g. Thiền Định Của Tăng Triệu.

09/02/20213:21 CH(Xem: 2191)
g. Thiền Định Của Tăng Triệu.
WALTER LIEBENTHAL
TRIỆU LUẬN
肇 論
HONG KONG UNIVERSITY PRESS 1968
THÍCH NHUẬN CHÂU dịch 2020


4. GHI CHÚ VÀ NHẬN ĐỊNH VỀ TRIẾT LÝ
CỦA TĂNG TRIỆU
 
g. Thiền Định Của Tăng Triệu

thời đại nhà Tần - khi Tăng Triệu tạo nên luận này - điều mà học giới tìm kiếm không phải là tri thức khoa học hay tiến hóa kỹ thuật, mà là diệu vật, hoặc thuộc tinh thần hay vật chất, hoặc là bí ẩn về cội nguồn vũ trụ, hay là dược thảo đưa đến trường sinh bất tử, vượt thoát mọi điều bất đắc ở thế gian. Các kinh điển đều có nói về diệu vật nầy. Khi Tăng Triệu suy tư về diệu vật, đã đi đến những tri ngộ khiến ngài tự nhận ra rằng phải chăng mình vẫn chưa vượt qua giới hạn hiện hữu của con người. Điều mà Tăng Triệu tri nhận chắc chắn cũng là điều mà các thiền sư Ấn Độ kinh nghiệm khi họ nhập định. Trong Chú Duy-ma-cật kinh (Vimalakīrtinirdeśa), Tăng Triệu mô tả kinh nghiệm nầy.[1] ‘Tiểu thừa (Hinayāna) nhập diệt tận định (nirodhasamāpatti)[2] nên thân hình như cây khô, không còn khả năng tác dụng. Bồ-tát Đại thừa (Mahāyāna) nhập thật tướng định (bhūtalakṣaṇa samādhi), tâm trí hoàn toàn tịch diệt, nhưng thân pháp giới tròn đầy khắp, ứng hội mọi phương, cử động lui tới đều không rời oai nghi.[3]

 Trong Phật giáo Ấn Độ thực hành hai loại thiền định, quán niệm (anusmṛti),[4] và định (samādhi), được cho là siêu việt tâm thức. Định (samādhi) dùng để tập trung 'định lực,’ không phải như điều ngày nay gọi là 'mơ giữa ban ngày; day-dreaming.' Thiền định của Tăng Triệu có thể được xem là trạng thái xuất thần, trong đó thiền giả hoàn toàn hòa điệu với tự nhiên. Đời sống vũ trụvấn đề triết lý của Trung Hoa, hoà nhập với đời sống vũ trụmục đích tôn giáo. Trạng thái trong đó thiền giả hay thi sĩ cảm nhận mình hòa điệu với thiên nhiên là đề tài chính yếu trong những tranh vẽ phong cảnh của Trung Hoa, và hơn tất cả, đó là điều mà Tăng Triệu kinh nghiệm trong lúc nhập định.

Không may, chúng tôi không có mô tả nào về trạng thái này của chính Tăng Triệu. Nhưng một trong những nhà chú giải về Tăng Triệu sau này đã kể một câu chuyện sống động về ‘đốn ngộ' của Tăng Triệu. Mặc dù bài viết sau một nghìn năm của Đức Thanh,[5] vẫn có thể giúp chúng ta hiểu ý nghĩa của Định (samādhi) ở Trung Hoa:[6]

Gió bão bay núi mà thường tịnh

Nước sông đổ gấp mà chẳng trôi,

Bụi trần lăng xăng mà chẳng động,

Trăng qua bầu trời mà chẳng đi.

Thời trẻ đọc bốn câu trên của luận nầy (Triệu luận), đối với nghĩa bất thiên, có mối nghi ôm ấp nhiều năm.

Nhân cùng Diệu pháp[7] kết đông ở núi Phù Bản (Shansi), khắc lại luận nầy, lúc dò đến đoạn trên, hoát nhiên tỉnh ngộ. Vui mừng háo hức vô cùng. Đứng dậy lễ Phật, thấy thân mình không có tướng lạy xuống đứng lên.

Vén rèm bước ra ngoài để nhìn, gió giật làm rung chuyển cây cối trong sân, lá rơi quay cuồng trong không khí. Nhưng trong cái thấy của tôi, không một chiếc lá nào lay động, tôi biết rằng cuồng phong trên đỉnh núi mà vẫn thường tịch lặng. Tôi vào nhà xí đi giải mà không thấy tướng nước chảy. Tôi mừng rỡ, thốt lên. Thành rồi!  Giang hà cuồn cuộn mà nước chẳng trôi. Ngày trước từng khởi nghi tình trong kinh Pháp hoa ‘Thế gian tướng thường trụ,’ bây giờ rõ ra như băng tan chảy. Như vậy mới biết luận nầy (Triệu luận) có ý chỉ sâu mầu, chẳng phải chân thật tham cứu thì không thể nào thấy đích thật. Còn người muốn suy lường dựa trên tri kiến của mình, trừ khi đã nhìn thấy sự thật, không thể tránh khỏi sự hoang mang. Những người bạn tôi vốn thường bài bác, đến một ngày nào đó rồi bạn sẽ tin.[8]

Đức Thanh, tác giả đoạn văn trên là thiền sư Phật giáo. Ngài đánh giá cao những nghịch lý trong các luận thuyết của Tăng Triệu cũng giống như các công án mà các Thiền sư trao cho đệ tử mình phải tham cứu. Thật vậy, những ám chỉ đến Tăng Triệu rất phổ biến trong văn học Thiền. Ảnh hưởng của ngài đến hình thức mới nhất nầy của Phật giáo là không thể phủ nhận.



[1]* 肇曰。小乘入滅盡定則形猶枯木。無運用之能。大士入實相定心智永滅。而形充八極。順機而作。應會無方。舉動進止不捨威儀。 Triệu viết: Tiểu thừa nhập diệt tận định tắc hình do khô mộc, vô vận dụng chi năng. Đại sĩ nhập thật tướng định, tâm trí vĩnh diệt, nhi hình sung bát cực, ứng hội vô phương, cử động tấn chỉ bất xả oai nghi.

[2] Mhv. 68.8; Siddhi 201-214: e: Final extinction.

[3] S: Iryāpatāḥ; e: Majestic Bearing. Cách ứng xử của tăng sĩ trong sinh hoạt hằng ngày, tâm an trú tĩnh lặng trong các động thái đi đứng nằm ngồi.

[4] * s: anusmṛti 正念, 觀, 觀念, 隨念.

[5] * Hám Sơn Đức Thanh (1546-1623),

[6] Triệu luận lược chú 肇論略註 妙峯

[7] Diệu Phong Phúc Thường 妙峯福嘗 một Thiền sư nổi tiếngNgũ Đài Sơn.

 

[8] *Chúng tôi không theo nguyên bản tiếng Anh của tác giả, mà theo bản tiếng Hán Triệu luận lược chú của Hám Sơn trong phiên bản Tục tạng kinh CBETA: 旋嵐偃嶽而常靜,江河兢注而不流,野馬飄鼓而不動,日月歷天而不周 (Vật bất thiên luận )

… 予少讀此論。竊以前四不遷義。懷疑有年。因同妙師結冬蒲阪。重刻此論。校讀至此。恍然有悟。欣躍無極。因起坐禮佛。則身無起倒。揭簾出視。忽風吹庭樹。落葉飛空。則見葉葉不動。信乎旋嵐偃嶽而常靜也。及登廁去溺。則不見流相。歎曰。誠哉。江河競注而不流也。於是回觀昔日法華世間相常住之疑。泮然冰釋矣。是知論旨幽微。非真參實見。而欲以知見擬之。皆不免懷疑漠漠。吾友嘗有駁之者。意當必有自信之日也。(X54n0873_001 肇論略註)

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :