Chương Xii Phẩm Mười Hai Kệ

20/10/201012:00 SA(Xem: 11706)
Chương Xii Phẩm Mười Hai Kệ

Đại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TIỂU BỘ TẬP III
Khuddhaka Nikàya
Hoà Thượng Thích Minh Châu dịch Việt - Phật Lịch 2543 - 1999

TRƯỞNG LÃO TĂNG KỆ

Chương XII

Phẩm Mười Hai Kệ


(CCXLI) Sìlavat (Thera. 63)

Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh ở Ràjagaha (Vương Xá), con của vua Bimbisàra (Tần-bà-ta-la), và được đặt tên là Sìlavat. Khi đến tuổi trưởng thành, anh ngài là Ajàtasattu làm vua, muốn giết ngài, nhưng không giết được, vì ngài sống đời sống cuối cùng và chưa chứng quả A-la-hán. Rồi Thế Tôn, biết sự việc đã xảy ra bảo Mahà Maggallàna đi mời ngài đến. Hoàng tử Sìlavat xuống voi, thích nghi giáo lý với tâm tánh của ngài, ngài khởi lòng tin, xuất gia, và sau một thời gian, chứng quả A-la-hán. Rồi ngài ở Kosala, và khi Ajàtasattu sai những người đến giết ngài, ngài dạy cho những người ấy, hóa độ và những người ấy xuất gia học đạo. Và ngài giảng cho họ như sau:

608. Ở đây hãy học giới,
Khéo học tập ở đời,
Giới thành đạt toàn diện,
Đưa đến mọi thành công.

609. Bậc trí hãy hộ giới,
Nếu kỳ vọng ba lạc,
Được danh xưng tài sản,
Sau chết, hưởng thiên lạc.

610. Người trì giới, tự chế,
Được nhiều người bạn tốt,
Kẻ ác giới, hành ác,
Mất mát các bạn bè.

611. Người ác giới chỉ được,
Ác danh, không tài sản,
Bậc trì giới luôn được
Khen danh xưng, tán thán.

612. Khởi đầu, an trú giới,
Giới là mẹ thiện pháp,
Giới đứng đầu mọi pháp,
Vậy hãy trong sạch giới.

613. Giới hạn chế, phòng ngự,
Làm sáng chói tâm tư,
Là đầu bến chư Phật,
Vậy hãy trong sạch giới

614. Giới sức mạnh vô song,
Giới, binh khí tối thượng,
Giới, trang sức đệ nhất,
Giới áo giáp hy hữu.

615. Giới, đầu cầu cường dại,
Giới, hương thơm vô thượng,
Giới, hương thoa đệ nhất,
Nhờ giới, bay bốn phương.

616. Giới, tư lương cao nhất,
Giới, hành trang tối thượng,
Giới vận tải, đệ nhất,
Nhờ giới, đi bốn phương.

617. Đây, kẻ xấu bị trách,
Sau chết sanh đọa xứ,
Kẻ ngu không định giới,
Ưu tư khắp các chỗ.

618. Đây bậc tốt được khen,
Sau chết sanh thoát giải,
Kẻ trí khéo định giới,
Hân hoan, khắp các chỗ.

619. Ở đây, giới tối cao,
Nhưng trí tuệ, tối thượng,
Giữa loài Người, loài Trời,
Bậc giới tuệ thắng lợi.

 

(CCXLII) Sunìta (Thera. 63)

Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh trong một gia đình đổ rác, và sống với nghề đi quét đường, không đủ tiền để sống khỏi đói. Trong canh một Thế Tôn khởi lòng từ mẫn nhìn khắp thế giới và thấy trong tâm của Sunìta, có đủ điều kiện để chứng quả A-la-hán, chói sáng như ngọn đèn trong cái ghè. Khi trời đã mới sáng, Thế Tôn dậy, đắp y cầm y bát, với một số Tỷ-kheo tùy tùng, đi đến Vương Xá để khất thực và tìm đến con đường Sunìta đang quét dọn. Sunìta đang quét các đống rác gom lại từng đống, đổ vào thúng rồi gánh mang đi. Khi ngài thấy bậc Đạo Sư đi đến với đoàn tùy tùng, ngài cảm thấy hoan hỷ xúc động không tìm được chỗ để ẩn núp, ngài đứng sát như mắc dính vào vách tường và chấp tay vái chào. Khi đức Bổnđến gần, đức Phật với lời rất dịu ngọt hỏi ngài sao cam phận sống đời sống khổ sở như vậy, và có thể xuất gia được không? Ngài hoan hỷ chấp nhận và được đức Phật độ cho xuất gia với câu: 'Hãy đến này các Tỷ-kheo!'. Bậc Đạo Sư đưa ngài về tịnh xá, dạy cho ngài một phương pháp thiền quán. Ngài chứng được tám thiền chứng và năm thắng trí. Phát triển thiền quán, ngài chứng được thắng trí thứ sáu. Rồi Sakka và các Phạm thiên đến đảnh lễ ngài đã được ghi như sau:

Rồi bảy trăm chư Thiên,
Huy hoàng đi đến gần,
Tùy tùng đấng Phạm Thiên,
Thiên chủ Đế Thích,
Họ sung sướng đảnh lễ,
Trưởng lão Sunìta,
Bậc chiến thắng cao sang,
Vượt qua già và chết!

Thế Tôn thấy ngài được chư Thiên đoanh vây, Thế Tôn mỉm cười và khen ngài, thuyết giảng cho ngài với câu kệ: 'Với giới sống Phạm hạnh' (kệ số 631). Rồi nhiều Tỷ-kheo, muốn rống tiếng con sư tử hỏi ngài sanh ra từ gia đình nào, vì sao lại xuất gia, làm thế nào để chứng quả, ngài trả lời cho họ với những bài kệ như sau:

620. Ta sanh nhà hạ tiện,
Nghèo khổ không đủ ăn,
Nghề ta rất hèn hạ,
Ta kẻ quét hoa rơi.

621. Ta bị người nhàm chán,
Miệt thị và khinh bỉ,
Hạ mình xuống thật thấp,
Ta kính lễ quần chúng.

622. Rồi ta thấy đức Phật,
Thượng thủ chúng Tỷ-kheo,
Bậc Đại Hùng vào thành,
Magadha tối thượng.

623. Ta quăng bỏ đòn gánh,
Đến gần để đảnh lễ,
Với lòng thương xót ta,
Bậc Thượng nhân đứng lại.

624. Lễ chân Đạo Sư xong,
Ta đứng liền một bên,
Ta xin được xuất gia,
Bậc tối thượng mọi loài.
Bậc Đạo Sư từ bi,
Từ mẫn khắp thế giới,
Nói: 'Hãy đến Tỷ-kheo',
Đại giới, ta thọ vậy.
Rồi ta sống trong rừng,
Một mình không biếng nhác,
Ta theo lời Đạo Sư,
Như bậc chiến thắng dạy.
Trong đêm canh thứ nhất,
Ta nhớ các đời trước,
Trong đêm canh chặng giữa,
Thiên nhãn ta thanh tịnh,
Trong đêm canh cuối cùng,
Ta phá khối si ám.
Khi đêm vừa mở rộng,
Rạng đông, trời ló rạng,
Đế Thích, Phạm Thiên đến,
Chấp tay đảnh lễ ta,
Đảnh lễ bậc Thượng sanh!
Đảnh lễ bậc Thượng nhân!
Ngài đoạn tận lậu hoặc,
Ngài xứng đáng cúng dường.
Bậc Đạo Sư thấy ta,
Đứng đầu chúng chư Thiên,
Nở ra một nụ cười,
Nói với ta nghĩa này.
Nhờ khổ hạnh, Phạm hạnh,
Nhờ tự chế, điều phục,
Nhờ vậy, là Phạm chí,
Đây, Phạm chí tối thượng.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/08/2011(Xem: 45438)
18/04/2016(Xem: 27170)
02/04/2016(Xem: 10206)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :