Kệ ngôn 16: Người Làm Thiện Thường Hoan Hỷ

17/12/20205:10 SA(Xem: 2099)
Kệ ngôn 16: Người Làm Thiện Thường Hoan Hỷ
blank
Kệ ngôn 16:
Người Làm Thiện Thường Hoan Hỷ
Giảng sư: TT. Thích Giác Đẳng

Giờ vui, sau cũng thế
Người làm lành hân hoan
Nhớ tịnh nghiệp đã làm
Niềm vui càng to lớn

Idha modati pecca modati katapu~n~no ubhayattha modati
So modati so pamodati disvaa kammavisuddhimattano.

Minh Hạnh chuyển biên

TT Giác Đẳng: Bài kệ ngôn 16 có một số điểm trở thành quen thuộc trong sinh hoạt Phật Giáo từ nghi lễ cho đến tụng niệm và một số hiện tượngchúng ta gọi hiện tượng sắp lâm chung được đề cập đến trong lịch sử.

Nếu vị nào thường đi chùa Nam Tông bên Việt Nam thì thường nghe chữ phát tâm trong sạch, ví dụ có một người phật tử đi chùa thấy một công việc Phật sự và vị đó phát tâm làm phước, người thế gian thường gọi là mạnh thường quân tức là một vị hào sản, người hào sản là người thấy việc nghĩa thì thích làm, đúng ra mạnh thường quân là tích truyện của một nhân vật đời chiến quốc, là một người chiêu tiếp nồng hậu các bậc anh tài và được gọi là mạnh thường quân. Một người làm phước trong đạo Phật thì không phải với tinh thần đó, quí vị thấy một vị Tăng có tài quí vị phát tâm giúp đỡ như là một vị mạnh thường quân nhưng đó không phải là tinh thần của người Phật tử. Thông thường bên truyền thống Phật Giáo Nam Tông ảnh hưởng văn hoá kinh điển Pali nên người ta nói phát tâm trong sạch. Chữ phát tâm trong sạch được hiểu là phát khởi thiện tâm, đôi khi người ta bỏ luôn chữ phát tâm và chỉ nói là trong sạch, thí dụ: "người đó trong sạch với vị nào đó", thì chữ trong sạch này được hiểu như là khởi thiện tâm với một vị nào.

.

Tại sao tâm thiện gọi là tâm trong sạch, trong A Tỳ Đàm thì tâm thiện là vô tham, vô sân, vô si. Vô thamtâm không dính mắc, vô sân thì được hiểu là tâm mát mẻ, và vô si thì được hiểu là tâm sáng suốt. Vô tham được ví như một trạng thái tâm làm, chỉ làm chứ không mong cầu, không đòi hỏi, tâm vô sân là làm với tâm mát mẻ mong mang lại an lạc cho đời cho người, và vô si là làm việc với tâm sáng suốt. Phẩm chất của sự trong sạch tương tựa như trong nhà của chúng ta vào một ngày cuối tuần hay một ngày nào đó được dọn dẹp sạch sẽ thì chúng ta cảm thấy rất thoải mái, hoặc giả chúng ta được tắm rửa sau một ngày làm việc, chúng ta thấy người khỏe khoắn, thật ra cảm giác đó là cảm giác sạch sẽ nên cảm thấy thoải mái, thì chữ trong sạch mang lại cho đời sống dễ chịu như vậy.
.

Thì trạng thái trong sạch của tâm thiện là trạng thái vô tham, vô sânvô si nói lên một khía cạnh của thiện tâm hay là thiện pháp và khía cạnh này người nào thường sống với thiện tâm hay người nào có lắng nghe với chính mình thì lúc đó hiểu rằng tâm đó không giống như bất cứ tâm nào khác mà chúng ta có được trong đời sống bởi vì nó là chủ yếu của tâm trong sạch.

