Kết Hợp Tiểu Sử Của Lama Yeshe Và Lama Zopa Rinpoche

05/11/20233:35 SA(Xem: 1686)
Kết Hợp Tiểu Sử Của Lama Yeshe Và Lama Zopa Rinpoche

KẾT HỢP TIỂU SỬ CỦA LAMA YESHE VÀ
LAMA ZOPA RINPOCHE

Lozang Ngodrub chuyển Việt ngữ; Võ Thư Ngân hiệu đính


 

Lama_Thubten_Zopa_Rinpoche
Lama Thubten Zopa Rinpoche

Lama Thubten Yeshe ra đời ở Tây Tạng năm 1935, ở thị trấn Tölung Dechen không xa Lhasa. Cách đó hai tiếng đồng hồ cỡi ngựa là Chi-me Lung Gompa, nơi trú ngụ của khoảng 100 chư Ni theo truyền thống Gelug. Vài năm đã trôi qua, kể từ khi Ni Sư Trụ Trì, đạo sư uyên bác của họ đã viên tịch, thì Nenung Pawo Rinpoche, một Lạt ma Kagyu lừng danh về năng lực ngoại cảm, đến tu viện của họ. Họ đến gần ngài và hỏi: “Bây giờ đạo sư của chúng con ở đâu?”. Ngài đáp rằng ở một ngôi làng gần đó có một cậu bé sinh ra vào thời điểm đó, và nếu họ điều tra thì sẽ phát hiện cậu bé chính là hiện thân của Ni Sư Trụ Trì. Theo lời khuyên của ngài, họ đã tìm ra Lama Yeshe trẻ tuổi, người mà họ đã mang nhiều phẩm vật để cúng dường, và đặt tên là Thondrub Dorje.

 

Sau đó, chư Ni thường đưa cậu bé trở lại tu viện của họ để tham dự các nghi lễ và các buổi lễ khác được tổ chức ở đó. Trong những chuyến viếng thăm này, đôi khi kéo dài nhiều ngày, cậu bé thường ở trong phòng thờ của họ và tham dự các buổi lễ với họ. Chư Ni cũng thường xuyên đến thăm cậu tại nhà cha mẹ cậu, nơi cậu được Ngawang Norbu, một Tăng sinh Geshe từ Tu Viện Sera, là chú của cậu, dạy bảng chữ cái, ngữ pháp và học đọc.

 

Tuy rất thương cha mẹ, nhưng cậu bé cảm thấy sự tồn tại của họ đầy đau khổ và không muốn sống như họ. Ngay khi còn nhỏ, cậu đã bày tỏ ước muốn sống đời tu hành. Bất cứ khi nào một nhà sư đến thăm nhà họ, cậu đều xin đi cùng với nhà sư ấy và gia nhập tu viện. Cuối cùng, khi được sáu tuổi, cậu được cha mẹ cho phép vào Sera Je, là trường cao đẳng của một trong ba tu viện Gelug lớn ở vùng lân cận Lhasa. Cậu được chú của mình đưa đến đó, người đã hứa với mẹ của cậu bé rằng ông sẽ chăm sóc cậu thật tốt. Chư Ni đã dâng tặng cậu tăng bào và các vật dụng cần thiết khác mà cậu phải có khi sống ở Sera, trong khi người chú giám sát cậu rất nghiêm khắc và bắt cậu học rất chăm chỉ.

 

Ngài đã ở lại Sera đến 25 tuổi. Ở đó, ngài đã thọ nhận chỉ giáo dựa vào truyền thống giáo dục được mang từ Ấn Độ đến Tây Tạng hơn một nghìn năm trước. Từ Kyabje Trijang Rinpoche, vị Giáo Thọ Phụ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, ngài đã thọ giáo về Lam-rim, đường tu tuần tự đến giác ngộ, nêu ra toàn bộ đường tu kinh điển đến Phật quả. Ngoài ra, ngài còn nhận nhiều lễ quán đảnhgiáo huấn Mật điển từ cả hai vị Giáo Thọ Phụ và Giáo Thọ Chánh, Kyabje Ling Rinpoche, cũng như từ Drag-ri Dorje-chang Rinpoche, Song Rinpoche, Lhatzün Dorje-chang Rinpoche cũng như nhiều vị bổn sưthiền sư vĩ đại khác.

 

Các giáo huấn Mật điển mà Lama Yeshe đã thọ nhận tạo ra đường tu đầy oai lực và mau chóng dẫn đến sự thành tựu của tâm giác ngộ và tịnh hóa viên mãn, mà các khía cạnh của tâm thức này được đại diện bằng rất nhiều chư Hộ Phật Mật tông. Một số chư Hộ Phật mà Lama Yeshe đã nhận điểm đạo là Heruka, Vajrabhairava và Guhyasamaja, lần lượt đại diện cho lòng bi, trí tuệphương tiện thiện xảo của một bậc giác ngộ viên mãn. Ngoài ra, ngài còn nghiên cứu sáu pháp du già (yoga) lừng danh của Naropa, sau phần luận giải dựa trên kinh nghiệm riêng của Je Tsongkhapa.

 

Trong số các vị thầy khác đã hướng dẫn sự phát triển tâm linh của ngài có Geshe Thubten Wangchug Rinpoche, Geshe Lhundrub Sopa Rinpoche, Geshe Rabten và Geshe Ngawang Gedun. Lúc tám tuổi, ngài đã thọ giới Sa di với Purchog Jampa Rinpoche. Trong suốt quá trình tu học này, một trong những lời nguyện thường xuyên của Lama Yeshe là một ngày nào đó, có thể tạo lợi ích an lạc cho việc tu hành của những chúng sinh không biết gì về giáo pháp.

 

Giai đoạn tu học này của ngài đã kết thúc năm 1959. Như chính Lama Yeshe đã nói: “Vào năm đó, người Trung Quốc đã nói với chúng tôi một cách tử tế rằng đã đến lúc chúng tôi phải rời Tây Tạng và gặp gỡ thế giới bên ngoài.”. Nhờ trốn qua Bhutan, cuối cùng ngài đã đến Đông Bắc Ấn Độ, nơi mà ngài đã gặp nhiều người Tây Tạng tỵ nạn khác. Ở trại định cư của người Tây Tạng tại Buxaduar, ngài tiếp tục việc tu học từ chỗ bị gián đoạn. Trong khi ở Tây Tạng, ngài đã thọ giáo về bát nhã ba la mật đa (prajnaparamita; trí tuệ hoàn hảo), triết học Trung đạo (Madhyamika) và nhân minh học. Ở Ấn Độ, việc học của ngài tiến triển với các lớp giới luậtA Tỳ Đạt Ma (hệ thống siêu hình học). Thêm vào đó, đại bồ tát Tenzin Gyaltsen, Kunu Lama, đã ban cho ngài giáo huấn Bồ Tát Hạnh (Bodhicaryavatara) của Tịch Thiên và Đèn Soi Nẻo Giác (Bodhipathappradipa) của Atisha. Ngài cũng tham dự thêm các lễ quán đảnhthuyết pháp Mật điển, và năm 28 tuổi, ngài đã thọ giới Tỳ kheo với Kyabje Ling Rinpoche.

 

Một trong những vị bổn sư của Lama Yeshe ở Tây Tạng và Buxaduar là Geshe Rabten, một hành giả uyên bác lừng danh về định tâm và oai lực của nhân minh học. Vị bổn sư bi mẫn này có một đệ tử tên là Thubten Zopa Rinpoche, và với đề nghị của Geshe Rabten, Zopa Rinpoche đã bắt đầu thọ giáo thêm với Lama Yeshe. Lúc đó, Zopa Rinpoche là một cậu bé và người hầu cận chăm sóc ngài rất muốn giao phó ngài cho Lama Yeshe luôn. Sau khi đã tham vấn Kyabje Trijang Rinpoche thì sự sắp xếp này đã được quyết định, và từ đó, Lama Yeshe và Zopa Rinpoche đã ở bên nhau.

 

****************************

 

                                                                                                             1945 - 2023

 

Lama Thubten Zopa Rinpoche sinh năm 1945 ở làng Thami thuộc vùng Solo Khumbu của Nepal, gần núi Everest. Từ ngôi nhà nơi ngài ra đời, ngài có thể nhìn lên sườn núi và thấy Lawudo, là nơi hang động của vị Lawudo Lama quá cố tọa lạc. Trong khi vị tiền nhiệm của Lawudo Lama thuộc về truyền thống Sakya trong Phật giáo Tây Tạng, thì bản thân ngài là một đạo sư vĩ đại về toàn bộ giáo lý Mật thừa trong truyền thống Nyingma. Trong hai mươi năm cuối đời, ngài đã sống trong hang động, được vợ và hai con chăm sóc, và dành toàn bộ thời gian để hành thiền hay thuyết pháp, ban lời khuyên cho người dân ở Solo Khumbu và các vùng lân cận. Vì tất cả chúng sanhnăng lượng của ngài vô tận, và người ta nói trong những năm cuối đời, ngài đã hoàn toàn vượt qua nhu cầu ngủ nghỉ.

 

Từ khi biết bò, Zopa Rinpoche đã dành phần lớn thời gian để cố gắng leo lên dốc dẫn đến hang động của vị lạt ma quá cố này. Hết lần này đến lần khác, gia đình ngài phải cương quyết lôi ngài ra khỏi con đường cheo neo mà ngài muốn đi, và buộc ngài phải trở về nhà một cách miễn cưỡng. Cuối cùng, khi đủ lớn để biết nói thì ngài tuyên bố rằng hang động đó là của mình, và ngài là hóa thân của Lawudo Lama. Ngài còn nhấn mạnh thêm mong muốn duy nhất của mình là sống đời thiền định. Lúc ngài lên bốn hay năm tuổi, việc ngài tuyên bố mình là một lạt ma tái sinh đã được Ngawang Samden, một thiền sư Nyingma sống gần đó điều tra một cách công khai. Khi cậu bé có thể nhiều lần nhận ra những thứ thuộc về Lawudo Lama, và vượt qua những lần kiểm tra khắt khe khác, cậu đã được chính thức tuyên bố đúng là vị hóa thân, và thọ nhận lễ tấn phong đầy đủ của truyền thống Nyingma. Sau đó, ngài đã nhận lễ quán đảnh Mật thừa của truyền thống này từ vị Lạt ma Trưởng của Thami Gompa, được gọi một cách trìu mến là Gaga Lama (hay Ông Nội).

 

Zopa Rinpoche trẻ trung bắt đầu quá trình tu học ở Solo Khumbu theo  truyền thống Tây Tạng, với bảng chữ cái. Một trong những cuốn sách đầu tiên mà ngài đọc là tiểu sử của Milarepa, nhà thơ và thiền giả lừng danh trong thế kỷ 11. Điều này đã khơi dậy trong ngài ước muốn lớn lao được giống như Milarepa và tu học với một lạt ma chứng ngộ cao như Marpa, bổn sư chánh của Milarepa. Ngài cũng nghe nói về Tu Viện Mindrol Ling ở Tây Tạng, trung tâm lừng danh về việc bảo tồn và trao truyền tất cả các giáo lýlễ quán đảnh của phái Nyingma, và rất muốn đến đó để theo đuổi việc tu hành.

 

Khi còn là một cậu bé, Zopa Rinpoche đã được chú của ngài cõng đi hành hương đến Tây Tạng. Khi đến phía Bắc Sikkim ở Tu viện Dung-kar của Domo Geshe Rinpoche, ngài đã khiến cho người chú giật mình, khi tuyên bố rằng ngài không có ý định trở về nhà cùng với ông. Đúng hơn là ngài muốn ở lại tu viện này và cống hiến đời mình cho việc tu học giáo pháp. Người chú rất khó chịu, vì việc trông nom vị Rinpoche trẻ là trách nhiệm của ông, nhưng khi ủy viên hội đồng của vùng đó quyết định rằng ước muốn của đứa bé phải được tôn trọng, thì ông không có gì để làm, ngoài việc trở về Nepal trắng tay. Chư Tăng ở Dung-kar không có lý do gì để tin rằng cậu bé đến từ vùng xa xôi của Nepal là một lạt ma tái sinh, nhưng sau khi tham vấn vị Hộ Pháp của họ, thì lời tuyên bố của cậu bé đã được xác nhận. Từ đó trở đi, chế độ ăn uống của ngài không có những món ăn được xem là bất tịnh. Đúng ra việc học của ngài vẫn tiếp tục ở Sera Je tại Lhasa, nhưng kế hoạch này cũng bị gián đoạn năm 1959. Cuối cùng, ngài tìm đường đến Buxaduar, nơi mà trước hết, ngài trở thành đệ tử của Geshe Rabten, và sau đó là đệ tử của Lama Yeshe như đã mô tả ở trên.

 

Lama Yeshe và Zopa Rinpoche bắt đầu tiếp xúc với người Tây phương năm 1967, khi các ngài đến thăm Tu Viện Ghoom ở Darjeeling. Một ngày nọ, một nhà sư đến phòng các ngài và nói rằng một người bạn đã đến tìm hai ngài. Đó là một phụ nữ người Mỹ, Zina Rachevsky, người thật ra đã đến tìm Demo Geshe Rinpoche, nhưng vì Zopa Rinpoche đã được biết như Demo Rinpoche kể từ khi ngài sống ở Dung-kar, nên cô tưởng lầm ngài chính là vị lạt ma mà cô đang nghĩ đến. Từ buổi gặp gỡ bất thường đầu tiên này mà tình bạn lâu bền đã nảy nở, và các lạt ma đã dành gần một năm để thuyết Pháp ở nhà cô, trước khi Zina phải rời Darjeeling để đến Ceylon. Sau đó, cô đã viết nhiều thơ cho Đức Đạt Lai Lạt Ma, cầu xin Ngài cho phép chư vị lạt ma tháp tùng với cô trong chuyến viếng thăm Ngài. Khi đã được phép, cô trở lại Ấn Độ và ba người đã đến thăm Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Dharamsala. Ở đó, Zina được ban giới xuất gia Sa di ni. Năm 1968, hai vị lạt mađệ tử mới xuất gia của họ rời Ấn Độ, không phải đến Ceylon theo dự định ban đầu, mà lại đến Nepal.

 

Lúc đầu, ba vị cư trú gần bảo tháp Boudhanath, cách Kathmandu vài dặm. Tuy nhiên, sau một vài năm, họ mua được đất trên đỉnh đồi gần đó, gọi là Kopan. Ở đó, họ đã thành lập Trung Tâm Đại Thừa Gompa Nepal năm 1969. Tòa nhà chánh được xây dựng năm 1971-2, hầu như hoàn toàn được các đệ tử Tây phương của các lạt ma tài trợ, và số đệ tử này ngày càng gia tăng. Khi khóa thiền đầu tiên được tổ chức ở đó năm 1971, có khoảng 20 đệ tử tham dự. Vào thời điểm của khóa thiền thứ bảy, được tổ chức vào mùa thu năm 1974 thì số người quan tâm đến khóa thiền đông đến mức số người tham gia phải được giới hạn là 200 thiền sinh, vì đó là giới hạn phương tiện của địa phương.

 

Tháng 12 năm 1973, Kopan trở thành trụ sở của Học Viện Đại Thừa Quốc Tế, một tổ chức bao gồm chư Tăng Ni Tây phương. Tăng đoàn non trẻ này, hiện có gần ba mươi đệ tử, tuân theo một lịch trình làm việc, học tập và nhập thất hành thiền được hoạch định, để giúp họ cống hiến trọn vẹn đời cho giáo pháp. Họ cũng xuất bản giáo lý và bản dịch do các vị Lạt ma chuẩn bị, và tổ chức cơ sở nhập thất theo nhóm và cá nhân cho các thiền giả muốn nhập thất từ tất cả các giáo phái. Kopan không phải là địa điểm duy nhất mà các Lạt ma cố gắng tạo ra bầu không khí thuận lợi cho việc viên thành giáo pháp. Năm 1972, họ mua đất ở Dharamsala, trạm đồi Bắc Ấn Độ đã là trụ sở của Đức Đạt Lai Lạt Ma nhiều năm qua, và từ 1971 là địa điểm của Thư Viện Tác PhẩmVăn Khố Tây Tạng. Trong ngôi nhà trước đây thuộc về Kyabje Trijang Rinpoche, họ đã thành lập Trung Tâm Nhập Thất Tushita. Tại đây, nhiều đệ tử nghiêm túc từ các khóa thiền Kopan, các lớp của Thư Viện Dharamsala và các trung tâm khác đã đến sử dụng các cơ sở nhập thất ngày càng mở rộng, để nâng cao hành trì tâm linh.

 

Người Tây phương không phải là số người duy nhất được lợi lạclòng bi mẫn, quan tâmnăng lực của các Lạt ma. Vị tiền nhiệm của Lama Thubten Zopa Rinpoche đã được người Tây Tạng và người Sherpa ở Solo Khumbu yêu cầu xây dựng một tu viện gần hang động mà ngài đã nhập thất. Ông đã từ chối, thối thoát vì tuổi già, nhưng hứa sẽ thành lập một tu viện như vậy cho những người này trong kiếp sau của mình. Khi Lama Thubten Zopa Rinpoche trở lại Nepal năm 1967, ngài quyết định tôn trọng lời cam kết này của vị Lawudo Lama tiền nhiệm.

 

Vào thời điểm đó, ngài được cố Lạt ma Lozang Tsültrim, Trụ Trì của một tu viện gần đó khuyên rằng: “Đừng có tâm nhỏ mọn, mà hãy xây dựng tu viện mới càng lớn càng tốt.”. Sự quyên góp của người Tây phương, người Tây Tạng và người Sherpa trong khu vực có lòng quan tâm đã giúp dự án này khởi sự năm 1971. Năm sau, Trung Tâm Nghiên Cứu Phật Pháp Mount Everest tại Lawudo được thành lập, dành cho môn sinh cư trú. Tham dự trung tâm này là hóa thân của một vài Lạt ma vĩ đại như bổn sư của Lama Yeshe, Geshe Ngawang Gedun của Sera. Và chẳng bao lâu thì hóa thân trẻ của Lama Lozang Tsültrim đã tham dự. Hiện tại, có 50 trẻ em đang nhận nền giáo dục tu viện được giám sát chặt chẽ, không chỉ bao gồm lớp nghiên cứu Phật pháp truyền thống, mà còn cả các lớp học tiếng Nepal, tiếng Anh, tiếng Tây Tạng, toán học và nghệ thuật. Các nhà sư này hầu hết là người Sherpa từ 5 đến 19 tuổi. Người ta hy vọng rằng cuối cùng, Trung Tâm Mount Everest sẽ có thể chứa 200 học viên, và tạo phúc lợi cho các em về mặt tinh thần cũng như thể chất.

 

Khi thành lập Kopan Gompa gần Kathmandu, Trung Tâm Nhập Thất Tushita ở Dharamsala và Trung Tâm Mount Everest ở Lawudo, các Lạt ma rất quan tâm đến việc cung cấp cho học viên một hệ thống cơ sở liên kết với nhau, để hỗ trợ hành trì tâm linh của họ. Do đó, khi một nhóm đệ tử từ Úc và ông C. T. Shen thuộc Viện Nghiên Cứu Cao Cấp Tôn Giáo Thế Giới, có trụ sở ở New York, mời các Lạt ma đến nước của họ năm 1974, điều này được xem là cơ hội hoàn hảo để khám phá những điều có thể được thực hiện nhiều hơn nữa, để giúp đỡ những người truy cầu đời sống tâm linh.

 

Lozang Ngodrub chuyển Việt ngữ; Võ Thư Ngân hiệu đính

Bản Anh ngữ: https://fpmt.org/teachers/yeshe/jointbio/



 

Tạo bài viết
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…