Tinh Túy Của Kim Cương Thừa

21/02/20204:00 CH(Xem: 8072)
Tinh Túy Của Kim Cương Thừa

TINH TÚY CỦA KIM CƯƠNG THỪA
Orgyen Tobgyal Rinpoche giảng ở Brussel ngày 6 tháng 11 năm 2015[1]
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Orgyen Tobgyal Rinpoche (2)
Orgyen Tobgyal Rinpoche

Vào một trong những chuyến viếng thăm của Orgyen Tobgyal Rinpoche[2] đến Antwerp, một vài bạn bè ở Brussel đã hỏi [trung tâm] Rigpa Brussel rằng liệu họ có thể sử dụng trung tâm để thực hành [cúng dường] Tsok trong một ngày hay không. Một cách tự nhiên, Tăng đoàn Brussel hoan hỷlập tức chấp nhận. Và một cách tự nhiên, họ cũng quyết tâm tận dụng chuyến viếng thăm của Rinpoche. Vì thế, họ yêu cầu Ngài giảng dạy về Tinh Túy Của Kim Cương Thừa.

 

1. GIỚI THIỆU

Bởi nhiều vị trong số những cựu tu sĩ của tôi đang sống ở Bỉ, vài năm trước, tôi đã đến đây để cử hành một thực hành Drupchen với họ. Hôm nay, tôi lại ở đây bởi đó dường như là thời điểm thích hợp để tôi tiến hành một thực hành khác với họ, gọi là ‘Ngakso’ (Đại Dương Cam Lồ: một thực hành Kim Cương thừa về sửa chữa và tịnh hóa). Ban đầu, họ nghĩ rằng chúng tôi có thể thực hành trong Tu viện Kagyu gần Antwerp, nơi chúng tôi đã cử hành Drupchen trước kia. Nhưng tôi nghĩ, tốt hơn nếu thực hành ở đây, trong trung tâm Rigpa Brussel. Do vậy, chúng tôi đã liên lạc và tôi rất biết ơn rằng các bạn đồng ý để chúng tôi thực hành ở đây.

Các bạn cũng hỏi rằng, sau thời khóa tối nay, liệu tôi có thể nói về thực hành Kim Cương thừa Mật chú Bí mật. Bạn cần biết rằng tôi thường không ban kiểu giáo lý này và rằng tôi chỉ đang làm thế lúc này như một cách để phụng sự Sogyal Rinpoche. Bất cứ khi nào tôi đến các trung tâm Rigpa, tôi làm mọi điều mà Ngài yêu cầu, bởi tôi muốn giúp Ngài. Đấy là lý do duy nhất tôi đồng ý nói đôi điều với các bạn tối nay.

Tình Hình: Những Thử TháchĐau Khổ Của Luân Hồi

Điều đầu tiên mà bạn cần hiểu là mọi hữu tình chúng sinh đang sống trên thế giới này – ‘hữu tình chúng sinh của tam giới của sự tồn tại’ – là một sản phẩm của tâm. Và bởi tất cả hữu tình chúng sinh được tạo ra bởi tâm, họ đều chịu ảnh hưởng của mê lầm. Khi chúng ta không bị mê lầm kiểm soát, chúng ta là Phật. Vì vậy, hữu tình chúng sinh và chư Phật có cùng nền tảng. Nền tảng đó gọi là ‘Phật tính’; nó hiện diện trong tất cả hữu tình chúng sinh và là nguyên nhân của giác ngộ.

Bởi tất cả chư Phật đã nhận ra những mê lầm của tâm, chư vị giải thoát. Trong khi đó, hữu tình chúng sinh, những vị không nhận ra mê lầm của họ, vẫn chưa giải thoát; họ vẫn quay cuồng trong vòng luân hồi từ vô thủy.

Luân hồi có một phẩm tính: khổ đau. Chẳng có gì khác. Ở cấp độ vô cùng thiển cận, tam giới của sự tồn tại, tức luân hồi, đem đến ấn tượng về việc khá dễ chịu, thậm chí có thể tận hưởng. Nhưng nếu bạn xem xét luân hồi ở mức độ tỉ mỉ hơn, càng xem xét, bạn càng thấy rõ ràng rằng nó chẳng là gì ngoài khổ đau. Tại sao việc chúng ta có thể nhận ra khổ đau dữ dộichúng ta thấy bản thân trong đó lại khó khăn đến vậy? Bởi chúng ta hoàn toàn đui mù do các che chướng của nghiệp, cảm xúc tiêu cựctập khí thói quen.

Nếu bạn chịu khó xem xét nơi mà chúng ta đang mắc kẹtluân hồi – và những vấn đề bao vây chúng ta ở đây, bạn sẽ thấy tất cả. Phật Thích Ca Mâu Ni thường nói rất chi tiết về những thử tháchđau khổ của luân hồi. Và khi Ngài nói, Ngài không bao giờ sáng tạo ra một điều gì mà bản thân Ngài chưa từng thấy. Tất cả những gì Ngài làm là nhìn vào sự thực của chúng ta, sau đấy, miêu tả nó, chính xác như nó là.

Bản thân Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Phật đã dành rất nhiều thời gian trong luân hồivô lượng kiếp. Và sau khi nhận ra những vấn đề của nó, chính trong luân hồi mà Ngài đạt giải thoát. Đó là cách mà Ngài có thể miêu tả những lỗi lầm của luân hồi chi tiết đến vậy. Trong Lời Vàng Của Thầy Tôi, bạn sẽ thấy một chương gọi là ‘Những Khuyết Điểm Của Luân Hồi’[3]. Hãy đọc nó và bạn sẽ tự nhận ra luân hồi này thực sự nhiều vấn đề đến đâu.

Giải Pháp: Những Giáo Lý Của Đức Phật

Khi chúng ta công nhận tình hình của bản thânrõ ràng về các vấn đề của luân hồi, rất có thể là chúng ta sẽ trở nên háo hức muốn học hỏi cách giải thoát bản thân khỏi nó. Cách giải thoát bản thân chúng ta chính xác là điều mà, vì lòng từ lớn lao, Đức Phật đã giảng dạy.

Hôm nay, chẳng có đủ thời gian để đi sâu vào ‘Những Khuyết Điểm Của Luân Hồi’, vì thế, các bạn có thể tự mình tìm hiểu. Khi bạn biết những khuyết điểm này là gì, bạn sẽ thấy chúng ở khắp nơi. Bạn sẽ nhận ra rằng luân hồi – mọi hiện tượng – không có sự rắn chắc, không thực và có bản chấtvô thường. Thực sự, có những người trên khắp thế giới, không chỉ các Phật tử, có thể thấy luân hồi này thực sự tồi tệ đến thế nào – ví dụ, những người tự tử.

Có rất nhiều phương pháp để giải thoát chúng ta và mỗi tôn giáo lại có cách tiếp cận riêng. Một số giải thích điều mà Phật tử gọi là luân hồi và nghiệp là được tạo ra bởi ‘Đấng Toàn Năng’. Tuy nhiên, Phật Thích Ca Mâu Ni dạy chúng ta rằng luân hồi không được tạo ra bởi bất kỳ ai, nó là sản phẩm của nghiệp của chúng ta.

Thực sự, người ta nói rằng, “Thế giới là sản phẩm của nghiệp”. Nói cách khác, các hành động của chúng ta tạo ra thế giới. Bởi tôi tạo ra thế giới này nhờ các hành động của tôi, những phương pháp để giải thoát tôi cũng chỉ có thể đến từ tôi. Tôi không thể và không cần nương tựa ai khác. Như các tôn giáo khác tin tưởng, nếu thế giới của tam giới tồn tại này, tức luân hồi, được tạo ra bởi một đấng toàn năng, tôi không thể làm bất cứ điều gì về tình hình của bản thân.

Phật Thế Tônđấng giác ngộ viên mãn với trí tuệ toàn tri – đã đi theo con đường cho đến khi Ngài đạt giải thoát. Vì vậy, Ngài đã trải qua luân hồi. Đức Phật sau đấy giải thích tình hìnhchúng ta phải đối mặt trong luân hồi, các phương phápchúng ta có thể sử dụng để giải thoát bản thân khỏi nó và khi chúng ta đã đạt giải thoát, sự toàn tri của một vị Phật trông ra sao. Mọi điều mà Ngài đã giảng dạy đều dựa trên điều mà bản thân Ngài đã thấy; và Ngài chia sẻ tất cả kinh nghiệm của Ngài để giúp đỡ chúng sinh khác. Đó là giáo lý của Đức Phật.

Ba Cấp Độ Căn Cơ

Đức Phật trình bày ba thừa trong các giáo lý của Ngài, điều có thể được chia nhỏ hơn thành chín. Khi Ngài lần đầu tiên bắt đầu giảng dạy, Đức Phật xem xét các căn cơthiên hướng đa dạng của hữu tình chúng sinh. Mặc dù sự đa dạng lớn lao này, chúng sinh có thể được chia thành ba: những vị có căn cơ cao, trung bình và thấp. Ba nhóm khá rộng này có thể lại được thanh lọc. Những vị với căn cơ cao có thể được chia thành các nhóm nhỏ hơn: căn cơ cao tốt nhất hay ‘thượng-thượng’, căn cơ cao trung bình hay ‘thượng-trung’ và căn cơ cao ít tốt nhất hay ‘thượng-hạ’. Điều tương tự áp dụng cho kiểu thứ hai, những vị với căn cơ trung bình gồm căn cơ ‘trung-thượng’, ‘trung-trung’ và ‘trung-hạ’. Tương tự, những vị với căn cơ thấp sẽ bao gồm những vị có căn cơ hơn một chút so với những vị khác hay ‘hạ-thượng’ căn, những vị ‘trung-trung’ căn và những vị ‘hạ-hạ’ căn.

Điều gì tạo ra sự khác biệt trong căn cơ của hữu tình chúng sinh? Từ quan điểm của nền tảng, tức Phật tính, không có sự khác biệt giữa chúng ta; Phật tính là nền tảng của Phật quả cho tất cả. Những khác biệt nằm ở số lượng các che chướng. Chúng ta không thể thấy Phật tính của mình bởi những che chướng che giấu nó và mỗi chúng ta có độ dày hay mật độ che chướng khác nhau. Đó là điểm khác biệt của tất cả chúng ta.

Các che chướng tạm thời của chúng ta che lấp Phật tính. Những vị mà che chướng dày nhất chỉ có khả năng có các ý nghĩ về tham, sân, si, đố kỵkiêu ngạo – chúng là những kiểu ý tưởng duy nhất khởi lên trong tâm họ.

Ví dụ, nếu cảm xúc tiêu cực thống trị của bạn – cảm xúc thúc đẩy bạn trong hàng nghìn đời và kiếp – là sân mạnh mẽ, có khả năng cao là bạn sẽ tái sinh trong hình tướng một con rắn. Nếu bạn nhìn những con rắn một cách cẩn thận, bạn sẽ thấy rằng khi chúng nở, thiên hướng của chúng vốn đã rất hung hăng. Tương tự, ngay cả khi bạn sinh trong hình tướng con người, bạn sẽ sinh ra với xu hướng dễ nổi cáu và có thù hận mạnh mẽ. Lập luận tương tự có thể áp dụng cho tất cả những cảm xúc tiêu cực khác – tham, si, đố kỵkiêu ngạo.

Từ quan điểm của con đường tâm linh, những vị đã trưởng dưỡng các thói quen này trong thời gian dài được miêu tả là người ‘hạ căn’. Lấy ví dụ, khi một mảnh vải hoàn toàn trắng rơi vào bùn ướt, chúng ta không thể thấy bất kỳ màu trắng nào nữa. Nhưng nếu mảnh vải chỉ bẩn một chút, chúng ta vẫn có thể nhận ra rằng màu sắc thực sự của nó là trắng. Nếu mảnh vải bị bẩn một chút với những sọc đen, chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng mảnh vải màu trắng với sọc đen. Tương tự, các căn cơ khác nhau của hữu tình chúng sinh được định nghĩa bằng mức độ các che chướng của họ, thứ được tạo ra bởi những cảm xúc tiêu cực.

2. CÁCH THỨC ĐI THEO CON ĐƯỜNG

‘Phật Tử’ Nghĩa Là Gì?

Mọi người, dù chúng ta thuộc thượng, trung hay hạ căn, phải sử dụng sự thông tuệ của bản thân để đánh giá tâm chúng ta và thấy xem chúng ta đang ở đâu. Sự thông tuệtrí tuệ bên trong chúng ta, nhưng khi các che chướng quá dày, trí tuệ không thể tự hiển bày. Những vị với căn cơ trung bình sẽ thỉnh thoảng tận hưởng sự bùng nổ của trí tuệ. Những vị thượng căn chỉ cần nghe một sự giải thích ngắn gọn về một điểm của Giáo Pháp để hiểu nó; và họ cũng có khả năng nhận ra những ngụ ý khác nhau liên quan đến các khía cạnh khác của Giáo Pháp. Do đó, rõ ràng là, với một hành giả, trí tuệ hay sự thông tuệ là phẩm tính quan trọng nhất trên con đường.

Vì vậy, nếu bạn muốn trở thành một Phật tử, điều đầu tiên bạn phải hiểu là thật vô nghĩa khi chờ đợi những giải pháp cho các vấn đề của bạn đến từ bên ngoài; bản thân bạn phải xem xét tình hình của bản thân và tâm của bạn.

Với chúng ta, “đạo sư chân chính, Phật giác ngộ viên mãn” là một vị thầy và một vị thầy là người giảng dạy. Tất cả những gì mà thầy của chúng ta, Đức Phật, có thể làm là chỉ cho chúng ta điều cần làm và điều cần tránh, bởi về cách mà chúng ta hành động, điều đó tùy thuộc vào chúng ta. Chúng ta sẽ luôn làm điều chúng ta muốn làm, vì thế, Đức Phật chỉ có thể chỉ ra cho chúng ta điều chúng ta cần làm. Sau đấy, làm hay không là tùy chúng ta. Nếu Phật có thể giác ngộ mọi hữu tình chúng sinhchúng ta không phải làm gì cả, thì chẳng còn thứ gì là ‘hữu tình chúng sinh’ bởi chúng ta đều đã giải thoát rồi.

Chúng ta cần quán chiếu về Giáo PhápĐức Phật đã từ bi giải thích cho chúng ta và bằng cách thiền địnhsử dụng sự thông tuệ của bản thân, chúng ta sau đấy cần áp dụng nó. Chúng ta đều hoàn toàn tự do và việc chúng tađi theo con đường hay không hoàn toàn phụ thuộc vào mỗi người chúng ta. Đấy là lý do Đức Phật nói rằng:

‘Ta đã chỉ ra những phương pháp

Thứ dẫn dắt đến giải thoát.

Nhưng các con cần biết rằng

Giải thoát tùy thuộc vào bản thân các con’.

Ví dụ – hãy tưởng tượng bạn có hai đĩa trên bàn, một chứa thức ăn, một chứa độc. Sau đó, tôi giải thích: “Đây là đĩa thức ăn, nếu ăn nó, nó có lợi cho bạn. Đây là đĩa chất độc, nếu ăn, bạn sẽ chết”. Khi tôi đã nói rõ ràng nó là gì, bạn làm gì sau đó là tùy ở bạn.

Đức Phật cũng cực kỳ từ ái khi giải thích tất cả những điều này. Ví dụ phổ biến về kết quả của những giáo lý của Ngài là nó giống như phục hồi thị lực cho một người mù. Tuy nhiên, Đức Phật cũng nói:

‘Hãy cẩn thận xem xét những lời của Ta và

đừng chấp nhận chúng đơn giảnniềm tin với Ta’.

Do vậy, chính Đức Phật hoàn hảo đã nói rằng mỗi người chúng ta cần kiểm tra các giáo lý của Ngài. Càng xem xét điều mà Ngài nói, chúng ta sẽ càng hiểu thêm. Càng nhận ra những điểm căn bản trong các giáo lý của Ngài và nhận ra những lý do đằng sau lời dạy của Ngài, chúng ta sẽ càng nhận ra chúng đúng đến thế nào – đây là khía cạnh quan trọng nhất. Tin tưởng mọi điều Đức Phật đã nói chỉ bởi vì Ngài đã nói thế không phải là một cách tiếp cận tốt. Nếu bạn đi theo Giáo Pháp theo cách này, thậm chí nếu bạn thực hành trong hàng thập niên, bạn sẽ chẳng bao giờ hiểu những giáo lý hay biết điều mà bạn cần làm khi là một hành giả Phật giáo.

Đây là cách tiếp cận truyền thống của Phật giáo và có mục đích rất sâu xa trong đó. Cách tiếp cận Phật giáo rất khác với các tôn giáo khác. Nhiều tôn giáo phụ thuộc vào các trước tác và lập luận để truyền cảm hứngđào tạo hành giả, nhưng truyền thống Phật giáo gần như độc đáo trong việc nhấn mạnh lô-gic và lập luận hơn là nương tựa vào từ ngữ của các kinh văn. Các giáo lý được trao để giúp chúng ta đánh giá đúng những điểm nhất định của Giáo Pháp, nhưng chính nhờ lô-gic và lập luậnchúng ta mới có thể kiểm tra điều được giảng dạy. Đó là cách mà chúng ta thực sự thấu triệt giáo lý.

Xả Ly

Để giải thoát bản thân khỏi luân hồi, chúng ta cần hướng về giáo lý của Đức Phậtkiểm tra xem chúng có ý nghĩa không.

Những giáo lý của Đức Phật bắt đầu bằng xả ly. Vì vậy, điều đầu tiên mà chúng ta cần làm là phát triển ham muốn sâu sắc được giải thoát bản thân khỏi luân hồi – sự xả ly. Bằng cách dành thời gian xem xét tình hình trong luân hồi của bạn, nghĩ về nó và tìm kiếm mọi khả năng, bạn sẽ có thể nhận ra mỗi một vấn đề của luân hồi. Tuy nhiên, nhận ra những sự thực của luân hồi tự thân nó không giúp ích nhiều. Vấn đềchúng ta cần mong mỏi giải thoát bản thân khỏi những thử thách và khổ đau của luân hồi. Nhưng không có xả ly – ham muốn giải thoát khỏi luân hồi – phần còn lại là vô ích.

