Bhojanamhi ca matta~n~nu.m saddha.m aaraddhaviiriya.m
Ta.m ve nappasahati maaro vaato sela.m-va pabbata.m.
Minh Hạnh chuyển biên
TT Trí Siêu: Anh em Tôn giả Kala xuất gia theo Phật. Người anh là Mahakala chí thànhtu tập. Vị này thường đến tha ma mộ địa tu tập thiền quán. Ngày kia trong lúc quán niệm về một xác chết, tuệ giác bừng khởi và chứng đạt quả vịA La Hán. Người em vì theo người anh xuất gia nhưng không phải với mục đíchthành tựucứu cánhphạm hạnh cho nên vị ấy sống buông lung chễnh mãng, không thiết gì đến việc học pháp và hành pháp. Rồi một lầntăng đoàn theo Phật về cố hương của anh em Tôn Giả Mahakala, những người vợ cũ của vị Sư đệ bày kế níu kéo chồng trở về đời cư sĩ , họ đã cung thỉnh Đức Phật về nhà trai tăng và thỉnh người em là tôn giả Culla Kàla ở lại tụng kinhchúc phúc. Nhưng khi Tỳ Khưu Culla Kala về nhà thì đã bị những người vợ lôi kéo trở vềhoàn tục và đã thành công. Đến ngày hôm sau thì những người vợ của người anh là Tôn Giả Mahakala bắt chước cũng thỉnh Đức Phật và Chư Tăng và lần này đợi đến lúc Chư Tăng khi dùng xong thì các người vợ của tôn giả mới bạch Đức Phật cho Tôn Giả ở lại tụng kinh phúc chúc phước báu và thuyết pháp, khi Đức Phật và Chư Tăng ra về hết thì những người phụ nữ này đã tìm cách lôi kéo vị tỳ kheo MahaKala nhưng vị tỳ kheo này đã đắc quảA La Hán nên dùng thần thông để bay về chùa.
Kinh Pháp Cúkệ ngôn số 7
Ai sống mỹ tướng Không phòng hộ các căn
Ăn uống không tiết độ
Biếng nhác không nỗ lực
Ma áp đảo kẻ yếu.
Như gió thổi cây yếu
.
Bài kệ này Đức Phật Ngài thuyết với dụng ý nói một vị Tỳ kheo không tu tậpviên mãn theo đời sốngphạm hạnh, sống một đời sống thiếu sự phòng hộ không nỗi lực, vì vậy đã bị ác maquấy nhiễu.
Kinh Pháp Cúkệ ngôn số 8
Khéo gìn giữ các căn
Tiết chế trong ẩm thực
Với tịnh tínchuyên cần.
Ma không thể áp chế
Như gió cuồng núi đá.
Trước hết trong kệ ngôn số 7 chúng tacần phải hiểu rằng đời sốngtu tậptùy thuộc vào tâm lývững chắc và có sự kiên địnhlý tưởng. Một người tu tậpnếu khôngkiên trìlý tưởng, không có tâm lýdứt khoát, một hướng đi rõ ràng, sống đời sống buông thả thì như vậy ngược lại còn bị lung lạc tinh thầntu tập. Ma ở đây tức là mara tức là phiền não ma như trong duyên sựtrường hợptỳ kheo Culla kàla đã bị lôi kéo từ bỏđời sốngxuất gia để trở vềđời sốnggia đình, trong khi đó Tỳ Kheo Maha Kàla vẫn kiên trì trơ gan cùng tuế nguyệt khi Ngài gặp những cảnh sắc cảnh thinh do những người vợ của Ngài tạo ra, Ngài cũng không bị lung lạc, tức là phiền nãoái nhiễm không có đối với Ngài cho nên đời sốngphạm hạnh không bị tan vỡ. Trong trường hợp này chúng ta nên hiểu chữ ma ở trong 2 bài kệ là phiền não ma, những ai tu tập không khéo thì phiền não machi phối, bị nhận chìmxô ngã, còn những ai tu tập khéo léo thuần thục thì người đó không bị phiền não maxô ngãlôi cuốn.
Trong kệ ngôn số 7 Đức Phật Ngài mô tảthái độ của một vị tỳ kheo như Culla Kàla không khéo tu tập nên bị phiền não machi phối, sự không khéo tu tập của vị này trước hết do sống chuộng mỹ tướng, thứ 2 không phòng hộ các căn, thứ 3 ăn uống không tiết độ, thứ 4 là biếng nhác không nỗ lực.
Danh từ gọi là mỹ tướng, sống chuộng mỹ tướng – Subhaanupassi.m viharanta.m – trong câu này có nghĩa là một người sống nhìn chung quanh cái gì cũng mơ mộng, thấy gì cũng đẹp và tiếc nuối. Một người sống mà tư tưởng của họ lạc quan một cách cực đoan thì khi đó người này được gọi là sống chuộng mỹ tướng, không khéo nhiếp hộ 6 căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý khi xúc chạm với cảnh trần là sắc, thinh, hương, vị, xúc và pháp thì không có sự phòng hộ, phòng hộ có nghĩa là không có sự kiểm soátchánh niệm để đẩy lùi những ác bất thiện pháp, tham, ưu, sanh khởi bởi xúc chạm hoặc suy nghĩ.
Một vị xuất gia được gọi là vị phòng hộ các căn nghĩa là khi mắt thấy cảnh sắc không nắm tướng chung, không nắm tướng riêng, vị ấy biết rõ những nguyên nhân nào làm cho tham áiưu bisanh khởi liền chận đứng dẹp trừ, không để cho tham áiưu bisanh khởi do sự thấy. Cũng vậy đối với tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân xúc và ý suy nghĩ vị ấy đều có chánh niệmtỉnh giác thì gọi là phòng hộ, còn ngược lại điều này thì không gọi là phòng hộ.
Không tiết độ trong vấn đềăn uống, vấn đề vật thực cúng dườngưa thích món này ưa thích món kia, và gặp những món ăn thức uống hợp với khẩu vị thì không biết tiết độ, không biết dừng lại, không khéo quán tưởng, trong trường hợp này chúng ta cũng nên hiểu là một vị ăn uống không tiết độ có nghĩa là vị đó không dùng trí tuệ quán tưởng để thấy những vật thực này đáng nhờm gớm, hay không nhìn thấy vật thực này chỉ là đất nước gió lửa, và không có phạm hạnh thì không thấy điều đó, họ chỉ ăn một cách say sưa một cách đắm nhiễm gọi là người ăn uống không tiết độ.
Biếng nhác không nỗ lực là một vị xuất gia không chuyên cần không tinh tấn, suốt ngày hoặc suốt đêm giờ nào mệt thì chỉ biết nằm ngủ, khi nào thức dậy thì tìm thức ănthức uống, không có sự cố gắng, không thấy được nguy hiểm trong đời sống, không khởi lên tâm nhàm chán cuộc sống đau khổ và không chuyên cần trong pháp học cũng như trong pháp hành, như vậy người này được gọi là một người biếng lười, không có sự nỗ lực, sống buông lungthất niệm trong 6 căn, ăn uống không có sự tiết độ như vậy là một người bị phiền não ma quật ngã, những người có những khuyết điểm như vậy trong đời sống của người đó sẽ bị phiền não, làm cho đời sống này càng đau khổ hơn. Đây là bài học thứ nhất chúng ta cần lưu ý.
Trong bài học thứ hai, Đức Phật dạy rằng:
Ai sống quán bất tịnh
Khéo gìn giữ các căn,
Tiết chế trong ẩm thực
Với tịnh tínchuyên cần,
Ma không thể áp chế
Như gió cuồng núi đá.
Kệ ngôn số 8 đối lập với kệ ngôn số 7. Trong kệ ngôn số 8 Đức Phật Ngài nói lên thái dộ của một vị khéo tu tập do đó phiền não ma không thể quật ngã vị ấy được. Được gọi là một vị khéo tu tập, được gọi là một vị có sự kiên địnhlý tưởng là vị đó phải có những yếu tố như sống quán bất tịnh, khéo gìn giữ các căn, tiết chế trong ẩm thực, với tịnh tínchuyên cần, ma không thể áp chế.
Chúng tôi xin nói thêm là vì thuyết giảng nhắm vào 2 đối tượng là tỳ Kheo Maha Kàla và tỳ kheo Culla Kàla cho nên Đức Phậtthuyết giảng những pháp môn khế hợp với hoàn cảnh của các vị đó, và chúng ta nên hiểu rằng cũng có tác dụng để tạo cho chúng ta có một sự tu tậpphạm hạnh, những điều kiệnĐức Phật Ngài đưa ra ở đây là những điều kiện cơ bản cho chúng tatu tập. Tuy nhiênchúng ta cũng có thể tu tập bất kỳ pháp môn nào hợp với chúng ta.
Chữ asubha có nghĩa là bất tịnhtrái với chữ subha là tịnh tín , một vị tỳ kheo nhìn thế gian này với cái nhìn cảnh sắc, nghe tiếng, ngửi mùi v.v… mà vị ấy tham ái, đắm nhiễm là vị ấy không tu tậpđời sốngphạm hạnh. Một vị xuất gia nhìn cuộc đời này là đau khổ thấy được sự nguy hiểm của thanh danh và sắc này, nhàm chán với thân ngũ uẩn này, như vậy vị ấy được gọi là tỳ kheo có đời sốngphạm hạnh.
Trong duyên sự thì chúng ta thấy rõ là Đức Phập muốn ám chỉ việc tỳ khưu Mahakala sống ở tha ma mộ địa và hàng ngày vị ấy quán tử thi, nhìn từ những tử thi mới chết chưa ngã màu cho đến những tử thi sình chương, những tử thi được đem lên dàn hoả thiêu rụi và những hình tướng đó đã giúp cho tỳ khưu Mahakala có sự nhàm chán và đạt đếnmục đích giải thoát, trong trường hợp này gọi là sống quán bất tịnhchúng ta phải hiểu trong 2 nghĩa đó.
Gọi là khéo gìn giữ các căn: là nếu một vị tỳ khưu sống không khéo tu tập, không khéo phòng hộ các căn như thế nào thì bây giờ chúng ta hiểu trái nghĩa lại thì chúng ta sẽ hiểu rõ. Một vị tỳ kheo khi mắt thấy cảnh sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm và ý suy nghĩ, vị ấy không nắm tướng chung, không nắm tướng riêng, không phân biệt theo khía cảnh tục đế, đây là tốt, đây là xấu, đây là đáng yêu, đây là đáng ghét mà vị ấy có chánh niệm, ghi nhận biết rõ pháp này đang sanh, pháp này đang diệt và những nguyên nhân nào khiến cho tham áiưu bisanh khởi từ nơi mắt, mũi, lưỡi, thân và ý, thì vị tỳ kheo ấy có sự chế ngự phòng hộ gọi là khéo gìn giữ các căn. Chúng ta phải hiểu rằng khéo gìn giữ các căn không có nghĩa là chúng tacố gắnggìn giữ con mắt cho khỏi bị cận thị hay viễn thị, khéo phòng hộ các căn là chúng tagìn giữ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý theo khía cạnh không để bị đắm nhiễm theo cảnh sắc, mùi hương, vị nếm, thân xúc chạm v.v..
Tiết độ khi ăn: là ăn vừa phải theo thể tạng của mình, không ăn một cách đắm nhiễm no nê không còn chỗ để cho thắt lưng xiết lại mà phải tháo nới ra, như vậy gọi là sự tiết độ. Nghĩa thứ 2 sự tiết độẩm thực là chú tâmquán tưởng để thấy rõ đời sống này chỉ dựa vào vật thực để nuôi mạng, để duy trìphạm hạnh thôi, không phải ăn để làm đẹp, để trang sức, không phải để nô đùa v.v…. vị tỳ kheoquán tưởng như thế thì được coi như là tỳ kheotiết chế trong ẩm thực với tịnh tín và chuyên cần. Tịnh tín có nghĩa là đức tin, trong bài kệ xử dụng đến từ gọi là saddha.m hay là saddha. có nghĩa là lòng tin. Kẻ phàm phuchúng ta có đôi lúc niềm tin đặt đúng chỗ có hiệu quả giúp chúng tathoát khỏi khổ đau, nhưng kẻ phàm phu có đôi lúc vì niềm tin không có trí tuệ cho nên vẫn cósự cố chấp một cách sai lầm, thì như vậy một vị tỳ kheotu tập gọi là chân chánh, vị tỳ kheo đó được xem như là vị tỳ kheo có sự kiên địnhlý tưởng không bị ác ma uy hiếp, vị đó phải có đức tin chân chánh. Đức tin đó mặc dù chưa đạt đượcđức tin thuộc về siêu thế pháp, nhưng cũng là một đức tin để giúp cho một vị tỳ kheodựa trên cơ sở trí tuệ để thấy rõ đời sống này là tạm bợ, phải nhàm chán, vị ấy có niềm tin đối với sự giải thoát.
Sự chuyên cần: là người sống bằng sự tinh cần thì khác với một người biếng nhác trong tình trạngthụ động không muốn tu tập, không muốn học pháp, không muốn làm những gì mà phận sự cần phải làm, như vậy gọi là biếng nhác. Vị tỳ kheo được gọi là tinh tấn thì có sự quyết tâm để dẹp trừ những ác bất thiện pháp đã sanh khởi không cho nó sanh, những ác bất thiện pháp nào chưa sanh khởi thì vị tỳ kheo đó ngăn ngừa không để cho nó sanh khởi và những thiện pháp nào chưa có thì làm cho sanh khởi và những thiện pháp nào đã có thì làm cho phát triển thêm lên như vậy được gọi là một vị tỳ kheochuyên cần. Trong nghĩa chuyên cần ở đây khi chúng ta nói về Bát Chánh Đạo thì sự chuyên cần thuộc về chánh tinh tấn, nhưng sự chuyên cầntheo như trong bài kệ thì chúng ta phải hiểu một cách rộng hơn, tức là không phải chỉ cho một người có sự siêng năng hoạt bát hay có sự nỗ lực không bỏ rơigánh nặng, không những là như vậy mà còn thêm một điều nữa tức là vị đó luôn luôn có chánh niệm, luôn luôn có sự ghi nhớ biết mình, thì được xem như là một vị sống chuyên cần.
Trong kệ ngôn số 8 khi chúng ta nói đến đời sống của một vị khéo tu tập thì vị ấy sẽ không bị phiền não maáp chế, còn nếu như xuất gia vào trong giáo pháp này mà không khéo tu tập và có những khuyết điểm như kệ ngôn số 7 đề cập đến thì với vị này sẽ bị ma áp chế tức là phiền não maquấy nhiễu. Cho nên chúng tacần phảiý thức rằng tại sao đời sống của ta có đôi lúc nhàm chán là tại vìchúng ta không tìm được niềm vui trong sự giải thoát, không tìm được niềm vui tịch tịnh do đó lúc nào chúng ta cũng cảm thấycuộc đời này nhàm chán, có đôi lúc không phải đợi đến khi gặp chuyện phiền toái rồi lúc bấy giờ chúng ta mới đau khổ, mà ngay cả những lúc vô sự và im lặng, cứ ăn rồi ngủ, ngủ rồi ăn, cứ đi tới đi lui với thân thểmệt mỏi với đầu óc rỗng không, như vậy chúng ta cũng đã thấy là khổ rồi.
Trong những tình huống như vậy thì người Phật tử phải biết rõ những nguyên nhân nào làm cho đau khổ phát sanh, chúng tacần phảiý thức được rằng chính do phiền não phát sanh, ma phiền nãoáp chế được như vậy là vì mình không khéo tu tập, cho nên hãy cố gắngtu tập cũng giống như một người phu xe điều khiển 2, hoặc 4 hoặc 8 con ngựa, chạy song song đều đặng không chênh lệch bên đây hay bên kia để cho chiếc xe chạy đi một cách tốt đẹp hoặc là người Phật tửchúng tacần phải hiểu chúng ta giống như một tài xế trên một chiếc xe hơi, người tài xế này luôn luôn ôm tay lái vững chắc và có thể điều khiển xe chạy theo hướng này hướng kia để tránh khỏi những nguy hiểm của đoạn đường gồ ghề.
Trong đời sống tu tập của chúng ta có đôi lúc cảm thấy như một cái gì đó buồn phiền mà không biết nguyên nhân, chúng ta cho đó là nỗi buồnvô cớ, nhưng một điều chúng tacần phải biết rằng nếu chúng ta để cho phiền não machi phốiáp đảo và nó cứ sống âm ỉ trong nội tâm thì không sớm muộn gì đời sống của chúng ta cũng có rất nhiều nguy hiểm. Một người sống với nội tâm rỗng không với một trí tuệ rỗng không và người đó chỉ duyên theo những bất thiệnpháp như thích nhìn vẻ đẹp đối với các căn không khéo gìn giữ, ăn uống không có sự tiết độ, sống lười biếng không có sự chuyên cần, thì chúng ta nên hiểu rằng với một cuộc sống như vậy sẽ đưa đến sự khổ đau phiền não. Nếu một người sống một cách đàng hoàng khéo tu tập thiền quán, tịnh tín và chuyên cần thì trong cuộc sống này họ không đau khổ bởi những phiền nãochi phối.
Cho nên trong 2 kệ ngôn này có giá trị khi học và đọc qua chúng ta sẽ thấy quan trọng, nhất là trong cuộc sống của mình biết làm chủ tình hìnhđời sống nội tại, biết lúc nào dễ duôi và lúc nào mình chuyên cần, biết sống như thế nào với đời sốngthiện hạnh và lúc nào sống với ác hạnh, lúc nào có sự an lạctrong đời sống tu tập và lúc nào có sự phiền toát trong đời sống tu tập v.v… thì chúng tacần phải biết rõ điều đó cũng giống như sống trong một căn nhà phải có sự nhận thức cứ một ngày một buổi hay hai ngày nhìn lại cái nhà xem có bụi bậm rác rến không, nếu như có bụi có rác thì phải lập tứcnhàm chán sự dơ bẩn đó và dùng chổi để quét, hãy tu tập như vậy, việc tu tập không phải tùy thuộc vào tha lực khác mới có sự an lạc, hãy tùy thuộc vào chính bản thân mình. Khi bị đau khổ phải tự trách mình do không khéo tu tập, do đời sốngbuông lungphóng túng nên dễ dàng bị ác maáp đảoxô ngã. Chúng tacần phải hiểu điều đó. Cho nên hôm nay học kệ ngôn 7 và 8 có rất nhiều điều lợi ích cho chúng tatrong đời sống tu tập, và những ai mong ướt sự giải thoát trong tương lai thì những người đó cần phảicố gắng học tập và thực hành theo những lời dạy mà trong bài kệ 7 và 8 Đức Phật đã tuyên bố ./.
Sáng nay, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã viết thư cho Tổng thống Biden để gửi lời chúc mừng sâu sắc về việc ông trở thành Tổng thống của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Đại lễ Kính Mừng Đức Thích Ca Mâu Ni Thành Đạo đã được long trọng diễn ra vào lúc 11 giờ sáng Chủ Nhật ngày 29 tháng 12 năm 2019, tại Chùa Thiên Ân, cũng gọi là Trung Tâm Thiền Sa Mạc “Desert Zen Center”, tọa lạc tại thành phố Lucerne Valley, California, cách vùng Little Saigon miền Nam California khoảng hai giờ lái xe, hướng Đông Bắc.
Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Phố Tuệ, 104 tuổi, khai thị cho Tăng Ni về phẩm chất của người tu - Thông Điệp Vesak 2019 – Lời chúc Tết năm 2020 và phóng sự về Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Phố Tuệ cùng chư tăng làm ruộng trồng rau
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.