Phẩm 5 Khà Ái

23/07/20193:15 CH(Xem: 2980)
Phẩm 5 Khà Ái

KINH PHÁP CÚ TÂY TẠNG
Tôn giả Pháp Cứu (Dharmatrāta) tuyển soạn

 Nguyên Giác dịch và ghi nhận
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation

Phẩm 5
KHẢ ÁI

_____________________________________


Ghi nhận
: Khả ái là dễ thương, dễ được ưa thích. Bản Rockhill dịch là Những gì dễ thương (Agreeable things), trong khi hai bản kia cùng dịch là Vẻ đẹp, hay Nhan sắc (Beauty). Điểm chung nghĩa là, những gì làm say đắm chúng ta, như nơi mắt là nữ sắc, hoa, tranh, cảnh…, nơi tai là tiếng đàn, lời ca, giọng nói thủ thỉ… tương tự với những gì làm chúng ta say đắm nơi mũi (mùi hương), lưỡi (món ăn ngon), thân (cơ thể chạm xúc), ý nghĩ (tư tưởng, thơ văn)… Khi nơi đây dịch “khả ái” là nói chung tất cả các pháp lôi cuốn đó. Khi thấy có gì dễ thương, là thấy có “cái được tôi ưa thích,” và cả thế giới của “ngã, ngã sở” khởi dậy. Thí dụ, nghe một ca khúc hay, nhiều năm sau còn muốn nghe lại nữa; tức là bản nhạc đó đã trói buộc “thế giới tâm của tôi” qua thời gian rất dài. Để lìa các thứ khả ái, nói ngắn gọn là phải ly tham, không trụ vào bất cứ gì hết.

 

 

1 (212) Các thứ khả ái sẽ mang tới sầu khổsợ hãi; người rời bỏ các thứ khả ái, sẽ thoát sầu khổ, lìa sợ hãi.

 

2 Các thứ dễ thương sẽ mang tới sầu khổsợ hãi; khi tất cả những gì xinh đẹp đó biến đổi, thất vọng sẽ khởi lên.

 

3 Thế giới đầy phiền não –buồn, lo, tiếc nhớ... –khởi lên vì nắm giữ các thứ khả ái. Rời các thứ khả ái, phiền não biến mất.

 

4 Người hạnh phúc, lìa sầu khổ, khi không thấy gì là say đắm; không bận tâm với các thứ khả ái, sẽ ly tham  và giải thoát.

 

5 (210) Sầu khổ khởi dậy khi xa những gì mình ưa thích, khi gặp những gì mình hờn ghét; do vậy, đừng bao giờ tìm những gì dễ thương, cũng chớ bận tâm với những gì dễ ghét.

 

6 Khi buộc phải xa những gì mình ưa, khi cứ gặp những gì mình ghét, sầu khổ sẽ không chịu nổi đối với người già.

 

7 Khi người mình ưa thích lìa đời, như bà con hay bạn thân, nỗi buồn sẽ lớn và lâu dài; xa lìa người thương dẫn tới sầu đau.

 

8 Không thấy ưa với ghét sẽ không bị trói buộc; do vậy, ai thấy dễ thươngphiền não sẽ sẵn sàng từ bỏ những gì dễ ưa.

 

9 Ngưng so đo những gì ưa [với ghét], sẽ không bị buộc vào niềm vui thế tục; tìm niềm vui vượt trên tự ngã là tìm Niết bàn.

 

10 Chúng sinh cõi trời và người bị trói vào niềm vui thân xác (bodily), làm điều bất thiện, chịu khổ,  rơi vào già và chết.

 

11 Ai tinh tấn ngày đêm, lìa niềm vui thân xác, điều rất khó làm, sẽ nhổ được gốc rễ tội lỗi, thực phẩm của Ác Ma.

 

12 Kẻ bất trí xem bất thiện là thiện, xem khó ưa là dễ ưa, xem khổ là vui, chắc chắn sẽ bị hủy diệt.

 

13 Người tìm vui trong bất thiện pháp, sẽ không bao giờ biết đủ. Chớ nên làm bất thiện pháp.

 

14 Người tìm vui trong thiện pháp, sẽ tự sống biết đủ. Chớ nên làm bất thiện pháp.

 

15 Như thành quách biên trấn, có tường xây kiên cố bảo vệ; Người tự phòng hộ kiên cố sẽ sống trong niềm vui của pháp.

 

16 (157) Người trí sẽ vui sống khi tỉnh thức suốt cả ba thời; tỉnh thức liên tục chính là phòng hộ an toàn.

 

17 (315) Gác kỹ trong và ngoài, thành biên trấn sẽ bình an; tương tự, hãy tự canh gác mình liên tục, chớ để lỡ cơ hội sinh làm người, vì khi đã sinh vào địa ngục, là sẽ ân hận.

 

18 Nhìn khắp nơi, sẽ thấy mình thương mình nhất; do vậy, chớ làm cho người khác những gì mình thấy đau đớn cho mình.

 

19 Với mọi người, mạng người là quý, ai cũng sợ bị trừng phạt; do vậy, mình cũng thế, chớ đánh đập ai, chớ giết hại ai.

 

20 (219) Như người vừa đi thật xa và trở về bình an, người thân và bạn hữu đón với những tiếng reo mừng “Alala!”"

 

21 (220) Tương tự với người giới đức, khi rời đời này và sang đời khác, phước nghiệp hân hoan đón như người thân.

 

22 Do vậy, hãy làm việc lành cũng để cho đời sau; vì thiện nghiệp sẽ đón nhận các chúng sinh trong thế giới khác.

 

23 Người sống giới đức được chư thiên ca ngợi; người không có lỗi nào sẽ có niềm vui tuyệt hảo trên cõi trời.

 

24 Người thuận theo pháp, giữ giới hạnh, biết đủ, không nói dối, làm những gì nên làm, sẽ sống vui phần đời còn lại.

 

25 Người làm những gì nên làm, và người sống vui với chánh pháp, cho người khác niềm vui, sẽ an vui nơi thế giới sau.

 

26 Khuyên người khác giữ giới, và tự xa lìa tất cả sai trái – người công chính vui như thế, và không vui với điều bất chính.

 

27 Do vậy, những gì thiện và bất thiện sẽ ly biệt nơi cái chết; người ác hạnh rơi địa ngục, người thiện hạnh lên cõi trời.

 

Hết Phẩm 5, về Khả Ái

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tòa Bạch Ốc đã tổ chức đại lễ Vesak lần thứ ba vào thứ Sáu, ngày 5 tháng 5 năm 2023 và chia sẻ với một tuyên bố từ Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony J. Blinken về ngày lễ tôn vinh ba sự kiện trọng đại của Phật giáo: đản sinh, giác ngộ và niết bàn của Đức Phật. Lời Tuyên bố từ Bộ trưởng Ngoại giao Blinken đọc như sau:
Trong bối cảnh nhân loại vừa trải qua đại dịch Covid-19 và chiến tranh, xung đột còn diễn biến phức tạp đây đó trên thế giới; noi theo hạnh nguyện của Bồ-tát Thích Quảng Đức, tất cả Tăng Ni, Phật tử chúng ta cùng nhau dấn thân hơn nữa trên con đường thực hành Bồ-tát hạnh như lời Đức Thế Tôn đã dạy trong kinh Tư Ích Phạm Thiên sở vấn: “Bồ-tát là người có thể chịu đựng khổ đau thay cho tất cả chúng sinh, vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh mà hy sinh hạnh phúc của bản thân mình”. Tôi kêu gọi Tăng Ni, Phật tử các giới càng nên ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình tự thân để kết nên một đài sen cúng dường Đức Thế Tôn trong mùa Phật đản năm nay.
Chiều 26/5/2023 (08.4 Quý Mão) tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, Huế), Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản tại Thừa Thiên Huế – Ban Văn hóa đã tổ chức khai mạc triển lãm chủ đề “Lửa từ bi sáng ngời trang sử Phật” nhằm kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2567-DL.2023 và tưởng niệm 60 năm ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963-2023).