Ví dụ, Antwerp không xa đây lắm, nhưng nếu bạn không bao giờ hình thành mong ước đến đó, bạn sẽ không đến đó. Mặt khác, nếu bạn quyết định rằng bạn thực sự muốn viếng thăm Antwerp, bạn sẽ tiến hành mọi sắp xếp cần thiếtcuối cùng bạn sẽ đến đó – ngay cả khi bạn cuối cùng phải đi bộ. Bạn càng muốn đi đâu đó, khả năng bạn sẽ đến đó càng lớn.

Vì thế, sẽ thế nào nếu bạn giải thoát bản thân khỏi luân hồi, bạn sẽ đi đâu? Bạn sẽ thấy bản thân trong một trạng thái giác ngộ hoàn toànhoàn hảo – nói cách khác, toàn tri. Và toàn tri là điều mà chúng ta muốn đạt được. “Đạt đến trạng thái giác ngộ hoàn toànhoàn hảo của toàn tri” nghĩa là gì? Đó là điều mà bạn sẽ phải suy nghĩ về!

Bồ Đề Tâm

Như Tổ Nguyệt Xứng (Chandrakirti) nói trong Nhập Trung Đạo:

‘Chư Thanh Văn và những vị nửa đường đến Phật quả sinh ra từ Thánh giả quyền uy,

Và chư Phật sinh ra từ những anh hùng Bồ Tát

Lòng bi, bất nhị, mong ước Phật quảchúng sinh khác

Là các nguyên nhân của trưởng tử của những Đấng Chiến Thắng’.

Chư Thanh VănDuyên Giác Phật – những vị ‘nửa đường đến Phật quả’ – mong muốn giải thoát bản thân họ khỏi luân hồi. Họ giải thoát bản thân như thế nào? Bằng cách thực hành Giáo Pháp, như được giảng dạy bởi Phật Thế Tôn.

Chư Phật giải thoát bản thân như thế nào? Đầu tiên, chư vị là những Bồ Tát hoàn thiện các tích lũytiêu trừ mọi che chướng bằng cách đi theo con đường, cuối cùng đạt Phật quả trọn vẹnhoàn hảo. Và như Tổ Nguyệt Xứng viết, nguyên nhân dẫn đến sự chào đời của Bồ Tát là lòng bi.

Chư Thanh Văn có thể giải thoát bản thân khỏi luân hồi, nhưng điều đó cần nhiều thời gian. Để đạt được trạng thái giải thoát trọn vẹn – của sự giác ngộ trọn vẹnhoàn hảo – chư Thanh Văn cuối cùng phải trở thành những Bồ Tát bằng cách phát Bồ đề tâm.

Chư Duyên Giác Phật đầu tiên đạt được trạng thái A La Hán, sau đấy, tập trung vào rèn luyện Bồ đề tâm – thứ ‘bao la như đại dương’ và cuối cùng trở thành những vị Phật.

Người ta cũng nói rằng chính khoảnh khắc mà một người phát khởi Bồ đề tâm, nền tảng để đạt giác ngộ được thiết lập.

‘Nếu Bồ đề tâm sinh khởi

trong những kẻ đau khổ, bị xích chặt trong tù ngục luân hồi,

Chính khoảnh khắc đó, họ được gọi là những trưởng tử của Phật,

Được tôn kính bởi toàn bộ thế giới, bởi chư thiên và con người’.

Khoảnh khắc một người đánh thức ‘tâm hai phần’ – Bồ đề tâm nguyện và Bồ đề tâm hạnh – họ thoát khỏi những gông cùm của cảm xúc tiêu cực và nghiệp, thứ giữ họ bị trói buộc trong tù ngục của tam giới luân hồi. Sau đấy, họ trở thành ‘tâm tử của chư Phật’ – nói cách khác, một Bồ Tát vĩ đại, một anh hùng giác ngộ – và một đối tượng kính trọng cho chúng sinh khác, chẳng hạn chư thiêncon người, những vị bày tỏ sự kính trọng bằng cách đỉnh lễ chư vị. Do đó, chúng ta cần trưởng dưỡng Bồ đề tâm, tâm giác ngộ.

‘Bồ đề tâm, tâm giác ngộ,

Ngắn gọn được biết đến là có hai khía cạnh:

Trước tiên, mong ước, Bồ đề tâm trong ý định;

Sau đấy, Bồ đề tâm tích cực, dấn thân thực tiễn’.

Nói đơn giản, tâm giác ngộ có hai khía cạnh: Bồ đề tâm nguyện và Bồ đề tâm hạnh. ‘Có Bồ đề tâm nghĩa là chăm sóc chúng sinh khác hơn bản thân”; những giáo lý nói với chúng ta rằng đây là nền tảng của Bồ đề tâm. Không có Bồ đề tâm, chúng ta chỉ nghĩ về bản thân; có Bồ đề tâm, chúng sinh khác quan trọng hơn chúng ta.

Có ba cách tiếp cận với việc làm lợi lạc chúng sinh khác: cách tiếp cận của những vị thượng căn, cách tiếp cận của những vị trung căn và cách tiếp cận của những vị hạ căn.

Bồ đề tâm nguyện là quyết tâm, với sự tin chắc lớn lao, làm chính xác điều mà tất cả chư Phật và những trưởng tử nam và nữ của chư vị, tức chư Bồ Tát, vẫn luôn làm và tiếp tục làm vì lợi ích của chúng sinh. Đó cũng là rèn luyện bản thân giống như cách mà tất cả chư Bồ Tát đã rèn luyện bản thân để bạn hoàn thành mọi điều một cách trọn vẹn, giống như chư vị đã làm. Vì vậy, bạn phát triển Bồ đề tâm nguyện và làm quen với việc liên tục giữ nó trong tâm. Tức là, bạn dành càng nhiều thời gian càng tốt để quen thuộc với việc mong mỏi là một Bồ Tát, bằng cách nghĩ về và thiền định về Bồ đề tâm để nó hoàn toàn hòa nhập vào dòng tâm thức của bạn.

Khi bạn đã trưởng dưỡng Bồ đề tâm nguyện, bạn phải thực hành Bồ đề tâm hạnh. Đưa Bồ đề tâm vào hành động là hoàn thành các hoạt động thực sự tạo ra sự khác biệt tích cực với cuộc đời của những chúng sinh khác. Bằng cách nào? Trước tiên, hãy thực hành bố thí bằng cách cho đi; bắt đầu bằng cách cho đi những thứ nhỏ bé, sau đấy, dần dần cho nhiều thêm. Sau đó, hãy trưởng dưỡng trì giới, bằng cách cố gắng giúp đỡ chúng sinh khác, không quá nghiêm khắc cũng không quá ủy mị. Cũng cần phát triển nhẫn nhục, tinh tấn, thiền địnhtrí tuệ. Thực sự, Bồ đề tâm hạnh là rèn luyện trong sáu ba la mật.

Rèn luyện trong Bồ đề tâm đem đến cho chúng ta điều gì? Nó phát triển trí tuệ của chúng ta. Như Tổ Tịch Thiên từng nói, năm ba la mật đầu tiên – bố thí và v.v. – phụ thuộc vào trí tuệ. Vì vậy, nhờ trưởng dưỡng năm ba la mật đầu tiên, trí tuệ sẽ sinh khởi. Các dấu hiệu mà trí tuệ đã sinh khởi trong bạn là lòng bi đến một cách tự nhiên; bạn bắt đầu thấy chúng sinh khác quan trọng hơn bản thân; và hai khía cạnh của Bồ đề tâm – nguyện và hạnh – tăng trưởng.

Bồ Đề Tâm Tuyệt Đối: Hiểu Tính Không

Có các thiền địnhchúng ta có thể thực hành để trưởng dưỡng hai Bồ đề tâm này. Nếu bạn có thứ gì đó để thiền định về, bạn đang thực hành Bồ đề tâm tương đối. Khi bạn đạt đến độ mà chẳng còn gì để thiền định về, Bồ đề tâm tuyệt đối khởi lên. Như Tổ Tịch Thiên từng nói:

‘Khi thứ gì đó và sự không-tồn tại của nó

Cả hai đều thiếu vắng trước tâm,

Tâm chẳng có lựa chọn nào khác:

đạt đến sự nghỉ ngơi hoàn hảo, thoát khỏi các quan niệm’.

‘Khi’ tâm bạn bị bỏ lại không chút thiền định Bồ đề tâm tương đối và chẳng còn gì khác để làm – chỉ như viết trên nước hay cầu vồng tan biến trên bầu trời. Tâm ‘đạt đến sự nghỉ ngơi hoàn hảo, thoát khỏi các quan niệm’; Bồ đề tâm tuyệt đối khởi lên và bạn chứng ngộ tính Không.

Bồ đề tâm tuyệt đối cũng là cội nguồn của điều mà những giáo lý gọi là “Đại Trung Đạo’, ‘Đại Thủ Ấn’ (Mahamudra) và ‘Đại Viên Mãn’ (Dzogpa Chenpo) – “Đại Trung Đạo là nền tảng, Đại Thủ Ấncon đường và Đại Viên Mãn là kết quả”.

Kim Cương Thừa: Nhận Thức Thanh Tịnh

Tóm lại, nói ngắn gọn, để đi theo con đường, chúng ta cần:

1. phát triển sự xả ly;

2. phát triển lòng bi mẫn; và

3. chứng ngộ tính Không.

Ba điều này là nền tảng mà nhờ đó, chúng ta phát triển nhận thức thanh tịnh, tức Kim Cương thừa. Tính Khôngđiều kiện tiên quyết cần thiết – nó phải được hiểu, trải nghiệm và chứng ngộ – trước khi chúng ta có thể khởi lên nhận thức thanh tịnh.

Đã chứng ngộ tính Không, chúng ta sẽ thấy mọi thứ một cách thanh tịnhtoàn bộ thế giới bên ngoài, vũ trụ và mọi chúng sinh sống bên trong. Vì vậy, ít nhất cần có sự hiểu mang tính lý thuyết về tính Không, hay thậm chí tốt hơn, có sự chứng ngộ để bạn có thể nghĩ về ý nghĩa của tính Không.

Kim Cương thừa được tóm gọn thành ba điểm sau đây: các hình tướng là Bổn tôn, các âm thanhMật chú và các ý nghĩchứng ngộ.

Nếu bạn muốn biến mọi hình tướng thành các Bổn tôn, nghe mọi âm thanh là những Mật chútrải qua mọi ý nghĩ là sự chứng ngộ, mọi thứ phải khởi lên như là sự hóa hiện của tính Không. Bổn tôn là tính Khôngtính Không có khả năng hóa hiện sự hiển bày của trí tuệ nguyên sơ trong hình tướng của mọi thứ xuất hiện. Chỉ bởi vì mọi thứ xuất hiện là rỗng rang nên nó mới có thể xuất hiện. Nếu điều gì đó xuất hiện không rỗng rang, không thể nào có thứ gì đó chết hay chết dần chết mòn hoặc biến mất. Mọi thứ xuất hiện sẽ bất biến và luôn ở đó. Do vậy, chúng ta cần hiểu rằng trong khi các hiện tượng, thứ rỗng rang, thực sự xuất hiện, dù chúng xuất hiện, chúng rỗng rang. Tất cả những gì xuất hiện chỉ là sự hiển bày của trí tuệ nguyên sơ, thứ khởi lên từ năng lượng của tính Không.

Tương tự, khẩu giác ngộ và mọi sự hiển bày của tâm giác ngộ khởi lên từ năng lượng của tính Không.

‘Các âm thanh rỗng rang không ngừng nghỉ là âm thanh kim cương’.

Và,

‘Sự giải thoát của điều khởi lên, không chút bám chấp, là ý kim cương’.

Mọi thứ đều chỉ là ‘bánh xe không vơi cạn của những sức trang hoàng của thân giác ngộ’, ‘bánh xe không vơi cạn của những sức trang hoàng của khẩu giác ngộ’ và ‘bánh xe không vơi cạn của những sức trang hoàng của ý giác ngộ’, thứ hiển bày nhờ năng lượng sôi nổi của tính Không. Chúng ta cần thiết lập tri kiến vượt khỏi mọi nghi ngờ như vậy. Như Tổ Long Thọ từng nói:

‘Nếu tính Không khả thi,

thì mọi chuyện đều khả thi’.

Đó là chỗ mà các khía cạnh của thực hành ‘quán tưởng rõ ràng’, ‘sự tin tưởng của kim cương’ và ‘nhớ về sự thanh tịnh’ xuất phát. Bởi mọi thứ về căn bản đều thanh tịnh, điều quan trọng nhất là nhận thức thanh tịnh.

Mục đích của trưởng dưỡng nhận thức thanh tịnh theo cách này là gì? Chư Phật không nhìn nhận một cách bất tịnh; nhận thức của chư vị luôn thanh tịnh. Mặt khác, chúng ta, những chúng sinh đang sống, chỉ nhận thức một cách bất tịnh; các hiện tượng, thứ xuất hiện thanh tịnh, không xảy ra trong nhận thức hạn hẹp của chúng ta. Ngay cả khi bạn nỗ lực hết sức để nhận thức thanh tịnh, ví dụ, khi bạn thiền định về chư Bổn tôn, nó không phải lúc nào cũng hữu hiệu. Đấy là lý do Đức Phật dạy chúng ta cách trưởng dưỡng thân, khẩu và ý giác ngộ.

Do đó, chúng ta cần phát triển nhận thức thanh tịnh. Phương pháp để rèn luyện bản thân, từng bước một, trong nhận thức thanh tịnh được giải thích trong nhiều bản văn. Như Tổ Tịch Thiên từng nói, “Chẳng có gì không trở nên đơn giản nhờ thói quen và sự làm quen”.

Mọi thứ đều có thể được học hỏi nhờ rèn luyện. Ví dụ, chư Tăng Theravada rèn luyện bản thân để thiền định về phụ nữ là bộ xương: phương pháp được gọi là ‘thiền định về sự xấu xí’. Họ nhìn vào hình những bộ xương, thứ được treo trên một bức tường và thiền định về 32 vùng ghê tởm của thân thể. Cuối cùng, đó là cách mà họ nhìn nhận phụ nữ.

Một vị Yogi thực hành Kim Cương thừa sẽ thiền định về sự thanh tịnh nguyên sơ của mọi thứ xuất hiệntồn tạiluân hồiNiết Bàn – trong hình tướng của những Bổn tôn nam và nữ. Đó là thiền định đòi hỏi sự vun bồi. Tương tự, nếu bạn rèn luyện bản thân để trở nên quen với việc nhận thức mọi âm thanhMật chú, bạn cuối cùng sẽ nghe mọi âm thanhMật chú.

Dzogchen Đại Viên Mãn

Bởi các bạn đều là những hành giả Dzogchen và đạo sư đã giới thiệu các bạn với Pháp thân – sự nhận ra điều đó được các bạn duy trì trong thiền định – các bạn sẽ đạt giác ngộ rất nhanh chóng. Mọi ý nghĩ của các bạn, từ quá khứ, hiện tại và tương lai, sẽ biến mất nhanh chóng – giống như viết trên nước. Trong Dzogchen, chúng ta không nói các ý nghĩ ‘biến mất’, chúng ta nói chúng được ‘giải thoát’. Nếu một ý nghĩ được giải thoát, không có nghiệp nào được tích lũy.

Lợi lạc của việc giải thoát các ý nghĩ là gì? Bạn không tạo ra thêm nghiệp. Các ý nghĩ quá khứ đã trôi qua, chúng không tồn tại nữa; các ý nghĩ tương lai chưa khởi lên, vì thế, chúng không tồn tại và về các ý nghĩ hiện tại, chúng được giải thoát. Mọi ý nghĩ được giải thoát. Đó là lý do Phật Phổ Hiền nói rằng, “Ta là Phật, Ta là chúng sinh”[4]. Ngài nói thêm rằng mê lầm không có nền tảng và rằng Ngài không bao giờ bị ảnh hưởng bởi hư huyễn. Giải thoát chỉ là một từ; thực sự, chẳng có bất kỳ mê lầm nào, không có điều gì được giải thoát. Đó là tri kiến của các bạn, phải vậy không? Tri kiến Rigpa.

Đó là tất cả!

Gyurme Avertin chuyển dịch Tạng-Anh; Janine Schultz hiệu đính.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[2] Theo Rigpawiki (https://www.rigpawiki.org/), Orgyen Tobgyal Rinpoche sinh năm 1951 ở Nangchen, Kham, miền Đông Tây Tạng. Ngài là con trai của Neten Chokling Rinpoche đời thứ ba. Mặc dù nổi tiếng là Gyalchen Tulku, hóa thân hoạt động của Tổ Taksham Nuden Dorje, Ngài không được chính thức công nhận là một vị Tulku – đạo sư tái sinh – khi còn trẻ, bởi người ta nói rằng điều này sẽ gây ra nhiều chướng ngại cho cuộc đời Ngài. Ngài là anh trai của Khyentse Yeshe Rinpoche – Jamyang Gyaltsen và Dzigar Kongtrul Rinpoche và được trìu mến gọi là Abu Rinpoche (Abu nghĩa là anh trai trong phương ngôn vùng Kham).

[4] Điều này đến từ đoạn kệ sau đây trong Lời Cầu Nguyện Phổ Hiền: “Mọi hữu tình chúng sinh trong tam giới thực sự giống như Ta, Phật Phổ Hiền, nền tảng của tất thảy” do Terton Rigdzin Godem phát lộ.

Tạo bài viết
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…