1. Ghi Chú Về Lịch Sử..

09/02/20213:15 CH(Xem: 2039)
1. Ghi Chú Về Lịch Sử..
WALTER LIEBENTHAL
TRIỆU LUẬN
肇 論
HONG KONG UNIVERSITY PRESS 1968
THÍCH NHUẬN CHÂU dịch 2020
 

DẪN NHẬP

 

  1. GHI CHÚ VỀ LỊCH SỬ
  2. Bối Cảnh Tràng An

Khi Cưu-ma-la-thập (Kumārajīva)[1] đến Tràng An, Phật giáo đã thịnh hành nơi đây. Đạo An (道安), Phật Niệm[2] và một số nhà phiên dịch Ấn Độ khác đã tạo được tình huống. Dù Cưu-ma-la-thập được đưa về Tràng An như một chiến lợi phẩm, ngài được Tần chúa[3] Dao Hưng 姚興 đối đãi trọng hậu, tôn ngài làm Quốc sư 國師,[4] ban tặng nhiều tiện nghi, nhưng ngài phải tuân theo những ý tưởng bất chợt của người cai trị và không cảm thấy thoải mái. Tiểu sử về ngài ghi:[5]

 

Cưu-ma-la-thập thường mến mộ Đại thừa (Mahāyāna) và mong được truyền bá. Ngài thường nói: ‘Ta viết luận Đại thừa vốn không phải để so sánh với ngài Ca-chiên-diên (Kātyāyana).[6] Nhưng nay tại đất Tần [Trung Hoa] nầy, người hiểu sâu sắc rất hiếm. Đôi cánh của ta xem như bị gãy ở đây. Ta biết luận về điều gì bây giờ?’ Ngài thất vọng nên dừng lại.

Chỉ theo lời thỉnh cầu của Dao Hưng, trước tác Thật tướng luận (Treatise on Tattva)[7] gồm hai chương và chú giải kinh Duy-ma-cật (Vimalakīrtinirdeśa), được dịch thành văn ngay từ lời nói của ngài mà không cần chỉnh sửa gì. Lời giải thích rõ ràng, sâu xa mầu nhiệm. Cưu-ma-la-thập là người thần tình giám triệt, cao ngất hơn người, ứng cơ lãnh hội, ít ai sánh bằng. Tính tình nhân hậu, lòng thương rộng lớn. Xem mình rỗng không, khéo dùng phương tiện dạy dỗ, suốt ngày không mệt mỏi. Dao Hưng thường nói với Cưu-ma-la-thập:

 “Đại sư thông minh siêu ngộ, thiên hạ không có hai. Nếu ngày kia viên tịch, sao đành để cho chủng tử Phật pháp không người nối tiếp?”Vua bèn đem 10 kỹ nữ ép ngài phải nhận. Từ đó trở đi, ngài không trụ tăng phường, ở chỗ riêng biệt lập, được cung cấp đầy đủ. Mỗi lần giảng pháp ngài thường tự ví mình như trong bùn thối sanh hoa sen, nhưng chỉ nên hái hoa sen mà không nên lấy bùn thối.’[8]

Cưu-ma-la-thập 58 tuổi (Chōron 5I) khi ngài đến Tràng An. Ban đầu ngài ở trong Tiêu dao viên 逍遙園, một khu phức hợp lớn ở phía tây bắc Cổ thành 古成 bên bờ sông Vị Thuỷ 渭; sau ngài dời về Đại Tự 大寺 ở bên trong hoàng thành.[9] Những cung điện này chắc hẳn đã có đặc điểm của các tu viện lạt-ma hơn là các tự viện ngày nay. Có lẽ chỉ là vài toà nhà kiên cố.[10] Những vị dịch kinh gặp nhau ở một trong hai gian nhà phía tây, bên cạnh tòa nhà chính ở Tiêu dao viên, các buổi giảng được tổ chức trong một sảnh đường khác.[11]

Tần vương, vốn đã mến mộ Phật pháp, thường cùng với hoàng gia tham gia tích cực vào công việc, như biên soạn các bài giảng để giải thích kinh và bản dịch. Ông đã soạn một đề cương ngắn gọn về các nguyên lý chính của đạo Phật, thỉnh ý Cưu-ma-la-thập để sử dụng cho riêng mình. Thư từ giữa hai vị vẫn còn lưu hành, cho thấy vua là người thông minh, dù chưa phải là một học giả uyên bác.

Khi tin tức Cưu-ma-la-thập đến Tràng An vừa lưu truyền, sĩ tử từ khắp nơi kéo đến, thành một hội chúng đông đảo cần phải cấp dưỡng và bảo trợ.[12]

Các vị tăng ở trong nội viện được gọi là nghĩa học 義學, có nghĩa là ‘nghiên cứu nghĩa lý (kinh điển)’, khác với các vị tăng nghiên cứu giới luật.[13]

Hiện còn lưu hành thư từ liên lạc giữa Huệ Viễn (đệ tử của Đạo An) với Cưu-ma-la-thập.[14] Huệ Viễn, được biết là khai tổ của Tịnh độ tông, có đồ chúng rất đông ở Lô sơn (Hồ Nam), đã được Dao Tung, bào đệ vua Tần, thông báo về việc Cưu-ma-la-thập đã đến Tràng An. Huệ Viễn tức thì liên lạc với ngài để hỏi về những chủ đề đang tranh luận đương thời. Chủ đề chính là pháp thân (dharmakāya) vua A-dục (Aśoka) những vấn đề liên quan. Cưu-ma-la-thập giải thích giải thích sự mâu thuẫn của lý thuyết bằng cách trích dẫn các chú giải khác nhau, mặc dù nhu cầu của tăng chúng Lô sơn có lẽ được đáp ứng tốt hơn qua sự trình bày giáo lý đơn giản của Phật giáo. Dị biệt tâm thức giữa một học giả Ấn Độtăng chúng Lô sơn,[15]  vốn không huân tập theo giáo điều, là quá lớn - như Huệ Viễn[16] ghi lại - để có kết quả tốt đẹp qua trao đổi bằng thư từ.

Thực ra ảnh hưởng của Cưu-ma-la-thập không phải từ những trứ tác của ngài, mà từ khẩu giáo và nhân cách trác việt của ngài.  Đầy từ tâm mà không kiêu mạn, dù tài trí siêu xuất, phong thái bất khuất, chịu đựng những hệ lụy không một lời ta thán, khiến Cưu-ma-la-thập để lại một ấn tượng lâu dài đối với người Trung Hoa ở phương Bắc.[17]

Dù còn trẻ, Tăng Triệu đã được kể vào hàng tứ kiệt 四桀,[18] và đảm nhiệm việc quan trọng trong đạo tràng phiên dịch. Tăng Triệu giữ việc ‘chấp bút’[19] có nghĩa là viết thành văn bản tiếng Hán sau khi nghe Cưu-ma-la-thập giải thích bằng lời nói, và còn ghi chú những nhận xét của Pháp sư. Dựa vào những điều nầy mà Tăng Triệu trứ tác những thiên luận của mình (Niết-bàn vô danh luận, Biểu tấu vua Tần)

Mười hai năm ở Tràng An, Cưu-ma-la-thập đã phiên dịch một số lớn kinh (śūtra) và luận (śāstra). Các bản quan trọng nhất là:[20] Đại bản Bát-nhã,[21] Đại trí độ luận,[22] Tiểu phẩm Bát-nhã (Daśasāhasrikā)[23] (không bao giờ được trích dẫn trong Triệu luận), kinh Duy-ma-cật (Vimalakīrtinirdeśa-Śūtra), kinh Diệu Pháp liên hoa (Saddharmapuṇḍarīka-Śūtra), Trung quán luận tụng (Mūlamadhya-makakārikās), Bách luận (Sata-śāstra), Thập nhị môn luận (Dvādaśa-mukha-śāstra), Thành thật luận (Satyasiddhi-śāstra), Luật của Nhất thiết hữu bộ (Sarvāstivādin) Thập tụng luật 十誦律 .

