Về Trưởng Lão Khangsar Tenpa’i Wangchuk (1938-2014)

22/09/20245:47 SA(Xem: 452)
Về Trưởng Lão Khangsar Tenpa’i Wangchuk (1938-2014)

VỀ TRƯỞNG LÃO KHANGSAR TENPA’I WANGCHUK (1938-2014)

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 blank                                  

Ngài Khangsar Tenpa’i Wangchuk sinh năm 1938 tại quận Akyong Khangsar thuộc Golok, một vùng xa xôi của miền Đông Tây Tạng, ngày nay thuộc tỉnh Thanh Hải của Trung Quốc. Không lâu sau khi Ngài chào đời, điều diễn ra cùng nhiều điềm phi phàm khác nhau theo báo cáo từ địa phương, Ngài được công nhận bởi những đạo sư quan trọng từ các trường phái khác nhau là vị tái sinh của Panak Ontrul Rigdzin Dorje, một hóa hiện của Yudra Nyingpo, một đệ tử của Đức Vairotsana – dịch giả vĩ đại thế kỷ 8 và là một trong hai mươi lăm đệ tử của Đạo Sư Liên Hoa Sinh. Tiểu sử chi tiết, điều mở ra quyển đầu tiên trong Tuyển Tập Trước Tác của Ngài, miêu tả sự thông tuệ và những tài năng tâm linh sớm đơm hoa của Ngài. Năm 1952, Ngài thọ giới tu sĩ đầu tiên ở tuổi mười bốn từ Akong Khenpo Lobzang Dorje[1], hiệu trưởng của Shedra, hay học viện kinh văn, của Thosam Ling, người sau này hướng dẫn Ngài trong ba cấp độ của giới luật Phật giáo và trao cho Ngài trao truyền về Nhập Bồ Tát Hạnh của Tôn giả Tịch Thiên. Năm sau, ở tuổi mười lăm, Ngài bộc lộ khả năng bằng cách ban giáo lý công khai về hai chương đầu của bản văn này. Chẳng bao lâu sau, từ vị trì giữ ngai tòa của Tu viện Palyul Dimda, Ngài thọ nhận trao truyền và giải thích về Mật điển Guhyagarbha. Mặc dù liên hệ với trường phái Nyingma, những nghiên cứu ban đầu của Ngài thật rộng khắp và phản ánh tinh thần bất bộ phái vẫn còn tồn tại của phong trào Rime. Ngài đã nghiên cứu nhiều bản văn của truyền thống Geluk, nổi bật nhất là những trước tác của Tôn giả Jamyang Zhepa, vị sáng lập Tu viện Labrang Tashi Khyil vĩ đại ở Amdo, cũng như những bản văn nền tảng về các chủ đề được tuyển tập, lô-gic và nhận thức luận theo chương trình giảng dạy Geluk. Cùng lúc, Ngài thọ nhận toàn bộ trao truyền các trước tác của Mipham Rinpoche. Ngài bắt đầu nghiên cứu Trung ĐạoBát Nhã ở tuổi mười sáu và năm sau, Ngài thọ trao truyền những bản văn về các chủ đề này do đạo sư Jonang nổi tiếng Bamda Thubten Gelek soạn.

Mười tám tuổi, Ngài tham vấn đạo sư Palyul Choktrul Rinpoche và xin phép được gia nhập Labrang Tashi Khyil ở Amdo. Tuy nhiên, Đức Palyul Choktrul khuyên Ngài đăng ký vào Amchok Tsenyi, một Tu viện Geluk quan trọng cũng thuộc Amdo nhưng gần nhà hơn, và đã đích thân viết thư giới thiệu. Ngài Tenpa’i Wangchuk dành hai năm ở Amchok, nghiên cứu những bản văn vĩ đại này về lô-gic và nhận thức luận. Ngài đã phát triển bản thânnổi bật trên sân tranh luận, đến mức người ta nói rằng nếu Ngài ở lại đó, chắc chắn Ngài sẽ trở thành một Geshe vĩ đại. Tuy nhiên, Ngài trở về quê nhà Khangsar như một học giả trẻ đầy triển vọng. Khi ấy, tiểu sử nói rằng Ngài đã hiển bày những dấu hiệu của việc là một Terton hay vị khám phá kho tàng tâm linh.

Trong vòng một năm kể từ khi Mao Trạch Đông lên nắm quyền vào năm 1949, quân đội Trung Quốc đã xâm chiếm Tây Tạng và chỉ trong một lần tiến công, đã đến tận Chamdo, nhanh chóng đánh bại quân đội Tây Tạng còn sót lại vào tháng 10 năm 1950. Amdo, Golok và đa phần Kham lập tức rơi vào sự kiểm soát của Trung Quốc; cải cách ruộng đất và tái cơ cấu xã hội theo kiểu Cộng sản đã được áp dụng ngay. Điều này liên quan việc tịch thu toàn bộ ruộng đất trước kia thuộc về các Tu việnquý tộc Tây Tạng để chia lại cho những người trước đây là nông nô. Lối sống truyền thống của Tây Tạng bị bãi bỏ. Tu viện và chùa chiền bị tấn công và phá hủy. Và trong nỗ lực phá vỡ những sự trung thành truyền thống của quá khứ phong kiến, Thamzing khét tiếng hay những ‘buổi đấu tố’ được tổ chức, trong đó, chủ đất trước kia, dù là tu sĩ hay cư sĩ, bị đưa ra chịu trừng phạtsỉ nhục công khai bởi chính những người làm trước kia của họ, những người bị buộc phải tham gia vào kiểu đấu tranh giai cấp này để không bị đối xử tương tự nếu từ chối. Trong nhiều trường hợp đau thương như vậy, những nạn nhân được chỉ định bị lăng mạ, đánh đập, gây thương tật và thường là bị giết. Đến năm 1956, khắp Amdo và Kham nổi dậy, được hỗ trợ bởi những chiến binh của quân đội du kích Tây Tạng mới thành lập, Chushi Gangdruk huyền thoại.

Ngài Tenpa’i Wangchuk chẳng thể tránh khỏi giai đoạn bất ổn và nguy hiểm này: thời kỳ tăm tối, như tiểu sử Ngài miêu tả, khi mà vì quá đỗi kinh hoàng, cha mẹ phản bội con cái và con cái phản bội cha mẹ, và khi mà những liên hệ linh thiêng giữa đạo sưđệ tử tan vỡ. Là một tu sĩđạo sư tái sinh, Ngài Tenpa’i Wangchuk đứng ở tuyến đầu của sự tấn công như vậy. Tiểu sử của Ngài tuyên bố rằng từ năm hai mươi bảy đến ba mươi tuổi, Ngài bị buộc phải tham gia vào những “hành động tội lỗi” khác nhau, điều cuối cùng dẫn đến bệnh tật nghiêm trọng. Bản chất chính xác của những hoạt động này không được nêu cụ thể, nhưng có lẽ liên quan đến việc giết động vật và côn trùng. Giữa tất cả những nghịch duyên này, Ngài Tenpa’i Wangchuk chẳng hề nao núng mà còn phát triển lòng dũng cảm và tầm vóc đạo đức. Ngài tiếp tục những nghiên cứu, tham vấn nhiều đạo sư trong vùng và thỉnh cầu chỉ dẫn, nổi bật là từ Domtsa Terton Dudul Wangdrak Dorje và anh trai của vị này – Domtsa Namgyal. Cũng chính khi ấy, Ngài đã bí mật thọ nhận giáo lý quan trọng về Đại Viên Mãn, chẳng hạn Mật Điển Bản Tính Căn Bản Tự Sinh (Neluk Rangjung Gyi Gyu) và Tôi Luyện Nhận Thức (Nangjang) của Dudjom Lingpa.

Năm 1969, trong những năm tháng khủng khiếp, cuối cùng của Cách mạng Văn hóa, nhiều đạo sư quan trọng ở Golok và Kham bị bắt và phải trải qua những buổi đấu tố. Trong nỗ lực thoát khỏi sự đối xử như vậy, Ngài cùng nhiều bạn hữu đã trốn vào núi non. Tuy nhiên, thời gian trì hoãn cũng chẳng dài lâu. Các dấu hiệu từ chư Hộ Pháp của Ngài chỉ ra rằng Ngài sẽ sớm bị giam giữ và rõ ràng là, vài tháng sau, Ngài bị bắt, tống giamtuyên án mười hai năm tù khi mới ba mươi mốt tuổi.

Tiểu sử cho chúng ta biết rằng, không sợ hãi trước tất cả những giày vò và cảnh thiếu thốn của các tu sĩđạo sư như Ngài, Ngài đã có thể áp dụng trọn vẹn giáo lý Lojong tức luyện tâm, đưa vào con đường bất cứ khó khăn nào mà Ngài trải qua, không nản lòng hay đánh mất thái độ căn bản của từ và bi dành cho những người trong tù – lính gác cũng như bạn tù.

Năm 1971 đánh dấu một biến chuyển quan trọng trong số phận, khi mà ở tuổi ba mươi ba, Ngài được đưa đến Thangkarma, một trại lao động khổ sai, nơi mà tuyệt vời thay, trong những tù nhân có không dưới năm mươi đạo sư và Tulku thành tựu cao được đưa về từ khắp Tây Tạng. Trong sự hoan hỷ, Ngài thấy bản thân thân cận tập hội chư vị chứng ngộ; nhiều vị trong số đó đã giữ trong trí nhớ kho tàng giáo lý bao la và thực sự là toàn bộ những bản văn mà chư vị thuộc lòng. Như thế, giữa vô vàn khó khăn khủng khiếp của đời sống tù ngục, Ngài đã có thể hoàn thành sự giáo dục, bí mật thọ nhận chỉ dẫn cốt yếu từ nhiều vị đạo sư mà Ngài gặp ở đó. Ví dụ, chính ở Thangkarma, Ngài đã hạnh ngộ vị đạo sư Geluk vĩ đại – Alak Yongdzin Lozang Khedrub Gyatso từ Labrang Tashi Khyil. Cảm thấy lòng sùng mộ đặc biệt với vị đạo sư vĩ đại của truyền thống Kadam này, Ngài đã thọ nhận từ vị này Ba Khía Cạnh Căn Bản Của Con Đường của Tôn giả Tsongkhapa và những chỉ dẫn cốt yếu về Các Giai Đoạn Của Con Đường, cũng như những điểm trọng yếu của năm bản văn vĩ đại trong chương trình truyền thống của trường phái Geluk.

Trong nhiều đạo sư vĩ đại bị giam ở Thangkarma, vị quan trọng nhất với Ngài Tenpa’i Wangchuk là Akyong Togden Lodro Gyatso từ trường phái Nyingma của Ngài. Trước khi bị giam giữ, vị đạophi phàm này, một học giả vĩ đại với trí nhớ phi thường, đã sống cuộc đời của một ẩn sĩ lang thang. Giống như Patrul Rinpoche, Ngài từng là một kẻ lang thang, không nhà và hoàn toàn chẳng có tài sản. Từng sống trong hang động và những nơi trú ngụ tạm thời, Ngài hoàn toàn quen với khó khăn về thể chất. Ngài chỉ ăn thứ Ngài tìm được hay thứ được trao cho Ngài, chẳng có nhiều hơn một chiếc áo da cũ để che lưng và đã quen với việc đi chân trần trên tuyết. Những khó khăn về thể chất trong trại lao động khổ sai sẽ chẳng tác động đến một Yogi như vậy, vị mà dù thế nào cũng là một đạo sư về luyện tâm. Với Ngài cũng như với Ngài Tenpa’i Wangchuk và với nhiều đạo sư vĩ đại khác trong trại lao động khổ sai, cai ngục, những kẻ tra tấn, chính là đối tượng của lòng bi mẫn và là sự hỗ trợ cho thực hành nhẫn nhục. Và tuân theo nguyên tắc rằng chư Bồ Tát làm lợi ngay cả những kẻ làm hại chư vị, tiểu sử của Ngài cho chúng ta biết rằng nhờ thực hành hoàn hảo của những đạo sư này, cai ngục cũng được đưa đến cánh cửa giải thoát.

Ngài Lodro Gyatso được xem là một hóa hiện của Tôn giả Vairotsana, vị lỗi lạc nhất trong những dịch giả thuở ban đầu của Tây Tạng. Cuộc gặp gỡ giữa vị này và Ngài Tenpa’i Wangchuk (vị lại là một tái sinh của Yudra Nyingpo, đệ tử vĩ đại của Vairotsana) đã đánh thức kết nối xa xưa giữa hai đạo sư. Và mặc dù hai Ngài chỉ cách biệt tám tuổi, Ngài Tenpa’i Wangchuk xem Đức Lodro Gyatso là bậc thầy thất lạc từ lâu và thọ nhận từ vị này nhiều trao truyền và chỉ dẫn cốt yếu. Quá trình này trở nên thuận lợi hơn nhiều từ năm 1973 trở về sau, khi Đức Lodro Gyatso, Ngài Tenpa’i Wangchuk và nhiều tù nhân khác được chuyển đến một trại khổ sai khác mà ở đó, chế độ nới lỏng hơn và tù nhân thỉnh thoảng cũng có ngày nghỉ. Chính vào những dịp này, Ngài đã thọ từ Đức Lodro Gyatso trao truyền về nhiều trước tác của Tôn giả Longchenpa, Jigme Lingpa và những vị khác. Đặc biệt, Ngài đã thọ nhận hai lần những chỉ dẫn truyền miệng về Kho Tàng Bản Tính Căn Bản (Neluk Dzod); trên nền tảng đó, cuối cùng, Ngài đã soạn luận giải của chính mình.

Sau khi được phóng thích, Ngài Tenpa’i Wangchuk đã trở về Khangsar; ở đó, Ngài dành phần còn lại của cuộc đời để giảng dạy. Các Tu viện Khangsar Taklung và Panak, nơi mà Ngài phục hồi, đã trở thành cơ sở lớn với hàng nghìn đệ tử.

Ngài Tenpa’i Wangchuk, một hóa hiện của Yudra Nyingpo (một trong hai mươi lăm đệ tử thân cận nhất của Guru Rinpoche), là một Terton. Truyền thống Terma hay những kho tàng tâm linh – tức là, những giáo lýĐạo Sư Liên Hoa Sinh được cho là đã chôn giấu ở mức độ sâu sắc nhất trong tâm của đệ tử, để phát lộ bởi những hóa hiện sau này của chư vị vào thời điểm thích hợp trong tương lai – là một đặc tính chủ yếu thuộc về trường phái Nyingma. Chúng xuất hiện theo ba cách: (1) là Terma tâm, trực tiếp trong tâm của vị phát lộ kho tàng; (2) là Terma đất, dưới dạng những món vật lý được chôn tại các địa điểm cụ thể, mà chỉ nhìn vào đó đã giúp đánh thức trong tâm của Terton ký ức về những chỉ dẫn ban đầu của Guru Rinpoche; (3) hoặc là linh kiến thanh tịnh. Tiểu sử chỉ ra rằng khả năng phát lộ giáo lý kho tàng đã thức tỉnh trong dòng tâm của Ngài Tenpa’i Wangchuk khi Ngài còn là một chàng trai. Nhiều kho tàng xuất hiện trước Ngài dưới dạng Terma tâm hay linh kiến thanh tịnh, điều mà Ngài cảm thấy bị thôi thúc phải viết lại nhưng đã mất theo thời gian. Một số vẫn chưa hoàn thànhcuối cùng bị chính Ngài đốt. Tuy nhiên, sau thời gian tù ngục, khi những hoàn cảnh thuận lợi hơn, Ngài phát lộ nhiều pho thực hành quan trọng, là Terma tâm hoặc Terma đất. Chúng được viết lại và giữ gìn trong Tuyển Tập Trước Tác của Ngài. Trong trường hợp Terma đất, sự khám phá những món vật lý, do Guru Rinpoche diệu kỳ chôn giấu, như kinh văn thường nói, trong “tinh túy của các đại”, thường diễn ra trong hoàn cảnh vô cùng bí mật. Tuy nhiên, đôi khi và chắc chắn để khơi dậy niềm tin trong đệ tử, Ngài tiến hành hành động phi phàm này trước đám đông.

Một đạo sư khéo léo và không mệt mỏi, Ngài là một tác giả viết nhiều và đã tạo ra một chuỗi những tác phẩm quan trọng và lôi cuốn, một vài trong số đó vẫn đang được biên tập. Vào thời điểm viết điều này, tuyển tập bao gồm tám quyển theo kiểu Pecha Tây Tạng hay năm quyển theo phong cách phương Tây. Như một phần của nỗ lực to lớn được thực hiện để nhen nhóm lại thực hành Phật giáoTây Tạng, Ngài đã cứu nhiều giáo lý khỏi bị mất. Ngài cam kết viết lại một cách rõ ràng và tiếp cận được nhiều chỉ dẫn cốt yếu thuộc về cả Kinh điểnMật điểnđặc biệtgiáo lý Đại Viên Mãn. Chúng bao gồm những trình bày về Trí Tuệ Vô Song (Yeshe Lama) của Tôn giả Jigme Lingpa và Ngọn Đèn Xác Quyết (Ngeshe Dronme) của Mipham Rinpoche. Và như chúng tôi đã nhắc đến, có lẽ phi phàm nhất trong tất cả là luận giải hoàn toàn chưa từng có của Ngài về hai trong Bảy Kho Tàng (Dzod Dun) của Tôn giả Longchenpa: một giảng giải bao la trong 450 trang về Kho Tàng Pháp Giới và sự giải thích ngắn hơn về Kho Tàng Bản Tính Căn Bản được dịch ở đây.

 

Trích dịch từ cuốn sách The Precious Treasury of the Fundamental Nature [Kho Tàng Nền Tảng Căn Bản Quý Báu] của NXB Shambhala.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Thư Ngỏ của Tỳ kheo Thích Giác Tâm Thế danh: Trương Mậu Nam Hiện trụ trì tại: Chùa La, thôn Cẩm Liên, xã Cẩm La, Tx Quảng Yên, T Quảng Ninh, nước Việt Nam Do ảnh hưởng trực tiếp từ bão Yagi quá mạnh đổ bộ trực tiếp vào Quảng Ninh nên chùa con bị thiệt hại nặng nề. Trụ xứ chúng con có 9 chú tiểu là trẻ mồ côi con nhận cưu mang nuôi dưỡng, đang ở mái che tạm.
Đây là lần thứ hai tôi đến Tu Viện Gaden Shartse Thubten Dhargye Ling (còn được gọi là Chùa TDL) tại Thành Phố Long Beach, Miền Nam California, Hoa Kỳ. Lần đầu tôi đến đây cách nay vài năm để làm phóng sự cho pháp sự kiến tạo Mạn Đà La do chư Tăng từ Tu Viện Gaden Shartse Monastery tại Ấn Độ sang thực hiện.
Phái đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ đã đến thăm Orange County và tổ chức buổi cơm chay "Gây Quỹ Xây Dựng Học Viện Phật Giáo Viên Giác tại Đức Quốc" vào thứ bảy ngày 5/10/2024 tại trung tâm Sangha, 7641 Talbert Avenue, thành phố Huntington Beach....Kiều Mỹ Duyên có buổi phỏng vấn Hòa Thượng Thích Như Điển và Hòa Thượng Thích Thông Triết vào thứ hai ngày 7/10/2024 trên đài truyền hình VBS 57.6 cùng cô Thu Anh, chuyên viên địa ốc.