Phẩm 14 Ghét

23/07/20193:19 CH(Xem: 3574)
Phẩm 14 Ghét

KINH PHÁP CÚ TÂY TẠNG
Tôn giả Pháp Cứu (Dharmatrāta) tuyển soạn

 Nguyên Giác dịch và ghi nhận
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation

 

Phẩm 14

GHÉT

_______________________________________

 

Ghi nhận: Nhan đề phẩm này được Rockhill và Iyer dịch là “Hatred” (Ghét, khó chịu, ganh tỵ, không ưa… đối với ai) trong khi Sparham dịch là “Animosity” (rất mực căm ghét). Nơi đây dịch là “Ghét” – một chữ quen thuộc trong tiếng Việt mang nhiều mức độ “bực dọc, khó chịu, căm giận…”

Bài kệ số 6 nói về xung đột giữa Vua Brahmadatta của xứ Kaci và Dirgila của xứ Kosala, bị người kém trí xui giục chiến tranh, tàn sát, cướp bóc, rồi lại hòa nhau.

Nhiều bài kệ nơi dây dạy về chọn bạn: hãy chọn bạn lành, hiền trí; nếu không gặp, hãy sống cô tịch, như voi trong rừng.

 

 

1 Khi ghét người không làm sai và ghét người không hề ghét là tự gây tội cho mình kiếp này và kiếp sau.

 

2 Ghét, tự khổ cho mình; sau, làm khổ người khác. Như chim mồi của thợ săn, tự giam và rồi bẫy chim khác.

 

3 Ai đánh, rồi sẽ bị đánh; ai giận ghét, rồi sẽ bị giận ghét; ai mắng, rồi sẽ bị mắng; ai sân hận, sẽ gặp sân hận.

 

4 Kẻ tu sĩ kém trí không biết chánh pháp, dù đời này quá ngắn, vì khờ dại nên cứ vào tranh cãi vô ích.

 

5 Họ gây dị kiến trong tăng đoàn: Đây mới là người tốt nhất, sao lại chọn kẻ kia, vừa yếu, vừa kém trí?

 

6 Khi một xương bị gãy, họ xui giục chém giết, cướp ngựa, gia súc, bảo vật, chiếm đất, rồi lại hòa làm bạn.

 

7-8 Nhưng người trí, biết lẽ phải, nói: “Tại sao bạn không học pháp này, để học sống chân thực?” Bạn chưa có giới hạnh bậc thánh, hãy tự cẩn trọng lời nói, hãy canh gác cả cho hàng xóm về hiểm nguy lời họ có thể dẫn tới, người biết chánh pháp luôn nói từ ái dịu dàng.

 

9 (3) Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi. Ai ôm hiềm hận ấy, Hận thù không thể nguôi.

 

10 (4) Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi. Không ôm hiềm hận ấy, Hận thù được tự nguôi.

 

11 (5) Với hận diệt hận thù, Đời này không có được. Không hận diệt hận thù, Là định luật ngàn thu.

 

12 Ai sân hận đối với kẻ sân hận sẽ không bao giờ thanh tịnh; người không sân hận sẽ làm lắng dịu kẻ sân hận: sân hận mang sầu khổ tới, người trí không sân hận.

 

13 (328) Nếu được bạn hiền trí, Đáng sống chung, hạnh lành, Nhiếp phục mọi hiểm nguy, Hoan hỷ sống chánh niệm.

 

14 (329) Nếu không gặp bạn hiền trí, trung thành, thiện hạnh, y như vua rời bỏ vương quốc lớn, hãy về sống riêng cô độc, và  chớ phạm lỗi nào.

 

15 (61) Nếu không gặp bạn lành, có đời sống như mình, hãy sống đời cô tịch, chớ làm bạn với kẻ ngu.

 

16 (330) Thà sống đời cô tịch, hơn làm bạn kẻ ngu; rời bỏ mọi vướng bận trong tâm, người sống một mình, y hệt như voi trong rừng già.

 

 

Hết Phẩm 14, về Ghét

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.