Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Gungtang Thứ Ba – Konchok Tenpe Dronme (1762-1823)

07/12/20211:30 SA(Xem: 3711)
Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Gungtang Thứ Ba – Konchok Tenpe Dronme (1762-1823)
TIỂU SỬ VẮN TẮT ĐỨC GUNGTANG THỨ BA – KONCHOK TENPE DRONME (1762-1823)
Samten Chhosphel[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

blank Đức Gungtang thứ Ba – Konchok Tenpe Dronme sinh ở phía Nam Dzodge gần Labrang vào năm 1762, ngày Tám tháng Hai năm Thủy Ngọ của chu kỳ sáu mươi năm thứ mười ba. Cha Ngài là Tepo Chakpo Jampa và mẹ Ngài tên Bochok.

Lên bảy tuổi, Ngài được Đức Jamyang Zhepa thứ Hai – Konchok Jigme Wangpo (1728-1791) công nhận là vị tái sinh của Gungtang Lama thứ Hai – Ngawang Tenpe Gyaltsen (1727-1759). Ngài Ngawang Tenpe Gyaltsen, vị trì giữ ngai tòa thứ năm của Labrang, chính là vị tái sinh của Đức Ganden Tripa thứ Năm mươi – Trichen Gendun Phuntsok (qua đời năm 1724), cũng được biết đến là Tri Gungtangpa.

Ngài Tenpe Dronme được đưa đến Labrang vào ngày Tám tháng Giêng năm Thổ Tý (tức năm 1768) và được truyền giới Cư sĩ, tu sĩ căn bảnSa Di và được ban danh hiệu Konchok Tenpe Dronme vào ngày Mười ba cùng tháng bởi Đức Jamyang Zhepa thứ Hai. Sau đó, Ngài học đọc và viết và học thuộc các bản văn cầu nguyện và đoạn kệ gốc của những bản văn nghiên cứu căn bản dưới sự dìu dắt của Đức Dorampa Lobzang Rinchen. Kế đó, Ngài nghiên cứu các chủ đề về ngữ pháp, thi ca, âm vị học Phạn ngữ, y học Tây Tạng, chiêm tinh và thiên văn và v.v. trong khoảng mười năm. Ngài cũng nghiên cứu Pramāṇavārttika [Lượng Thích Luận] và Abhisamayālaṃkāra [Hiện Quán Trang Nghiêm Luận] đến một mức độ nhất định và còn học tiếng Mông CổTrung Quốc.

Ngài Konchok Tenpe Dronme đã du hành đến Lhasa vào năm mười bảy tuổi và trúng tuyển vào Học viện Gomang của Tu viện Drepung, nơi Ngài nghiên cứu Abhisamayālaṃkāra, Trung Đạo (Madhyamaka), A-tỳ-đạt-ma-câu-xá (Abhidharmakośa), Pramāṇavārttika và Luật Tạng (Vinaya), các môn học chính yếu trong chương trình Geshe Lharampa với Hor Kalzang Ngodrup, một học giả Mông Cổ trong Tu viện. Hai mươi mốt tuổi, năm 1782, vào ngày Trăng Tròn tháng Tư năm Thủy Dần, Ngài Tenpe Dronme được Đức Dalai Lama thứ Tám – Lobzang Jampal Gyatso (1758-1804) truyền giới Tỳ Kheo. Ngài đã thành công trong kỳ thi Geshe Lharampa truyền thống khi mới hai mươi hai tuổi. Ngài cũng nghiên cứu năm bộ luận của Đức Di Lặc cùng nhiều bản văn khác, và Mật điển trong khoảng tám năm nghiên cứu tại U và trở thành học giả được công nhận rộng khắp; danh tiếng của Ngài lan khắp U và Tsang và lan đến tận Amdo rồi Kham.

Bên cạnh hai vị thầy chính yếu, Dorampa Lobzang Rinchen và Hor Kalzang Ngodrub, Ngài Konchok Tenpe Dronme đã nghiên cứu với nhiều học giả xuất chúng và đạo sư lỗi lạc, trong đó có Đức Dalai Lama thứ Tám – Jampal Gyatso, Ngài Jamyang Zhepa thứ Hai – Konchok Jigme Wangpo, Tsechokling Yongdzin Yeshe Gyaltsen (1713-1793) và Labrang Dukhor Ponlob thứ Tư – Lobzang Rinchen (1719-1793).

Hai mươi lăm tuổi, vào năm 1786, năm Hỏa Ngọ, Ngài Konchok Tenpe Dronme du hành đến Amdo rồi trở lại Labrang, ban nhiều giáo lý tại Tu viện. Ngài cũng thọ nhận nhiều giáo lýquán đỉnh, trao truyền và chỉ dẫn từ đạo sư Konchok Jigme Wangpo, vị bổ nhiệm Ngài là trụ trì của Tsakhoi Datsang vào năm 1791, năm Kim Hợi, khi Ngài ba mươi tuổi.

Đức Konchok Jigme Wangpo đã thiết lập Tu viện Ngawa Gomang vào đầu tháng Năm cùng năm và hướng dẫn Ngài Konchok Tenpe Dronme chấp nhận vị trí trụ trì tại Tu viện mới. Do đó, Ngài trở thành vị trụ trì đầu tiên của Ngawa Gomang và Ngài đã ban các quán đỉnh về Vô Lượng Thọ và Bạch Độ Mẫu cũng như quán đỉnh về Quán Thế Âm tại Tu viện mới.

Ngài Konchok Tenpe Dronme được tấn phong là vị trì giữ truyền thừa thứ hai mươi mốt của Labrang khi ba mươi mốt tuổi, vào năm 1792, năm Thủy Tý của chu kỳ sáu mươi năm thứ mười ba. Sau đó, Ngài ban giáo lý về các chủ đề khác nhau từ Kinh điểnMật điển. Ngài thỉnh thoảng cũng ban quán đỉnh. Ngài đã xem xét lại và cải cách một số quy tắc và kỷ luật trong Tu viện.

Năm 1797, năm Hỏa Tỵ, Ngài Konchok Tenpe Dronme được tấn phong là trụ trì của Gonlung Jampa Ling. Năm sau, Dawa Zhonnu, vị tái sinh của Đức Konchok Jigme Wangpo được thiết lập tại trụ xứ truyền thừa của Tu viện; Ngài đóng vai trò là vị giáo thọ cho Lama tái sinh nhỏ và đã truyền lại sự trao truyền các giáo lý sâu xa trong truyền thống của chư vị đầy đủ nhất có thể.

Bốn mươi mốt tuổi, năm 1802, năm Thủy Tuất, Ngài Konchok Tenpe Dronme bắt đầu xây dựng một bảo tháp lớn. Bảo tháp đã được hoàn thành và thánh hóa trong năm Mộc Sửu 1805. Ngài viếng thăm các địa điểm khác nhau trong vùng, dành hầu hết thời gian để ban giáo lý, quán đỉnh, trao truyền và thảo luận về những điểm trọng yếu của Giáo Pháp cũng như biên soạn các bản văn. Ngài trở nên khá nổi tiếng và đóng vai tròhọc giả cho nhiều Tu viện ở các vùng phía Bắc và Nam của Amdo. Bắt đầu từ năm bốn mươi lăm tuổi, năm 1806, Ngài chủ yếu sống tại Labrang và ẩn thất của nó – Yega Chodzin, tham gia vào nhập thấtthiền địnhbiên soạn nhiều bản văn về các chủ đề khác nhau. Ngài thỉnh thoảng cũng ban giáo lý và phát triển nhiều đệ tử học giảtín đồ.

Trong hơn ba mươi đệ tử được kể tên trong các nguồn tài liệu, một vài trong số những vị nổi bật hơn là vị trì giữ ngai tòa thứ hai mươi tư của Labrang – Konchok Gyaltsen (1764-1853), Drungpa Sherab Gyatso (1803-1875), Đức Jamyang Zhepa thứ Ba – Thubten Jigme Gyatso (1792-1855), Yeshe Dondrub Tenpe Gyaltsen (1792-1855) và Changlung Pandita Ngawang Lobzang Tenpe Gyaltsen (1770-1845).

Ngài nổi tiếng về các trước tác về nhiều chủ đề khác nhau, bao gồm Abhisamayālaṃkāra, Abhidharmakośa và Luật Tạng, Đạo Sư Du Già về Yamantaka, Thắng Lạc, Mật Tập (ba vị Tôn Mật thừa chính yếu của truyền thống Geluk) cũng như các vị Tôn khác, tiểu sử của chư đạo sư, y học và chiêm tinh Tây Tạng, các bản văn về kích thước tỉ lệ để vẽ nét cơ bản nhằm làm tượng và vẽ tranh Thangka, và thi ca cũng như nhiều môn khác. Các tác phẩm của Ngài về giới luật, chẳng hạn Trăm Sóng Châm Ngôn Tao Nhã, điều sử dụng các so sánh về nước, và Trăm Nhánh Châm Ngôn Tao Nhã, điều sử dụng các so sánh về cây, vẫn là những tác phẩm phổ biến trong các trường phái Tây Tạng. Các tác phẩm của Ngài được tập hợp thành mười hai quyển và khắc gỗ để in ấn và giữ gìn, mặc dù hiện nay chỉ còn lại mười một quyển.

Sau khi thôi vị trí trụ trì Labrang, Ngài Konchok Tenpe Dronme sống kín đáo trong vài năm, trước khi viên tịch vào năm 1823, năm Thủy Mùi của chu kỳ sáu mươi năm thứ mười bốn, ở tuổi sáu mươi hai.

 

Nguồn Anh ngữ: https://treasuryoflives.org/biographies/view/Konchok-Tenpai-Dronme/4730.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Samten Chhosphel nhận bằng Tiến sĩ từ CIHTS ở Ấn Độ, nơi ông ấy đóng vai trò là người đứng đầu Phòng Xuất Bản trong 26 năm. Ông có bằng Thạc sĩ về Biên Soạn & Xuất Bản từ Đại học Emerson, Boston. Hiện tại, ông là Giáo Sư Hỗ Trợ (Assistant Professor) tại Đại Học Thành Phố New York và Cộng tác viên Ngôn ngữĐại Học Columbia, New York.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :