KINH TIỂU BỘ TẬP II
Khuddhaka Nikàya
GS. Trần Phương Lan dịch Việt - Phật Lịch 2543 - 1999
Cittalatà
1.
(18) Chuyện thứ nhất -
Lâu
Đài Của Nữ Tỳ (Dàsi-Vimàra)
Trong khi đức Thế Tôn trú tại Kỳ Viên, một đệ tử tại gia ở Sàvatthi đến tinh xá về buổi chiều cùng nhiều cư sĩ khác và nghe pháp. Khi hội chúng đã đứng lên, vị ấy đến gần đức Thế Tôn và thưa:
- Bạch Thế Tôn, từ nay về sau con xin cúng dường bốn buổi ngọ trai vĩnh viễn.
Sau đó, đức Thế Tôn thuyết pháp thoại cho vị ấy được lợi lạc nhân dịp này và bảo vị ấy ra về. Vị ấy trình với Tỷ-kheo phụ trách ngọ trai:
- Bạch Tôn giả, con đã chuẩn bị bốn buổi ngọ trai vĩnh viễn cúng dường Tăng chúng. Từ ngày mai, xin chư vị Tôn giả đến nhà con.
Xong vị ấy ra về. Vị ấy giải thích vấn đề này cho người nữ tỳ và bảo:
- Trong vấn đề này, nhà ngươi phải luôn luôn tinh cần.
- Thưa vâng, được lắm. Nàng đáp.
Bản tính nàng đầy thành tín, mong muốn làm công đức, có thiện hạnh, vì thế mỗi ngày nàng dậy rất sớm, chuẩn bị các món ăn thức uống hảo hạng.
Sau khi quét dọn chỗ ngồi thật sạch sẽ, nàng lau chùi cẩn thận với nước hoa, sắp đặt sàng tọa và khi chư Tỷ-kheo đến, nàng mời chư vị ngồi đó, cung kính đảnh lễ, cúng dường chư vị hương liệu, vòng hoa, chiên-đàn, đèn và phục vụ chư vị thật trọng thể.
Bấy giờ, một hôm, khi chư Tỷ-kheo đã thọ thực xong, nàng đến gần đảnh lễ và nói như vầy:
- Bạch chư Tôn giả, xin chư Tôn giả cho biết, làm thế nào được giải thoát hoàn toàn các khổ đau do sanh, lão, bệnh, tử?
Chư Tỷ-kheo ấy bèn cho nàng thọ Tam quy và Ngũ giới, giảng giải bản chất của sắc thân, và gợi cho nàng suy nghĩ về lão tử. Sau đó, chư vị thuyết giảng cho nàng nghe về tính vô thường.
Nàng giữ giới suốt mười sáu năm liền, thỉnh thoảng nàng tác ý suy tư thật chuyên tâm. Một ngày kia, nàng đã được lợi lạc vì nghe pháp, lại nhờ tri kiến của nàng đạt đến thuần thục, nàng phát triển tuệ quán và chứng đắc quả Dự Lưu.
Chẳng bao lâu sau, nàng từ trần và tái sanh làm vị Thiên nữ hầu cận được Sakka Thiên chủ sủng ái. Khi nàng thơ thẩn trong các hoa viên đây đó, được nghe cả sáu mươi ngàn nhạc khí hòa tấu long trọng cử hành đại hội, nàng tận hưởng đại thiên lạc thỏa thích với đám tùy tùng hộ tống quanh nàng.
Tôn giả Mahà-Moggallàna thấy nàng trong cách được tả trên bèn hỏi nàng:
1.
Chẳng khác nào Thiên chủ Sak-ka,
Ở
Lâm Viên lạc thú Cit-ta,
Nàng
đi thơ thẩn, đoàn tiên nữ
Hầu
cận quanh nàng rộn múa ca,
Làm
tất cả phường trời rực rỡ
Như
vì sao cứu hộ Ta-bà.
2.
Vì đâu nàng được sắc như vầy,
Vì
cớ gì nàng vinh hiển đây,
Những
lạc thú nào nàng mến chuộng
Trong
tâm, đều xuất hiện ra ngay?
3.
Hỡi nàng Thiên nữ đại oai thần,
Nàng
tạo đức gì giữa thế nhân,
Vì
cớ gì oai nghi rực rỡ,
Dung
quang chiếu sáng khắp mười phương.
4.
Nàng Thiên nữ ấy hỷ tâm tràn,
Được
Mục-liên Tôn giả hỏi han,
Nàng
giải đáp ngay phần hạnh nghiệp,
Và
đây là kết quả cho nàng:
5.
Khi được làm người giữa chúng sanh,
Con
là tỳ nữ một gia đình,
Môn
đồ của Trí Nhân Viên Giác,
Đức
Phật Cồ-đàm đại hiển vinh.
6.
Thành công nhờ nỗ lực tinh cần,
Trong
Giáo pháp Ngài bất động nhân,
Mong
ước thân này dầu hủy hoại,
Con
không hề giảm sút chuyên tâm.
7.
Con đường Ngũ giới để tu thân
Thật
vững chắc và tạo phước ân,
Được
bậc trí hiền này dạy bảo,
Không
gai, lưới, bẫy, thẳng như chân.
8.
Hãy nhìn kết quả của tinh cần
Thành
tựu do tỳ nữ tiểu nhân,
Nay
được hầu bên Thiên chủ ấy,
Sak-ka
với tối thượng quyền năng.