Cưu-ma-la-thập viên tịch năm 413.[24] Bốn năm sau, Tràng An bị tàn phá, tăng chúng Nghĩa học phải ly tán, trung tâm sinh hoạt Phật giáo phải dời về phương Nam.

 b. Hành Trạng Của Tăng Triệu[25]

Cao tăng truyện có ghi tiểu sử như sau:

Thích[26] Tăng Triệu quê ở Kinh triệu,[27] nhà nghèo[28] làm nghề viết mướn để kiếm sống. Nhân đó ngài có cơ duyên đọc nhiều kinh và sử, kiến thức ngày càng tinh thông. Ngài mến mộ huyền học, xem Lão TửTrang Tử là bậc thầy của mình. Sau khi đọc Đạo đức kinh, ngài than: ‘Đẹp thì đẹp thật, nhưng là chỗ luỵ của thần minh, do vậy chưa phải là chí thiện.’ Về sau khi gặp được kinh Duy-ma-cật (Vimalakīrti Śūtra) VSC[29] ngài mừng rỡ và thán phục, đọc lại nhiều lần. Ngài thốt lên rằng, ‘Nay ta đã có chỗ về.’ Ngài quyết định xuất gia. Ngài mếm mộ kinh Phương đẳng (Vaipulya Śūtra) (tức Bát-nhã ba-la-mật-đa), nhưng vẫn học Tam tạng Tiểu thừa (Hinayāna).

Đến tuổi tráng niên, tên tuổi ngài nổi tiếng khắp miền Quan Phụ[30] và các vùng lân cận, nhiều người ganh tỵ với tài năng mới chớm của ngài, họ từ xa tìm đến để tranh luận với ngài. Nhưng Tăng Triệu không chỉ là một nhà tư tưởng mà còn là một luận sư tài ba, ngài biết cách khuất phục, thế nên đối phương phải rút lui. Những học giả nổi tiếng từ vùng Kinh Triệu và ngoài vùng kinh thành (nước Lương) đều thán phục tài biện luận sắc bén của ngài và và tự hỏi liệu có nên kiểm tra khả năng của mình với Tăng Triệu hay không.[31]

Khi Cưu-ma-la-thập đến Cô Tàng 姑臧,[32] Tăng Triệu đến xin làm đệ tử của ngài. Cưu-ma-la-thập rất hài lòng. Khi Cưu-ma-la-thập về Tràng An, Tăng Triệu trở về cùng ngài. Dao Hưng chỉ định Tăng Triệu, Tăng Duệ (Seng-jui) và nhiều vị khác đến Tiêu dao viên để trợ giúp san định kinh luận. Các bậc Hiền Thánh (Phật) xa cách đã lâu, sự giải thích kinh văn bản lắm nhiều tranh luận, những sai sót đã len lỏi vào các bản dịch từ trước.[33] Tăng Triệu biết rõ điều này, mỗi lần gặp Cưu-ma-la-thập đều nêu ra những vấn đề nầy. Bằng cách đó, Tăng Triệu nâng cao hiểu biết của mình khá hơn. Sau khi Cưu-ma-la-thập dịch kinh Đại phẩm Bát-nhã[34] (403-404), Tăng Triệu soạn Bát-nhã vô tri luận gồm hơn 2000 từ. Trình cho Cưu-ma-la-thập, ngài khen hay, rồi nói với Tăng Triệu, ‘Kiến giải ta không nhường ông, văn từ thì nên nhường cho ông.’

Khi cư sĩ Lưu Di Dân[35]Lô sơn đọc luận nầy của Tăng Triệu, khen rằng, ‘Không ngờ phương nầy lại có một Bình Thúc.’[36] Ông trình cho Huệ Viễn. Huệ Viễn cảm khái khen rằng, ‘Chưa từng có.’ Toàn tăng chúng được đọc và thưởng thức, truyền tay nhau và muốn lưu giữ lâu hơn. Lưu Di Dân viết thư cho Tăng Triệu (Trích dẫn bức thư sẽ được dịch ở phần dưới).

Sau đó Tăng Triệu trứ tác Bất chân không luận và Vật bất thiên luận. Ngài còn viết luận giải về kinh Duy-ma-cật (Vimalakīrti Śūtra) và vài Lời tựa, đều hiện còn. Sau sự viên tịch của Cưu-ma-la-thập-buồn vì sự ra đi vĩnh viễn của thầy và cảm thấy niềm hy vọng của mình mất đi- Tăng Triệu trứ tác Niết-bàn vô danh luận (theo một trích dẫn). Khi hoàn thành, ngài trao cho Dao Hưng (theo một trích dẫn khác). Dao Hưng đáp lại từng chi tiết và viết thêm lời tán thán luận nầy. Vua ra lệnh sao nhiều bản rồi truyền trong hoàng tộc. Điều nầy cho thấy Tăng Triệu được xem trọng trong thời của ngài. Tăng Triệu viên tịch ở Tràng An vào niên hiệu Nghĩa Hy 義熙 thứ X (414), năm ngài 31 tuổi.

Có rất ít bổ sung từ các nguồn khác, nhưng từ các thiên luận, chúng ta có thể hình thành bức tranh về quá trình nghiên cứu tu tập tâm linh của Tăng Triệu. Truyền thuyết về vụ ám sát ngài bằng sắc lệnh[37] không được biết cho đến khi có văn học Thiền.

 

c. Sở Học Của Tăng Triệu

Ngôn ngữ của Tăng Triệu phần lớn là của Đạo gia, đặc biệt là trong thiên luận sớm nhất của ngài (Bát-nhã vô tri luận, P. III). Trong các thiên luận sau, ngài cũng thường trích dẫn Lão TửTrang tử khá nhiều. Kinh DịchLuận ngữ cũng thường được trích dẫn. Tăng Triệu biết rõ các tác phẩm của Vương Bật (226-249) và tác phẩm của những người theo Phật giáo-Lão Trang (Buddho-Taoists) cùng thời, như Huệ Viễn và Thích Đạo Lâm.

Bản kinh PhậtTăng Triệu thường trích dẫn nhất là Nhị vạn ngũ thiên tụng Bát-nhã ba-la-mật-đa (Pañcaviṃśatisāhasrikā Prajñāpāramitā) (PSM), bản dịch trước, và Kinh Duy-ma-cật (Vimalakīrti Śūtra), từ cả hai bản dịch (VSK và VSC),[38] Kinh Đạo Hành Bát-nhã ba-la-mật-đa (Daśasāharikā)[39] bản dịch trước. Căn bản Trung quán luận tụng (Mūlamadhya-makakārikās) (MK), và Trung luận (Middle śāstra) (MS). Đáng ngạc nhiênTăng Triệu không trích dẫn Bách luận (Śata-śāstra) và Thập nhị môn luận (Dvādaśa-nikāya-śāstra),[40] chỉ trích dẫn rất ít kinh Pháp hoa (Saddharmapuṇḍarīka). Dường như không phải vị tăng nào cũng tham gia tất cả các bản dịch mà họ được chia thành các nhóm, những người có lẽ dành thời gian rảnh để chuẩn bị một số văn bản nhất định để công bố, do đó không thể nghiên cứu các văn bản khác. Nhiều người trong số các vị tăng đã nghiên cứu một bộ kinh duy nhất trong suốt cuộc đời, điều này phần nào giải thích cho sự phân chia điển hình của Trung Hoa thành các tông phái riêng theo từng bộ kinh.

 

d. Ngôn Ngữ Của Tăng Triệu

Văn phong của Tăng Triệu trong các Lời tựa tương tự như của Đạo An, Tăng Duệ, Đàm Ảnh, Đạo Sinh và các vị khác, nhưng văn phong trong Triệu luận thì rất riêng. Nhịp điệu văn xuôi của các khổ thơ được xây dựng theo từng cặp câu, nửa sau của mỗi cặp được lặp lại ở đầu câu tiếp theo:

Tánh không biến dịch, nên tuy không mà có.

Vạn vật không chướng nghịch nên tuy có mà không.

Tuy có mà không, nên gọi là chẳng phải có.

Tuy không mà có, nên gọi là chẳng phải không.[41]

Cách ‘lặp lại ở đầu câu’ hay ‘chuỗi lập luận’[42] nầy, như A. Walley[43] gọi, là phong cách cổ điển của văn xuôi cao nhã, Tăng Triệu có lẽ là người sau cùng sử dụng lối nầy. Văn vần (thể thơ) không xuất hiện trong Triệu luận.



[1] Xem ghi chú tiểu sử, n. 238. Tham khảo Bagehi (1927): 178-184, xem thêm thư mục tiếng Hán, 178 n. i; T'ang (1938): ch. 10; J. Nobel (1927): 206-233 đã dịch trọn vẹn tiểu sử của ngài được ghi trong Cao tăng truyện.

[2] * Trúc Phật Niệm 竺佛念, sống vào thời Đông Tấn, xuất thân Lương Châu (涼州) xuất gia từ lúc còn nhỏ, chí nghiệp kiên cố, ngoài việc tụng kinh ra, còn siêng năng học tập ngoại điển.

[3] * Hậu Tần 後秦

[4] * s: purohita, e; chief priest of the kingdom

[5] Cao tăng truyện 2, I: 332c 3.

[6] Tác giả của A-tì-đạt-ma Phát trí luận (Abhidharma-Jñānaprasthāna e: On the source of knowledge), do Saṅghadeva dịch (383 stl.). Taishō 1543. Tham khảo 1544. Là sách giáo khoa của trường phái Nhất thiết hữu bộ (Sarvāstivādin). La Vallée Poussin (Kośa, Introduction, p XXX) gọi luận nầy là ‘un ouvrage très mal composé- bộ luận được biên soạn rất kém.’

[7] Bị thất lạc.

[8] Cao tăng truyện, 什雅好大乘志存敷廣。常歎曰。吾若著筆作大乘阿毘曇。非迦旃延子比也。今在秦地深識者寡。折翮於此將何所論。乃悽然而止。唯為姚興著實相論二卷。并注維摩。出言成章無所刪改。辭喻婉約莫非玄奧。什為人神情朗徹傲岸出群。應機領會鮮有倫匹者篤。性仁厚汎愛為心。虛己善誘終日無勌。姚主常謂什曰。大師聰明超悟天下莫二。若一旦後世。何可使法種無嗣。遂以妓女十人逼令受之。自 爾以來不住僧坊。別立廨舍供給豐盈。每至講說常先自說。譬喻如臭泥中生蓮花。但採蓮花勿取臭泥也。

[9] Chōron ghi rằng ngài sống trong Bắc Tiêu dao viên 北逍遙園 trong khoảng năm 403. Địa hình Tràng An không được rõ dưới đời Tần như trước đó và đời sau. Tham khảo A.Forke (1898): 104ff và Hướng Đạt 向達 (1933):33; Tống Mẫn Cầu 宋敏求 (1019-1079), Tràng An chí 長安志, ch.5: 7a; Hsüan-lu, Taishō 55: 2511; T’ang (1938: 304-5) và ṇ. 408.

[10] Tên gọi thảo đường 草堂 (trong Tu viện lớn) gợi ý nhà lợp bằng cỏ. 

[11] Trừng huyền đường 澄玄堂 ở cùng trong khu phức hợp nầy.

[12] Do 4 vị tăng quan, mỗi vị coi sóc một khu vực.

[13] Luật sư 律師.

[14] * Cưu-ma-la-thập Pháp sư đại nghĩa 鳩磨羅什法師大義, T45-1856.

[15] Trong truyện ký gọi là Bạch liên xã (White-lotus Society)

[16] Xem Thư mục.

[17] Ngài được xem nhưThánh nhân hơn là học giả. Nguỵ thư Thích lão 魏書釋老114, 20: 298 [Ware 156-7] nói rằng Cao Tổ (471-499) dựng một ngôi tháp ở Thường Trụ tự 常住寺, nơi Cưu-ma-la-thập viên tịch (đó là một trong bốn tự viện mà sau nầy Đại Tự tách ra). Vua cũng ra sắc lệnh cho các đệ tử của Cưu-ma-la-thập được bổ nhiệm chính thức.

[18] Đạo Sinh 道生, Huệ Quán 慧觀, Tăng (Huệ) Duệ 曾﹝惠﹞睿。 Sự đồng nhất Tăng DuệHuệ Duệ đã được chứng tỏ bởi Ōchō Enichi (I942). Tham khảo thêm A. Wright (1957).

[19] *e: held the brush.

[20] Xem T'ang (1938): 300-305 với danh mục đầy đủ.

[21] *Nhị vạn ngũ thiên tụng Bát-nhã ba-la-mật-đa (Pañcaviṃśatisāhasrikā Prajñāpāramitā). (PSK)

[22] *Mahāprajñāpāramito-padeśa (MS)

[23] * Daśasāhasrikā (DS)

[24] Giáo sư Tsukamoto đã có một thảo luận về niên đại của Cưu-ma-la-thập (Chōron) 120-1, 130-5), kết luận: ‘Cưu-ma-la-thập hoặc là viên tịch đột ngột hoặc là bệnh nặng vào khoảng năm 60 tuổi nhằm niên hiệu Hoằng Thuỷ (409). Ta có thể loại trừ giả thiết đầu bởi hai lý do: a. Thành thật luận (Satyasiddhi-śāstra) được dịch hoàn tất vào năm 411-412 và các nguồn tư liệu đều nhất trí rằng luận nầy do Cưu-ma-la-thập dịch. b. Trong thư của Dao Hưng, có trong Quảng hoằng minh tập, 228a, nói rằng Vị cửu thập công tầm phục trí biến 未久什公尋復致變. Trong thư không nói gì về ‘bạo bệnh’ nếu trí 致 được dùng như động từ. Năm ngài viên tịch 412-413 có lẽ vẫn là hợp lý nhất.

[25] Cao tăng truyện 6,13: 365a; Fang-lu 80-81a; Phật tổ lịch đại thông tải 佛祖歷大通載 7,16: 520c; T’ang (1938): 328-339; Fung Yu-lan 2: 676-685 (Fung-Bodde 2,58-2,70); Bagchi:204:208; P. Pelliot (1912): 392. n.i.; Wei shu 114, 2.0: 75 (Ware 1933: 131). Truyền đăng lục (傳登綠 Sayings of Ch'an teachers) có ghi tiểu sử, với truyện ký, nhưng không có thêm đánh giá về mặt lịch sử đối với các tư liệu cổ xưa hơn.

[26] , tên dòng họ của Thích-ca Mâu-ni of Śākyamuni, tăng sĩ Trung Hoa dùng để gọi từ thời ngài Đạo An.

[27] Kinh triệu quận 京兆郡 quận hành chánh của Tràng An.

[28] Họ Trương 張 (?). Tham khảo Hsiao-yüeh: Chao-lun hsü chu (Hsü 2, 1/2: 95b 4), Xem p. 12.

[29] Kinh nầy ở phương Tây ít được biết đến-vì chỉ có bản tiếng Hán-vào thời Cưu-ma-la-thập, kinh nổi tiếng như kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa. Kinh nầy trước đó đã được dịch hai lần. Bản Tăng Triệu nói đến là do Chi Khiêm支謙 dịch. 

[30]Quan 關: đèo, ải phía tây và nam của Tràng An; phụ 輔 là tam phụ三輔, 3 quận hành chánh kể cả kinh đô.  

[31] Nếu điều nầy đáng tin, năm sinh 383 của Tăng Triệu (theo Cao tăng truyện) là quá trễ. (Chōron giả định là 374).

[32] Kinh đô của Bắc Lương (北涼), nơi Cưu-ma-la-thập bị Lữ Quang呂光

 cầm giữ 17 năm.

[33] Bản đối chiếu các bản cựu dịchtân dịch, trước và sau Cưu-ma-la-thập đến Tràng An, thấy trong Lời tựa của Tăng Duệ (Seng-jui) cho VS (Yu-lu p. 58c).

[34] 劉遺民

[35] Nhị vạn ngũ thiên tụng Bát-nhã ba-la-mật-đa (Pañcaviṃśatisāhasrikā Prajñāpāramitā).

[36] Tức Hà Án 何晏, tự Bình Thúc 平叔 (bị xử trảm năm 249), là nhà Tân Đạo giáo nổi danh. Tác giả của Luận ngữ tập giải論語集解và Đạo đức luận道德論, nghiên cứu về Đạo đức kinh.

 

[37] E: legend of his murder by decree. Dictionaries, a, v. Tăng Triệu lâm hình thể kệ 曾肇臨刑體偈. Tham khảo p.127; n.660.

[38] VSK: Vimalakīrti-nirdeśa Śūtra. Cưu-ma-la-thập dịch

  VSC: Vimalakīrti-nirdeśa Śūtra. Chi Khiêm dịch

[39] DSL: Daśasāharikā Prajñāpāramitā Śūtra; e: Large Śūtra on Perfect Wisdom.

[40] Trong truyền thống Phật giáo Nhật Bản, Tăng Triệukhai tổ Tam luận tông (Takakusu, 1047; 14). Tam luận là ba bộ luận, Căn bản Trung quán luận tụng (Mūlamadhya-makakārikās), Bách luận (Śata-śāstra), và Thập nhị môn luận (Dvādaśa-mukha-śāstra, mà Cưu-ma-la-thập xiển dương. Chỉ một bộ trong số nầy được trích dẫn trong Triệu luận. Ngoài ra, Tăng Triệu không có đệ tử, và vào thời điểm có chưa hình thành tông phái nào.

[41] *Bất chân không luận, pII …性莫之易,故雖無而有;物莫之逆,故雖有而無。雖有而無,所謂非有;雖無而有,所謂非無。

[42] e: chain-argument.

[43] The Way ind Its Power (1934), 178.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.