Thực Hành Cúng Dường Sang – Các Nguyên Tắc Căn Bản

25/10/20201:00 SA(Xem: 6134)
Thực Hành Cúng Dường Sang – Các Nguyên Tắc Căn Bản

THỰC HÀNH CÚNG DƯỜNG SANG 
CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN
Orgyen Tobgyal Rinpoche giảng ở Lerab Ling, ngày 17 tháng 9 năm 1997

 

Orgyen Tobgyal Rinpoche (2)Như một phong tục ở Lerab Ling, mọi người thường tập trung trên ngọn đồi cao nhất và cúng dường khói Sang. Đó là một buổi sáng mùa hè rực rỡ và [Orgyen Tobgyal] Rinpoche[1] đã tận dụng cơ hội để trình bày những nguyên tắc căn bản của Sang nhằm giúp đỡ những hành giả phương Tây kết nối với Pháp tu Tây Tạng này trước khi giải thích về “phong mã” hay Lungta.

 

“Ngài cần giảng dạy về Sang”, tôi đã được yêu cầu như vậy sáng nay.

1. THỰC HÀNH SANG – BỐI CẢNH

Tây Tạng, thực hành Sang xuất hiện trước khi giáo lý Phật Đà được truyền bá. Khi Guru Rinpoche đến Tây Tạng, Ngài cử hành thực hành điều phục vùng đất để chuẩn bị nền móng cho việc xây dựng chùa Samye. Vào dịp ấy, Ngài đã chỉnh sửa các thực hành Sang và ‘Ngen’[2] bản địa – những thực hành hơi khác biệt – và lễ cúng dường Serkyem để biến chúng trở thành một phần của con đường Phật giáo.

Mọi người, cũng như chư thiêntinh linh của Tây Tạng, vốn đã quen thuộc với các thực hành này. Vì thế, Guru Rinpoche giữ lại một vài trong số những nghi lễ này. Nhìn chung, chúng không cần phải bị thay đổi mà Guru Rinpoche đã gia trì cho chúng và điều chỉnh lại vài khía cạnh để khiến chúng trở thành thực hành Phật giáo. Theo cách này, Guru Rinpoche có thể đảm bảo lợi lạc lớn lao cho cả dân chúng và chư thiên cũng như tinh linh phi nhân của vùng đó.

Về những thay đổi, dường như trong truyền thống tiền-Phật giáo về các lễ cúng dường Sang ở Tây Tạng, thực sự có những dịp mà động vật sẽ được hiến cúng trong lửa. Guru Rinpoche sử dụng phương tiện thiện xảo để điều chỉnh những thực hành này: Thay vì hiến cúng động vật, Ngài thiết lập truyền thống nặn những hình khác nhau từ bột. Ngài cũng giới thiệu việc sử dụng Bổn tôn, Chân ngôn, thủ ấn và định để gia trì cho cúng phẩm, để những vị thần và tinh linh bản địa thực sự nhận được một cúng phẩm.

Ngài cũng hướng dẫn cách gia trì những chất liệu đặc biệt, điều được cúng dường trong lửa trong một lễ Sang – các loại hạt khác nhau, những mảnh lụa nhỏ, nhiều loại bột ngọc và v.v. Chúng được gia trì là ‘của cải của kho tàng hư không’; nói cách khác, chúng được chuyển hóa thành kho tàng lợi lạc không vơi cạn và sự viên thành mọi mục tiêu từ nay cho đến cuối kiếp này.

2. SỨC MẠNH CỦA BỔN TÔN, CHÂN NGÔN, THỦ ẤN VÀ ĐỊNH

Nói chung, các thực hành của Kim Cương Mật Chú thừa liên quan đến Bổn tôn, Chân ngôn, thủ ấn và định, với phẩm tính không thể nghĩ bàn. Tôi nghĩ sẽ hữu ích khi kể cho các bạn hai câu chuyện ngắn gọn để giúp bạn hiểu được sức mạnh của những điều này.

Có một thầy thuốc rất nổi tiếngTây Tạng, vị tên là Yuthok Yonten Gonpo[3]. Ngài là một thầy thuốc rất mát tay, người cực kỳ giỏi trong việc chữa trị cho con người và cũng trị bệnh cho những vị thần và tinh linh bản địa. Ngày nọ, Ngài được mời đến cung điện của Nyenchen Tanglha[4], một trong những tinh linh địa phương chính yếu của Tây Tạng, để trị bệnh cho con trai ông ấy. Lúc đó, Nyenchen Tanglha cho người thầy thuốc xem tất cả kho tàng trong cung điện của ông ấy. Trong một phòng nọ, ông ấy giữ một kho tàng rất đặc biệt, thứ đến từ ‘của cải của kho tàng hư không’. Nyenchen Tanglha giải thích với Ngài Yuthok Yonten Gonpo: “Nó được ban phước bởi Guru Rinpoche, vị đã trao nó cho tôi. Tôi không bao giờ cho người khác xem, nhưng Ngài sẽ là một ngoại lệ”. Người thầy thuốc thấy một Torma cũ, nhỏ (thứ trông như Torma cúng dường Sang của chúng ta). Nyenchen Tanglha nói, “Đây là một thứ mà Guru Rinpoche trao cho tôi. Nó đến từ của cải không vơi cạn của kho tàng hư không, thứ sẵn sàng trao cho ông bất cứ thứ gì ông muốn”. Đó là sự làm chủ Bổn tôn, Chân ngôn, thủ ấn và định của Guru Rinpoche.

Một dịp khác, Đức Jamyang Khyentse Wangpo[5] và Jamgon Kongtrul Lodro Thaye[6] đến bên Hồ Sutrim trong vùng Derge. Họ dựng trại và cúng dường Sang ở đó. Một miếng quặng vàng khá dài nằm trên bàn phía trước Đức Jamyang Khyentse Wangpo. Sau đấy, Ngài trao nó cho Đức Jamgon Kongtrul, bảo rằng Ngài nhận được từ vị thần của Hồ Sutrim.

Đức Jamgon Kongtrul chà quặng vàng một lúc và nói: “Có thể vẫn còn vài hành giả Chân ngôn vô cùng oai lực. Ví dụ, con có thể hóa tán miếng vàng này”.

Đức Jamyang Khyentse đáp, “Hãy làm thế!”.

Jamgon Kongtrul Rinpoche tụng vài Chân ngôn khi Ngài chà miếng quặng trong tay và nó dần dần biến thành một que củi từ đỉnh, giống như kiểu que củi được cúng dường trong lễ cúng dường Sang.

Sự gia trì chỉ có thể khi một hành giả Chân ngôn chân chính đã làm chủ hoàn toàn Bổn tôn, Chân ngôn và định. Nếu người cố gắng hóa tán miếng vàng không có kiểu chứng ngộ này, không có sự hóa tán nào xảy ra ngay cả khi cố an trú trong định và hướng sự hành trì.

3. THỰC HÀNH SANG

3.1. LỄ CÚNG DƯỜNG SANG CẦN BỐN KIỂU KHÁCH MỜI

Bạn phải thỉnh mời và dâng cúng dường lên “bốn kiểu khách mời” trong lễ cúng dường Sang. Thực sự, những lễ cúng dường Sang, Torma, Chod hay Sur đều cần bốn kiểu khách mời này.

Những khách mời của kiểu đầu tiên được gọi là ‘Tam Bảo được thỉnh mời vì sự kính trọng’ – tất cả những bậc giác ngộ, vượt khỏi thế giới của những cá nhân bình phàm, chẳng hạn Tam Bảo, Đạo Sư, Bổn Tôn và Không Hành Nữ hay chư Hộ Pháp.

Những khách mời của kiểu thứ hai là ‘chư vị bảo vệ được thỉnh mời vì những phẩm tính’. Họ gồm những vị bảo vệ nam, nữ và trung tính. Đây là những vị trí tuệ hiển bày trong hình tướng của các vị thế gian để bảo vệ giáo lý Kim Cương thừa.

Người ta nói rằng cũng là thích hợp khi dâng cúng dường Sang lên kiểu khách mời thứ ba, ‘những vị khách mà chúng ta có món nợ nghiệp’. Họ là những vị tạo thành các chướng cản và trở ngại, chẳng hạn mười tám đại DonDon nam Gyaldon và Don nữ Dremo. Họ khởi lên từ vô minh và bám chấp rằng các hình tướng, điều là sự tự hiển bày tự nhiên của Rigpa, là thật. Họ đều nằm trong tám bộ chư thiênma quỷ.

Kiểu khách mời thứ tư tương ứng với ‘sáu loài chúng sinh được thỉnh mời vì lòng bi mẫn’: Những chúng sinh trong sáu cõi của luân hồiđặc biệt những chúng sinh trung ấm Bardo, vị đã từ bỏ thân thể của đời trước nhưng chưa tìm được thân thể của đời sau và lang thang trong các vùng Bardo, đau khổ vì tham, sân và si.

3.2. CÁCH THỨC DÂNG CÚNG DƯỜNG

Sự cúng dường được tiến hành như thế nào? Khi thực hành Sang, bạn phải nghĩ rằng bạn là một Bổn tôn Yidam, chẳng hạn Quán Thế Âm hay Guru Rinpoche. Hãy thiền định về ngọn lửa phía trước mà trong đó, bạn dâng cúng dường Sang, là nữ Bổn tôn Pandaravasini[7] về bản chất. Bạn thiền định rằng bạn đang trong hình tướng Bổn tôn và từ luân xa tim của bạn, hóa hiện các chủng tự RAM, YAM và KHAM, những chủng tự của lửa, gió và nước. RAM tạo ra lửa thiêu cháy hoàn toàn mọi sự bất tịnh; YAM thổi gió xua tan chúng; và nước đến từ KHAM hoàn toàn thanh tẩy chúng. Sau đó, khói từ lửa và chính lửa, bây giờ, về bản chất là những đám mây của các món cúng dường bên ngoài, bên trong và bí mật, được nhân lên hàng tỷ lần cho đến khi chúng tràn ngập hư không, hoàn thành mọi mong ước của chư vị. Nói ngắn gọn, đây là cách để cúng dường Sang.

Những vị khách của lễ cúng dường Sang – bốn kiểu khách mời mà chúng ta vừa giải thích – được thỉnh mời đến lễ Sang. Họ đến tức thì. Cúng dường Sang được dâng lên họ tại chỗ và lập tức, họ được yêu cầu rời đi.

3.3. NHỮNG LỢI LẠC CỦA THỰC HÀNH SANG

Bằng cách cúng dường lên kiểu khách mời đầu tiên – ‘Tam Bảo được thỉnh mời vì sự kính trọng’ – bạn đảm bảo rằng bạn và mọi chúng sinh, nhiều như hư không, nhận được sự bảo vệ của những cội nguồn quy y này, thọ nhận sự gia trì từ chư vị và đạt được thành tựu tâm linh.

Bằng cách cúng dường lên kiểu khách mời thứ hai – những vị bảo vệ được thỉnh mời vì các phẩm tính – bất kỳ trở ngại hay chướng cản nào với sự hành trì Thánh Pháp sẽ bị tiêu trừ và các thành tựu tâm linh thông thường và siêu việt sẽ đạt được, bởi chư vị hoàn thành các hoạt động để làm lợi lạc hữu tình chúng sinh.

Bằng cách cúng dường Sang lên kiểu khách mời thứ ba – chướng cản và ác nghiệp, được thỉnh mời bởi những món nợ nghiệp của chúng tatâm giác ngộ quý báu sinh khởi trong mỗi vị trong số họ, họ từ bỏ các cách thức bạo lực và hoạt động gây hại hướng về bất kỳ chúng sinh nào mà thay vào đó, hướng tâm về con đường Giáo Phápsự giải thoát.

Bằng cách cúng dường lên kiểu khách mời thứ tư – các chúng sinh thuộc sáu loài được thỉnh mờilòng bi mẫn – những món nợ nghiệp tích lũy trong tam giới từ vô thủy được tịnh hóa, khổ đau bởi tham, sân và si được xoa dịu và họ phát khởi những lời nguyện để đi theo con đường của sự hạnh phúc nhằm đạt đến các trạng thái tái sinh cao hơn.

Điều này kết thúc sự trình bày ngắn gọn về các thực hành Sang nói chung.

 

Gyurme Avertin chuyển dịch Tạng-Anh; Ane Tsondru hiệu đính bản dịch Anh ngữ.

Nguồn Anh ngữ: http://all-otr.org/vajrayana/35-sang-practice-basic-principles.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Về Orgyen Tobgyal Rinpoche, tham khảo phần Phụ Lục trong bài Hoạt Động Kính Ái (https://thuvienhoasen.org/a34386/hoat-dong-kinh-ai).

[2] Vào dịp khác, Orgyen Tobgyal Rinpoche giải thích rằng Ngen nghĩa là ‘món quà’. Trong khi Sang và Serkyem được cúng dường một cách phổ quát, trong thực hành Ngen, món quà được cúng dường một cách cá nhân, thường cho một vị bảo vệ thế gian, chẳng hạn Nyenchen Tanglha, Magyal Pomra, v.v.

[3] Theo Rigpawiki, Yuthok Yonten Gonpo là một thầy thuốc, người đã kết tập Bốn Mật Điển Y Học. Thực sự thì có hai đạo sư cùng mang tên này, cả hai đều liên quan đến sự trao truyền các Mật điển y học, vị trước sống vào thế kỷ tám và chín (790-833) và vị sau vào thế kỷ mười hai. Vị trước được xếp vào trong những tiền thân của Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro.

[4] Theo Rigpawiki, Nyenchen Tanglha là tên được trao cho cả một rặng núi dài 700 dặm ở Bắc Tây Tạng và vị thần bảo vệ liên quan, vị bị Đạo Sư Liên Hoa Sinh trói buộc bởi lời thề khi Phật giáo lần đầu tiên được thiết lậpTây Tạng.

[5] Về Đức Jamyang Khyentse Wangpo, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a30571/cuoc-doi-duc-jamyang-khyentse-wangpo.

[6] Về Đức Jamgon Kongtrul Lodro Thaye, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a30929/tieu-su-duc-jamgon-kongtrul-yonten-gyatso.

[7] Theo Rigpawiki, Pandaravasini hay Gokarmo trong Tạng ngữ là một trong năm vị Phật mẫu và là vị phối ngẫu của Vô Lượng Quang Phật.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :