Cuộc Đời Thrangu Rinpoche

10/12/20213:08 SA(Xem: 5467)
Cuộc Đời Thrangu Rinpoche
CUỘC ĐỜI THRANGU RINPOCHE
Tenzin Namgyal & Clark Johnson kể lại
Phần kể lại của Tenzin Namgyal do Peter Roberts chuyển dịch Anh ngữ
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

blank Tenzin Namgyal, em rể của Thrangu Rinpoche, là thư ký riêng của Đức Karmapa thứ 16 trong ba mươi năm cuối trong cuộc đời Đức Karmapa. Tại Xê-mi-na Namo Buddha lần thứ tư, ông ấy được yêu cầu kể về câu chuyện cuộc đời Thrangu Rinpoche. Câu chuyện này được sắp xếp lại và những nhận xét khác cũng được thu thập bởi Clark Johnson.

Tôi đã ở cùng Thrangu Rinpoche trong 28 năm, điều bắt đầu chỉ khoảng một năm sau khi Thrangu Rinpoche rời khỏi Tây Tạng. Tôi đã dành nhiều thời gian bên Thrangu Rinpoche và rất yêu thích cuộc đời Ngài. Nhiều người đã hỏi Thrangu Rinpoche nơi Ngài chào đời và v.v. Vì thế, Thrangu Rinpoche đã kể lại những chuyện này và tôi đã viết chúng lại trong một cuốn sách. Không may thay, tôi không mang theo cuốn sách này; do đó, tôi sẽ không thể miêu tả đầy đủ về tất cả.

Thrangu Rinpoche sinh ngày Mười tháng Mười Tây Tạng năm 1933. Người Tây Tạng không thực sự lưu giữ hay kỷ niệm sinh nhật của họ; nhưng Rinpoche chắc chắn về ngày sinh bởi cha Ngài đi vắng để tham dự một lễ hội tâm linh, điều được kỷ niệm vào ngày đặc biệt đó. Sự chào đời của Thrangu Rinpoche khá lạ thường và Tenzin Namgyal kể rằng:

Tôi đã hỏi mẹ của Rinpoche nhiều câu hỏi về sự chào đời của Ngài. Không có điều gì khác thường ngoại trừ khi mang thai khoảng ba hay bốn tháng, bà nằm mơ rằng bà đi vào một Tu viện và tất cả tu sĩ đang ngồi ở đó trong chùa. Có một cái môi lớn mà họ dùng để phục vụ đồ ăn và bà đang phát thức ăn cho tất cả tu sĩ. Đó là một giấc mơ rất sống động và suốt cả ngày, nó vẫn ở trong tâm trí bà mà chẳng phai mờ. Sau đó, khi Thrangu Rinpoche được công nhận và được cung nghênh trở về Tu viện, mẹ Ngài đã đến đó và khi bà bước qua cánh cửa của Tu viện, bà thấy chính xác như giấc mơ – chính xác kích thước và rất quen thuộc, giống như trông thấy ngôi nhà của mình.

Thrangu Rinpoche sinh ra vào mùa ĐôngTây Tạng. Trước nhà của họ có một dòng sông đóng băng. Nhưng vào buổi sáng Ngài chào đời, dòng sông đã tan băng. Nó tan băng trước khi mặt trời mọc lên và mọi người đều rất ngạc nhiên, tự hỏi điều đó nghĩa là gì khi băng tan sớm vậy vào buổi sáng. Sau khi băng tan, tất cả chim chóc đều tắm rửa trong dòng sông, điều cũng khá lạ thường. Họ cũng nghe thấy một con chim cu cu, thứ chưa từng được thấy ở vùng đó của Tây Tạng vào mùa đông. Chỉ vào mùa hè mới có chim cu cu, nhưng tiếng chim cu cu được nghe thấy khá rõ.

Gia đình Rinpoche gồm có cha, mẹ, anh trai và hai em gái. Mẹ Ngài qua đời ở Rumtek vào năm 1986 và cha Ngài đã qua đời từ nhiều năm trước đó. Một em gái kết hôn với Tenzin Namgyal và đã giúp đỡ ngôi trường của Rinpoche trong nhiều năm. Em gái khác của Ngài từng sở hữu một cửa hàng ở Bảo tháp Boudha gần Tu viện của Rinpoche và hiện sống ở Hoa Kỳ. Anh trai của Rinpoche đóng vai tròthư ký chung cho Tu viện của Rinpoche trong nhiều năm.

Nhiều năm trước khi Rinpoche chào đời, vị đạođứng đầu của Tu viện Thrangu (tức vị Thrangu Tulku Rinpoche thứ tám) đã qua đời. Cũng khá đặc biệt khi nghĩ rằng dòng chín vị học giảhành giả vĩ đại lâu đời này đơn giản được gọi tên theo Tu viện mà họ xuất thân. Tu viện này tọa lạc ở miền Đông Tây Tạng thuộc vùng Kham và thực sự ngay phía trên ngọn núi từ Tu viện Surmang nơi Chogyam Trungpa Rinpoche đã sống. Những vị cao niên từ Tu viện đã đến thỉnh cầu Đức Karmapa xác nhận vị tái sinh của Thrangu Tulku thứ tám. Tenzin tiếp tục câu chuyện ở đây:

Gia đình Thrangu Rinpoche là những hành giả theo phái Sakya của Phật giáo Tây Tạng. Khi Thrangu Rinpoche khoảng một tuổi, cha đưa Ngài đến Kyegu, một Tu viện Sakya, để đỉnh lễ một vị Tulku ở đó tên là Jnana Tulku, hóa hiện của Sakya Gomchen, nhằm thỉnh cầu tên gọi cho Rinpoche. Jnana Tulku nói rằng, “Ai đó sau này sẽ trao danh hiệu cho đứa bé này; vì thế, Ta sẽ không làm vậy. Nhưng đứa bé này có một chướng ngại rất lớn. Và vì thế, nếu con làm những điều cần thiết và có thể tiêu trừ chướng ngại, đứa bé sẽ làm lợi lạc mọi chúng sinh và lan tỏa vô vàn hạnh phúc trong tương lai. Nhưng việc trao tên gọi sẽ phải chờ!”. Người cha đưa con trở về nhà. Nhưng cha của Thrangu Rinpoche là một người rất trầm lặng; vì lẽ đó, khi về nhà, ông ấy không thực sự kể gì về điều đã xảy ra. Ông ấy cứ im lặng.

Khi Rinpoche hai tuổi, Traleg Rinpoche, người đứng đầu của Tu viện Thrangu, đã gửi lời nhắn đến cho cha của Thrangu Rinpche, yêu cầu ông ấy đến gặp. Do vậy, cha của Thrangu Rinpoche đã đến đó và Traleg Rinpoche nói rằng đứa bé này, sinh vào năm Dậu (1933), đã được Đức Karmapa và Tai Situpa Rinpoche xác nhận là Thrangu Rinpoche thứ chín. Vì thế, con trai của ông ấy là một Tulku và ông ấy cần chăm sóc bằng cách giữ thanh tịnhtương tự. Cha của Rinpoche trở về nhà và khá chắc chắn rằng con trai của mình chính là Thrangu Tulku. Ông ấy rất hoan hỷ và lúc về, đã nói với gia đình, “Con chúng ta là Thrangu Tulku bởi nó đã được xác nhận bởi những vị như Situpa Rinpoche và Đức Karmapa”. Nhưng mẹ Ngài có một người anh là tu sĩ từ Tu viện Kyegu, người nói rằng, “Chỉ là Tu viện Thrangu đang cố gắng giữ đứa trẻ của chúng ta; không phải bởi vì nó là một Tulku”.

Vì vậy, Tai Situpa Rinpoche và Đức Karmapa đã viết một bức thư xác nhận Thrangu Rinpoche. Bức thư nói rằng về phía Đông của Tu viện Thrangu, ở nơi gọi là Rarunda có một gia đình giàu có. Cánh cửa của gia đình hướng về phía Đông và người mẹ tên là Kelsang còn người cha là Dondrup. Tất cả những điều này đều hoàn toàn chính xác. Tên của thị trấn cũng đúng, cánh cửa hướng về phía đó và tên của người mẹ là Kelsang Drolma trong khi người cha là Kunga Dondrup. Đức Karmapa cũng nói rằng trên mái nhà có một lá cờ cầu nguyện và ở chân của cờ cầu nguyện này có một viên đá với phiên bản tóm gọn của Chân ngôn Thời Luân mười âm đứng thẳng dựa vào chân của lá cờ cầu nguyện. Không ai trong nhà biết liệu có viên đá như vậy hay không. Khi đọc điều này trong bức thư, họ lên mái nhà và tìm được viên đá nhỏ này với những chủng tự Thời Luân trên đó. Không ai khác biết về viên đá này, nhưng nó đúng như bức thư của Đức Karmapa miêu tả. Khi người anh trai, vị tu sĩ Sakya, thấy điều này, ông ấy khá ngạc nhiên và xác quyết mạnh mẽ rằng cậu bé thực sự là Thrangu Tulku. Ông ấy để bức thư trên đỉnh đầu [một dấu hiệu để tỏ lòng kính trọngTây Tạng] và nói rằng, từ nay, ông ấy hoàn toàn tin tưởng điều đó và ông ấy đã tiến hành mọi sắp xếp cần thiết cho việc công nhận một Tulku. Thrangu Rinpoche đã được hỏi liệu Ngài có nhớ quá khứ và Ngài có thực sự là một Tulku. Những lần mà tôi được nghe Ngài trả lời, Ngài nói rằng Ngài chẳng nhớ gì mấy về đời trước. Ngài cũng nói rằng Ngài không có sức mạnh hay khả năng đặc biệt và đôi lúc, khi Đức Karmapa được yêu cầu công nhận một Tulku và Tulku đó đã vượt khỏi việc tái sinh, Đức Karmapa “tìm quanh” một ứng cử viên xứng đáng và nói đấy là vị tái sinh. Ngài nói rằng Ngài có lẽ cũng là một trong những Tulku này. Người khác tin rằng Rinpoche quá đỗi khiêm nhường. Sự xác quyết này dựa trên các sự kiện mà Tenzin miêu tả trong câu chuyện tiếp tục mà ông ấy biết được từ các thành viên trong gia đình của Rinpoche.

Khi Thrangu Rinpoche vẫn còn rất nhỏ và chỉ mới biết nói, Ngài thường nói mỗi ngày rằng, “Con có con chó trắng và con la trắng. Hãy mang cho con con chó trắng và con la trắng”. Vì thế, ngày nọ, gia đình đi hành hương đến một nơi gọi là Jnana Mani, nơi họ đi nhiễu quanh đá Mani lớn. Họ đã thấy một con chó trắng, mua nó rồi mang trở về và bảo, “Chúng ta đã mang con chó trắng của con về”. Nhưng Thrangu Rinpoche rất buồn bã và tức giận, nói rằng, “Mọi người biết đây không phải con chó của con!” và dậm chân rồi khóc. “Đây không phải con chó của con. Mọi người thật xấu. Mọi người đã mua con chó này. Nó không phải của con”. Điều này xảy ra bởi đời trước, Thrangu Rinpoche thứ tám có một con chó trắng và một con la trắng. Khi Ngài viên tịch, chúng được giữ tại Tu viện Thrangu.

Khi Thrangu Rinpoche khoảng ba tuổi, Ngài được đưa về Tu viện Thrangu, vẫn cứ hỏi về con la và con chó của mình. Một thị giả của Thrangu Rinpoche đời trước nói rằng, “Đúng vậy. Con chó trắng này và một con la trắng vốn thuộc về Thrangu Rinpoche đời trước. Chúng ở đây, nhưng chúng đều rất già rồi”. Như thế, họ đem chúng đến và Thrangu Rinpoche quá đỗi sung sướng khi thấy chúng và rất hoan hỷ khi ở bên chúng.

(Tenzin tiếp tục:) Đây là dấu hiệu rõ ràng về sự tái sinh và dấu hiệu rất rõ ràng rằng Rinpoche là vị tái sinh của Thrangu Tulku đời trước. Tất cả những sự kiện này là chuyện mà mọi người quanh đó đã chứng kiến. Thrangu Rinpoche nhỏ tuổi cũng xác nhận những vật sở hữu khác của Thrangu Rinpoche đời trước.

Khi Ngài lên năm, cha và mẹ Ngài đến Tu viện Thrangu để trao vị Thrangu Rinpoche mới cho Tu viện. Có một thị giả của Thrangu Rinpoche đời trước và ngay đêm đầu tiên đó, thay vì ở cùng mẹ, Ngài đã đến ngủ trong phòng của vị thị giả này. Ngài rất hài lòng khi gặp vị thị giả và ở cùng mà thậm chí còn chẳng tìm mẹ.

Từ đó trở đi, Ngài bắt đầu nghiên cứu với một vị thầy tên Karma Wangchuk. Thỉnh thoảng, Ngài gặp cha mẹ, nhưng thường thì Ngài thậm chí còn chẳng nghĩ đến họ mà tập trung vào các nghiên cứu. Ngài rất thông minh và hiểu mọi điều được dạy.

Tu viện Thrangu có vị thần bảo vệ riêng được gọi là một Genyan. Vị thần này chăm sóc Thrangu Rinpoche rất nhiều. Một tu sĩ tại Tu viện có khả năng tiên đoán và thấy được nhiều chuyện mà người khác không thể thấy. Khi Thrangu Rinpoche được cung nghênh đến lễ tấn phong khi lên năm tuổi, vị tu sĩ này thấy Genyan cùng đoàn tùy tùng nhiều vị thần khác đến cung nghênh Ngài rất trang nghiêm.

Rinpoche sau đó được hỏi về Genyan này và Ngài bảo rằng Genyan này là một vị bảo vệ vùng quanh Tu viện của Ngài – nói cách khác, một thần bản địa, vị đã trở thành vị bảo vệ Giáo Pháp, tức một Hộ Pháp. Thrangu Tulku đời trước đã dâng nhiều cúng dường lên Genyan này và [đời này] khi Rinpoche dần trưởng thành, Ngài không dâng bất kỳ cúng dường nào. Mọi chuyện không suôn sẻ và vị tu sĩ tiên tri này thưa với Rinpoche rằng Genyan không vui; vì thế, Rinpoche bắt đầu dâng cúng dường mặc dù Ngài được dạy rằng mọi chuyện đều do tâm. Như chúng ta sẽ thấy, Genyan này, vị xuất hiện trong nhiều hình tướng khác nhau, đã cứu mạng Rinpoche. Khi được hỏi về những kiểu chúng sinh này, Rinpoche đáp rằng chỉ bởi vì bạn không thể thấy bằng mắt, bạn không thể cho rằng họ không tồn tại. Tiếp theo, Tenzin kể về cuộc đời Rinpoche sau khi gia nhập Tu viện:

Traleg Rinpoche đời trước và Jamgon Kongtrul Rinpoche đời trước, những vị còn trụ thế khi ấy, nói rằng cần có một học viện (Shedra) được thành lập tại Tu viện Thrangu, điều sẽ rất lợi lạc trong tương lai. Vì thế, họ đã thành lập học viện này tại Tu viện Thrangu và yêu cầu một Khenpo từ Tu viện Shechen (một Tu viện Nyingma) giảng dạy tại đó. Mục đích là có một học viện chuyên về Karma Kagyu và nghiên cứu các trước tác của Đức Karmapa thứ tám – Mikyo Dorje và những đạo sư Kagyu khác để các giáo lý này có thể được duy trì. Sau khi chư vị thành lập học viện này, Thrangu Rinpoche là học trò chính và vị Khenpo từ Tu viện Shechen nắm giữ trao truyền các giáo lý của chư đạo sư Kagyu. Thrangu Rinpoche đã nghiên cứu ở đó và vô cùng thông minh và khéo léo trong khả năng học và hiểu. Ngài cũng vô cùng tinh tấn, chẳng ai có thể sánh bằng. Ngài chính là học trò tốt nhất tại học viện.

Đức Karmapa đã cử hành lễ truyền giới cho Thrangu Rinpoche và Trungpa Rinpoche. Rinpoche kể về thời điểm khi Ngài ở cùng Đức Karmapa và Chogyam Trungpa [Rinpoche] rằng, Đức Karmapa hướng về Chogyam Trungpa Rinpoche và nói, “Trong tương lai, con sẽ đem Giáo Pháp đến phương Tây”. Tôi chắc chắn rằng cả hai khá kinh ngạc và băn khoăn tại sao miền Tây Tây Tạng lại cần Giáo Pháp.

Sự xâm chiếm Tây Tạng của người Trung Quốc bắt đầu vào năm 1958, khi mà Thrangu Rinpoche hai mươi lăm tuổi và vẫn còn đang nghiên cứu.

Tenzin miêu tả lúc bắt đầu của sự xâm lăng rất rõ ràng:

Khi sự xâm chiếm Tây Tạng của Trung Quốc bắt đầu vào năm 1958, Traleg Rinpoche mới còn rất trẻ và Zuru Rinpoche lại rất già; vì thế, mọi trách nhiệm chủ yếu thuộc về Thrangu Rinpoche. Họ đều rời Kham để đi về phía Tây, hướng về Lhasa. Có hàng nghìn người Tây Tạng đi về phía Tây như những người lưu vong từ Kham khi cuộc chiến bùng nổ. Mọi người ra đi rất đông cùng với nhiều Yak. Thrangu Rinpoche đang dẫn dắt một nhóm nhỏ chưa đến trăm người. Họ thường dừng lại và cắm trại bằng cách dựng nhiều lều vào ban đêm. Đêm nọ, một bà lão rất già xuất hiện giữa hàng nghìn người cắm trại với những con Yak này và không ai biết bà ấy đến từ đâu. Mọi người nói rằng bà ấy là gián điệp cho Trung Quốcnếu không giết bà ấy, họ sẽ không thể trốn thoát. Do đó, những người Tây Tạng trẻ hơn đã sẵn sàng giết bà ấy, nhưng Thrangu Rinpoche nói, “Không, không được làm vậy. Lý dochúng ta chạy trốn là để giữ mạng sống. Nếu chúng ta giết ai đó thì sẽ ra sao chứ?”. Ngài bảo không giết bà ấy, vì thế, họ đã không làm vậy.

Hôm sau khi họ đang du hành, một chiếc máy bay bay ngang qua để xem họ đang đi đâu. Chiều đó, họ cắm trại để ăn vào khoảng ba giờ chiều. Sau đó, trời tối và họ không thấy rằng họ hoàn toàn bị lính Trung Quốc bao vây. Người Trung Quốc có súng máy và vài kiểu pháo binh. Súng máy bắt đầu nổ và mọi người nghĩ rằng chẳng có nơi nào để đi nên cứ ngồi đó. Thrangu Rinpoche nói, “Chúng ta không nên cứ ngồi đây, chúng ta cần trốn thoát”. Như thế, súng máy nổ; bầy Yak hoảng loạn và lao vào nhau. Mọi người nhảy lên ngựa để chạy trốn. Đạn bay loạn xạ; súng cối hay pháo cũng bắn ra và đạn pháo bay đến ngay chỗ Thrangu Rinpoche, Traleg Rinpoche và Zuru Tulku. Nó bắn vào ngay bên họ với tiếng vang. Nó tạo thành một hố trên mặt đất, nhưng đã không phát nổ.

Thrangu Rinpoche có một con ngựa trắng lớn và một người rất khỏe chăm sóc con ngựa này. Nhưng con ngựa mất kiểm soát trong hoảng loạn và chồm lên và người huấn luyện ngựa không giữ được. Sau đấy, một tu sĩ to lớn xuất hiện ở đó, giữ lấy con ngựa, kéo nó xuống, tóm lấy Thrangu Rinpoche và đưa Ngài lên ngựa. Rinpoche cưỡi nó. Nếu không thể lên ngựa, Ngài sẽ chẳng thể chạy trốn. Hóa ra Thrangu Rinpoche, Traleg Tulku và Zuru Tulku đều chạy trốn an toàn. Sau đấy, mọi người hỏi vị tu sĩ này là ai. Nhưng tất cả đều nói, “Không, đó không phải là tôi”.

Hóa ra vị “tu sĩ” này chính là Genyan, Hộ Pháp xuất hiện trong mọi hình tướng khác nhau. Đôi lúc, ông ấy xuất hiện thành một con voi, lúc khác thành kiểu Sadhu, đôi khi thành một Lama đắp y tu sĩ và v.v. Từ điều này, người ta có thể thấy cách mà Hộ Pháp của Thrangu Rinpoche luôn có mặt đúng lúc và trao bất cứ sự giúp đỡ nào cần thiết. Tenzin tiếp tục:

Nhóm người đã có thể tiếp tục và đến được Tsurphu, Tu viện của Đức Karmapa ở Tây Tạngdiện kiến Đức Karmapa. Khi Thrangu Rinpoche đến, tôi đang ở cùng Đức Karmapa và chính tai tôi đã nghe thấy Đức Karmapa nói rằng Thrangu Rinpoche là vị học giả chính yếu, vị uyên bác nhất, của trường phái Kagyu. Nhờ có Ngài, sự liên tục của việc giảng dạy Giáo Pháp sẽ vẫn còn. Vì thế, Ngài đóng vai trò rất quan trọng với sự trao truyền các giáo lý thực sự.

Khi Tenzin và Đức Karmapa sắp rời Tây Tạng đến Rumtek, Đức Karmapa bảo Thrangu Rinpoche rằng Ngài không nên ở lại và cũng cần đi theo. Do đó, Thrangu Rinpoche rời Tây Tạng năm 27 tuổi và đến Sikkim. Lúc này, tất cả Tu viện đang bị phá hủy; hầu hết các tu sĩ Phật giáo từ mọi vị trí đang bị bắt giữ và tra tấn và mọi bản văn tích lũy trong hơn 1200 năm đang bị thiêu đốt. Chỉ 100000 người Tây Tạng trốn thoát được. Mọi chuyện như thể các truyền thừa Phật giáo Tây Tạng sắp biến mất như cách mà Phật giáoẤn Độ bị sự xâm lăng của Hồi giáo phá hủy.

Để ngăn truyền thừa Kagyu từ chư Tổ Tilopa, Marpa, Milarepa và Gampopa biến mất, Thrangu Rinpoche được Đức Karmapa yêu cầu trở thành vị Lama Kagyu đầu tiên nhận được bằng Geshe. Hiện nay, bằng Geshe giống như bằng tiến sĩ, ngoại trừ việc nó đòi hỏi sự nghiên cứu mỗi ngày trong mười sáu năm. Sự nghiên cứu bao gồm học thuộc, trì tụng và tranh luận về các bản văn Phật giáo rất phức tạp. Thrangu Rinpoche rời đến Ấn Độ và đã đến nơi gọi là Buxa, một khu trại tỵ nạn Tây Tạng, nơi mà khoảng một nghìn người tỵ nạn Tây Tạng uyên bác từ mọi trường phái của Tây Tạng tập hợp lại. Thrangu Rinpoche đã tinh tấn nghiên cứu ở đó trong tám năm và sau đó, vào năm 1968, được Đức Karmapa cử đi tham dự kỳ thi. Thrangu Rinpoche đã trình bày Giáo Pháp cho 1500 tu sĩ tại trại tỵ nạn tu sĩ Buxador và không chỉ được trao bằng Geshe mà là Geshe Rabjam, một cấp độ rất cao. Sau khi nhận bằng này, Ngài đến Rumtek, nơi Đức Karmapa bổ nhiệm Ngài là vị Khenpo đầu tiên cho Tu viện Rumtek và mọi Tu viện Kagyu khác. Ngài đã trở thành vị trụ trì đầu tiên của chính Tu viện Rumtek và của Học Viện Nalanda Về Các Nghiên Cứu Phật Giáo Cao Cấp tại Rumtek. Học Viện Nalanda này là một học viện tu sĩ (Shedra) mà trong đó, tất cả Tulku Kagyu trẻ sẽ được đào tạo. Trách nhiệm của Rinpoche là thiết lập điều sẽ được giảng dạy trong truyền thừa này và cách mà nó được giảng dạy. Đức Karmapa đã nuôi dưỡng bốn Tulku nhỏ, những vị từng là đạo sư của Đức Karmapa trong các đời quá khứ. Bốn vị này sẽ tiếp quản khi Ngài ra đi, và Thrangu Rinpoche đã dạy bốn vị nhiếp chính này (Tai Situpa Rinpoche, Jamgon Kongtrul Rinpoche, Shamar Rinpoche và Gyaltsap Rinpoche) cũng như nhiều Tulku khác. Ngài cũng viết một số thi pháp trên những bức tường của Tu viện Rumtek và viết một cuốn sách về cuộc đời Đức Karmapa (bằng Tạng ngữ và hiện chưa được dịch sang ngôn ngữ khác).

Lúc này, Tenzin kể câu chuyện sau đây:

Ngày nọ, Thrangu Rinpoche đang nói chuyện với Tenzin và bảo rằng, “Đêm qua, tôi có một giấc mơ rất lạ. Có một đồng bằng xanh mướt lớn và trên đó có một con bò đực đen. Sau đó có tiếng nói rằng, ‘Đây là tái sinh của con’. Tôi nghĩ điều này khá phiền nhiễu. Ý tôi là, tôi không biết tại sao tôi lại tái sinh làm con bò đực đen. Tôi là một tu sĩ và vẫn giữ gìn mọi giới luật, tôi chẳng làm hại ai. Vì thế, đây là một giấc mơ rất lạ thường, phiền nhiễu”. Họ đến gặp Đức Karmapa và thưa với Ngài về giấc mơ; Đức Karmapa chắp tay lại trong tư thế kính lễ và nói, “Điều này thật đặc biệt. Chẳng có gì xấu trong giấc mơ này. Chỉ những đạo sư vĩ đại mới có thể tự nhiên nhớ về các đời quá khứ. Và như vậy đấy – đấy là ký ức của Thrangu Rinpoche về một đời trước. Điều này khá tuyệt vời”.

Tenzin nói rằng Thrangu Rinpoche có sức mạnh sáng suốt; vì thế, Ngài có thể thấy những vị thần, ma quỷ và nhiều chuyện khác, nhưng Ngài chẳng bao giờ kể gì về chúng. Nếu ai đó hỏi Ngài về sức thần thông, Ngài chỉ nói rằng Ngài chẳng có gì. Nhưng một lần ở Rumtek, Ngài nói Ngài có ý tưởng về việc lập một trung tâm nhập thất ở Namo Buddha của Nepal. Khi Ngài nói với những vị khác, họ đều bảo rằng đấy không phải ý tưởng tốt khi thành lập một trung tâm nhập thất trên ngọn đồi đó bởi người ta sẽ chẳng có đồ ăn hay bất kỳ thứ gì. Vì thế, những vị như Tenga Rinpoche đều cho rằng đó là ý tưởng không hay. Nhưng Thrangu Rinpoche nói không, Ngài dứt khoát sẽ xây dựng một trung tâm nhập thất tại Namo Buddha. Nó giống như một tiên tri vậy.

Năm 1976, Gyalwa Karmapa thứ 16 đến Nepal và tiến hành một chuyến hành hương truyền thống, viếng thăm Bảo tháp Swayambhu, Bảo tháp Boudha và Namo Buddha. Bảo tháp Swayambhu nằm ở Kathmandu và rất linh thiêng. Dưới bảo tháp cao 150 phút, thứ nằm trên ngọn đồi cao 600 phút, là một đàn tràng pha lê về Thắng Lạc Kim Cương (Chakrasamvara), nơi được vua của Nepal viếng thăm vào những lúc cần thiết. Đàn tràng ẩn mật không được viếng thăm kể từ đầu những năm 1990. Bảo tháp Boudha cách khoảng năm dặm, được xây dựng nhiều thế kỷ trước và được Đức Liên Hoa Sinh gia trì. Ở trung tâm là cây (sinh lực) linh thiêng với xá lợi của một trong những vị Phật trước kia. Cuối cùng, Namo Buddha cách khoảng 40 dặm trên một ngọn đồi cao. Trên ngọn đồi này là khối đá nơi Đức Phật trong đời trước được cho là đã phát lòng bi mẫn chân chính lần đầu tiên. Ngài khi ấy là một hoàng tử và đã cắt thịt từ tay để cho hổ cái đói cùng đàn con của nó ăn, như các Kinh điển kể lại. Hành hương Phật giáo truyền thống bao gồm việc viếng thăm ba nơi này trong một ngày. Tại Bảo tháp Boudha, Đức Karmapa tiên đoán rằng nếu Bảo tháp được các Tu viện Phật giáo bao quanh, Giáo Pháp sẽ trụ thế trong thời gian dài. Kể từ đó, người Tây Tạng đã xây dựng hơn hai mươi Tu viện quanh Bảo tháp này. Tại Bảo tháp Swayambhu, xá lợi (Ringsel), những viên đá nhỏ nhiều màu được tạo thành bởi hoạt động tâm linh, không phải hiện tượng tự nhiên, đã tự nhiên rơi xuống từ Bảo tháp. Điều này được miêu tả trong cuốn sách Những Người Nữ Trí Tuệ.

Thrangu Rinpoche cùng tham gia chuyến hành hương này với Đức Karmapa và đã lưu lại Nepal, sống tại Tu viện của Ngài Chokyi Nyima. Trong thời gian này, Ngài lần đầu tiên tiếp xúc với những đệ tử phương Tây. Thrangu Rinpoche không nói được tiếng Anh và một học trò nói với tôi rằng cô ấy thường trao đổi với Ngài bằng tiếng Nepal khi không có người thông dịch. Cô ấy nhớ việc đã trò chuyện với Ngài về Giáo Pháp và nói rằng nó như thể Ngài dùng tâm lướt qua hàng nghìn trang bản văn và sau đó, đọc đúng phần cần thiết. Cô ấy cũng nhớ đã tiến hành một khóa nhập thất và Rinpoche yêu cầu cô ấy nghiên cứu Biên Niên Sử Xanh Dương, một cuốn sách khoảng 800 trang. Dĩ nhiên, cần phải nhớ rằng khi ấy chẳng có sẵn những cuốn sách Giáo Pháp bằng Anh ngữ. Tất cả những gì mà các đệ tử Pháp khi ấy phải đọc là một vài cuốn sách như cuốn sách của Evans-Wentz về Milarepa và Tử Thư Tây Tạng. Nếu các đệ tử may mắn, họ có thể có được cuốn Cắt Đứt Chủ Nghĩa Vật Chất Tâm Linh của Trungpa Rinpoche.

Cũng tại Kathmandu khi ấy có nhiều đệ tử Giáo Pháp, bao gồm Dharma Dan và Elaine Schroeder. Dharma Dan đã nhận được chút tiền và mua một chiếc máy đánh chữ điện. Nhóm nhỏ này khi ấy đã yêu cầu Thrangu Rinpoche giảng dạy về thực hành và họ đánh máy những Puja này bằng máy đánh chữ, như thế, xuất bản các tác phẩm đầu tiên của Thrangu Rinpoche bằng tiếng Anh. Tháng Sáu năm 1977, Thrangu Rinpoche ban giáo lý đầu tiên cho các đệ tử phương Tây; Michael Lewis đã chuyển dịch. Giáo lý là về Bốn Kỹ Năng của Ngài Mipham gọi là Cánh Cửa Mở Rộng Đến Tính Không, thứ được xuất bản bởi các học trò của Ngài ở Phillippines và vẫn phổ biến ngày nay với cùng tựa đề. Giáo lý này cũng bao gồm “Thanh Gươm Cắt Tận Gốc Vô Minh”, một thực hành Chod được Đức Karmapa thứ 14 soạn, dĩ nhiên, dựa trên giáo lý của một nữ hành giả nổi tiếng.

Rinpoche sau đó quyết định mua đất cho trung tâm nhập thất tại Namo Buddha. Ngài phái Tenzin đi và mua ngay lập tức.

Ngày mà Tenzin khởi hành đi mua đất là ngày với chín điềm xấu, ngày xấu nhất theo chiêm tinh học trong cả năm. Khi Tenzin sắp rời đi, ai đó nói rằng, “Ông nghĩ mình sẽ đi đâu vào hôm nay chứ? Đó là ngày chín điềm xấu”. Và Tenzin nói, “Tôi đi để tìm mười điềm tốt”. Và như thế, ông ấy lên đườngdọc đường, ông ấy tình cờ gặp Ani Dechen, một vị Ni đang mang một đống hạt lớn để làm bia. Ông ấy nghĩ, “Ồ, đây là một điềm tốt”. Sau này, ông ấy kể lại chuyện này cho Thrangu Rinpoche và Thrangu Rinpoche, vị thường chẳng nói nhiều, bảo rằng, “Ông biết đấy, đây là điềm tốt bởi có vô số hạt nhỏ; vì thế, lợi lạc từ Namo Buddha cũng sẽ chẳng thể tính đếm”.

Và như thế, Thrangu Rinpoche đã mua đất tại Namo Buddha, một trong ba địa điểm linh thiêng nhất ở Nepal, vào năm 1981. Thrangu Rinpoche bắt đầu xây dựng trung tâm nhập thất ba năm tại chính địa điểm linh thiêng này. Trung tâm nhập thất Namo Buddha bắt đầu với tám phòng bê tông trơ trụi cho các hành giả nhập thất và một bếp sàn đất, nơi mà họ phải kéo nước bằng tay mỗi ngày lên đỉnh núi.

Năm 1980, Thrangu Rinpoche cũng mua đất trong phạm vi 100 mét từ Bảo tháp Boudha và Tu viện của Ngài Chokyi Nyima và bắt đầu xây dựng Tu viện hiện nay – Thrangu Tashi Choling. Tu viện này cũng dần dần phát triển từ chỉ mười hai tu sĩ thành một Tu viện khá lớn. Người ta có thể băn khoăn làm sao điều này có thể xảy ra và câu trả lời nằm ở chỗ, trong các gia đình Phật giáo trong vùng, tin tức lan ra rằng Thrangu Rinpoche là một trong những vị thầy tốt nhất. Vì lý do này, cha mẹ đem những đứa con trai bảy hay tám tuổi của họ đến Tu việnthỉnh cầu Rinpoche nhận chúng. Rinpoche bảo họ rằng con họ còn quá nhỏ và cần ở bên gia đình; nhưng gia đình bắt đầu lễ lạy bên ngoài Tu việncuối cùng, Rinpoche nói Ngài sẽ nhận con trai họ. Bởi đa phần những gia đình này đều nghèo khó, Thrangu Rinpoche phải nhận trách nhiệm cung cấp đồ ăn và y phục và dạy dỗ con họ. Ngài làm điều này bằng cách yêu cầu các đệ tử phương Tây của Ngài bảo trợ một tu sĩ nhất định. Khi các tu sĩ đến tuổi trưởng thành, một số có thể quyết định họ không muốn làm tu sĩ nữa. Bởi sự giáo dục Giáo Pháp đúng đắn về việc học cách đọc các Puja và cử hành chúng không chuẩn bị cho cuộc đời sau này, họ thường ít được chuẩn bị khi rời đi. Vì lý do này, Thrangu Rinpoche bắt đầu thăm các trường tiểu học phương Tây và Đông trong các chuyến viếng thăm bên ngoài Nepal và cũng đã cung cấp một sự giáo dục “phương Tây” bao gồm Anh ngữ, toán học và các nghiên cứu xã hội cho những tu sĩ này.

Thrangu Rinpoche từng giải thích rằng Ngài nghĩ Trungpa Rinpoche đang làm thật tuyệt vời ở phương Tây đến mức Ngài chẳng nghĩ Ngài sẽ phải nhận trách nhiệm giảng dạy các đệ tử phương Tây. Tuy nhiên, năm 1980, Ngài được mời đến phương Tây lần đầu tiên bởi Akong Rinpoche và đã du hành đến Samye Ling. Tu viện ở Scotland này cũng là nơi đầu tiên mà Trungpa Rinpoche đến sau khi tham gia Đại học Oxford. Mùa hè năm 1980 thật tuyệt vời bởi Thrangu Rinpoche giảng dạy mỗi ngày vào buổi sáng trong khi Tai Situpa Rinpoche dạy vào buổi chiều. Trong tất cả hàng nghìn bản văn Tây Tạng, Thrangu Rinpoche tin rằng bản văn quan trọng nào mà người phương Tây cần biết? Hai bản văn đầu tiên mà Ngài dạy là Uttaratantra và Ngọc Báu Trang Hoàng Của Sự Giải Thoát của Tổ Gampopa. Ngài cũng dạy thực hành Shamatha, bốn nền tảng của thực hành Phật giáo và các chỉ dẫn cho thực hành Ngondro. Thrangu Rinpoche cũng được Khenpo Karthar Rinpoche mời đến giảng dạy tại Tu viện KTD ở Woodstock, New York, nơi Ngài dạy Ngondro và thực hành Hai Mươi Mốt Cứu Độ Mẫu Tara. Năm 1981, Rinpoche trở lại Samye Ling và bắt đầu một chuỗi giáo lý về chư vị trì giữ truyền thừa Kagyu – Gampopa, Marpa và Milarepa. Điều này bắt đầu một chuỗi trọn vẹn về chư vị trì giữ truyền thừa Kagyu cho đến vị Karmapa hiện tại. Rinpoche luôn luôn nói rằng các tiểu sử tâm linh (Namtar trong Tạng ngữ) là tài liệu cảm hứng xuất sắc cho hành giả, những vị đã trở nên hơi chán nản trong sự hành trì. Ngài cũng ban giáo lý mở rộng về Hiện Quán Trang Nghiêm, thứ hai trong năm giáo lý của Đức Di Lặc. Trong thời gian này, Thrangu Rinpoche cũng viếng thăm Viễn Đông và bắt đầu thành lập các trung tâm ở đó.

Năm 1985, Thrangu Rinpoche hoàn thành giai đoạn đầu tiên trong việc xây dựng Tu viện và phòng thờ chính được gia trì bởi Dilgo Khyentse Rinpoche. Lúc này, Tu viện có khoảng 40 tu sĩ và Zuru Tulku, vị luôn có kết nối mật thiết với các vị Thrangu Tulku, cũng ở tại đó. Thrangu Rinpoche cũng ban giáo lý về Uttaratantra vào năm đó. Buổi sáng, Ngài dạy cộng đồng phương Tây ở Kathmandu, với Erik Schmidt làm người thông dịch và buổi chiều, Ngài dạy cùng chủ đề đó bằng Tạng ngữ cho các tu sĩ. Bộ giáo lý này được xuất bản thành cuốn Phật Tính (Buddha Nature). Trong những năm sau đó, Tu viện này đã mở rộng gấp đôi và số lượng tu sĩ cũng vậy; Tu viện có bếp hiện đại, phòng tắm hiện đại và phòng ngủ tập thể theo lối phương Tây.

Năm 1985, Thrangu Rinpoche cũng yêu cầu Clark Johnson và Marlene Forneigel thành lập một khóa xê-mi-na thường niên ở Nepal. Khi được hỏi về tên gọi, Thrangu Rinpoche đề xuất “Namo Buddha Seminar” (Xê-mi-na Namo Buddha). Khóa xê-mi-na được tổ chức vào tháng Mười hai năm 1986. Chỉ vài tuần trước khi những người tham dự đến, một tòa nhà bốn tầng lớn, sau này trở thành Trường Tiểu Học Shri Mangal Dvip, đã hoàn thành và những người tham dự đã sống ở đó. Khóa Xê-mi-na Mùa Đông Namo Buddha đầu tiên có 15 người tham dự từ châu Âu và Bắc Mỹ. Nó kéo dài hai tháng và bao gồm các lớp vẽ Thangka, ngôn ngữ Tây Tạng và y học Tây Tạng cũng như nhiều chuyến hành hương đến các thánh địa ở Nepal.

Trong năm 1985, một trong những đệ tử ban đầu của Thrangu Rinpoche từ Anh, Andrew Mitchell cùng với Usha Singh đã lập một nhóm ở Edmonton, Canada, điều mà Rinpoche đặt tên là Karma Tashi Ling và viếng thăm vào năm 1986 để ban giáo lý.

Năm 1987, Thrangu Rinpoche cảm thấy thật tốt nếu cung cấp một bộ giáothường niên cho các đệ tử châu Âu của Ngài và yêu cầu Cornelia Hwang thành lập các khóa Xê-mi-na Mùa Hè Namo Buddha tại Đại Học Worcester ở Oxford. Khóa Xê-mi-na Mùa Hè Namo Buddha đầu tiên, với sự tham dự của Tai Situpa Rinpoche, bắt đầu vào năm 1988. Cũng vào năm đó, Nhà Xuất Bản Namo Buddha được hình thành với mục tiêu xuất bản mọi giáo lý của Thrangu Rinpoche cho các đệ tử phương Tây.

Tháng Sáu năm 1988, David Tong thành lập Trung Tâm Thrangu ở Malaysia và Thrangu Rinpche đã viếng thăm Malaysia và thánh hóa trung tâm này vào ngày 13 tháng 12 năm 1988. Trung tâm thịnh vượng này tọa lạc tại Petaling Jaya, cách Kuala Lumpur 10 dặm. Rinpoche cũng bắt đầu một chuỗi quán đỉnh hằng năm tại Nepal, được bảo trợ bởi các đệ tử Malaysia của Ngài, về Kagyu Ngag Dzod, điều bao trùm 27 thực hành Bổn tôn chính của truyền thừa Kagyu. Trong lúc này, Đại Đức Thubten Thong giúp thành lập một trung tâm cho Thrangu Rinpoche ở Hồng Kông. Trung tâm này cũng xuất bản Tia Sáng Giáo Pháp (bằng tiếng Trung), với nhiều bài báo về Phật giáo Kim Cương thừa và vẫn tiếp tục rất tích cực. Thrangu Rinpoche thường viếng thăm gần như mỗi năm.

Với sự hỗ trợ hào phóng từ các đệ tử của Thrangu Rinpoche ở Viễn Đông, năm 1988, Ngài đã mua được mảnh đất ở Varanasi, Ấn Độxây dựng Học Viện Vajra Vidya, một học viện tu sĩ cung cấp sự đào tạo về triết học Phật giáo cao cấp cho những tu sĩ đã nghiên cứu tại Namo Buddha.

Năm 1989, Thrangu Rinpoche đề xuất Debra Ann Robinson thiết lập một chương trình thường niên cho các đệ tử Bắc Mỹ của Ngài. Từ đó hình thành Nhập Thất Đại Thủ Ấn, điều được tổ chức tại Big Bear, gần Los Angeles, California. Khóa nhập thất này, với Ken McLeod thông dịch, được tổ chức với sự giúp đỡ to lớn từ Karma Mahasiddha Ling, trung tâm của Thrangu Rinpoche ở California. Rinpoche ban những giáo lý độc đáo về Đại Thủ Ấn, giáo lý duy nhất được nhắc đến bằng tên trong lời cầu khẩn truyền thừa Kagyu, nhưng trong bốn năm tiếp theo, với sự điều hành của Lee Miracle, Ngài ban một chuỗi giáo lý rốt ráo hoàn toàn về Đại Thủ Ấn.

Năm 1990 là một năm bận rộn, khi Thrangu Rinpoche viếng thăm hơn 20 quốc gia ở bốn châu lục. Bên cạnh việc viếng thăm Đông Á, châu Âu và Bắc Mỹ, Rinpoche thăm năm quốc gia ở Nam Phi lần đầu tiên. Ngài cũng thành lập Quỹ Trẻ Em Himalaya để hỗ trợ một số trẻ em trong trường của Ngài, nơi đã phát triển với hơn 200 học sinh. Trong lúc ở Đức, Ngài cũng thành lập Quỹ Ni Viện Thrangu, một tổ chức cung cấp cho trẻ em gái và phụ nữ Tây Tạng cơ hội tương tự trong việc nghiên cứu Giáo Pháp mà các vị Tăng Tây Tạng có được.

Năm 1991, Thrangu Rinpoche nghỉ ngơi và không du hành đến phương Tây. Ngài đã ban giáo lý mở rộng ở Viễn Đông, ở Manang và ở Bhutan. Ở Manang thuộc phía Bắc Nepal, Ngài đưa một số vị Ni, những vị hoàn thành khóa nhập thất ba năm, đến Kathmandu để tạo thành nhóm nòng cốt cho Ni viện của Ngài. Ni viện được hỗ trợ hoàn toàn từ tiền quyên góp.

Rinpoche tiếp tục giảng dạy ở châu Âu, Bắc Mỹ, Nepal và Viễn Đông gần như mỗi năm và năm 1994, Ngài đã viếng thăm Tu viện của Ngài ở Tây Tạng.

 

Nguồn Anh ngữ: https://rinpoche.com/the-life-of-thrangu-rinpoche/.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :