Tiểu Sử Vắn Tắt Ngài Rongton Sheja Kunrik (1367-1449)

24/12/202112:28 SA(Xem: 3310)
Tiểu Sử Vắn Tắt Ngài Rongton Sheja Kunrik (1367-1449)
TIỂU SỬ VẮN TẮT NGÀI RONGTON SHEJA KUNRIK (1367-1449)
Dominique Townsend[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

blank Ngài Rongton Sheja Kunrik sinh ra trong một gia đình Bonpo từ Gyalmo Rong, một vùng của Kham.

Là một cậu bé, Ngài đã nghiên cứu giáo lý Bon cùng với cha. Mười tám tuổi, Ngài chuyển đến miền Trung Tây Tạng để nghiên cứu tại Tu viện Sangphu Neutok, một trung tâm rất được kính trọng về sự nghiên cứu Kadam và Sakya, đặc biệt nổi tiếng về nghiên cứu lô-gic. Ở đó, Ngài thọ Bồ Tát giới từ Đức Rinchen Namgyal (1318-1388) và nghiên cứu các Kinh điển, Mật điển và khoa học Phật giáo với sự quyết tâm lớn lao. Đặc biệt, Ngài nghiên cứu truyền thừa của Dịch giả Ngok, Trung Đạo, truyền thống Luật Tạng Miền Đông, A-tỳ-đạt-ma-câu-xá, Trung Đạo Prasangika và A-tỳ-đạt-ma cao cấp hơn với nhiều đạo sư khác nhau. Đến năm hai mươi tuổi, Ngài đã đạt được cấp độ kiến thứcdanh tiếng phi phàm và được trao danh hiệu Mawai Senge, theo sự hiển bày của Đức Liên Hoa Sinh liên hệ với Văn Thù. Hai mươi hai tuổi, khi Ngài gần hoàn thành các nghiên cứu nền tảng, Ngài được trao danh hiệu Shakya Gyaltsen.

Ngài Sheja Kunrik đã nghiên cứu với Đức Yakton Sangye Pal (1350-1414), Sonam Zangpo (1341-1433), Senge Gyaltsen và Zhonnu Gyaltsen cũng như nhiều vị khác.

Năm 1424, tại Gyalkhartse, Ngài gặp học giả Bengal – Vanaratna, vị đang ở Tây Tạng lần đầu tiên trong ba chuyến viếng thăm đến đây. Đức Vanaratna dạy Ngài Rongton Kalapasutra, một cuốn ngữ pháp Phạn ngữ nổi tiếng, với sự giúp đỡ của một dịch giả tên Văn Thù.

Trong sự nghiệp lâu dài của mình, Ngài đã giảng dạy tại Sangphu Neutok và cũng du hành khắp U-Tsang và Ngari, viếng thăm các thánh địa và giảng dạy nhiều đệ tử. Trong các chuyến đi, Ngài nổi danh là một đạo sư vĩ đại, đặc biệt về các Kinh điển mặc dù Ngài cũng giảng dạy mở rộng về Kim Cương thừa.

Các đệ tử của Ngài Rongton bao gồm Drakpa Zangpo, Zhonnu Pal (1392-1481), Shakya Chokden (1428-1507), Yonten Gyatso (1443-1521), Gorampa Sonam Senge (1429-1489) và Đức Karmapa thứ Sáu – Thongwa Donden (1416-1453), Konchok Gyaltsen (1388-1469), Namkha Palzang và nhiều vị khác.

Mặc dù nỗ lực lớn lao trong giảng dạy, Ngài Rongton cũng là một hành giả du già vĩ đại. Để chứng thực cho sự làm chủ du già của Ngài, một miêu tả tiểu sử nói rằng khi móng chân cái của Ngài rụng, nó đã biến thành một chất như xà cừ.

Giống như Bổn Sư – Yakton Sangye Pal, Ngài Rongton là một đạo sư vĩ đại trong sự trao truyền về Abhidharmakośakārika [A-tỳ-đạt-ma-câu-xá-luận] và nổi tiếng với kiến thức về giáo lý Bát Nhã, điều mà Ngài đã soạn một luận giải gọi là Sherab Kyi Parol Tu Chinpé Lam Nyam Su Lenpé Rimpa Münsel Drönmé. Dưới sự dìu dắt của Đức Sangye Pal, Ngài cũng nghiên cứubiên soạn một luận giải về Luận Giải Ý Nghĩa Rõ Ràng (Sphutartha) của Haribhadra, một tác phẩm nổi tiếng về Abhisamayālaṅkāra [Hiện Quán Trang Nghiêm] của Đức Di Lặc. Ngài Rongton là tác giả của một luận giải về Đại Thừa Vô Thượng Tục Luận của Đức Di Lặc gọi là Tekpa Chenpo Gyü Bal Mé Tenchö Lekpar Drelwa. Các trước tác của Ngài cũng bao gồm Uma Tsawé Namshé Zabmö Dé Khona Nyi Nangwa, một tác phẩm về Căn Bản Trung Đạo.

Có nhiều bản tiểu sử về Ngài Rongton, trong đó có hai được biên soạn bởi đệ tử Shakya Chokden và một bởi Namkha Palzang, cũng như một được viết vào thế kỷ Hai mươi bởi Ngawang Tsultrim.

Ngài Rongton đã thành lập Tu viện Penpo Nalendra về phía Bắc của Lhasa vào năm 1436 khi Ngài sáu mươi chín tuổi.

 

Nguồn Anh ngữ: https://treasuryoflives.org/biographies/view/Rongton-Sheja-Kunrig/6735.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Dominique Townsend là một Giáo sư Hỗ trợ (Assistant Professor) về tôn giáo tại Bard College.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.