo đức Thế Tôn đã thuyết lại theo trí nhớ đầy đủ toàn bộ phẩm Nhóm Tám (Aṭṭhakavaggikāni) …” http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-luat-daipham/dp-05.htm
https://thuvienhoasen.org/p15a1546/chuong-03-dai-pham 

(6) SN 22.3 cũng có nhắc tới bản kinh này:…Thế Tôn đã nói trong Phẩm Tám (Aṭṭhakavagga), trong tập: “Các câu hỏi của Màgandiya” như sau…

http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-tuongungbo/tu3-22a.htm

(7) proto-Theravada

(8) pre-Theravada

(9) Đoạn kinh mẫu là những đoạn được lập lại nhiều lần trong một bài kinh, hay trong nhiều bài kinh khác nhau.

(10) Có thể tác giả hàm ý nói tới các học giả Abhidharma.

(11) Thầy Thích Nhất Hạnh nói bản kinh này được tìm thấy tại Đông Thổ Nhĩ Kỳ là nhầm lẫn. East Turkestan ngày nay là khu tự trị Tân Cương thuộc Trung Quốc.
https://thuvienhoasen.org/a9929/dao-but-nguyen-chat-kinh-nghia-tuc 


Người viết: Kan | https://kienngot.wordpress.com/


Bài đọc thêm:
https://thuvienhoasen.org/a29582/kinh-paramatthaka-sutta  (trích từ ba kinh dưới đây):

Kinh Tập (Sutta Nipata) Chương Bốn - Phẩm Tám - 
Kinh Tối Thắng Tám Kệ 
Kinh Tiểu Bộ Tập I-Khuddhaka Nikàya, 
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Kinh Sự Thật Đích Thực
(Chân Đế Kinh, Paramattaka sutta, Attakavagga 5, Sutta Nipata)
Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh dịch Việt






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/08/2011(Xem: 45443)
18/04/2016(Xem: 27187)
02/04/2016(Xem: 10213)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :