Sức Mạnh Của Thủ Ấn Phật Giáo | The Power Of Buddhist Mudras (song ngữ)

22/08/20201:00 SA(Xem: 33005)
Sức Mạnh Của Thủ Ấn Phật Giáo | The Power Of Buddhist Mudras (song ngữ)

SỨC MẠNH CỦA THỦ ẤN PHẬT GIÁO 
THE POWER OF BUDDHIST MUDRAS 
Nguyễn Thúy Loan

 


Thủ Ấn Phật Giáo là những dấu hiệu thiêng liêng, được sử dụng bằng tay để diễn tả trạng thái của tâm, trong khi thiền định hoặc trong nghi lễ Phật giáo.

Thủ Ấn giúp ta tăng cường năng lượng, huấn luyện tâm và chữa bệnh trong khi tu tập.

Video này diễn tả 10 Thủ Ấn quan trọng giúp hồi sinh dòng năng lượng trong thân thể, cải thiện sức khỏe về thể chất cũng như tinh thần.
 
1.    
Abhaya: Fearless (Vô Úy Thủ Ấn)

 01-vo-uy-thu-an

Vô Úy Thủ Ấn, giúp ta xóa bỏ nỗi sợ hãi khỏi tâm trí. Thủ Ấn này tạo ra một cảm giác không sợ hãicảm giác được bảo vệ.

Thủ Ấn này được trình bày bằng cách đưa tay phải ngang vai, lòng bàn tay hướng ra ngoài. Tay trái đặt trong lòng, nhẹ nhàng thoải mái, lòng bàn tay hướng lên trên.

Khi làm thủ ấn này trong khoảnh khắc, bạn sẽ cảm thấysức mạnh trong tâm và tinh thần phấn chấn trong niềm tự tin.
 2.    Bhumisparasa: Touch the Earth (Xúc Địa Thủ Ấn)

Thủ Ấn này được trình bày bằng cách, bàn tay phải hướng xuống đất, lòng bàn tay hướng vào trong để cảm nhận sự kiên cố. Tay trái đặt trong lòng, nhẹ nhàng thoải mái, lòng bàn tay hướng lên trên.

Sử dụng thủ ấn này trong lúc Thiền 30 phút. Tâm sẽ thấy nhẹ nhàng, những ham muốn được lạo bỏ nhẹ nhàng.
 02-xuc-dia-thu-an
3.    
Dhyana: Meditation (Thiền Định Thủ Ấn)

Thủ Ấn này được trình bày bằng cách: Đặt tay phải lên trên tay trái trong lòng, hai lòng bàn đều hướng lên, hai ngón cái chạm nhẹ.

Thủ Ấn Thiền tập cho mình 3 điều: Tập trung vào giữ gìn giới luật, hổ trợ thiền địnhnâng cao tâm linh.

4. Varada: Charity - (Thí Nguyện Thủ Ấn)

 04-thi-nguyen-thu-an

Thủ Ấn này giúp ta loại bỏ sự tức giận, tham lam trong tâm trí.

Thủ Ấn này được trình bày bằng cách: đặt tay phải gần đầu gối, ngón tay thả lỏng hướng xuống, và lòng bàn tay hướng về phía trước. Tay trái làm bất kỳ thủ ấn nào chẳng hạn như Vô Úy hay Thiền Định.

Tập Thủ Ấn này sẽ mở lòng từ biyêu thương, giúp loại bỏ những tham lam, giận dữsở hữu.
5.    
 Karana: Banishing and Expelling Negativity (Lìa Xa Ác Nghiệp Thủ Ấn)
 05-lia-xa-ac-nghiep-thu-an

Thủ ấn này giúp tư tưởng nhạy bén. Và cũng loại bỏ các nhảm nhí khỏi tâm trí.

Thủ Ấn này được trình bày bằng cách: Đặt tay phải cao ngang vai, lòng bàn tay hướng về phía trước. Ngón giữa và ngón đeo nhẫn chạm vào ngón cái; ngón trỏ và ngón út thẳng. Đặt tay trái vào lòng, bàn tay thả lỏng và hướng lên trên.

Lìa Xa Ác Nghiệp Thủ Ấn là cách để loại trừ sự lo lắng, căng thẳng, trầm cảm và giúp chúng ta vượt qua những nỗi buồn bã.

6.    Vajrapradama:  Confidence in Self – (Trí Quyền Ấn)

06-tri-quyen-an

Trí Quyền Ấn  là biểu tượng của sự tự tin

Thủ Ấn này được trình bày bằng cách tay trái nắm xung quanh ngón trỏ phải. Đầu ngón trỏ phải chạm vào đầu ngón trỏ trái.

Sự kết hợp giữa tay phải và tay trái tượng trưng cho sự hài hòa của các yếu tố đất, nước, gió, lửa và kim loại với ý thức.

7.    Vitarka: Teaching Transmission (Giáo Hóa Thủ Ấn)

 

07-giao-hoa-thu-an

 

Thủ Ấn này tượng trưng cho sự truyền bá giáo lý của Đức Phật.

Tư thế của thủ ấn này là cong ngón trỏ phải để chạm ngón cái, giữ cho các ngón khác thẳng, lòng bàn tay hướng ra ngoài như thể đang đón lấy năng lượng bên ngoài của thế giới.

Đặt tay trái vào lòng, bàn tay thả lỏng và hướng lên trên.

Ấn này cảm nhận năng lượng giữa ngón cái và ngón trỏ, năng lượng đó giúp ta mở mang, phát triển trí tuệ.

8. Dharmacakra: Wheel of Dharma (Chuyển Pháp Luân Thủ Ấn)

 

08-chuyen-phap-luan-thu-an

 
Ý nghĩa của Thủ Ấn khi Đức Phật thuyết giảng bài pháp đầu tiên tại Vườn Lộc Uyển, sau khi Ngài thành đạo.

Tư thế của thủ ấn này là:  Ở phía trước ngực, hai tay đều cong ngón trỏ để chạm ngón cái, giữ cho các ngón khác thẳng đứng, hướng lòng bàn tay trái vào trong và hướng lòng bàn tay phải ra ngoài.

Ấn này thúc đẩy tâm linh, cân bằng năng lượngcảm xúc.

9. Mandala Offering (Thủ Ấn Cúng Dường Mandala)

09-thu-an-cung-duong-mandala

 

Thủ Ấn này giúp tâm trí giảm bớt những dính mắc.

Đối lưng hai ngón tay đeo nhẫn. Ngón tay cái bên phải chạm sang ngón út bên trái và ngón tay cái bên trái chạm sang ngón út bên phải.  Móc ngón trỏ bên tay phải qua ngón giữa bên tay trái và móc ngón trỏ bên tay trái qua ngón giữa bên tay phải.

Ấn cúng dường này cúng đến toàn bộ vũ trụ vì lợi ích của tất cả chúng sinh.

10. Namaskara: Thủ Ấn Chào và Kính Trọng

10-thu-an-chao-kinh-trong

 
Ấn này tượng trưng cho sự mộ đạo, cầu nguyệnkính trọng.

Nối hai lòng bàn tay lại với nhau sát ngực, các ngón tay hướng lên trên.

Cử chỉ này gợi lên một lời chào từ người khác, với sự kính trọng và tôn vinh tối thượng.

Phật giáo có nhiều nhánh, tuy nhiên thủ ấn của Đức Phật từ những hình tượng của ngài vẫn được mọi nhánh tôn thờ trong tu tập. Những thủ ấn của  Đức Phật nhẹ nhàng, như chính trong đời sống đơn giản hàng ngày của ngài, nhưng mang lại một năng lượng thần diệu cho bản thân và cả cho sự tiến bộ trong tu tập.

   

THE POWER OF BUDDHIST MUDRAS 

 Mudras are sacred hand gestures used to evoke a state of mind during Buddhist meditation or rituals.

Use the Buddhist Mudras to boost energy, to train the mind, and to heal the body

10 important mudras:

  1. Abhaya: Fearless (Vô Úy Thủ Ấn)

The Abhaya Mudra is the way to remove fear from your mind. This mudra creates a feeling of fearlessness and protection.

To perform this mudra, raise the right hand to shoulder height, palm facing outward. The left hand rests on the lap, palm upward.

With your hand in this position, you feel power and fearlessness in your mind within moments of doing it.
 
2. Bhumisparasa:
 Touch the Earth (Xúc Địa Thủ Ấn)

With the right hand, position the fingertips “touching the earth,” palm facing inward, to feel stability.

Meditate with this gesture for 30 minutes to calm the mind.
 
 3. Dhyana:
 Meditation (Thiền Định Thủ Ấn)

With the right hand on top of the left hand, face both palms up with thumbs lightly touching.

3 key reasons for using the Dhyana Mudra: to focus on the Good Law, to assist in meditation, and to heighten spirituality.
 
 
4. Varada:
 Charity - (Thí Nguyện Thủ Ấn)

This Mudra removes anger from the mind.

Place your right hand in your lap, palm relaxed and facing upwards, fingers pointing outward. Rest the left hand in your lap, palm relaxed and facing upward.

The Varada Mudra opens the mind to compassion and love.

It repels greed, anger, and possessiveness.
 
 
5. Karana:
 Banishing and Expelling Negativity (Lìa Xa Ác Nghiệp Thủ Ấn)

We can turn negatives into positives with the Karana Mudra.  

It also removes impurities from the mind.

 

Place the right hand at chest level, palm facing forward. Bend the middle and ring finger to meet the thumb; index and pinky raised upward.

 

Rest the left hand in your lap, palm relaxed and facing upward.

The Karana Mudra stops anxiety, stress, and depression and helps us overcome negativity.

 
 
6. Vajrapradama:
  Confidence in Self – (Trí Quyền Ấn)

The Vajra Mudra is the Buddhist gesture for self-confidence.

Make a left fist around the right index finger. Touch the tip of the right index finger to the tip of the left index finger.

Combining the right and left hands in a mudra symbolizes a harmony of the worldly elements (earth, water, fire, air, and metal) with the consciousness.

Kết hợp tay phải và tay trái tượng trưng cho sự hài hòa của các yếu tố đất, nước, lửa, không khí và kim loại với ý thức.

 
 
7. Vitarka:
 Teaching Transmission (Giáo Hóa Thủ Ấn)

 

This mudra symbolizes the spread of Buddha’s teachings.

Bend the right index finger to meet the thumb, keeping the other fingers upright. Face the palm outward as though welcoming the world’s outside energy. Rest the left hand in your lap, palm relaxed and facing upward.

Feel the energy between your thumb and index finger.

This energy opens the mind to intellectual conversation.
 
8. Dharmacakra:
 Wheel of Dharma (Chuyển Pháp Luân Thủ Ấn)

This mudra symbolizes when Buddha preached his first sermon in the Deer Park, following his Enlightenment.

 

On each hand, bend the index finger to meet the thumb, keeping the other fingers upright. In front of your heart space, face the left palm inward, and face the right palm outward.

This mudra promotes spirituality and balances energy and emotion.

 

  
9. Mandala Offering (Thủ Ấn Cúng Dường Mandala)

 

The Mandala Offering Mudra helps reduce a clingy mind.

Thủ Ấn này giúp tâm trí giảm bớt những dính mắc.

 

Place your two ring fingers back to back. Touch your right thumb to the left pinky and vice versa. Lastly, hook your right tip index finger over your left tip middle finger and vice versa.

 

This gesture symbolizes offering of the entire universe for the benefit of all sentient beings.

 

10. Namaskara:  Greeting and Adoration (Thủ Ấn Chào và Kính Trọng )

This mudra symbolizes devotion, prayer, and admiration.

For this mudra, join palms together in front of your heart space with thumbs close to your chest, fingers pointing upward.

This gesture evokes a greeting from another, with the utmost respect and adoration.

Conclusion

Buddhism has many branches, but Buddha's mudras taken from his images are still used by all branches.

The Buddha's mudras are simple, as was his humble daily life, but they produce a magical energy and help us progress in practice.

 

---------------------------

Sources:

https://www.thedailymeditation.com/important-buddhist-mudras

The_Handbook_of_Tibetan_Buddhist_Symbols/-3804Ud9-4IC?hl=en&gbpv=1&dq=Buddhist+mudra&pg=PA224&printsec=frontcover

web.stanford.edu/class/history11sc/pdfs/mudras.pdf

http://phatgiaonguyenthuy.com/article/nghien-cuu-phat-hoc/y-nghia-thu-an-phat-buddha-mudr.html

https://blog.buddhagroove.com/buddhist-mudras-hand-gestures-of-the-buddha/

https://tnp.org/mudras-meaning-of-sacred-hand-gestures/

Pinterest





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :