Khuyến khích học trò tiếp tục những pháp hội Drubchen & thực hành chính yếu

19/07/202012:52 CH(Xem: 2956)
Khuyến khích học trò tiếp tục những pháp hội Drubchen & thực hành chính yếu

KHUYẾN KHÍCH HỌC TRÒ TIẾP TỤC
NHỮNG PHÁP HỘI DRUBCHEN & THỰC HÀNH CHÍNH YẾU
Garchen Rinpoche giảng ngày 23/06/2018 tại Phật học viện Garchen, Arizona, Hoa Kỳ
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Garchen Rinpoche 2Ngày nay, giữa những Phật tử trên thế giới này, thầy đã đến 32 quốc gia mà thầy có kết nối. Mục đích của việc thiết lập một kết nối Giáo Pháp với họ là gì? Điều đấy là để khiến nó trở nên ý nghĩa với bản thân thầy và cả chúng sinh khác. Thứ nhất là chuyển dịch Ba Mươi Bảy Thực Hành Của Chư Bồ Tát[1] sang ngôn ngữ bản địa để phân phát. Thứ hai, nếu các trung tâm Giáo Pháp được thành lập ở nhiều địa điểm khác nhau, người dân trong vùng sẽ có thể tiếp tục thảo luận về nghiệp, đấy là phẩm tính vĩ đại của Giáo Pháp.

Chẳng ai mà không đau khổ. Con cần biết rằng phương thuốc chữa lành khổ đau là Giáo Pháp, điều không khác biệt với Phật Pháp. Gốc rễ của hạnh phúc nội tại là yêu thương từ áiGiáo Pháp là tình yêu thươnglòng bi mẫn. Không hiểu điều này, người ta phân biệt bằng cách nói rằng đây là Phật Pháp và đó là điều thế tục. Vì thế, điều vô cùng quan trọng là tất cả cần tiếp tục thực hành Ba Mươi Bảy Thực Hành Của Chư Bồ Tát và chuyển dịch [bản văn này] sang ngôn ngữ của các con.

Thứ ba, mục đích của việc thành lập một trung tâm Giáo Pháp ở nơi mà những điều kiện như vậy hiện hữu là gì? Với các đệ tử địa phương không có khả năng đi xa, nhưng với niềm tin dành cho Giáo Pháp và có công đức từ nhiều đời quá khứ, khi con biết về nghiệp, con có thể chấp nhận khổ đau hiện tạinhận ra các nguyên nhân tương lai của khổ đau. Nương tựa vào một nguyên nhân như tình yêu thươnglòng bi mẫn và nhờ thực hành nó, con có thể đạt được các lợi lạc tạm thời và hạnh phúc rốt ráo. Nguyên nhân của việc đạt được hạnh phúc là gì? Đó là tình yêu thươnglòng bi mẫn, thứ mà chúng ta cần cẩn thận giữ gìn.

Dù là theo hay không theo tôn giáo, khổ đau đến từ đâu? Nó đến từ nghiệp từ các đời quá khứ của chúng ta. Ai tạo ra nghiệp? Cảm xúc phiền não. Nhận ra cảm xúc phiền nãođạt được hạnh phúc rốt ráo. Do vậy, thành lập một trung tâm Giáo Pháp rất quan trọng.

Giáo Pháp vô cùng quý báu về nguồn gốc, sự thâm nhậpthực hành. Tam Bảo quý như vàng trên thế giới này. Bất cứ trung tâm Giáo Pháp nào đủ điều kiện thì có thể tổ chức khóa nhập thất Vô Lượng Quang A Di Đà Phật, [Pháp hội] Đại Thành Tựu (Drubchen) Đại Uy Đức Kim Cương [Yamantaka], khóa nhập thất Phổ Ba Kim Cương và v.v. Tất cả đệ tử đều sẽ được lợi lạc. Sự hành trì của bản thân con cũng sẽ được duy trì. Nếu con không thực hành, sẽ chẳng có lợi lạc nào.

Các thực hànhkinh nghiệm của bản thân thầy là gì? Thầy có chút kinh nghiệm trong các thực hành Phổ Ba Kim CươngĐại Uy Đức Kim Cương. Do đó, trong những khóa nhập thất Phổ Ba Kim CươngĐại Uy Đức Kim Cương, các đệ tửthể đạt được một số kinh nghiệm. Ngay cả khi không có thầy, các đệ tử có thể tiếp tục thực hành và làm lợi lạc nơi con sống. Một người thực hành có thể làm lợi lạc đất nước của anh hay cô ấy. Ví dụ, các khóa nhập thất A Di Đà và Phổ Ba Kim Cương được tổ chức ở Đài Loan. Vì lợi lạc của bản thân, các đệ tử cần tiếp tục tham gia vào những khóa nhập thất này. Dù thầy có hiện diện hay không, không có sự khác biệt về Bổn tôn. Tình yêu thươnglòng bi mẫn của tất cả chư Phật là giống nhau. Vì vậy, đừng ngừng hành trì!

Hiện nay, các trung tâm Giáo Pháp của thầy ở Đức và nhiều nơi khác có đủ điều kiện để tổ chức khóa nhập thất A Di Đà, liên tục thực hành Ba Mươi Bảy Thực Hành Của Chư Bồ Tát và tổ chức Pháp hội Đại Thành Tựu. Dù con tiếp tục thực hành ở đâu, con có thể làm lợi lạc thế giới. Điều này vô cùng quan trọng. Mong ước của thầy là các con hãy tiếp tục hành trì.

Thân thể chúng tavô thường, nhưng tâm là Bồ đề tâmkhông sinh, không tử. Về thực hành, Bồ đề tâm của Bổn tôn phải thâm nhập dòng tâm thức chúng ta. Điều này phải được hoàn thành nhờ sự hành trì.

Nhìn chung, có sự giảng dạy và thực hành. Giảng dạy chủ yếu nương tựa vào những lời của Đức Phật. Nhiều giáo lý đang được giữ gìn, bảo vệmở rộng. Tuy nhiên, chỉ giảng dạy mà không hành trì thì không lợi lạc. Thực hành liên quan đến tất cả các Pháp hội Đại Thành Tựu của chúng ta. Thậm chí nếu thầy qua đời, tâm thầy không chết. Bất kể các con tổ chức Pháp hội Đại Thành Tựu ở đâu, tâm thầy sẽ ở đó. Đạo sư và Bổn tôn Yidam bất khả phân. Điều quan trọng là tiếp tục thực hành, làm lợi lạc bản thân, chúng sinh khác và thế giới.

Điều gì gây ra khổ đau? Cảm xúc phiền não! Các phương thuốc cho cảm xúc phiền não là Phổ Ba Kim CươngĐại Uy Đức Kim Cương. Điều này vô cùng quan trọng. Từ kinh nghiệm của bản thân thầy về các thực hành, thầy biết rằng chúng sinh khác cũng sẽ được lợi lạc. Này các đạo hữu, đệ tử hay thí chủ, điều này vô cùng quan trọng. Xin đừng ngừng hành trì. Xin hãy nghĩ về nó.

Chúc tất cả Tashi Delek!

 

Nguồn Anh ngữ: Encouraging the Disciples to Continue with the Main Drubchen & Practices (http://garchen.tw/English/Texts).

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Theo Rigpawiki, Ba Mươi Bảy Thực Hành Của Chư Bồ Tát (Tạng: Gyalse Laklen Sodunma) là một bản văn Lojong [Luyện Tâm] quan trọng của Tổ Gyalse Thogme Zangpo. Trong ba mươi bảy đoạn kệ, bản văn trao những chỉ dẫn về cách thức đi theo con đường Bồ Tát. Kyabje Trulshik Rinpoche nói rằng Tám Đoạn Kệ Luyện Tâm trình bày phiên bản ngắn gọn về Lojong, Ba Mươi Bảy Thực Hành Của Chư Bồ Tát là bản trung bình và Nhập Bồ Tát Hạnh là bản mở rộng.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
- Lễ Rước Phật Và Nghi Thức Mộc Dục Tại TP. Hồ Chí Minh / - Diễu hành xe hoa kính mừng ngày Đức Phật đản sinh tại chùa Ba Vàng, tỉnh Quảng Ninh / - Đại lễ Phật đản 2023 tại Chùa Ba Vàng / - Đại lễ Phật đản 2023 tại chùa Hoằng Pháp, Hóc Môn / - Đại lễ Phật đản 2023 tại Việt Nam Quốc Tự, TP. Hồ Chí Minh - Đại lễ Phật Đản chung vùng Đông-Bắc Hoa Kỳ lần thứ V tại Philadelphia, USA
Trong bối cảnh nhân loại vừa trải qua đại dịch Covid-19 và chiến tranh, xung đột còn diễn biến phức tạp đây đó trên thế giới; noi theo hạnh nguyện của Bồ-tát Thích Quảng Đức, tất cả Tăng Ni, Phật tử chúng ta cùng nhau dấn thân hơn nữa trên con đường thực hành Bồ-tát hạnh như lời Đức Thế Tôn đã dạy trong kinh Tư Ích Phạm Thiên sở vấn: “Bồ-tát là người có thể chịu đựng khổ đau thay cho tất cả chúng sinh, vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh mà hy sinh hạnh phúc của bản thân mình”. Tôi kêu gọi Tăng Ni, Phật tử các giới càng nên ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình tự thân để kết nên một đài sen cúng dường Đức Thế Tôn trong mùa Phật đản năm nay.
"Hãy cùng làm việc với nhau trong tình đoàn kết để xây dựng một thế giới hòa bình hơn cho tất cả mọi người", Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh trong thông điệp Ngày Vesak.