Phẩm 29 Ngày và Đêm

23/07/20193:25 CH(Xem: 3308)
Phẩm 29 Ngày và Đêm

KINH PHÁP CÚ TÂY TẠNG
Tôn giả Pháp Cứu (Dharmatrāta) tuyển soạn

 Nguyên Giác dịch và ghi nhận
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation

 

Phẩm 29

NGÀY VÀ ĐÊM

 ______________________________________

 

Ghi nhận: Nhan đề của phẩm này được Rockhill và Iyer dịch là “Day and Night” (Ngày và Đêm), nhưng bản Sparham dịch là “Antitheses” (Phản Đề). Chú giải của Rockhill ghi rằng hai bài kệ đầu là khi Đức Phật nói về các bà la môn ngoại đạo như ánh sáng con đom đóm, trong khi Đức Phật như mặt trời.

Đức Phật nói hai bài kệ 11 và 12 với vua Prasenajit khi thấy vua vì ngộ nhận màu áo đã bày tỏ tôn kính nhiều du sĩ khổ hạnh là bậc A La Hán, rằng chớ nhìn bề ngoài.

Bản ghi chú Sparham ghi rằng Đức Phật nói bài kệ 22 và 23 để khen Tỳ khưu Ratna, đã giải thoát vì hủy diệt xong ngôi nhà (thân tâm), không còn niềm tin (không ưa thích sinh tử), không trả lại cái được làm (chứng vô tác, tức Niết bàn), ăn đồ mửa ra (tức, không còn tham), giết xong cha mẹ (mẹ là tham ái, cha là vô minh), đánh bại hai vua (tức, danh và sắc), chinh phục vương quốc (thân tâm), và đánh bại quân binh (các tâm sở).

Các bài kệ 24-25 theo hai bản Rockhill và Iyer là “Tất cả hành vi của người giải thoát mang ba đặc tính: Không, vô tướng, cô tịch,” bản Sparham dịch ý “cô tịch” là “không dính mắc.” Có thể hiểu là “vô sở trụ” bởi vì hình ảnh trong kệ này là dấu vết chim bay trên không, hiểu là tâm người giải thoát không dính vào sắc thanh hương vị xúc pháp nào.

Trong phẩm này, nhiều bài kệ được lập đi, lập lại, cho thấy phẩm này và có thể nhiều phẩm khác nằm trong kinh nhật tụng của chư tăng.

Các bài kệ 54-57, theo chú giải của Rockhill, do Đức Phật nói khi Vua Cuddbodana nhớ Đức Phật, muốn gặp lại, nên gửi một người mang tin tìm tới với lời dặn, phải đưa Đức Phật về cho vua bằng mọi giá, kể cả bạo lực.

Đức Phật nói bài kệ 59 (trong Pháp Cú Pali là Kệ 348) khi chàng trai Uggasena đang đứng trên đầu gậy cao để làm xiếc. Khi nghe dứt bài kệ, ngài Uggasena tức khắc đắc quả A La Hán. Kinh Kim Cang cũng nói ý này. Riêng Thiền Tông thường dẫn ra bài kệ này để chỉ rằng Đức Phật đã dạy pháp Thiền Đốn Ngộ.

Độc giả có thể có kinh nghiệm này, thử nhìn vào tâm mình, không nghĩ tới những gì đã qua, không nghĩ tới tương lai, và ngay hiện tại tức khắc đó cũng không nghĩ ngợi vướng bận gì tới sắc-thanh-hương-vị-xúc-pháp, thì ngay khi quan sát đó chính là tâm đã lìa tham sân si, ngay hiện tại tức khắc đó cũng đã hoàn tất Bát Chánh Đạo (mắt thấy lìa ngã-pháp là chính kiến, tâm lìa tham sân sichính tư duy, miệng không lời phải quấychính ngữ, giới hạnh thu thúc là chánh nghiệp, không hại chúng sinhchính mạng, không lìa thiện pháp là chính tinh tấn, tâm không lìa tứ niệm xứ trong khoảnh khắc hiện tạichính niệm, tâm không dao độngchính định)... Và đó là Thiền Đốn Ngộ, giây phút đó cũng là khi Bồ Đề Đạt Ma bảo Thần Quang đưa tâm ra cho ngài an tâm, thì Thần Quang nhìn vào tâm và không thấy tâm quá-hiện-vị-lai nào, thì Bồ Đề Đạt Ma nói là ngay khi đó đã an tâm rồi. Từ đó, Thần Quang được đổi tên là Huệ Khả. Từ khoảnh khắc đó, chỉ giữ tâm đó, gọi là trước ngộ, sau tu.  


1 Khi mặt trời chưa mọc, đom đóm chiếu sáng; khi mặt trời mọc, đom đóm hết sáng và trở thành tối như cũ.

 

2 Khi Như Lai chưa xuất hiện, các nhà ngụy biện chiếu sáng; khi đấng Giác Ngộ Hoàn Mãn xuất hiện nơi thế giới này, các thầy trò ngụy biện hết chiếu sáng.

 

3 (11) Người xem vật rẻ tiền là quý giá, và người xem vật quý giá là rẻ tiền, toàn bộ hiểu biết của người này đã đảo ngược hoàn toàn – người này sẽ không tìm ra những gì quý giá.

 

4 (12) Người biết vật rẻ tiền là rẻ tiền, và người xem vật quý giá là quý giá, toàn bộ hiểu biết của người này là chính đáng -- người này sẽ tìm ra những gì quý giá.

 

5 Ai cứ mãi tăng thêm trói buộc xuyên qua ưa thích tà kiến, và cứ mãi nghe tà kiến, nhảy múa vòng quanh sinh tử luân hồi, sẽ rơi vào lửa như bướm đêm thiêu thân.

 

6 Ai trong cõi này có bất kỳ ngờ vực nào về nhân quả nơi cõi này hay cõi sau, nếu người này sống đời thánh hạnh, khi nghĩ tới ngờ vực, ngờ vực sẽ biến mất.

 

7 (9) Người có tâm như nước đục, và người mặc áo cà sa, sống không tự chế, sẽ không xứng đáng mặc cà sa.

 

8 (10) Người xa lìa tất cả nhiễm ô, luôn chú tâm vào giới hạnh, sống tự chế, sẽ xứng đáng mặc áo cà sa.

 

9 Ai mưu mô, lừa gạt, tham tài vật, bất kể màu áo cà sa, bề ngoàilời nói, sẽ không trở thành người tôn quý.

 

10 Cắt bỏ ba tâm mưu mô, lừa gạt, tham tài vật cũng như chặt ngọn cây tala – thông minh và sạch tội, người này được gọi là tốt nhất trong cõi người.

 

11 Người trong cõi này, có tính lừa gạt, ích kỷ, không chịu tự phòng hộ, giả vờ như khéo phòng hộ với bộ áo cà sa – chớ nên tin tưởng người như thế.

 

12 Trông dễ nhầm như màu đồng, như sắt được mạ vàng, là người có tâm địa như thuốc độc và có vẻ ngoài như bậc thánh, và người đi lòng vòng trong thế giới này với nhiều người theo đông.

 

13 (325) Người ưa ngủ, ăn nhiều, nằm lăn lóc qua lại, chẳng khác heo no bụng, kẻ ngu nhập thai mãi.

 

14 Người nào luôn luôn biết suy nghĩ, biết ăn chừng mực, sẽ ít gặp khổ, giữ cách ăn chậm để tăng tuổi thọ.

 

15 (7) Ai ưa nhìn cảnh đẹp mắt, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần. Ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.

 

16 (8) Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uốngtiết độ, có lòng tin, tinh cần. Ma không uy hiếp được, như núi đá trước gió.

 

17 (99) Khả ái thay núi rừng, chỗ người phàm không ưa, vị ly tham ưa thích, vì không tìm dục lạc.

 

18 (98) Làng mạc hay rừng núi, thung lũng hay đồi cao, La Hán trú chỗ nào, đất ấy thật khả ái.

 

19 (304) Người lành dầu ở xa, sáng tỏ như núi tuyết; Người ác dầu ở gần, như tên bắn đêm đen.

 

20 Ai thân với người trí, với bậc thánh có tâm trong sạch, sẽ có lợi ích lớn, và sẽ đắc trí tuệ thâm sâu.

 

21 (320) Hãy như voi giữa trận, hứng chịu cung tên bắn, hãy kham nhẫn hứng chịu mọi phỉ báng.

 

22 Người đã phá hủy nhà xong, không còn tin tưởng gì [vào sinh tử], không trả lại cái tạo tác [đã chứng vô tác, Niết bàn], phá hủy các cơ hội [tái sinh], và ăn đồ mửa [chứng vô tham]. Đó là bậc thánh. 

 

23 Đã giết xong cha [vô minh] và mẹ [tham ái] và hai vị vua [danh, sắc], đã chinh phục trọn vương quốc với các thần dân [các tâm sở], người này sẽ thanh tịnh.

 

24 (92) Người đó rời xa sắc dục, ăn uống điều độ. Tất cả hành vi mang ba đặc tính: Không, vô tướng, vô sở trụ; lối đi khó nhận ra, như chim trên trời.

25 (93) Người đó rời xa sắc dục, ăn uống điều độ. Tất cả hành vi mang ba đặc tính: Không, vô tướng, vô sở trụ; dấu vết người này khó dò ra, như chim trên trời.

 

26 Người đó rời xa sắc dục, ăn uống điều độ. Tất cả hành vi mang ba đặc tính: Không, vô tướng, thiền định liên tục; lối đi người này khó thấy, như chim trên trời.

 

27 Người đó rời xa sắc dục, ăn uống điều độ. Tất cả hành vi mang ba đặc tính: Không, vô tướng, thiền định liên tục; dấu vết người này khó thấy, như chim trên trời.

 

Bài kệ 28, 29 lập lại hai bài kệ 24 và 25.

 

30 Người đó không bị giữ nơi bờ này, đã đoạn tận lậu hoặc. Tất cả hành vi mang ba đặc tính: Không, vô tướng, vô sở trụ; lối đi người này khó thấy, như chim trên trời.

 

31 Người đó không bị giữ nơi bờ này, đã đoạn tận lậu hoặc. Tất cả hành vi mang ba đặc tính: Không, vô tướng, vô sở trụ; dấu vết người này khó thấy, như chim trên trời.

 

32 Người đó không bị giữ nơi bờ này, đã đoạn tận lậu hoặc. Tất cả hành vi mang ba đặc tính: Không, vô tướng, thiền định liên tục; lối đi người này khó thấy, như chim trên trời.

 

33 Người đó không bị giữ nơi bờ này, đã đoạn tận lậu hoặc. Tất cả hành vi mang ba đặc tính: Không, vô tướng, thiền định liên tục; dấu vết người này khó thấy, như chim trên trời.

 

Bài kệ 34, 35 lập lại các bài kệ 32 và 33.

 

36 (85) Ít người giữa nhân loại, đến được bờ bên kia. Còn số người còn lại, xuôi ngược chạy bờ này.

 

37 (86) Những ai hành trì pháp, theo chánh pháp khéo dạy, sẽ tới bờ kia, qua biển sinh tử, lối đi khó vượt.

 

38 Người đó tự giải thoát nhờ chú tâm tỉnh thức, để lại quá khứ tất cả sầu khổ, tự mình rời trói buộc, sẽ không gặp phiền não nữa.

 

39 Người này vượt qua đường sợ hãi, xa lìa đường gập ghềnh bất thiện, rời tất cả trói buộc, hủy diệt thuốc độc của tham đắm.

 

40 (251) Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!

 

41 Sa môn đã tới bờ kia sẽ y hệt bầu trời không dấu chân. Kẻ ngu vui theo lắm việc cõi này, Như Lai không ưa thích gì nơi cõi này. Kẻ ngu bị dính mắc (nắm giữ) lôi đi; người trí phá hủy tất cả dính mắc.

42 Người trí phá hủy tất cả dính mắc của cõi trờicõi người; nhờ xa lìa tất cả dính mắc, người trí đoạn tận tất cả sầu khổ.

 

43 Từ dính mắc sẽ dẫn tới sinh hữu; lìa dính mắc sẽ không còn sinh hữu; người trí phải hiểu về đường dẫn tới sinh diệt và đường tới vô sinh diệt. Người trí hãy chọn con đường xa lìa dính mắc (vô sở trụ) để giải thoát.

 

44 Làm ác, sẽ gặp cảnh khổ, tương lai tái sinh cũng sẽ thọ khổ; làm thiện, sẽ gặp cảnh hạnh phúc, tương lai tái sinh cũng gặp cảnh hạnh phúc.

 

45 Chớ làm ác trong cả hai (kiếp này và kiếp sau) vì làm ác sẽ thọ khổ; hãy làm thiện để xa lìa sầu khổ.

 

46 Khi người trí và kẻ ngu ở chungim lặng, sẽ không ai phân biệt được họ; họ chỉ được nhận ra qua lời nói, khi người trí dạy pháp về đường tới Niết bàn.

 

47 Giảng dạy chánh pháptiêu chuẩn của Như Lai, chánh pháp là dấu ấn của Như Lai; pháp của Như Lai đã được giải nghĩa sáng tỏ, hãy truyền xa hơn.

 

48 (227) Không nói, sẽ bị chê; nói nhiều, sẽ bị chê; nói chậm, sẽ bị chê; không ai trên đời không bị chê trách.

 

49 (228) Người chỉ thuần bị chê trách, người chỉ thuần được khen, chưa từng có như thế; trước giờ chưa từng có chuyện như thế, tương lai cũng không bao giờ có.

 

50 Người trong tâm không vướng gì về sinh hữu, người đã đoạn tận sầu khổ vì lìa dính mắc, người đã giải thoát khỏi sinh hữu, chúng sinh cõi trời và người không hiểu được mục đích người này.

 

51 (229, 230) Người này được các bậc thiện tri thức khen ngợi vì có tín tâm, giới hạnhđại trí tuệ, không còn ai chê trách được người này nữa; người này y hệt vàng trong cõi Diêm Phù Đề.

 

52 (81) Như núi và đá tảng không bị gió lay động, người trí không bị dao động dù được khen hay bị chê.

 

53 Người tinh tấn không để lại gốc rễ nào nơi mặt đất, không để lại một chiếc lá nhiễm ô nào trên bất kỳ cành nào, xa lìa mọi trói buộc, không ai chê trách được.

 

54 (179) Đức Phật là người chiến thắng, không bại, là người thế giới không thể so bằng, là người có oai lực vô cùng tận, là bậc tự giác, không ai hướng dẫn.

 

55 Đức Phật là người chiến thắng, không bại, là người thế giới không thể so bằng, là người có oai lực vô cùng tận, là bậc tự giác, không ai hướng dẫn.

56 (180) Đức Phật là người đã không còn chút mảy may nào về tham, là người lĩnh vực hoạt động lan rộng tới vô tận, là bậc không ai hướng dẫn.

 

57 Đức Phật là người đã không còn chút mảy may nào về tham, là người có oai lực lan rộng tới vô tận, là bậc không ai hướng dẫn.

 

58 Ngài là bậc chiếu sáng bởi tri kiến toàn hảo, người đã an trụ trong Không, người hiểu tất cả pháp, người giải thoátxa lìa tất cả mọi dính mắc, xa lìa tất cả sắc tướng (form) và xa lìa tất cả thức (consciousness), người đã vượt trên bốn cõi vô sắc, người đã đoạn tận sinh hữu.

 

59 (348) Hãy buông tất cả những gì quá khứ, buông tất cả những gì của tương lai, buông tất cả những gì của hiện tại, ngươi sẽ quá tới bờ bên kia; khi tâm xa lìa tất cả, ngươi sẽ không còn sinh và tử.

 

 

Hết Phẩm 29, về Ngày và Đêm

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.