Chúng tôi muốn nói đến hiện tượng khác, một hiện tượng mang tính chất tâm lý, nhưng tâm lý hơi đặc biệt đó là hiện tượng của một người lúc sắp lâm chung, theo trong kinh Phật một người sắp lâm chung họ có thể thấy một ở trong 3 điều mà chúng ta gọi là những giây phút cận tử, họ có thể thấy kama tức là nghiệp của mình, một người trước kia là một chiến sĩ xông pha ngoài trận mạc họ có thể thấy những trận đánh, hay một người chài lưới họ có thể nhớ lại hành động chài lưới của mình, hoặc giả một người tạo phước cúng dường họ nhớ lại những công việc của mình đã làm, những hình ảnh đó chúng ta gọi là nghiệp. Có những người thấy nghiệp tướng như người đồ tể sắp chết thì lại nhớ đến con dao, một người nhậu nhẹt thì nhớ tới chai rượu hoặc giả người thầy giáo thì nhớ đến bảng đen phấn trắng v.v… nghiệp tướng là họ làm cái gì đó làm cho họ liên tưởng đến thứ đó thì gọi là nghiệp tướng. Người ta còn thấy một thứ nữa gọi là sanh tướng hay thú tướng, thú này không phải là loài vật mà là cảnh giới khi thọ sanh, chẳng hạn chúng ta nói thiện thú, ác thú - thú là cảnh giới tái sanh, thì cảnh giới tái sanh người ta có thể nhìn thấy chẳng hạn một người mất đi nhìn thấy vú mẹ thì họ sanh làm người, hay họ thấy cảnh sông núi, nếu một người phải sanh vào địa ngục thì họ thấy lửa của địa ngục đang cháy phừng phừng, hoặc giả họ thấy được thiên cung thì họ sanh cõi trời.

Trong duyên sự của bài kệ này nói về một người thiện nam trong một gia đình giàu có, người thiện nam này và quyến thuộc là những người rất có đạo tâm, trong giờ phút lâm chung ông sai người đến đảnh lễ Chư Tăng và thỉnh Qúy Ngài về nhà tụng kinh hộ niệm. Có nhiều tích truyện trong kinh Pháp Cú cho chúng ta thấy rằng thời Đức Thế Tôn còn tại thế đã có những hình thức hộ niệm từ chư vị Tỳ kheo, những vị này có thể không nói pháp như Đức Phật, như Ngài Xá Lợi Phất hay những vị Thánh Đệ Tử, nhưng những vị Tỳ Kheo này có thể tụng đọc lời Đức Phật dậy. Trong duyên sự thì Chư Tăng đã có mặt ở nhà người thiện nam đó tụng kinh Niệm Xứbài kinh nói về pháp quán niệm. Trong lúc đang nghe kinh với tâm hoan hỷ thì thấy các vị Chư Thiên đến với một cỗ xe lộng lẫy từ cõi trời đến để rước mình đi, khi nhìn thấy như vậy thì người thiện nam này đang với tâm trong sạch để nghe kinh thấy có người đến rước mình đi liền nói "hãy khoan", các vị tỳ kheo nghe nói "hãy khoan " liền đi về vì nghĩ rằng vị thí chủ không muốn nghe kinh nữa và cần nghỉ , khi những vị tỳ kheo rời khỏi cửa thì người thiện nam này bỗng nhiên mở mắt ra và hỏi con mình là các vị tỳ kheo đâu rồi, những người con trả lời là trong lúc chư tăng tụng kinh thì cha nói hãy khoan, chư tăng tưởng cha không muốn nghe tụng kinh nữa nên đã rời khỏi đây rồi.

Theo trong bản chú giải của Ngài Bhuddaghosa thì người thiện nam đó đã nói với các con rằng: “ không phải cha nói hãy khoan là nói các vị tỳ kheo đi về mà cha nói như vậy là bởi vì có Chư Thiên đem xe đến rước cha đi.” những người con lại nghĩ rằng cha mình mê sảng, người cha lại nói rằng: “hiện tại bây giờ cha vẫn còn thấy chiếc xe đó” và dạy các con ném những tràng hoa lên hư không . - Người Ấn Độ thường thờ phượng trong nhà và đặc biệt trong các nghi lễ tôn giáo họ thường lấy hoa vạn thọ kết thành vòng hoa để đeo cổ hay treo trước những bàn thờ. - Những người con lấy một ít tràng hoa và ném lên hư không thì quả thật những tràng hoa lơ lửng trên không. Sau này các vị tỳ kheo trở về chùa gặp Đức Phật và trình bày tự sự. Đức Phật giải thích rằng: không phải người thiện nam nói hãy khoan là ông muốn các vị tỳ kheo không tụng kinh nữa, mà là muốn các vị Chư Thiên đừng rướt đi sớm để ông ở lại tiếp tục nghe trọn bài kinh Niệm Xứ. Câu truyện duyên sự cho biết người thiện nam đã thấy được cảnh sanh thú của mình đây là điểm đặc biệt liên quan đến nghiệp báo, chúng ta sẽ trở lại trong giây lát nữa.

Điểm chính của bài kệ này không phải là câu chuyện chúng ta nghe trong phần duyên sự, hôm qua chúng ta có một bài kinh nói về một người làm ác họ bị ám ảnh về tâm lý hoặc khi họ nhớ tới việc làm ác đó tâm tư họ rất phiền muộn, trái lại một người làm thiện thì được lợi rất lớn, cái lợi của người làm thiện ở đây là người này khi tưởng nghĩ đến phước hạnh của mình đã làm thì khởi tâm hết sức trong sạchhoan hỷ và chính niềm hoan hỷ đó trở thành một lợi lạc, một điểm tựa về tinh thần làm hàng trang cho người đó mang theo.

Giờ vui, sau cũng thế
Người làm lành hân hoan
Nhớ tịnh nghiệp đã làm
Niềm vui càng to lớn

Trước khi muốn nói đến một pháp Đức Phật Ngài thường giảng trong kinh và trong chi pháp này Ngài dậy một người làm thiện thì thường có để tâm vào việc làm, để tâm ở đây đạo Phật thường gọi là có đầy đủ tác ý suy tư trước khi làm, trong khi làm và sau khi làm, trong chữ Hán gọi đó là tư tiền, tư hiện, và tư hậu. Tiền hiện là với một người sắp làm lễ trai tăng mà người đó không chuẩn bị gì hết, chờ cho gần tới giờ chạy ra ngoài mua ít thực phẩm đem về dọn ra ăn hay nhờ người khác làm giùm cho nhanh chóng, thì người đó có thể sự để tâm vào trước khi làm thiện sự đó không có nhiều, tư hiện tức là khi mình đang làm cái gì đó mình có để tâm vào việc mình đang làm, sau khi làm xong rồi mình còn nhớ nghĩ lạihoan hỷ gọi đó là tư hậu. Người ta rất dễ quên những điều này, thật ra thiện pháp cũng là một đề mục tốt để chúng ta trầm tư nhớ nghĩ lại, đặc biệt là trong cuộc sống nên nhớ nghĩ những việc thiện đáng kể trong đời sống của mình, việc thiện mà có một ấn tượng rất mạnh.

Có những người làm thiện nhưng việc làm thiện đó nhỏ bé quá khiến khi họ nhớ lại họ thấy không là gì hết, chúng tôi lấy ví dụ là đối với chúng ta 1, 2 đồng không có nghĩa gì hết, chúng ta đi trên đường gặp người ăn xin đứng cầm bảng xin tiền, chúng ta quay cửa kiếng xuống và cho họ 1, 2 đồng và nếu sau này chúng ta nhớ lại thì nó không mạnh mẽ. Nhưng nếu chúng ta làm một việc gì đó mà mình bỏ tâm tư sức lực tài sản rất lớn, hoặc giả chúng ta làm trong trường hợp đặc biệt nào và sau này chúng ta nhớ lại và hết sức hoan hỷ.

Bản thân chúng tôi có một kỷ niệm mà sau này chúng tôi cảm thấy rất khó quên, đó là năm đầu tiên chúng tôi đặt chân lên đất Hoa Kỳ lúc đó đời sống tương đối rất chật vật vừa đi học vừa đi làm tại thư viện, và có một chiếc xe con cóc hiệu Volkswagon cũ kỹ ọp ẹp, mỗi tuần chúng tôi lên chùa Tích Lan, chùa Buddhist Vihara ở Akansas ba buổi chiều để học thêm Phạn ngữA Tỳ Đàm với Ngài Ananda Matrices Ngài là một danh tăng của Tích Lan, năm đó Ngài 90 tuổi Ngài, chúng tôi nhớ một lần đến chùa để đảnh lễ và học A Tỳ Đàm với Ngài, lúc bấy giờ trời đang mưa tầm tã và chúng tôi không ở lâu được vì còn bài vở phải học, việc phải làm ở chùa Pháp Luân nên phải rời đó trong 1, 2 tiếng đồng hồ và thấy Ngài bịnh và ho nhiều thì trong lòng xót xa vô cùng nên chúng tôi đã đi trong cơn mưa để tìm tiệm thuốc tây, chúng tôi thật sự không quen phố xá tại đây, vì thường chỉ lái xe đến chùa Tích Lan rồi lại lái xe về nên không biết tiệm thuốc tây ở đâu. Chúng tôi chạy ngược chạy xuôi, dừng lại cây xăng để hỏi thăm để kiếm đường, công việc tương đốivất vả trời thì mưa rất lớn, xe cộ phải chạy rất chậm suốt một tiếng chạy ngược xuôi ở dưới mưa như vậy, ruốt cuộc chúng tôi đến được tiệm thuốc tây, chúng tôi vào để mua một lọ thuốc ho, đúng ra thì vì rất thương Ngài và đặc biệt là rất biết ơn Ngài - Ngày xưa chúng tôi được ở gần Ngài HT bổn Sư là Ngài Tịnh Sự, học A Tỳ Đàm và cũng có một số điều sau này khi lớn lên có một chút nghi vấn - nên khi gặp Ngài có dịp học thêm thì trong lòng rất mừng và thêm một phần lại rất thương Ngài nên khi chúng tôi vào mua thuốc tây với trí nhớ của chúng tôi thì lúc bấy giờ là một số tiến rất lớn có thể bằng một bình xăng mà chúng tôi đổ hàng tuần để đi học, tuy nhiên chúng tôi không hề mảy may nghĩ gì về số tiền mua thuốc và chỉ nhanh nhẩu mua rồi trở về cúng dường Ngài, Ngài thấy chúng tôi vắng mặt thì Ngài nghĩ chúng tôi đã về và sẽ không trở lại chùa, rồi khi chúng tôi trở lại người ướt sũng vì nước mưa, khi chúng tôi dâng chai thuốc lên thì Ngài cười và nụ cười rất từ bi và Ngài nói “thật là cám ơn Sư”. Ngài chỉ nói đơn giản như vậy rồi Ngài mở chai thuốc ra uống. Dù đó là bổn phận của một người học trò đối với Thầy hay là một tâm rất trong sạch của một vị tu sĩ trẻ đối với vị giáo thọ của mình, nhưng đó là một kỷ niệm rất vui trong cuộc đời của chúng tôi khi nhìn thấy ánh mắt từ bi của Ngài, lúc đó chúng tôi đọc được trong tâm tư của Ngài rằng Ngài hoan hỷ không phải vì chai thuốc đó mà là vì chúng tôi có lòng với Ngài và Ngài ghi nhận được thiện chí đó.

Một vài kỷ niệm thốt lên như vậy nó là một ký ức rất tốt , theo trong kinh Phật thì chúng ta sống rất nhiều với ký ức và kỷ niệm, oái ăm thay là những gì mà chúng ta tưởng nhớ trong cuộc đờiít khi là những cái đẹp mà thường là những điều không đẹp, chúng ta hay nhớ về người này đã đối xử tệ với mình, người kia đã làm cho mình phiền muộn, đến khi lớn tuổi đôi khi nhớ lại thì sanh bực dọc, sự nhớ đó không nên, vì thực sự không cần thiết để chúng ta nhớ, và một người sống với nội tại thì ý thức được một điều rằng nên nhớ tưởng về những gì tốt đẹp mà mình đã từng làm trong cuộc sống này, từng trải qua trong cuộc sống, phải nói rằng đó không phải dễ làm, chúng ta phải làm cái gì đó mà những giây phúg đó thật sự có ý nghĩa và khi chúng ta nhớ lại thì chúng ta hoan hỷ chứ không phải tự nhiên chúng ta nhớ việc thiện là nhớ được, cho dù chúng ta nhớ được việc thiệnchúng ta hoan hỷ được hay không lại là một chuyện khác nữa.

Cũng như quý Phật tử có thể đọc một cuốn sách như tất cả những cuốn sách khác, cuốn sách làm cho chúng ta cảm thấy sung sướng, và đọc từng trang từng giòng, từng chữ, từng đọan thì phải nói rằng cuốn sách đó phải có mãnh lực lớn, cái mãnh lực đó chỉ có đối với cuốn sách đặc biệt mới đem lại cho chúng ta, chứ một cuốn sách tầm thường nó không cho chúng ta cảm giác đó được, thì việc thiệntrong đời sống có những người khi làm thiện hay sống một lối sống nào đó về sau này chúng ta nghĩ lại chúng ta hết sức hoan hỷ, còn nếu chúng ta không có làm những việc thiện như hành trang hoặc giả là một phần trong đời sống của mình, khi chúng ta nghĩ lại thì thấy buồn chán mệt mỏi. Hãy thử nghĩ rằng đời sống của các quốc gia kỹ nghệ ngày hôm nay một người đi làm từ sáng đến chiều trong 5 năm, 10 năm ngồi nhìn lại thì có vui chăng thì niềm vui đó chỉ là nhớ trong chương mục của mình có bao nhiêu tiền, tài sản mình đã tích tụ được bao nhiêu, phần còn lại chỉ là sáng đi tối về mệt mỏi rã rời và không tìm thấy ở đó một ký ức gì mà khả dĩ làm cho chúng ta cảm thấy trong sạch. Chúng ta thường nghĩ về những kỷ niệm đẹp, một cuộc tình, chúng ta nghĩ kỷ niệm đẹp với người thân của mình, nghĩ kỷ niệm đẹp nhân một chuyến đi xa, nhưng những thứ đó không đủ khả năng để làm cho tâm hồn chúng ta hoan hỷ được gội nhuần, được nâng lên ở múc độ mà nó cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Nhưng cuộc sống ảnh hưởng chúng ta lớn chứ không nhỏ, có những người cả cuộc đời không làm một thiện sự nào khả dĩ làm cho tâm tư được hoan hỷ, được phát sanh hỷ lạc, đây là một bất hạnh lớn trong cuộc sống, nên trong giây phút chúng ta đối diện với cái chết lúc bấy giờ quan trọng không phải là cái gì mình có, nào nhà cửa, tài sản, người thân của mình, lúc bấy giờ cái quan trọng không phải là danh vị, học vị, không phải là những sự nghiệp mà mình có, cái mà chúng ta thấy nó quan trọng không phải là chuyện hơn thua đối với cuộc đời này, những thứ chúng ta xem trong đời sống hiện tại vô cùng quan trọng thì bấy giờ nó không quan trọng nữa.



Hãy tưởng tượng rằng hơi thở của chúng ta đang yếu ớtchúng ta đang đối diện với cái chết gần kề mà những công chuyện đối diện lúc đó nó trở thành vô nghĩa những thứ đó không mảy may giúp chúng ta nâng cao đời sống của mình, không làm cho chúng ta cảm thấy phấn chấn hoan hỷ, thì cái gì trong giây phút đó làm cho chúng ta cảm thấy hân hoan, chính là thiện sự của mình đã làm, trong cuộc đời mình đã cứu giúp ai đó, đã làm phước sự gì mà chúng ta làm hoàn toàn bằng tâm tư trong sáng không nghĩ hơn thiệt, chúng ta đã làm việc gì có ý nghĩa mang lại lợi ích cho nhân quần, cho xã hội, cho đất nước, chính những thứ này ảnh hưởng đến tâm tư của mình, mình thấy mình mãn nguyện, mình thấy mình có phát tâm trong sạch, mình thấy mình có thể vui được, nói theo ngôn ngữ nhân gian là mình có thể ngậm cười nơi chín suối, có nghĩa là chúng ta thấy có thể hài lòng được với đời sống của mình, thì phải nói rằng người nào đã có được duyên may làm thiện được và không những thế mà còn nhớ nghĩ đến điều thiện thì người đó về sau này có thể nói có một điểm tựa, có một chiếc phao, có hành trang để lên đường và hành trang đó hữu dụng đặc biệt là trong giây phút chuyển tiếp của đời sống, những giờ phút mà chúng ta vô cùng cần thiết những thứ này.

Phải nói rằng việc chuẩn bị tư lương là một việc ít khi người ta làm, do đó người ta thường cầu mong để tâmgắn bó cái gì đó hơn là phước nghiệp của mình đã làm, tuy nhiên phải có làm thiện, phải thấy được giá trị của thiện và phải hoan hỷ trong điều thiện thì hồi ức của chúng ta hay sự tưởng nhớ của chúng ta mới có giá trị, mình phải làm điều thiện là điều đó phải làm cho tâm tư mình trong sạch, con người sống 100 năm ở đời thì cũng phải có một vài giây phút mình biết quên mình, quên mình tức là hàng ngày chúng ta đi làm rất khổ công thì chúng ta nghĩ rằng mình làm cho mình, mình xây dựng tài sản của mình, mình làm vì những người thân của mình.

Có những lúc chúng ta làm thiện mà hoàn toàn không nghĩ đến của tôi, đến tự ngã của tôi nữa mà chỉ làm để làm thôi. Có đôi lúc mình có mặt ở một nơi nào đó do nhân duyên nào đó để làm thôi, có đôi lúc mình có mặt ở một nơi nào đó do nhân duyên nào đó để làm và với tâm trong sạch hoàn toàn, và không những vậy chúng ta còn cảm nhận được điều thiện tức là có sự hiểu biết rằng đó là việc thiện làm với tâm trong sạch. Có người làm điều tốt nhưng họ không ý thức được đó là điều tốt, ý thức được điều tốt là việc hết sức quan trọng, phải hiểu được Phật pháp, phải hiểu được lẽ trung thực của đời sống, thì bấy giờ chúng ta mới thấy đuợc tại sao điều đó là điều thiện hay điều bất thiện.

Vì vậy nghe pháp cũng là điều lợi lộc, những lúc qúy vị nghe pháp như chúng ta đang có mặt tại đây nó không chỉ trưởng dưỡng trí tuệ mà còn trưởng dưỡng thiện tâm nữa. Một người đối với điều thiện mà có trí tuệ thì người đó mới thấy giá trị, nếu nói là có giá trị đối với trần gian này thì nó thật sự không có giá trị đối với một người không biết thưởng thức nó, chúng tôi xin đưa ra một thí dụ là có một lần có một Phật tử vào giúp chúng tôi soạn sách và họ thấy một quyển sách nói về pháp chánh định do Ngài Hộ Tông viết - có nhiều người Phật tử khi cầm quyển sách đó họ không thấy giá trị gì - nhưng người Phật tử này đặc biệt rất thích thú với quyển sách này bởi vì lần đầu tiên họ đọc được sách tiếng Việt đề cập đến những đề mục thiền định chi tiết như vậy nên rất mừng, và khi vị đó hỏi mượn thì chúng tôi đã biếu cuốn sách cho vị đó vì chúng tôi có một bản khác, có nhìn ánh mắt hoan hỷ của vị đó và nhìn thấy giá trị mà vị đó trang trọng đối với cuốn sách đó thì phải nói rằng phải hiểu Phật Pháp thì mới thấy giá trị nếu không thì sách nào cũng giống nhau thôi.

Có lần chúng tôi đi với TT Huyền Việt vào một vườn bách thảo của những thành phố, vào tới vườn bách thảo thỉnh thoảng chúng tôi bắt gặp ánh mắt của TT Huyền Việt có niềm vui khi nhìn thấy một vài loại cây kiểng, bởi vì TT là người trồng cây nên ưa thích những loại cây như vậy, thì mình thấy được giá trị điều gì thì mới hoan hỷ được điều đó, do vậy làm thiện với tâm trong sạch rồi mình biết được giá trị của điều thiện thì nó lại là cái ưu điểm khác.

Chúng ta hãy hoan hỷ với điều thiện, biết điều thiện mà không học tính hoan hỷ của điều thiện, đôi lúc chúng ta không thâm nhập được điều thiện, hoan hỷ là một đức tính rất lợi ích trong đời sống của chúng ta, khômg may là phần đông người ta sống bằng tâm ganh tỵ, tức là tâm đố kỵ, cũng thời lễ trai tăng đó nếu mình làm thì thấy nó có giá trị, nếu người ta làm thì mình bỉu môi dè sẻn, cũng một sự hy sinh đó nếu mình làm thì mình thấy nó to lớn thấy nó có ý nghĩa nhưng nếu người khác hy sinh thì mình có lời ra tiếng vào. Người nào có tâm đố kỵ trong đời sống và lại đố kỵ với việc thiện thì đó là sự bất hạnh, bất hạnh là đôi khi họ nghĩ về điều thiện mà tâm vui không trọn. Đúng ra thì với bất cứ người nào với tâm tùy hỷ biết vui theo điều thiện pháp thì dù ở nơi nào có thiện pháp thì đều hoan hỷ, nếu qúi vị là người ưa chuộng văn hoá thì dù bài nói chuyện của một nhà văn xa lạ, ngay cả người mình không thích đi nữa mà có gía trị thì chúng ta cũng không vì sự thiếu cảm tình với diễn giả đó mà chúng ta lại không thưởng thức được đề tài mà vị đó đang nói. Chúng ta thưởng thức một đóa hoa đẹp dù đóa hoa đó mọc trong vườn của mình hay trong vườn của người khác mà cái hoa đẹp mình biết thưởng thức thì cái hoa chỉ là cái hoa thôi. Thì tương tự như vậy nếu chúng ta là người thường biết hoan hỷ với thiện pháp thì ở đâu có mặt thiện pháp thì ở đó chúng ta hoan hỷ và chính vì điểm này khi nào chúng ta nghĩ về thiện pháp mà mình đã làm và người khác đã làm thì chúng ta đều sanh tâm trong sạch.

Một điều quý vị sẽ cảm thấy hết sức lạ lùng là trong kinh Phật dậy rằng một người làm phước và một người tùy hỷ với phước báu đó một cách chân thành thì hai người này đều có phước báu giống nhau, có đôi khi chúng ta nghĩ rằng như vậy mình làm phước làm gì, đợi người khác làm rồi mình vui, nói theo nhân gian gọi là vui ké thì đủ rồi đâu cần làm, thưa qúi vị nếu chúng ta tính hơn thiệt, nhỏ to thì sự toan tính đó không làm cho chúng ta vui trọn vẹn, tại mình né tránh, một người đã thấy giá trị của thiện pháp, đã thấy giá trị của phước hạnh và người đó đã làm đã hoan hỷ rồi thì dầu người khác làm mình cũng hoan hỷ, bản thân mình làm cũng hoan hỷ bởi vì mình đã hoan hỷ một cách chân thành thì mình không ngần ngại gì để làm nếu mình có thể làm được. Lấy ví dụ là một người thấy người khác bố thí với tâm hoan hỷ thì tự họ thấy được giá trị của sự bố thí đó thì chắc chắn bản thân của họ cũng sẽ bố thí nếu họ có thể làm được, tâm tùy hỷ là tâm cứu mình trong nhiều trường hợp khi chúng ta rời bỏ thế giới này, mà chúng ta cần đến phước lành hay hồi hướng phước mà nếu chúng ta không có tâm tùy hỷ thì chúng ta cũng không thọ nhận được phước báu đó. Tâm tùy hỷ rất quan trọng nên một người hiểu đạo thì không đố kỵ hay ganh tỵ với người khác khi mình làm thiện, không may là ở tại các ngôi chùa thường thấy cảnh người này làm thì người kia không vui, không hổ trợ và người kia làm thì người này không hoan hỷ, đôi khi xảy ra như vậy thì là một điều đáng tiếc bởi vì trong chùa là nơi thiện pháp thể hiện rất nhiều từ trong những buổi trai tăng, thính pháp, thuyết pháp. Đại khái là một người có tâm trong sạch đi chùa ngày chủ nhật để nghe pháp thì chúng ta cũng nên vui để thấy rằng giờ phút này, trong thành phố này phần lớn người ta ở nhà để lo việc cá nhân riêng tư, không ai muốn đến chùa để nghe pháp học đạo mà những người này đến thì chúng ta cũng nên vui, thì chính tâm hoan hỷ đó, chính niềm vui đó có ảnh hưởng lớn trong giờ phút lâm chung.

Bây giờ chúng tôi xin một ít giây phút để nói về những giờ phút sau cùng của chúng ta, có thể qúi Phật tử thường nghĩ rằng cuộc sống của chúng ta là một sự cộng trừ nhân chia, nếu muốn đánh giá một người nào thì phải đánh giá toàn diện đời sống của họ chứ mình không thể nói một giai đoạn được hay một lúc được. Tuy vậy theo trong kinh Phật thì nghiệp báo có những giai đoạn đặc biệt quan trọng hơn những giai đoạn khác, trong những giây phút sau cùng gọi là cận tử nghiệp, giây phút lâm chung nó lại là một nhịp cầu để tiếp nối cho đời sống kế tiếp, nếu chúng ta rời bỏ thế giới này trong tâm từ buồn bã hối tiếc sân hận thì tâm tái sanh sẽ như vậy, nếu chúng ta rời bỏ thế giới này bằng tâm tư trong sạch tốt đẹp thì nó ảnh hưởng đến chúng ta một cách khác.

Ngài Bhuddaghosa ví dụ trong cuốn Thanh Tịnh Đạo: một chuồng chứa đầy bò khi mở cửa thì con bò nằm gần cửa nhất sẽ đi ra trước nhất. Một người hiểu đạo thường trong giây phút lâm chung đa phần là người ta thường có được sự hộ niệm, có sự trợ duyên để giữ được tâm trong sạch, ở giờ phút đó khi đối diện với cái chết những trạng thái thường đến với chúng ta là sự sợ hãi phải đối diện với tử thần hay là sự tiếc nuối tài sản hay quyến luyến con cái, hoặc giả chúng ta buồn bực bởi vì việc đó người ta không làm theo ý mình v.v…. thì phải nói rằng trong cơn bịnh hoạn, trong lúc chúng ta sắp chết thường là chúng ta rời bỏ thế giới này sau một lúc vật vã với bịnh hoạn của cơ thể lúc bấy giờ tâm tư của chúng ta thường rối loạn, có khi sợ hãi, có khi rất phiền muộn.

Nếu qúy Phật tử thường xuyên đi hộ niệm, thường xuyên chứng kiến những người trong giờ phút lâm chung thì chúng ta phải đi đến một kết luận rằng đa số những người rời bỏ thế giới này tâm tư của họ ít nhẹ nhàng trong sáng bởi vì lý do rất đơn giản là ai đối diện với các chết cũng run sợthường thường tiếc nuối cuộc sống của mình, có những người ái luyến đối với vợ, con, tài sản v.v…

Vì vậy một người tu Phật luôn luôn phải nhớ rằng những gì chúng ta có được để thu thập trong đời sống không quan trọng bằng những gì mà chúng ta có thể bỏ lại để ra đi, chúng ta càng bỏ nhiều thì tâm tư càng nhẹ nhàng và chỉ có người hiểu đạo thì giờ phút đó không chất chứa câu chấp vào những gì mình có, bởi vì đặc biệtchúng ta rất ít khi trong giờ phút đối diện với cái chết kề mà tâm tư nhẹ nhàng được trong sáng, thì chính vì điểm này chúng ta lại tìm tới truyền thống mà trong duyên sự của bài kinh được đề cập đến ngay cả thời Đức Phật là một người họ cảm thấy trong người mình không còn đủ sức sống nữa họ hay thường nhờ những người nhà đến để đảnh lễ Đức PhậtChư Tăng để mong các Ngài vì lòng bi mẫn quan lâm hộ niệm. Trường hợp như ông Cấp Cô Độc thỉnh được Ngài Xá Lợi Phất đến thuyết pháp, về sau này chúng ta thấy có ghi trong Trung Bộ Kinh là bài Giáo Giới Cấp Cô Độc. Ở trong trường hợp này các vị tỳ khưu không thuyết pháp nhưng các Ngài đã tụng kinh hộ niệm bài kinh Tứ Niệm Xứ, một bài kinhchúng ta thường thấy trong Trung Bộ Kinh hoặc bài Đại Niệm Xứ trong Trường Bộ Kinh, thì việc tụng niệm như vậy đã được ghi nhận từ thời Đức Phật còn tại thế, và việc tụng niệm rất đơn giản. Ngày hôm nay tại các quốc gia Phật Gíao Nam Tông Chư Tăng vẫn còn duy trì việc tụng niệm này trong hình thức tương đối rất giản dị, thí dụ như một người sắp lâm chung thì Chư Tăng đến bên giường người bịnh để tụng một bài kinh nói về vô thường, khổ não, vô ngã, một bài kinh nói về Phật Pháp Tăng, bài kinh nói về sự tu tập, bài kinh có khi dài khi ngắn tùy theo vị trưởng lão hướng dẫn kinh, nhưng phần lớn người ta xem việc hộ niệm là quan trọng và nếu trong đời mình trong giây phút lâm chung có người hộ niệm tụng kinh hay thuyết pháp cho mình nghe thì đó cũng là một duyên may rất lớn, nên giây phút cận tử rất quan trọng đối với đời sống của chúng ta.

Chúng tôi xin được đức kết bài pháp hôm nay: Đức Phật Ngài dậy rằng thiện phải có đặc tínhvô tham, vô sân, và vô si. Vô tham đặc tính là không dính mắc, vô sânđặc tính mát mẻ, vô siđặc tính sáng suốt, 3 đặc tính thiện pháp này được xem là đặc tính của trong sạch, một người làm thiện thì ngay trong giờ phút đó do sự trong sạch của tâm, tâm tư họ được an lạc và sau này họ cũng được an lạc, đặc biệt là nhớ nghĩ về thiện pháp của mình thì trong lòng còn hân hoan an lạc bội phần, niềm an lạc thì lớn hơn rất nhiều, nhưng muốn được như vậy thì người đó phải làm thiện và chẵng những làm thiện mà còn thấy được giá trị của điều thiện và chẳng những thấy được giá trị của điều thiện mà còn biết vui với điều thiện, những điều này đặc biệt có khả năng cứu giúp chúng ta trong lúc đối diện với cái chết, trong lúc chúng ta sắp sửa rời bỏ thế giới này. Có những khi chúng ta không thể trông cậy vào một ai khác mà mình phải tự cứu lấy chính mình.

Qúy vị nhớ rằng khi chúng ta đi học ở trong trường tâm tư của chúng ta càng ưa thích việc học, càng hoan hỷ với sự học thì chúng ta học nhanh, việc đó không ai giúp mình hết, tự mình phải giúp mình thôi, có những người ở trong hôn nhân không thành công được là vì họ có một cuộc sống hôn nhân rất mệt mỏi họ không thấy một sinh thú nào trong đời sống hôn nhân, có những người trong việc làm họ không tìm thấy sự phấn chấn nào, một sự hưng phấn nào hết mà họ chỉ thấy rằng kéo dài lê lết năm dài tháng rộng, có những người cả cuộc đời này chỉ là gánh nặng, mặc dù ở cuối cuộc đời họ có nuối tiếc, có cố gắng nắm giữ cuộc sống này, nhưng họ không có gì để thăng hoa đời sống của họ để làm cho nội tâm được thư thái. Đức Phật dậy rằng nếu chúng ta khéo thì mỗi thiện nghiệp đó giúp cho chúng ta, có chất liệu, có sức mạnh nâng cao được trình độ tâm linh nâng cao được niềm hoan hỷ, niềm tịnh tín và nhờ như vậy chúng ta có một cảnh giới an lạctrong đời tiếp nối của chúng ta. Với phần đúc kết này chúng tôi xin được kết thúc bài giảng hôm nay, bài kệ ngôn 16 của phẩm Song Yếu, chúng tôi xin cầu nguyện phước lành được thấm nhuần trong tâm tư của mỗi chúng ta và cho dù ở bất cứ giờ phút nào trên đời sống này khi chúng ta nghĩ nhớ đến những thiện pháp đã làm thì chúng ta đều có tâm hồn hết sức hoan hỷ với những thiện pháp mình đã làm.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58696)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.