II. Vấn Đề Tác Giả Của Niết-bàn Vô Danh Luận.

09/02/20213:28 CH(Xem: 1596)
II. Vấn Đề Tác Giả Của Niết-bàn Vô Danh Luận.
WALTER LIEBENTHAL
TRIỆU LUẬN
肇 論
HONG KONG UNIVERSITY PRESS 1968
THÍCH NHUẬN CHÂU dịch 2020
 
II. VẤN ĐỀ TÁC GIẢ CỦA
NIẾT-BÀN VÔ DANH LUẬN

 

Từ lâu, người ta đã nghi ngờ liệu Niết-bàn vô danh luận là của Tăng Triệu.[1] Thang Dụng Đồng cho đó là giả tạo,[2] ông nêu ra ba lý do sau:

 (a) Bức thư được đề cập trong Biểu tấu,[3] nhà vua nói về một chiếc hộp chứa các thư tín từ Cưu-ma-la-thập mà vua gửi cho anh trai mình. Cưu-ma-la-thập viên tịch năm 413 sau tl. (?), Tăng Triệu viên tịch năm năm 414 (?), vua mất năm 416. Nhà vua viết như thể Cưu-ma-la-thập viên tịch từ lâu. Nhưng Huệ Kiểu[4] trong tiểu sử của Tăng Triệu, trích dẫn từ một chỉ dụ của nhà vua trả lời yêu cầu ấn hành của Tăng Triệu.[5] (lại nêu ra thông tin khác)

 

 (b) Các nhà chú giải truy cứu một số trích dẫn trong Niết-bàn vô danh luận đến bản Bắc của Kinh Đại bát niết-bàn (Mahā parinirvāṇa- Śūtra) (bản dịch của Dharmakṣema)[6] vốn lưu hành ở miền Nam vào niên hiệu Nguyên Gia (424-453) và Dương Châu 揚州 năm 430. Có thể một phần của những câu trích dẫn này đã được tìm thấy trong ấn bản không hoàn chỉnh do Pháp Hiển mang về Trung Hoa và được dịch vào năm 418-420, nhưng ngay cả như vậy, kể từ khi Tăng Triệu viên tịch 414, điều này chứng tỏ rằng Niết-bàn vô danh luận, như chúng ta đang có, không thể do chính Tăng Triệu biên soạn.

Nhưng chúng ta không biết đích xác thời điểm nào Kinh Đại bát niết-bàn (Mahā parinirvāṇa-Śūtra) có ở Tràng An. Có lẽ ít nhất được vài phần đã có trước năm 416, một số trích dẫn thường rút ra từ đó. Đọc Dụ nghi luận (chú thích…) ta thường có ấn tượng như vậy. Nếu trích dẫn Kinh Đại bát niết-bàn (Mahā parinirvāṇa- Śūtra) trong Chú kinh Duy-ma-cật (Vimalakīrtinirdeśa) (p. 342C) không phải là sự tu chỉnh, điều đó sẽ chứng minh rằng Tăng Triệu đã biết về Kinh Đại bát niết-bàn (Mahā parinirvāṇa- Śūtra) sớm nhất là vào năm 407, rất lâu trước khi kinh Niết-bàn bản Bắc lưu hành. Có chắc như vậy không? Nhưng chúng ta biết gì về những trải nghiệm của Tăng Triệu ở Cô Tàng?

 

 (c) Đoạn 8-13 Niết-bàn vô danh luận thảo luận về vấn đề Đốn ngộ, gợi ý cho chúng ta vấn đề tương tự trong Danh tăng truyện, tác phẩm nầy có lẽ được sao chép lại từ Tiệm ngộ luận 漸悟論 của Huệ Quán 慧觀, được viết sau năm 423.[7] Điểm giống nhau không quá mạnh nhưng đủ để chứng minh rằng Tiệm ngộ luận đã được người sưu tập các đoạn văn này biết đến.[8]

Nếu Biểu tấu là đúng, như chúng tôi đã chắc chắn, vì lý do đã nêu, hẳn đã tồn tại một chuyên luận về niết-bàn (nirvāṇa) do Tăng Triệu viết. Những gì chúng ta có được chắc chắn không như

PHẦN I- III,[9] nhưng có một số câu trong đoạn sau (ch. 14) mang phong cách nhiệt tình của Tăng Triệu. Ai đó chắc hẳn đã giả mạo bản gốc của Bát-nhã vô tri luận.

Không chắc là của chính Huệ Quán. Tiệm ngộ luận được ấn hành với tên của ông. Nguyên do nào khiến Huệ Quán phải kết hợp các phần của luận trong một tác phẩm lưu hành dưới tên của người khác?

Các đoạn trong ch. 8-13 chắc là có sự tu chỉnh; cho vấn đề nêu ra ở ch.8, tại sao Nho Đồng (Sumedha) đời sau thành Phật lại ‘phải tiến tu ba giai vị nữa’ được hỏi hai lần, trong ch. 9 và ch. 14. Nhưng nội dung đoạn trước không phải từ Tiệm ngộ luận, vì nó không liên quan gì đến vấn đề Đốn ngộ, mà cũng không phải bởi Tăng Triệu.

Có ai đó đã soạn Niết-bàn vô danh luận từ những chất liệu rút ra một phần từ Tiệm ngộ luận và một phần từ Niết-bàn vô danh luận, trong đó có lẽ chỉ những trang rời còn sót lại sau cuộc tàn phá Tràng An. Điều này có thể đã xảy ra ngay sau năm 430 stl. Trong tình trạng nghiên cứu hiện thời, chúng tôi chưa thể nào đưa ra một tuyên bố rõ ràng hơn.[10]



[1] Tham khảo Đại Đường nội điển lục. 330c.

[2] T'ang (1938): 670. Shih Chün (1944). Xem Zürcher (1959): 351 ṇ.69.

[3] Tham khảo Niết-bàn vô danh luận

[4] * Tác giả Cao tăng truyện

[5] Cao tăng truyện 336a 27. Tham khảo phần Dẫn nhập ở trên.

[6] Taishō 374.

[7] Tục tạng kinh (Hsü) B 7/1: 8c f.. Năm 423 có lẽ do thiên luận của Huệ Quán và ‘Thư tín’ của Tạ Linh Vận 謝靈運, ấn hành dưới nhan đề Biện tông luận 辦宗論, có cùng thảo luận đề tài Tiệm ngộĐốn ngộ. Xem ấn bản đầu tiên của luận nầy (1948), Phụ lục III và Fung Bodde: 274-283.

[8] Danh tăng truyện luôn luôn nói về thật tướng 實相; Niết-bàn vô danh luận, 13 nói về vô vi 無為, là sự thích ứng với thuật ngữ trong đoạn văn trước. Có nghĩa là đoạn văn trong Danh tăng truyện đã được người viết Niết-bàn vô danh luận sử dụng; do vậy, Danh tăng truyện phải có trước.

[9] Trong Bát-nhã vô tri luận, Nạn vấn 1, Tăng Triệu đã dùng ẩn dụ ba con thú qua sông để chứng minh rằng ‘Sự thật tuyệt đối không giống như thỏ và ngựa (mà giống như voi)’, trong khi Niết-bàn vô danh luận, 13, Tăng Triệu lại bảo vệ cho ý kiến đối nghịch. Đoạn trên được sao lại từ những phần khác của Triệu luận. Tham khảo các chú thích trên. Điều nầy là bất thường.

[10] Độc giả biết tiếng Nhật có thể tham khảo nghiên cứu phê bình của Ōchō Raichi về Chōron-kenkyū (1955): 169-199, đặc biệt 197ff. Giáo sư Ōchō cho rằng Niết-bàn vô danh luận là chân thật.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.