9.
Sáu mươi ngàn nhạc cụ đàn tơ
Thức
tỉnh con từ giấc ngủ mơ,
Alamba,
Gaggara, Bhìma,
Sàdhuvàdin
và Samsaya.
10.
Pokkhara và Suphassa,
Vinàmokkhà
cùng các nàng kia,
Nandà
cũng như Sunandà,
Sonadinnà
và Sucimhità.
11.
Alambusà, Missakesi,
Cùng
nàng tiên ác Pundarìkà,
Eniphassa
và Suphassà,
Subhaddà
và Muduvàdinì.
12.
Các nàng Thiên nữ diễm kiều này
Đánh
thức thần tiên lúc ngủ say,
Buổi
sáng các nàng thường đến bảo:
-
Chúng em múa hát giúp vui đây.
13.
Nan-da-na, Hỷ lạc Viên này,
Không
phải để dành cho những ai
Chẳng
tạo tác nên nhiều phước nghiệp,
Mà
dành riêng biệt để cho người
Đã
hoàn thành được nhiều công đức,
Là
Đại Lâm viên của cõi trời
Tam
thập tam thiên đầy lạc thú,
Không
gì phiền não, mãi vui tươi.
14.
Chẳng đời này hoặc cõi đời sau,
Cực
lạc dành cho những kẻ nào
Không
tạo tác nên nhiều phước nghiệp,
Song
đời này lẫn cõi đời sau,
Để
dành cực lạc cho bao kẻ
Làm
các thiện hành phước nghiệp cao.
15.
Vậy những ai mong chúng bạn hiền,
Phải
làm thiện nghiệp thật tinh chuyên,
Vì
người tạo được nhiều công đức,
Hưởng
lạc thú nhiều ở cõi thiên.
2.
(19) Chuyện thứ hai -
Lâu
Đài Của Lakhumà (Lakhumà-Vimàna)
Bấy giờ đức Thế Tôn đang trú tại Ba-la-nại. Thời ấy có một cổng vào thành Ba-la-nại tên là Ngư Phủ Môn. Một ngôi làng được dựng lên gần đó cũng được mang tên Ngư Phủ Môn.
Tại đó có một nữ nhân tên Lakhumà, một người mộ đạo, có lòng tin, đầy đủ trí tuệ thông minh, thường đảnh lễ các Tỷ-kheo lúc chư vị đi vào làng qua cổng ấy, nàng đưa chư vị đến nhà nàng, lấy thực phẩm cúng dường chư vị, và do đó tín tâm nàng tăng trưởng, nàng dựng lên một cái đình để thiết đãi chư Tăng, nghe pháp theo hội chúng của chư vị. Rồi sau khi đã được an trú vào Tam quy và Ngũ giới, nàng chuyên tâm tinh cần tu tập các đề tài thiền quán mà nàng đã học, chẳng bao lâu, nhờ tạo đủ mọi điều kiện cần thiết, nàng tự an trú vào quả vị Dự Lưu.
Về sau nàng từ trần và được tái sinh vào một Lâu đài lớn ở cõi trời Ba mươi ba. Đoàn tùy tùng của nàng gồm một ngàn tiên nữ. Nàng trú tại đó thọ hưởng thiên lạc.
Trong chuyến du hành lên thiên giới, Tôn giả Mahà-Moggallàna hỏi nàng như vầy:
1.
Nàng Thiên nữ sắc đẹp siêu phàm
Đang
chiếu mười phương với ánh quang,
Nàng
đứng, toàn thân đều tỏa sáng
Như
vì sao cứu hộ trần gian.
2.
Vì sao nàng được sắc như vầy,
Vì
cớ gì nàng vinh hiển đây,
Những
lạc thú nào nàng mến chuộng
Trong
tâm, đều xuất hiện ra ngay?
3.
Hỡi nàng Thiên nữ đại oai thần,
Nàng
tạo đức gì giữa thế nhân,
Vì
cớ gì oai nghi rực rỡ,
Dung
quang tỏa sáng khắp mười phương?
4.
Nàng Thiên nữ ấy hỷ tâm tràn,
Được
Mục-liên Tôn giả hỏi han,
Bèn
giải đáp ngay phần hạnh nghiệp,
Và
đây là kết quả cho nàng:
5.
Xuất phát từ làng Ngư Phủ Môn,
Đó
là nơi trú ngụ thân con,
Nơi
chư giác giả môn đồ Phật
Qua
lại ngày xưa ở dọc đường.
6.
Thuở ấy con đầy đủ nhiệt tâm
Đem
cơm, bánh, sữa, để cung dâng,
Đậu,
rau xanh mát, tương chua mặn,
Làm
thực phẩm cho bậc chánh chân.
7.
Vào ngày mười bốn với mười lăm,
Mồng
tám, những ngày có sáng trăng,
Đặc
biệt là ngày trong nửa tháng
Liên
quan Bố-tát giới tu thân.
8.
Con hành trì giới bát quan trai,
Đức
hạnh bản thân giữ suốt đời,
Như
vậy trong Lâu đài lạc trú,
Điều
thân tiết độ, cúng dường hoài.
9.
Hại mạng, sát sanh, con tránh xa,
Giữ
mình không dối trá sai ngoa,
Cũng
không lấy vật gì phi pháp,
Tránh
rượu nồng say, các dục tà.
10.
Hân hoan giữ Ngũ giới tu hành,
Thánh
đế con nghiên cứu thật tinh,
Đệ
tử đức Cồ-đàm Chánh Giác,
Nhãn
quang thấu suốt, đại uy danh.
11.
Vì vậy sắc con đẹp thế này,
Và
con vinh hiển ở nơi đây,
Bất
kỳ lạc thú nào trong dạ
Yêu
chuộng, tức thì xuất hiện ngay.
12.
Xin trình Tôn giả đại oai thần
Công
đức con làm giữa thế nhân,
Vì
thế oai nghi con rực rỡ,
Dung
quang tỏa sáng khắp mười phương.
Và bạch Tôn giả, xin hãy làm ơn nhân danh con đảnh lễ chân Thế Tôn và nói: 'Tín nữ có tên Lakkhumà in khấu đầu đảnh lễ chân Thế Tôn'. Thực sự, bạch Tôn giả, nếu đức Thế Tôn có tuyên bố cho con đạt được một trong các Sa-môn quả, thì điều ấy cũng không lạ gì'.
Về sau, đức Thế Tôn đã tuyên bố quả Nhất Lai cho nàng.
3.
(20) Câu chuyện thứ ba -
Lâu
Đài Của Người Cho Cơm Cháy (Acàmadàyikà-Vimàna)
Bấy giờ, đức Thế Tôn trú tại thành Ràjagaha (Vương Xá), ở chỗ nuôi sóc trong Trúc Lâm. Cũng vào thời ấy, những người trong một gia đình kia tại Vương Xá bị bệnh dịch tả. Mọi người trong nhà ấy đều chết trừ một nữ nhân. Kinh hoàng vì nỗi sợ chết, nàng bỏ nhà cùng tất cả tiền bạc thóc lúa bên trong ấy chạy trốn qua một chỗ nứt của vách tường.
Vì không ai giúp đỡ, nàng đến nhà một gia đình khác, xin ở nhờ phía sau. Người trong nhà ấy thương hại nàng đem cho nàng cháo gạo, cơm chín và cơm cháy cùng các thứ còn sót lại trong nồi niêu. Nhờ lòng rộng lượng của họ, nàng có thể sống tại đó.
Vào thời ấy Tôn giả Mahà-Kassapa (Đại Ca-diếp) đã nhập Diệt Định suốt bảy ngày và đã xuất định, trong lúc Tôn giả suy nghĩ: 'Hôm nay ta sẽ làm ơn cho ai bằng cách nhận thức ăn? Ta sẽ giải thoát sầu bi cho ai?', Tôn giả thấy nữ nhân kia gần mạng chung và một ác nghiệp đưa đến địa ngục đã xuất hiện cho nàng.
Tôn giả suy nghĩ: 'Khi ta đến gần, nữ nhân này sẽ cho ta cơm cháy mà nàng nhận được cho phần mình, và do chính hành động ấy nàng sẽ được tái sanh vào Hóa Lạc thiên giới. Khi ta đã giải thoát cho nàng khỏi tái sinh vào địa ngục như vậy, chắc chắn ta sẽ tạo hạnh phúc thiên giới cho nàng'.
Sau khi đã đắp y vào buổi sáng sớm, Tôn giả cầm y bát và đi về phía nơi nàng cư trú.
Bấy giờ, Sakka Thiên chủ giả dạng cúng dường Tôn giả thực phẩm thiên giới đầy đủ mọi hương vị thơm ngon cùng nhiều loại cháo, canh và cà-ri. Vị Trưởng lão nhận ra ngài, bèn chối từ và bảo:
- Này Kosiya, tại sao ngài đã thành tựu các công đức thiện sự lại làm như vậy? Xin đừng làm hỏng dịp may của những kẻ bất hạnh khốn khổ'.
Rồi Tôn giả đi đến đứng trước nữ nhân kia. Nàng ước muốn cúng dường Tôn giả một vật gì đó, liền suy nghĩ: 'Ở đây không có gì xứng đáng để cúng dường vị Trưởng lão đại oai nghi này cả', và nàng nói:
- Xin ngài hãy tiến lên một chút nữa.
Vị Trưởng lão chỉ bước lùi lại một bước và không nhận thứ gì do các người khác cúng dường. Nàng thấy rõ ràng Tôn giả muốn giúp nàng, bèn cùng dường Tôn giả miếng cơm cháy của mình, Tôn giả vừa ăn ngay tại đó vừa bảo:
- Trong tiền kiếp thứ ba trước đây, cô đã là mẹ của ta.
Xong Tôn giả ra đi.
Nàng từ trần ngay đêm ấy và được tái sanh vào hội chúng Hóa Lạc thiên. Sau đó Thiên chủ Sakka biết tin nàng từ trần và không thấy nàng ở trong hội chúng cõi trời Ba mươi ba bèn đến gần Tôn giả Mahà-Kassapa vào khoảng canh giữa đêm và hỏi:
1.
Khất thực, ngài đang tiến bước lên,
Rồi
Ngài yên lặng đứng gần bên
Một
nàng hành khất bần cùng nọ,
Sống
ở nhà sau của láng giềng.
2.
Nàng ấy có tâm đạo tín thành,
Dâng
ngài cơm cháy với tay mình,
Rồi
nàng xả báo thân trần tục,
Nàng
đến cảnh nào lúc tái sanh?
Sau đó vị Trưởng lão nói đến sanh thú kia để đáp lời ngài:
3.
Khất thực, tôi đang tiến bước lên,
Rồi
tôi yên lặng đứng gần bên
Một
nàng hành khất bần cùng nọ
Sống
ở nhà sau của láng giềng.
4.
Nàng ấy có tâm đạo tín thành,
Dâng
tôi cơm cháy với tay mình,
Rồi
nàng xả báo thân trần tục,
Giải
thoát khổ đau lúc tái sanh.
5.
Có loài Thiên chúng đại thần thông,
Thích
thú thay hình đổi dạng luôn,
Nàng
ở cõi trời đầy hạnh phúc,
Nhờ
cho cơm cháy, dạ hân hoan.
Khi Sakka Thiên chủ nghe kết quả vĩ đại, lợi ích vĩ đại của việc nàng cúng dường như vậy, liền nói:
6.
Ô kìa! Tặng vật kẻ ăn mày
Đem
cúng ngài Ca-diếp, hợp thay!
Thực
phẩm được xin từ kẻ khác
Đã
mang kết quả lớn như vầy!
7.
Nữ hoàng chánh hậu Chuyển luân vương,
Khả
ái toàn thân, đẹp vẹn toàn,
Yểu
điệu dưới mắt nhìn Thánh Chúa,
Cũng
không có giá trị ngang bằng
Một
phần mười sáu nàng hành khất
Đem
một miếng cơm cháy cúng dường.
8.
Một trăm con ngựa, trăm cân vàng,
Xa
giá do la kéo, một trăm,
Kiều
nữ trăm ngàn trang điểm ngọc
Hoa
tai, giá trị cững không bằng
Một
phần mười sáu nàng hành khất
Đem
một miếng cơm cháy cúng dường.
9.
Một trăm voi ở Tuyết Cao Sơn,
Ngà
giống càng xe, thật tráng cường,
Vương
tượng oai hùng mang áo giáp,
Cân
đai vàng ngọc cũng không bằng
Một
phần mười sáu nàng hành khất
Đem
một miếng cơm cháy cúng dường.
10.
Dù người nắm giữ mọi quyền năng
Khắp
bốn đại châu cũng chẳng bằng
Chỉ
một phần mười sáu lễ vật
Người
đem cơm cháy đến cung dâng.
Trưởng lão Mahà-Kassapa trình lên đức Thế Tôn tất cả mọi sự do Sakka Thiên chủ nói với Tôn giả, đức Thế Tôn lấy đó làm đề tài thuyết pháp.
4.
(21) Chuyện thứ tư -
Lâu
Đài Của Nàng Chiên-Đà-La (Candàlì-Vimàna)
Trong lúc đức Thế Tôn đang trú ngụ tại Ràjagaha, Ngài nhập định Đại bi mà chư Phật thường trú, sau đó xuất định và quán sát thế gian. Ngài thấy ngay trong thành phố ấy tại khu vực của dân chúng Candàla (Chiên-đà-la, hạng người vô loại khốn cùng không ai tiếp xúc) có một bà lão sắp mạng chung và một ác nghiệp đưa đến địa ngục đã xuất hiện cho bà.
Với tâm Đại bi, muốn làm cho bà tạo một nghiệp lành đưa đến cõi trời, Ngài suy nghĩ: 'Ta sẽ an trú kẻ ấy vào thiên giới', Ngài liền cùng đại chúng Tỷ-kheo vào Ràjagaha khất thực.
Vào lúc ấy, bà lão Chiên-đà-la chống gậy ra khỏi thành, thấy đức Thế Tôn đến gần, và khi bà đối diện Ngài, bà dừng lại. Đức Thế Tôn cũng dừng lại và đứng ngay trước mặt bà như thể cản bà tiến lên.
Sau đó, Tôn giả Mahà-Moggallàna, biết tâm bậc Đạo Sư và cũng biết thọ mạng bà lão sắp hết, bèn thúc giục bà đảnh lễ đức Thế Tôn:
1.
Lễ chân đức Phật Go-ta-ma,
Vì
xót thương cho số phận bà,
Giác
giả tối cao, danh tiếng rộng,
Đứng
ngay trước mặt, hỡi Chiên-đà.
2.
Hãy hướng tâm đầy đủ thiện duyên
Về
Ngài La-hán, bậc an nhiên,
Mau
mau đảnh lễ, hai tay chắp,
Vì
mạng sống kia chẳng được bền!
Khi bà lắng nghe lời Tôn giả, lòng đầy xúc động, bà phát khởi tâm tín hướng về bậc Đạo Sư, liền đảnh lễ Ngài với năm phần thân thể sát đất, và do hân hoan trước đức Phật, bà nhất tâm đứng yên lặng, đầu cúi xuống. Đức Thế Tôn bảo:
- Thế này là đủ để bà ấy lên thiên giới.
Xong Ngài vào thành với đại chúng Tỷ-kheo. Ngay lập tức sau đó, một con bò cái chạy trốn cùng với bê con, lao về phía bà già, lấy cặp sừng húc bà chết tại chỗ.
Để giải thích tất cả sự kiện này, chư vị Trưởng lão kết tập Kinh điển ngâm hai vần kệ;
3.
Được lời khuyên của bậc chân nhân
Là
bậc mang thân xác cuối cùng,
Bà
lão Chiên-đà liền đảnh lễ
Cồ-đàm
Giác Giả, đại danh lừng.
4.
Bò cái đá người khốn khổ trên,
Lúc
bà đang đứng chắp tay lên
Khấu
đầu đảnh lễ ngài Viên Giác,
Người
chiếu hào quang giữa bóng đêm.
Sau đó, bà được tái sanh giữa cõi trời Ba mươi ba. Bà có một đoàn tùy tùng hộ tống gồm cả một trăm ngàn tiên nữ.
Ngay đúng ngày hôm ấy, bà đã hóa thành một Thiên nữ trong Lâu đài của mình, hiện xuống cõi trần, tiến đến gần Tôn giả Mahà-Moggallàna và cung kính đảnh lễ Tôn giả.
Để giải thích việc này Thiên nữ nói:
5.
Bạch Tôn giả đại lực anh hùng,
Con
đã đạt thiên giới lực thần,
Đến
đảnh lễ người vô lậu hoặc,
An
nhiên, thanh tịnh, ở trong rừng.
Bậc Trưởng lão hỏi:
6.
Nàng Thiên nữ có sắc như vàng,
Danh
tiếng cao vời, tỏa ánh quang,
Tô
điểm ngọc châu, vừa hiện xuống
Từ
lâu đài, đảnh lễ nghiêm trang,
Được
đoàn tiên nữ theo hầu cận,
Hãy
nói là ai đó hỡi nàng?
Được Trưởng lão hỏi, Thiên nữ đáp bốn vần kệ:
7.
Tôn giả, con là kẻ khốn cùng,
Được
ngài thúc giục, bậc anh hùng,
Con
liền đảnh lễ Cồ-đàm Phật,
Bậc
Ứng Cúng, danh vọng lẫy lừng.
8.
Khi con đảnh lễ chân Ngài xong,
Là
kẻ khốn cùng, con mạng vong,
Hiện
ở Lâu đài muôn diễm lệ,
Lâm
viên Hỷ Lạc cõi thiên cung.
9.
Trăm ngàn tiên nữ đứng hầu con,
Xuất
chúng, con hơn hẳn cả đoàn,
Vượt
trội các nàng về mỹ sắc,
Vinh
quang danh vọng, mạng trường tồn.
10.
Nhiệt tâm, con tỉnh giác tinh cần,
Khi
đã làm nhiều thiện sự xong,
Tôn
giả, con về đây đảnh lễ
Bậc
hiền lân mẫn cõi phàm trần.
Lần nữa, một vần kệ lại được chư vị kết tập Kinh điển thêm vào:
11.
Khi việc này vừa được nói xong,
Nàng
Chiên-đà ấy dáng tri ân
Xác
minh việc trước, và quỳ lạy
Bậc
Ứng Cúng rồi biến mất luôn.
Tôn giả Mahà-Moggallàna trình lại sự kiện ấy lên đức Thế Tôn. Ngài liền lấy đó làm đề tài thuyết pháp cho hội chúng được hưởng nhiều lợi lạc.
5.
(22) Chuyện thứ năm -
Lâu
Đài Của Phu Nhân Khả Ái (Bhaddhitthi-Vimàna)
Bấy giờ, Thế Tôn trú tại Sàvatthi ở Kỳ Viên trong tinh xá ông Cấp Cô Độc. Thời ấy ở thành phố Kimbila có một nam tử của một gia chủ tên Rohaka, là người mộ đạo, có tín tâm, tuân thủ giới luật toàn vẹn. Cũng tại đó, trong một gia đình cùng hoàn cảnh tương tự, có một thiếu nữ mộ đạo, tín thành, được đặt tên Bhaddà (Cát Tường) vì bản chất tốt đẹp của nàng.
Bấy giờ cha mẹ Rohaka cầu hôn nàng Bhaddà cho con trai mình. Khi đúng ngày lành, họ rước nàng về và cử hành hôn lễ, hai người sống đời hòa thuận. Vì có đức hạnh hoàn toàn, người vợ nổi danh là Phu nhân Khả ái.
Thời ấy, hai vị Đại đệ tử cùng đoàn hộ tống năm trăm Tỷ-kheo đang du hành trong nước đến thành Kimbila. Rohaka biết tin chư vị đến đó, hân hoan đón chư Trưởng lão, cung kính đảnh lễ chư vị và mời chư vị thọ trai ngày hôm sau.
Vào hôm ấy, khi đã thiết đãi chư Trưởng lão cùng hội chúng tùy tùng, Rohaka cùng vợ và các con nghe pháp, thọ Tam quy và nguyện tuân hành Ngũ giới. Còn vợ chàng thực hành các ngày Bát quan trai giới cùng giữ gìn giới đức toàn vẹn, nên nàng được chư Thiên thần ái mộ đặc biệt.
Do chính đặc ân đó, nàng đã vô hiệu hóa một lời vu cáo xảy đến cho nàng và danh tiếng về đức hạnh cùng sự đoan chính toàn vẹn của nàng lan truyền khắp nơi trên trần thế.
Nguyên do là trước đó nàng ở nhà một mình tại thành Kimbila trong khi chồng nàng đang ở Takkasilà để buôn bán, nhân lúc cao hứng muốn vui chơi vào một dịp lễ hội, nàng được bạn bè khuyến khích, bèn đi gặp chồng nàng tại Takkasilà sau khi vị gia thần đã dùng uy lực giữ nàng ở lại đó.
Từ lúc gặp gỡ chồng, nàng thọ thai rồi được đưa về thành Kimbila, theo thời gian, tình trạng thọ thai của nàng đã rõ ràng, nàng bị mẹ chồng và nhiều người khác nghi ngờ nàng ngoại tình.
Nhưng rồi do uy lực của chính vị thần kia, khi cả thành phố Kimbila có vẻ như bị chìm ngập trong đại hồng thủy của sông Hằng, nàng đã làm cho sự ô nhục đổ lên đầu nàng phải thối lui nhờ mãnh lực của lời tuyên thệ trang nghiêm đi kèm với quyết tâm chứng thực sự trinh tiết của nàng, chẳng khác nào cơn đại hồng thủy của sông Hằng cùng các đợt sóng hỗn loạn hạ dần xuống.
Khi tái hợp với chồng và đưa ra chiếc nhẫn làm tin cùng các vật kỷ niệm chàng đã chân thành tặng nàng, nàng phá tan mối ngờ vực, nên được chồng nàng cùng toàn thể bà con thân thuộc và người đời tôn trọng. Do vậy tương truyền là danh tiếng về đức hạnh và sự đoan chính toàn vẹn của nàng vang dậy đến chân trời góc đất.
Sau đó, nàng từ trần và tái sanh vào cõi trời Ba mươi ba. Khi đức Thế Tôn từ Sàvatthi du hành đến cõi trời ấy và an tọa nên Thạch bàn Pandukambala (ngai Hoàng bảo thạch của Sakka) dưới gốc cây San hô (Pàricchattaka), và trong khi Thiên chúng đến cung kính đảnh lễ Ngài, Thục Nữ khả ái cũng đến ngồi một bên.
Đức Thế Tôn bèn hỏi nàng về hạnh nghiệp mà nàng đã tạo qua các vần kệ:
1.
Sắc trắng, vàng, xanh, đỏ, tía, đen,
Được
nhiều tơ mịn phủ lên trên,
Muôn
màu, muôn vẻ kia tô điểm
Cây
mạn-đà-la ở cõi thiên.
2.
Chuỗi mạn-đà-la có đủ màu
Mà
nàng đang đội ở trên đầu,
Hỡi
nàng Thiên nữ đầy thông tuệ,
Chẳng
thấy cây kia ở cõi nào.
3.
Vinh quang Thiên nữ hiện thân đây
Tam
thập tam thiên, cảnh giới này,
Khi
được hỏi, cho ta biết rõ,
Nghiệp
gì mang đến quả như vầy?
Khi được hỏi đức Thế Tôn hỏi vậy, nàng Thiên nữ đáp lại các vần kệ sau:
4.
Mọi người đều biết ở Kim-la
'Khả
ái Phu nhân', kẻ tại gia,
Đầy
đủ tín tâm, trì giới hạnh,
Hân
hoan bố thí, cúng Tăng già.
5.
Các thứ đèn dầu, thức uống ăn,
Tọa
sàng, y phục với đồ dùng,
Con
dâng cúng những người chân chánh
Với
mọi niềm thành kính nhiệt tâm.
6.
Vào ngày mười bốn với mười lăm,
Mồng
tám, những ngày có sáng trăng,
Đặc
biệt là ngày trong nửa tháng
Liên
quan Bố-tát giới tu thân.
7.
Con hành trì giới Bát quan trai,
Đức
hạnh bản thân giữ suốt đời,
Kiêng
kỵ sát sanh loài thú vật,
Tránh
xa dối trá, nói hai lời.
8.
Đoạn trừ trộm cắp, thói tà dâm,
Không
uống thuốc say hoặc rượu nồng,
Thích
thú con tu hành Ngũ giới,
Chuyên
tâm học Thánh Đế tinh thông.
9.
Là đệ tử Ngài có Nhãn quang,
Sinh
thời con sống thật tinh cần,
Nhờ
cơ duyên tốt xưa con tạo,
Thiện
nghiệp làm xong bỏ cõi trần,
Con
nhẹ bước trong vườn Hỷ lạc
Với
ánh hào quang của bản thân.
10.
Xưa cúng dường bao thức uống ăn
Chư
Tăng, hai đệ tử thần thông,
Bậc
Hiền đại tuệ đầy bi mẫn,
Nhờ
tạo cơ duyên lúc mạng vong,
Thiện
nghiệp hoàn thành, con nhẹ bước
Trong
vườn Hỷ lạc với hào quang.
11.
Xưa con trì giới Bát quan trai
Đem
phước lạc nhiều vô lượng thôi,
Với
các nghiệp lành con thực hiện,
Cùng
cơ duyên đã tạo trên đời,
Nay
con nhẹ bước vườn Hoan lạc
Trong
ánh hào quang tỏa sáng ngời.
6.
(23) Chuyện thứ sáu -
Lâu
Đài Của Sonadinnà (Sonadinnà-Vimàna)
Bấy giờ, đức Thế Tôn trú tại Sàvatthi, ở Kỳ Viên tinh xá. Thời ấy ở Nalandà có một nữ đệ tử tại gia tên là Sonadinnà, một người mộ đạo, có tín tâm, thường xuyên giữ đức hạnh và đoan chính trang nghiêm, ân cần phụng sự chư Tỷ-kheo với bốn vật cần dùng, cùng hành trì Bát quan trai giới.
Nàng được lợi lạc do nghe pháp và tạo đầy đủ điều kiện nhân duyên, tu tập Tứ Thánh đế, lấy đó làm đề tài thiền quán của nàng, nên nàng đắc quả vị Dự Lưu. Về sau, khi lâm trọng bệnh, nàng từ trần và tái sanh lên cõi trời Ba mươi ba.
Tôn giả Mahà Moggallàna hỏi nàng qua các vần kệ sau:
1.
Nàng Thiên nữ sắc đẹp siêu phàm
Đang
chiếu mười phương với ánh quang,
Nàng
đứng, toàn thân đều tỏa sáng
Như
vì sao cứu hộ trần gian.
2.
Vì sao nàng được sắc như vầy,
Vì
cớ gì nàng vinh hiển đây,
Những
lạc thú nào nàng mến chuộng
Trong
tâm, đều xuất hiện ra ngay?
3.
Hỡi nàng Thiên nữ đại oai thần,
Nàng
tạo đức gì giữa thế nhân,
Thần
lực nàng vì sao rực rỡ,
Dung
quang chiếu sáng khắp mười phương?
4.
Nàng Thiên nữ ấy hỷ tâm tràn,
Được
Mục-liên Tôn giả hỏi han,
Nàng
giải đáp ngay phần hạnh nghiệp,
Và
đây là kết quả cho nàng:
5.
Ngày xưa con ở Na-lan-dà,
Tín
nữ So-na được gọi là,
Đầy
đủ tín tâm, trì giới hạnh,
Hân
hoan bố thí, cúng Tăng già.
6.
Các thứ đèn dầu, thức uống ăn,
Tọa
sàng, y phục với đồ dùng,
Con
dâng cúng những người chân chánh
Cùng
với niềm thành kính nhiệt tâm.
7.
Vào ngày mười bốn với mười lăm,
Mồng
tám, những ngày có sáng trăng,
Đặc
biệt là ngày trong nửa tháng
Liên
quan Bố-tát giới tu thân.
8.
Con hành trì giới Bát quan trai,
Đức
hạnh bản thân giữ suốt đời,
Kiêng
kỵ sát sanh loài thú vật,
Tránh
xa dối trá nói hai lời.
9.
Đoạn trừ trộm cắp thói tà dâm,
Không
uống thuốc say hoặc rượu nồng,
Thích
thú con tu hành Ngũ giới,
Chuyên
tâm học Thánh Đế tinh thông,
Con
là đệ tử Cồ-đàm Phật,
Bậc
Nhãn quang danh vọng lẫy lừng.
10.
Vì thế sắc con đẹp thế này,
Và
con vinh hiển ở nơi đây,
Bất
kỳ lạc thú nào trong dạ
Yêu
chuộng, tức thì xuất hiện ngay.
11.
Xin trình Tôn giả đại oai thần
Công
đức con làm giữa thế nhân,
Nhờ
thế oai nghi con rực rỡ,
Dung
quang tỏa sáng khắp mười phương.
7.
(24) Chuyện thứ bảy -
Lâu
Đài Của Uposathà (Uposathà-Vimàna)
Chuyện này cũng tương tự chuyện Lâu đài trước, nhưng có những điểm khác biệt là ở đây, Uposathà là một nữ đệ tử tại gia ở Sàketa, và sau khi nàng đã giải thích cho Tôn giả Mahà-Moggallàna những gì đã xảy ra trước kia mà nay dung sắc của nàng chiếu sáng khắp mười phương, nàng lại nói thêm về một lỗi lầm của nàng:
1.
Xưa vẫn thường nghe Hỷ Lạc Viên,
Trong
con khởi dục vọng triền miên,
Tâm
con giữ chặt niềm mơ ước
Nên
tái sanh về Hỷ Lạc Viên.
2.
Con chẳng hành trì pháp Đạo Sư,
Ngài
là thân tộc của vầng ô,
Trí
con không hướng điều cao thượng,
Do
vậy, ăn năn mãi đến giờ.
Vị Trưởng lão hỏi:
3.
U-po-thà, trú tại Lâu đài
Trong
khoảng bao lâu, hãy đáp lời,
Khi
được hỏi xem nàng có biết
Bao
lâu thọ mạng ở trên trời?
Thiên nữ đáp:
4.
An trú đây ba mươi triệu năm,
Và
thêm vào đó sáu mươi ngàn,
Bạch
Tôn giả, đến khi thân hoại,
Con
sẽ đồng sinh với thế nhân.
Trưởng lão nói:
5.
Vậy nàng đừng sợ, U-po-thà,
Nàng
đã được ngay đức Phật-đà
Tuyên
bố Dự Lưu là xuất chúng,
Với
nàng, đọa xứ đã rời xa.
8,
9. (25, 26) Chuyện thứ tám và chín -
Các
Lâu Đài Của Niddà Và Suniddà (Niddà-Suniddà-Vimàna)
Chuyện hai Lâu đài thứ tám và thứ chín có nguồn gốc ở Ràjagaha. Các vần kệ cũng giống chuyện 23 không có gì khác lạ.
10.
(27) Chuyện thứ mười -
Lâu
Đài Của Nữ Thí Chủ (Bhikkhàdàyikà-Vimàna)
Bấy giờ, đức Thế Tôn trú tại Sàvatthi. Thời ấy tại Uttaramadhurà có một nữ nhân thọ mạng đã hết và phải tái sanh vào đọa xứ.
Vào lúc rạng đông, đức Thế Tôn vừa xuất khỏi định Đại bi, và quán sát thế gian, Ngài thấy nữ nhân ấy.
Muốn an trú kẻ ấy vào thiện thú, Ngài ra đi một mình xuống Madhurà vào vùng ngoại ô của thành phố để khất thực.
Vừa lúc ấy, bà kia đã chuẩn bị xong thức ăn tại nhà và đặt sang một bên, rồi ra đi với chiếc ghè đến chỗ có nước để tắm. Khi trở về nhà với ghè nước đầy, bà thấy đức Thế Tôn liền thưa:
- Có lẽ đức Thế Tôn đã nhận món cúng dường?
Đức Thế Tôn bảo:
- Ta sẽ nhận.
Bà ấy hiểu rằng Ngài chưa nhận món khất thực. Vì thế bà đặt ghè nước xuống, đến gần đức Thế Tôn cung kính đảnh lễ Ngài và thưa:
- Bạch Thế Tôn con muốn cúng dường, xin Ngài hãy cho phép con.
Đức Thế Tôn đồng ý bằng cách im lặng. Bà ấy biết rằng Ngài đã nhận lời, bèn tiến lên về trước sửa soạn chỗ ngồi ở một nơi đã được rảy nước và quét sạch, xong đứng chờ Ngài đến.
Ngài bước vào ngồi xuống. Bà cúng dường Ngài thức ăn và cũng ngồi xuống. Khi thọ thực xong, Ngài rút tay khỏi bình bát và nói lời tùy hỷ công đức, rồi tiếp tục lên đường.
Bà ấy nghe Ngài chúc lành, cảm thấy hân hoan hạnh phúc vô cùng, và vì bà không vơi niềm hoan hỷ do đức Phật mang lại, nên bà vẫn đứng cung kính đảnh lễ cho đến khi Ngài đi khuất dạng.
Chỉ sau đó vài ngày, bà từ trần và được tái sanh vào cõi trời Ba mươi ba.
Bấy giờ Tôn giả Mahà-Moggallàna đang du hành giữa Thiên chúng, thấy Thiên nữ này có đại thần thông và đại oai lực của chư Thiên hiện đang hưởng cảnh vinh quang trên thiên giới, mà ngay cả tri kiến một bậc Giác ngộ cũng không thể xác định được hạn lượng của cảnh ấy.
Tôn giả bèn ngâm các vần kệ hỏi về thiện nghiệp công đức mà nàng đã làm. Các vần kệ này cũng giống như trước:
1.
Nàng Thiên nữ sắc đẹp siêu phàm
Đang
chiếu mười phương với ánh quang,
Nàng
đứng, toàn thân đều tỏa sáng
Như
vì sao cứu hộ trần gian.
2.
Vì sao nàng được sắc như vầy,
Vì
cớ gì nàng vinh hiển đây,
Những
lạc thú nào nàng mến chuộng
Trong
tâm, đều xuất hiện ra ngay?
3.
Hỡi nàng Thiên nữ đại oai thần,
Nàng
tạo đức gì giữa thế nhân,
Thần
lực nàng vì sao rực rỡ,
Dung
quang chiếu sáng khắp mười phương?
4.
Nàng Thiên nữ ấy hỷ tâm tràn,
Được
Mục-liên Tôn giả hỏi han,
Nàng
giải đáp ngay phần hạnh nghiệp,
Và
đây là kết quả cho nàng:
5.
6. Kiếp xưa sinh ở chốn phàm trần,
Con
được làm người giữa thế nhân,
Con
gặp Phật-đà vô lậu hoặc,
An
nhiên tâm trí, chẳng mê lầm,
Với
Ngài, con có lòng thành tín,
Dâng
cúng tận tay các món ăn.
7.
Vì thế sắc con đẹp thế này,
Và
con vinh hiển ở nơi đây,
Bất
kỳ lạc thú nào trong da
Yêu
chuộng, tức thì xuất hiện ngay.
8.
Xin trình Tôn giả đại oai thần
Công
đức con làm giữa thế nhân,
Vì
thế oai nghi con rực rỡ,
Dung
quang chiếu sáng khắp mười phương.
11.
(28) Chuyện thứ mười một -
Lâu
Đài Cuả Nữ Thí Chủ Thứ Hai (Dutiyabhikkhàdàyika-Vimàna)
Chuyện
này cũng giống chuyện Lâu đài trước, trừ điểm ở đây
đức Thế Tôn trú tại Ràjagaha, và nữ nhân cúng dường cho
một Tỷ-kheo vô lậu hoặc, an nhiên tâm trí, chẳng còn si
mê.
Tổng Kết
Lâu đài Nữ tỳ và Lakhuma, Người cho cơm cháy, Candàli, Phu nhân Khả ái, và Sonadinnà, Uposathà, Niddà, và Suniddà, cùng hai Nữ thí chủ.
Phẩm này được biết qua các chuyện trên.
Lâu Đài Nữ Giới : Phẩm HaiPhẩm Đầu để Phúng Tụng