Tập 4 (Quyển 90 – 100)

07/05/201012:00 SA(Xem: 28136)
Tập 4 (Quyển 90 – 100)

KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Hán dịch: Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Trí Nghiêm

 TẬP 4 (Quyển 90 – 100)


XXVII. PHẨM CẦU BÁT-NHÃ

03

Kiều Thi Ca! Chẳng phải lìa tám giải thoát có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của tám giải thoát có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của tám giải thoát có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa tám giải thoát có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa tám giải thoát có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ có thể đắc pháp tánh của Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của tám giải thoát có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của tám giải thoát có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ có thể đắc pháp tánh của Như Lai.

Kiều Thi Ca! Chẳng phải trong tám giải thoát có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc tám giải thoát; chẳng phải trong tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; chẳng phải trong chơn như của tám giải thoát có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của tám giải thoát; chẳng phải trong chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; chẳng phải trong pháp tánh của tám giải thoát có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của tám giải thoát; chẳng phải trong pháp tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; chẳng phải trong tám giải thoát có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc tám giải thoát; chẳng phải trong tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; chẳng phải trong tám giải thoát có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc tám giải thoát; chẳng phải trong tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; chẳng phải trong chơn như của tám giải thoát có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của tám giải thoát; chẳng phải trong chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; chẳng phải trong pháp tánh của tám giải thoát có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của tám giải thoát; chẳng phải trong pháp tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Kiều Thi Ca! Chẳng phải lìa bốn niệm trụ có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của bốn niệm trụ có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của bốn niệm trụ có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa bốn niệm trụ có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa bốn niệm trụ có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo có thể đắc pháp tánh của Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của bốn niệm trụ có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của bốn niệm trụ có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo có thể đắc pháp tánh của Như Lai.

Kiều Thi Ca! Chẳng phải trong bốn niệm trụ có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc bốn niệm trụ; chẳng phải trong bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; chẳng phải trong chơn như của bốn niệm trụ có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của bốn niệm trụ; chẳng phải trong chơn như của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; chẳng phải trong pháp tánh của bốn niệm trụ có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của bốn niệm trụ; chẳng phải trong pháp tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; chẳng phải trong bốn niệm trụ có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc bốn niệm trụ; chẳng phải trong bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; chẳng phải trong bốn niệm trụ có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc bốn niệm trụ; chẳng phải trong bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; chẳng phải trong chơn như của bốn niệm trụ có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của bốn niệm trụ; chẳng phải trong chơn như của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; chẳng phải trong pháp tánh của bốn niệm trụ có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của bốn niệm trụ; chẳng phải trong pháp tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo.

Kiều Thi Ca! Chẳng phải lìa pháp môn giải thoát không có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của pháp môn giải thoát không có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của pháp môn giải thoát không có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa pháp môn giải thoát không có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa pháp môn giải thoát không có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện có thể đắc pháp tánh của Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của pháp môn giải thoát không có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của pháp môn giải thoát không có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện có thể đắc pháp tánh của Như Lai.

Kiều Thi Ca! Chẳng phải trong pháp môn giải thoát không có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp môn giải thoát không; chẳng phải trong pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; chẳng phải trong chơn như của pháp môn giải thoát không có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của pháp môn giải thoát không; chẳng phải trong chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; chẳng phải trong pháp tánh của pháp môn giải thoát không có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của pháp môn giải thoát không; chẳng phải trong pháp tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; chẳng phải trong pháp môn giải thoát không có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc pháp môn giải thoát không; chẳng phải trong pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; chẳng phải trong pháp môn giải thoát không có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp môn giải thoát không; chẳng phải trong pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; chẳng phải trong chơn như của pháp môn giải thoát không có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của pháp môn giải thoát không; chẳng phải trong chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; chẳng phải trong pháp tánh của pháp môn giải thoát không có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của pháp môn giải thoát không; chẳng phải trong pháp tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.

Kiều Thi Ca! Chẳng phải lìa năm loại mắt có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa sáu phép thần thông có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của năm loại mắt có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của sáu phép thần thông có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của năm loại mắt có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của sáu phép thần thông có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa năm loại mắt có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa sáu phép thần thông có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa năm loại mắt có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa sáu phép thần thông có thể đắc pháp tánh của Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của năm loại mắt có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của sáu phép thần thông có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của năm loại mắt có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của sáu phép thần thông có thể đắc pháp tánh của Như Lai.

Kiều Thi Ca! Chẳng phải trong năm loại mắt có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc năm loại mắt; chẳng phải trong sáu phép thần thông có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc sáu phép thần thông; chẳng phải trong chơn như của năm loại mắt có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của năm loại mắt; chẳng phải trong chơn như của sáu phép thần thông có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của sáu phép thần thông; chẳng phải trong pháp tánh của năm loại mắt có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của năm loại mắt; chẳng phải trong pháp tánh của sáu phép thần thông có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của sáu phép thần thông; chẳng phải trong năm loại mắt có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc năm loại mắt; chẳng phải trong sáu phép thần thông có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc sáu phép thần thông; chẳng phải trong năm loại mắt có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc năm loại mắt; chẳng phải trong sáu phép thần thông có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc sáu phép thần thông; chẳng phải trong chơn như của năm loại mắt có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của năm loại mắt; chẳng phải trong chơn như của sáu phép thần thông có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của sáu phép thần thông; chẳng phải trong pháp tánh của năm loại mắt có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của năm loại mắt; chẳng phải trong pháp tánh của sáu phép thần thông có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của sáu phép thần thông.

Kiều Thi Ca! Chẳng phải lìa mười lực của Phật có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của mười lực của Phật có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của mười lực của Phật có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa mười lực của Phật có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa mười lực của Phật có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng có thể đắc pháp tánh của Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của mười lực của Phật có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của mười lực của Phật có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng có thể đắc pháp tánh của Như Lai.

Kiều Thi Ca! Chẳng phải trong mười lực của Phật có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc mười lực của Phật; chẳng phải trong bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng phải trong chơn như của mười lực của Phật có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của mười lực của Phật; chẳng phải trong chơn như của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng phải trong pháp tánh của mười lực của Phật có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của mười lực của Phật; chẳng phải trong pháp tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng phải trong mười lực của Phật có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc mười lực của Phật; chẳng phải trong bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng phải trong mười lực của Phật có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc mười lực của Phật; chẳng phải trong bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng phải trong chơn như của mười lực của Phật có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của mười lực của Phật; chẳng phải trong chơn như của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng phải trong pháp tánh của mười lực của Phật có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của mười lực của Phật; chẳng phải trong pháp tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

Kiều Thi Ca! Chẳng phải lìa pháp không quên mất có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa tánh luôn luôn xả có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của pháp không quên mất có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của tánh luôn luôn xả có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của pháp không quên mất có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của tánh luôn luôn xả có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa pháp không quên mất có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa tánh luôn luôn xả có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa pháp không quên mất có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa tánh luôn luôn xả có thể đắc pháp tánh của Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của pháp không quên mất có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của tánh luôn luôn xả có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của pháp không quên mất có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của tánh luôn luôn xả có thể đắc pháp tánh của Như Lai.

Kiều Thi Ca! Chẳng phải trong pháp không quên mất có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp không quên mất; chẳng phải trong tánh luôn luôn xả có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc tánh luôn luôn xả; chẳng phải trong chơn như của pháp không quên mất có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của pháp không quên mất; chẳng phải trong chơn như của tánh luôn luôn xả có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của tánh luôn luôn xả; chẳng phải trong pháp tánh của pháp không quên mất có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của pháp không quên mất; chẳng phải trong pháp tánh của tánh luôn luôn xả có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của tánh luôn luôn xả; chẳng phải trong pháp không quên mất có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc pháp không quên mất; chẳng phải trong tánh luôn luôn xả có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc tánh luôn luôn xả; chẳng phải trong pháp không quên mất có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp không quên mất; chẳng phải trong tánh luôn luôn xả có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc tánh luôn luôn xả; chẳng phải trong chơn như của pháp không quên mất có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của pháp không quên mất; chẳng phải trong chơn như của tánh luôn luôn xả có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của tánh luôn luôn xả; chẳng phải trong pháp tánh của pháp không quên mất có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của pháp không quên mất; chẳng phải trong pháp tánh của tánh luôn luôn xả có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của tánh luôn luôn xả.

Kiều Thi Ca! Chẳng phải lìa trí nhất thiết có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của trí nhất thiết có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của trí nhất thiết có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa trí nhất thiết có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa trí nhất thiết có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể đắc pháp tánh của Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của trí nhất thiết có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của trí nhất thiết có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể đắc pháp tánh của Như Lai.

Kiều Thi Ca! Chẳng phải trong trí nhất thiết có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc trí nhất thiết; chẳng phải trong trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng phải trong chơn như của trí nhất thiết có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của trí nhất thiết; chẳng phải trong chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng phải trong pháp tánh của trí nhất thiết có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của trí nhất thiết; chẳng phải trong pháp tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng phải trong trí nhất thiết có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc trí nhất thiết; chẳng phải trong trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng phải trong trí nhất thiết có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc trí nhất thiết; chẳng phải trong trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng phải trong chơn như của trí nhất thiết có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của trí nhất thiết; chẳng phải trong chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng phải trong pháp tánh của trí nhất thiết có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của trí nhất thiết; chẳng phải trong pháp tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Kiều Thi Ca! Chẳng phải lìa tất cả pháp môn Đà-la-ni có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa tất cả pháp môn Tam-ma-địa có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của tất cả pháp môn Đà-la-ni có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của tất cả pháp môn Tam-ma-địa có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa tất cả pháp môn Đà-la-ni có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa tất cả pháp môn Tam-ma-địa có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa tất cả pháp môn Đà-la-ni có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa tất cả pháp môn Tam-ma-địa có thể đắc pháp tánh của Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của tất cả pháp môn Đà-la-ni có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của tất cả pháp môn Tam-ma-địa có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa có thể đắc pháp tánh của Như Lai.

Kiều Thi Ca! Chẳng phải trong tất cả pháp môn Đà-la-ni có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc tất cả pháp môn Đà-la-ni; chẳng phải trong tất cả pháp môn Tam-ma-địa có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc tất cả pháp môn Tam-ma-địa; chẳng phải trong chơn như của tất cả pháp môn Đà-la-ni có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của tất cả pháp môn Đà-la-ni; chẳng phải trong chơn như của tất cả pháp môn Tam-ma-địa có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của tất cả pháp môn Tam-ma-địa; chẳng phải trong pháp tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni; chẳng phải trong pháp tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa; chẳng phải trong tất cả pháp môn Đà-la-ni có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc tất cả pháp môn Đà-la-ni; chẳng phải trong tất cả pháp môn Tam-ma-địa có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc tất cả pháp môn Tam-ma-địa; chẳng phải trong tất cả pháp môn Đà-la-ni có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc tất cả pháp môn Đà-la-ni; chẳng phải trong tất cả pháp môn Tam-ma-địa có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc tất cả pháp môn Tam-ma-địa; chẳng phải trong chơn như của tất cả pháp môn Đà-la-ni có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của tất cả pháp môn Đà-la-ni; chẳng phải trong chơn như của tất cả pháp môn Tam-ma-địa có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của tất cả pháp môn Tam-ma-địa; chẳng phải trong pháp tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni; chẳng phải trong pháp tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Kiều Thi Ca! Chẳng phải lìa Dự-lưu có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của Dự-lưu có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của Dự-lưu có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa Dự-lưu có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa Dự-lưu có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán có thể đắc pháp tánh của Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của Dự-lưu có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của Dự-lưu có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán có thể đắc pháp tánh của Như Lai.

Kiều Thi Ca! Chẳng phải trong Dự-lưu có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc Dự-lưu; chẳng phải trong Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; chẳng phải trong chơn như của Dự-lưu có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của Dự-lưu; chẳng phải trong chơn như của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; chẳng phải trong pháp tánh của Dự-lưu có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của Dự-lưu; chẳng phải trong pháp tánh của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; chẳng phải trong Dự-lưu có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc Dự-lưu; chẳng phải trong Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; chẳng phải trong Dự-lưu có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc Dự-lưu; chẳng phải trong Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; chẳng phải trong chơn như của Dự-lưu có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của Dự-lưu; chẳng phải trong chơn như của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; chẳng phải trong pháp tánh của Dự-lưu có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của Dự-lưu; chẳng phải trong pháp tánh của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán.

Kiều Thi Ca! Chẳng phải lìa Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả có thể đắc pháp tánh của Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả có thể đắc pháp tánh của Như Lai.

Kiều Thi Ca! Chẳng phải trong Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả; chẳng phải trong Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả; chẳng phải trong chơn như của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả; chẳng phải trong chơn như của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả; chẳng phải trong pháp tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả; chẳng phải trong pháp tánh của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả; chẳng phải trong Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả; chẳng phải trong Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả; chẳng phải trong Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả; chẳng phải trong Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả; chẳng phải trong chơn như của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả; chẳng phải trong chơn như của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả; chẳng phải trong pháp tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả; chẳng phải trong pháp tánh của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả.

Kiều Thi Ca! Chẳng phải lìa Độc-giác có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa Độc-giác hướng, Độc-giác quả có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của Độc-giác có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của Độc-giác hướng, Độc-giác quả có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của Độc-giác có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của Độc-giác hướng, Độc-giác quả có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa Độc-giác có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa Độc-giác hướng, Độc-giác quả có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa Độc-giác có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa Độc-giác hướng, Độc-giác quả có thể đắc pháp tánh của Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của Độc-giác có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của Độc-giác hướng, Độc-giác quả có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của Độc-giác có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của Độc-giác hướng, Độc-giác quả có thể đắc pháp tánh của Như Lai.

Kiều Thi Ca! Chẳng phải trong Độc-giác có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc Độc-giác; chẳng phải trong Độc-giác hướng, Độc-giác quả có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc Độc-giác hướng, Độc-giác quả; chẳng phải trong chơn như của Độc-giác có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của Độc-giác; chẳng phải trong chơn như của Độc-giác hướng, Độc-giác quả có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của Độc-giác hướng, Độc-giác quả; chẳng phải trong pháp tánh của Độc-giác có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của Độc-giác; chẳng phải trong pháp tánh của Độc-giác hướng, Độc-giác quả có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của Độc-giác hướng, Độc-giác quả; chẳng phải trong Độc-giác có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc Độc-giác; chẳng phải trong Độc-giác hướng, Độc-giác quả có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc Độc-giác hướng, Độc-giác quả; chẳng phải trong Độc-giác có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc Độc-giác; chẳng phải trong Độc-giác hướng, Độc-giác quả có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc Độc-giác hướng, Độc-giác quả; chẳng phải trong chơn như của Độc-giác có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của Độc-giác; chẳng phải trong chơn như của Độc-giác hướng, Độc-giác quả có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của Độc-giác hướng, Độc-giác quả; chẳng phải trong pháp tánh của Độc-giác có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của Độc-giác; chẳng phải trong pháp tánh của Độc-giác hướng, Độc-giác quả có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của Độc-giác hướng, Độc-giác quả.

Kiều Thi Ca! Chẳng phải lìa đại Bồ-tát có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa Tam-miệu-tam Phật-đà có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của đại Bồ-tát có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của Tam-miệu-tam Phật-đà có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của đại Bồ-tát có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của Tam-miệu-tam Phật-đà có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa đại Bồ-tát có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa Tam-miệu-tam Phật-đà có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa đại Bồ-tát có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa Tam-miệu-tam Phật-đà có thể đắc pháp tánh của Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của đại Bồ-tát có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của Tam-miệu-tam Phật-đà có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của đại Bồ-tát có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của Tam-miệu-tam Phật-đà có thể đắc pháp tánh của Như Lai.

Kiều Thi Ca! Chẳng phải trong đại Bồ-tát có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc đại Bồ-tát; chẳng phải trong Tam-miệu-tam Phật-đà có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc Tam-miệu-tam Phật-đà; chẳng phải trong chơn như của đại Bồ-tát có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của đại Bồ-tát; chẳng phải trong chơn như của Tam-miệu-tam Phật-đà có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của Tam-miệu-tam Phật-đà; chẳng phải trong pháp tánh của đại Bồ-tát có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của đại Bồ-tát; chẳng phải trong pháp tánh của Tam-miệu-tam Phật-đà có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của Tam-miệu-tam Phật-đà; chẳng phải trong đại Bồ-tát có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc đại Bồ-tát; chẳng phải trong Tam-miệu-tam Phật-đà có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc Tam-miệu-tam Phật-đà; chẳng phải trong đại Bồ-tát có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc đại Bồ-tát; chẳng phải trong Tam-miệu-tam Phật-đà có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc Tam-miệu-tam Phật-đà; chẳng phải trong chơn như của đại Bồ-tát có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của đại Bồ-tát; chẳng phải trong chơn như của Tam-miệu-tam Phật-đà có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của Tam-miệu-tam Phật-đà; chẳng phải trong pháp tánh của đại Bồ-tát có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của đại Bồ-tát; chẳng phải trong pháp tánh của Tam-miệu-tam Phật-đà có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của Tam-miệu-tam Phật-đà.

Kiều Thi Ca! Chẳng phải lìa pháp của đại Bồ-tát có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa quả vị giác ngộ cao tột có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của pháp của đại Bồ-tát có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của quả vị giác ngộ cao tột có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của pháp của đại Bồ-tát có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của quả vị giác ngộ cao tột có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa pháp của đại Bồ-tát có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa quả vị giác ngộ cao tột có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa pháp của đại Bồ-tát có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa quả vị giác ngộ cao tột có thể đắc pháp tánh của Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của pháp của đại Bồ-tát có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của quả vị giác ngộ cao tột có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của pháp của đại Bồ-tát có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của quả vị giác ngộ cao tột có thể đắc pháp tánh của Như Lai.

Kiều Thi Ca! Chẳng phải trong pháp của đại Bồ-tát có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp của đại Bồ-tát; chẳng phải trong quả vị giác ngộ cao tột có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc quả vị giác ngộ cao tột; chẳng phải trong chơn như của pháp của đại Bồ-tát có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của pháp của đại Bồ-tát; chẳng phải trong chơn như của quả vị giác ngộ cao tột có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của quả vị giác ngộ cao tột; chẳng phải trong pháp tánh của pháp của đại Bồ-tát có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của pháp của đại Bồ-tát; chẳng phải trong pháp tánh của quả vị giác ngộ cao tột có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của quả vị giác ngộ cao tột; chẳng phải trong pháp của đại Bồ-tát có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc pháp của đại Bồ-tát; chẳng phải trong quả vị giác ngộ cao tột có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc quả vị giác ngộ cao tột; chẳng phải trong pháp của đại Bồ-tát có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp của đại Bồ-tát; chẳng phải trong quả vị giác ngộ cao tột có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc quả vị giác ngộ cao tột; chẳng phải trong chơn như của pháp của đại Bồ-tát có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của pháp của đại Bồ-tát; chẳng phải trong chơn như của quả vị giác ngộ cao tột có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của quả vị giác ngộ cao tột; chẳng phải trong pháp tánh của pháp của đại Bồ-tát có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của pháp của đại Bồ-tát; chẳng phải trong pháp tánh của quả vị giác ngộ cao tột có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của quả vị giác ngộ cao tột.

Kiều Thi Ca! Chẳng phải lìa Thanh-văn thừa có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của Thanh-văn thừa có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của Thanh-văn thừa có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa Thanh-văn thừa có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa Thanh-văn thừa có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa có thể đắc pháp tánh của Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của Thanh-văn thừa có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của Thanh-văn thừa có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa có thể đắc pháp tánh của Như Lai.

Kiều Thi Ca! Chẳng phải trong Thanh-văn thừa có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc Thanh-văn thừa; chẳng phải trong Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa; chẳng phải trong chơn như của Thanh-văn thừa có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của Thanh-văn thừa; chẳng phải trong chơn như của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa; chẳng phải trong pháp tánh của Thanh-văn thừa có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của Thanh-văn thừa; chẳng phải trong pháp tánh của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa; chẳng phải trong Thanh-văn thừa có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc Thanh-văn thừa; chẳng phải trong Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa; chẳng phải trong Thanh-văn thừa có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc Thanh-văn thừa; chẳng phải trong Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa; chẳng phải trong chơn như của Thanh-văn thừa có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của Thanh-văn thừa; chẳng phải trong chơn như của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa; chẳng phải trong pháp tánh của Thanh-văn thừa có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của Thanh-văn thừa; chẳng phải trong pháp tánh của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa.

Quyển Thứ 91
HẾT

 

04

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với sắc chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với chơn như của sắc chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với pháp tánh của sắc chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sắc chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với chơn như của sắc chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sắc chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với pháp tánh của sắc chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với sự lìa sắc chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa chơn như của sắc chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của sắc chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa sắc chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa chơn như của sắc chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa sắc chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của sắc chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với nhãn xứ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với chơn như của nhãn xứ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với pháp tánh của nhãn xứ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với nhãn xứ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với chơn như của nhãn xứ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với nhãn xứ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với pháp tánh của nhãn xứ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với sự lìa nhãn xứ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa chơn như của nhãn xứ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của nhãn xứ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa nhãn xứ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa chơn như của nhãn xứ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa nhãn xứ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của nhãn xứ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với sắc xứ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với chơn như của sắc xứ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với pháp tánh của sắc xứ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sắc xứ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với chơn như của sắc xứ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sắc xứ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với pháp tánh của sắc xứ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với sự lìa sắc xứ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa chơn như của sắc xứ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của sắc xứ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa sắc xứ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa chơn như của sắc xứ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa sắc xứ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của sắc xứ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với nhãn giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với chơn như của nhãn giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với pháp tánh của nhãn giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với nhãn giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với chơn như của nhãn giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với nhãn giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với pháp tánh của nhãn giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với sự lìa nhãn giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa chơn như của nhãn giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của nhãn giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa nhãn giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa chơn như của nhãn giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa nhãn giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của nhãn giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với nhĩ giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với chơn như của nhĩ giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với pháp tánh của nhĩ giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với nhĩ giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với chơn như của nhĩ giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với nhĩ giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với pháp tánh của nhĩ giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với sự lìa nhĩ giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa chơn như của nhĩ giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của nhĩ giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa nhĩ giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa chơn như của nhĩ giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa nhĩ giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của nhĩ giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với tỷ giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với chơn như của tỷ giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với pháp tánh của tỷ giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với tỷ giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với chơn như của tỷ giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với tỷ giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với pháp tánh của tỷ giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với sự lìa tỷ giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa chơn như của tỷ giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của tỷ giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa tỷ giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa chơn như của tỷ giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa tỷ giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của tỷ giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với thiệt giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với chơn như của thiệt giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với pháp tánh của thiệt giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với thiệt giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với chơn như của thiệt giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với thiệt giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với pháp tánh của thiệt giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với sự lìa thiệt giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa chơn như của thiệt giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của thiệt giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa thiệt giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa chơn như của thiệt giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa thiệt giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của thiệt giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với thân giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với chơn như của thân giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với pháp tánh của thân giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với thân giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với chơn như của thân giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với thân giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với pháp tánh của thân giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với sự lìa thân giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa chơn như của thân giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của thân giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa thân giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa chơn như của thân giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa thân giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của thân giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với ý giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với chơn như của ý giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với pháp tánh của ý giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với ý giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với chơn như của ý giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với ý giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với pháp tánh của ý giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với sự lìa ý giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa chơn như của ý giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của ý giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa ý giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa chơn như của ý giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa ý giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của ý giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với địa giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với chơn như của địa giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với pháp tánh của địa giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với địa giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với chơn như của địa giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với địa giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với pháp tánh của địa giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với sự lìa địa giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa chơn như của địa giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của địa giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa địa giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa chơn như của địa giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa địa giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của địa giới chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với Thánh đế khổ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với chơn như của Thánh đế khổ cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với pháp tánh của Thánh đế khổ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với Thánh đế khổ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với chơn như của Thánh đế khổ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với Thánh đế khổ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với pháp tánh của Thánh đế khổ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với sự lìa Thánh đế khổ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa chơn như của Thánh đế khổ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của Thánh đế khổ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa Thánh đế khổ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa chơn như của Thánh đế khổ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa Thánh đế khổ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của Thánh đế khổ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với vô minh chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với chơn như của vô minh chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với pháp tánh của vô minh chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với vô minh chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với chơn như của vô minh chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với vô minh chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với pháp tánh của vô minh chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với sự lìa vô minh chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa chơn như của vô minh chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của vô minh chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa vô minh chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa chơn như của vô minh chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa vô minh chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của vô minh chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với cái không nội chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với chơn như của cái không nội chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với pháp tánh của cái không nội chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với cái không nội chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh cũng chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với chơn như của cái không nội chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với cái không nội chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với pháp tánh của cái không nội chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với sự lìa cái không nội chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa chơn như của cái không nội chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của cái không nội chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa cái không nội chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa chơn như của cái không nội chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa cái không nội chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của cái không nội chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với chơn như chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với chơn như của chơn như chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với pháp tánh của chơn như chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với chơn như chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với chơn như của chơn như chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với chơn như chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với pháp tánh của chơn như chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với sự lìa chơn như chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa chơn như của chơn như chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của chơn như chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa chơn như chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa chơn như của chơn như chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa chơn như chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của chơn như chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với bố thí Ba-la-mật-đa chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với pháp tánh của bố thí Ba-la-mật-đa chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với bố thí Ba-la-mật-đa chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với bố thí Ba-la-mật-đa chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với pháp tánh của bố thí Ba-la-mật-đa chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với sự lìa bố thí Ba-la-mật-đa chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của bố thí Ba-la-mật-đa chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa bố thí Ba-la-mật-đa chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa bố thí Ba-la-mật-đa chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của bố thí Ba-la-mật-đa chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Quyển Thứ 92
HẾT

05

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với bốn tịnh lự chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với chơn như của bốn tịnh lự chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với pháp tánh của bốn tịnh lự chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với bốn tịnh lự chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với chơn như của bốn tịnh lự chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với bốn tịnh lự chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với pháp tánh của bốn tịnh lự chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với sự lìa bốn tịnh lự chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa chơn như của bốn tịnh lự chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của bốn tịnh lự chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa bốn tịnh lự chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa chơn như của bốn tịnh lự chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa bốn tịnh lự chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của bốn tịnh lự chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với tám giải thoát chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với chơn như của tám giải thoát chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với pháp tánh của tám giải thoát chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với tám giải thoát chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với chơn như của tám giải thoát chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với tám giải thoát chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với pháp tánh của tám giải thoát chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với sự lìa tám giải thoát chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa chơn như của tám giải thoát chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của tám giải thoát chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa tám giải thoát chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa chơn như của tám giải thoát cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa tám giải thoát chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của tám giải thoát chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với bốn niệm trụ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với chơn như của bốn niệm trụ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với pháp tánh của bốn niệm trụ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với bốn niệm trụ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo cũng chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với chơn như của bốn niệm trụ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với bốn niệm trụ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với pháp tánh của bốn niệm trụ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với sự lìa bốn niệm trụ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa chơn như của bốn niệm trụ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của bốn niệm trụ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa bốn niệm trụ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa chơn như của bốn niệm trụ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa bốn niệm trụ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của bốn niệm trụ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với pháp môn giải thoát không chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với chơn như của pháp môn giải thoát không chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với pháp tánh của pháp môn giải thoát không chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với pháp môn giải thoát không chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với chơn như của pháp môn giải thoát không chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với pháp môn giải thoát không chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với pháp tánh của pháp môn giải thoát không chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với sự lìa pháp môn giải thoát không chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa chơn như của pháp môn giải thoát không chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của pháp môn giải thoát không chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa pháp môn giải thoát không chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa chơn như của pháp môn giải thoát không chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa pháp môn giải thoát không chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của pháp môn giải thoát không chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với năm loại mắt chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sáu phép thần thông cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với chơn như của năm loại mắt chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của sáu phép thần thông cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với pháp tánh của năm loại mắt chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của sáu phép thần thông chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với năm loại mắt chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sáu phép thần thông cũng chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với chơn như của năm loại mắt chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của sáu phép thần thông cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với năm loại mắt chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sáu phép thần thông cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với pháp tánh của năm loại mắt chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của sáu phép thần thông cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với sự lìa năm loại mắt chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa sáu phép thần thông cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa chơn như của năm loại mắt chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của sáu phép thần thông cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của năm loại mắt chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của sáu phép thần thông cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa năm loại mắt chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa sáu phép thần thông cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa chơn như của năm loại mắt chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của sáu phép thần thông cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa năm loại mắt chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa sáu phép thần thông cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của năm loại mắt chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của sáu phép thần thông cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với mười lực của Phật chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với chơn như của mười lực Phật chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với pháp tánh của mười lực Phật chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với mười lực của Phật chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với chơn như của mười lực Phật chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với mười lực của Phật chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với pháp tánh của mười lực Phật chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với sự lìa mười lực của Phật chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa chơn như của mười lực Phật chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của mười lực Phật chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa mười lực của Phật chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa chơn như của mười lực Phật chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa mười lực của Phật chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của mười lực Phật chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với pháp không quên mất chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với tánh luôn luôn xả cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với chơn như của pháp không quên mất chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của tánh luôn luôn xả cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với pháp tánh của pháp không quên mất chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của tánh luôn luôn xả cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với pháp không quên mất chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với tánh luôn luôn xả cũng chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với chơn như của pháp không quên mất chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của tánh luôn luôn xả cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với pháp không quên mất chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với tánh luôn luôn xả cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với pháp tánh của pháp không quên mất chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của tánh luôn luôn xả cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với sự lìa pháp không quên mất chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa tánh luôn luôn xả cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa chơn như của pháp không quên mất chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của tánh luôn luôn xả cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của pháp không quên mất chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của tánh luôn luôn xả cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa pháp không quên mất chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa tánh luôn luôn xả cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa chơn như của pháp không quên mất chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của tánh luôn luôn xả cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa pháp không quên mất chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa tánh luôn luôn xả cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của pháp không quên mất chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của tánh luôn luôn xả cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với trí nhất thiết chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với chơn như của trí nhất thiết chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với pháp tánh của trí nhất thiết chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với trí nhất thiết chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với chơn như của trí nhất thiết chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với trí nhất thiết chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với pháp tánh của trí nhất thiết chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với sự lìa trí nhất thiết chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa chơn như của trí nhất thiết chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của trí nhất thiết chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa trí nhất thiết chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa chơn như của trí nhất thiết chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa trí nhất thiết chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của trí nhất thiết chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với chơn như của tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với pháp tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với chơn như của tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với pháp tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với sự lìa tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa chơn như của tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa chơn như của tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với Dự-lưu chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với chơn như của Dự-lưu chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với pháp tánh của Dự-lưu chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với Dự-lưu chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với chơn như của Dự-lưu chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với Dự-lưu chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với pháp tánh của Dự-lưu chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với sự lìa Dự-lưu chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa chơn như của Dự-lưu chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của Dự-lưu chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa Dự-lưu chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa chơn như của Dự-lưu chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa Dự-lưu chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của Dự-lưu chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với chơn như của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với pháp tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả cũng chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với chơn như của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với pháp tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với sự lìa Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa chơn như của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa chơn như của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với Độc-giác chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với Độc-giác hướng, Độc-giác quả cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với chơn như của Độc-giác chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của Độc-giác hướng, Độc-giác quả cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với pháp tánh của Độc-giác chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của Độc-giác hướng, Độc-giác quả cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với Độc-giác chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với Độc-giác hướng, Độc-giác quả cũng chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với chơn như của Độc-giác chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của Độc-giác hướng, Độc-giác quả cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với Độc-giác chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với Độc-giác hướng, Độc-giác quả cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với pháp tánh của Độc-giác chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của Độc-giác hướng, Độc-giác quả cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với sự lìa Độc-giác chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa Độc-giác hướng, Độc-giác quả cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa chơn như của Độc-giác chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của Độc-giác hướng, Độc-giác quả cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của Độc-giác chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của Độc-giác hướng, Độc-giác quả cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa Độc-giác chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa Độc-giác hướng, Độc-giác quả cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa chơn như của Độc-giác chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của Độc-giác hướng, Độc-giác quả cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa Độc-giác chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa Độc-giác hướng, Độc-giác quả cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của Độc-giác chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của Độc-giác hướng, Độc-giác quả cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với đại Bồ-tát chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với Tam-miệu-tam Phật-đà cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với chơn như của đại Bồ-tát chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của Tam-miệu-tam Phật-đà cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với pháp tánh của đại Bồ-tát chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của Tam-miệu-tam Phật-đà cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với đại Bồ-tát chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với Tam-miệu-tam Phật-đà cũng chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với chơn như của đại Bồ-tát chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của Tam-miệu-tam Phật-đà cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với đại Bồ-tát chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với Tam-miệu-tam Phật-đà cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với pháp tánh của đại Bồ-tát chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của Tam-miệu-tam Phật-đà cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với sự lìa đại Bồ-tát chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa Tam-miệu-tam Phật-đà cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa chơn như của đại Bồ-tát chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của Tam-miệu-tam Phật-đà cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của đại Bồ-tát chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của Tam-miệu-tam Phật-đà cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa đại Bồ-tát chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa Tam-miệu-tam Phật-đà cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa chơn như của đại Bồ-tát chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của Tam-miệu-tam Phật-đà cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa đại Bồ-tát chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa Tam-miệu-tam Phật-đà cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của đại Bồ-tát chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của Tam-miệu-tam Phật-đà cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với pháp của đại Bồ-tát chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với quả vị giác ngộ cao tột cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với chơn như của pháp đại Bồ-tát chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của quả vị giác ngộ cao tột cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với pháp tánh của pháp đại Bồ-tát chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của quả vị giác ngộ cao tột cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với pháp của đại Bồ-tát chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với quả vị giác ngộ cao tột cũng chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với chơn như của pháp đại Bồ-tát chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của quả vị giác ngộ cao tột cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với pháp của đại Bồ-tát chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với quả vị giác ngộ cao tột cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với pháp tánh của pháp đại Bồ-tát chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của quả vị giác ngộ cao tột cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với sự lìa pháp của đại Bồ-tát chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa quả vị giác ngộ cao tột cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa chơn như của pháp đại Bồ-tát chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của quả vị giác ngộ cao tột cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của pháp đại Bồ-tát chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của quả vị giác ngộ cao tột cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa pháp của đại Bồ-tát chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa quả vị giác ngộ cao tột cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa chơn như của pháp đại Bồ-tát chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của quả vị giác ngộ cao tột cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa pháp của đại Bồ-tát chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa quả vị giác ngộ cao tột cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của pháp đại Bồ-tát chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của quả vị giác ngộ cao tột cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với Thanh-văn thừa chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với chơn như của Thanh-văn thừa chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với pháp tánh của Thanh-văn thừa chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với Thanh-văn thừa chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa cũng chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với chơn như của Thanh-văn thừa chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với chơn như của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với Thanh-văn thừa chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với pháp tánh của Thanh-văn thừa chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với pháp tánh của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Như Lai đối với sự lìa Thanh-văn thừa chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa chơn như của Thanh-văn thừa chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của Thanh-văn thừa chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa Thanh-văn thừa chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Chơn như của Như Lai đối với sự lìa chơn như của Thanh-văn thừa chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa chơn như của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa Thanh-văn thừa chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. Pháp tánh của Như Lai đối với sự lìa pháp tánh của Thanh-văn thừa chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; đối với sự lìa pháp tánh của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Kiều Thi Ca! Những điều mà Tôn giả Xá Lợi Tử đã nói là đối với tất cả pháp, chẳng phải ly, chẳng phải tức, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, đó là thần lực của Như Lai, Như Lai là chỗ nương, vì lấy cái không chỗ nương làm chỗ nương.

 

Quyển Thứ 93
HẾT

06

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại bảo trời Đế Thích: Kiều Thi Ca! Trước, ngươi đã hỏi về Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành, nên cầu ở chỗ nào?

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi sắc, chẳng nên cầu nơi thọ, tưởng, hành, thức; chẳng nên lìa sắc mà cầu, chẳng nên lìa thọ, tưởng, hành, thức mà cầu. Vì sao? Vì hoặc sắc, hoặc thọ, tưởng, hành, thức; hoặc lìa sắc, hoặc lìa thọ, tưởng, hành, thức; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải sắc, chẳng phải thọ, tưởng, hành, thức; chẳng phải là lìa sắc, chẳng phải lìa thọ, tưởng, hành, thức. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải sắc, chẳng phải thọ, tưởng, hành, thức; chẳng phải là lìa sắc, chẳng phải lìa thọ, tưởng, hành, thức. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi sắc, chẳng nên cầu nơi thọ, tưởng, hành, thức; chẳng nên lìa sắc mà cầu, chẳng nên lìa thọ, tưởng, hành, thức mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi nhãn xứ, chẳng nên cầu nơi nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng nên lìa nhãn xứ mà cầu, chẳng nên lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ mà cầu. Vì sao? Vì hoặc nhãn xứ, hoặc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; hoặc lìa nhãn xứ, hoặc lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải nhãn xứ, chẳng phải nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng phải lìa nhãn xứ, chẳng phải lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải nhãn xứ, chẳng phải nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng phải là lìa nhãn xứ, chẳng phải lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi nhãn xứ, chẳng nên cầu nơi nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng nên lìa nhãn xứ mà cầu, chẳng nên lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi sắc xứ, chẳng nên cầu nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng nên lìa sắc xứ mà cầu, chẳng nên lìa thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ mà cầu. Vì sao? Vì hoặc sắc xứ, hoặc thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; hoặc lìa sắc xứ, hoặc lìa thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải sắc xứ, chẳng phải thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng phải lìa sắc xứ, chẳng phải lìa thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải sắc xứ, chẳng phải thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng phải là lìa sắc xứ, chẳng phải lìa thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi sắc xứ, chẳng nên cầu nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng nên lìa sắc xứ mà cầu, chẳng nên lìa thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi nhãn giới, chẳng nên cầu nơi sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa nhãn giới mà cầu, chẳng nên lìa sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra mà cầu. Vì sao? Vì hoặc nhãn giới, hoặc sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; hoặc lìa nhãn giới, hoặc lìa sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải nhãn giới, chẳng phải sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải lìa nhãn giới, chẳng phải lìa sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải nhãn giới, chẳng phải sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải là lìa nhãn giới, chẳng phải lìa sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi nhãn giới, chẳng nên cầu nơi sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa nhãn giới mà cầu, chẳng nên lìa sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi nhĩ giới, chẳng nên cầu nơi thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa nhĩ giới mà cầu, chẳng nên lìa thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra mà cầu. Vì sao? Vì hoặc nhĩ giới, hoặc thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; hoặc lìa nhĩ giới, hoặc lìa thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải nhĩ giới, chẳng phải thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải lìa nhĩ giới, chẳng phải lìa thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải nhĩ giới, chẳng phải thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải là lìa nhĩ giới, chẳng phải lìa thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi nhĩ giới, chẳng nên cầu nơi thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa nhĩ giới mà cầu, chẳng nên lìa thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi tỷ giới, chẳng nên cầu nơi hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa tỷ giới mà cầu, chẳng nên lìa hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra mà cầu. Vì sao? Vì hoặc tỷ giới, hoặc hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; hoặc lìa tỷ giới, hoặc lìa hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải tỷ giới, chẳng phải hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải lìa tỷ giới, chẳng phải lìa hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải tỷ giới, chẳng phải hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải là lìa tỷ giới, chẳng phải lìa hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi tỷ giới, chẳng nên cầu nơi hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa tỷ giới mà cầu, chẳng nên lìa hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi thiệt giới, chẳng nên cầu nơi vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa thiệt giới mà cầu, chẳng nên lìa vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra mà cầu. Vì sao? Vì hoặc thiệt giới, hoặc vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; hoặc lìa thiệt giới, hoặc lìa vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải thiệt giới, chẳng phải vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải lìa thiệt giới, chẳng phải lìa vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải thiệt giới, chẳng phải vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải là lìa thiệt giới, chẳng phải lìa vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi thiệt giới, chẳng nên cầu nơi vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa thiệt giới mà cầu, chẳng nên lìa vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi thân giới, chẳng nên cầu nơi xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa thân giới mà cầu, chẳng nên lìa xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra mà cầu. Vì sao? Vì hoặc thân giới, hoặc xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; hoặc lìa thân giới, hoặc lìa xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải thân giới, chẳng phải xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải lìa thân giới, chẳng phải lìa xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải thân giới, chẳng phải xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải là lìa thân giới, chẳng phải lìa xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi thân giới, chẳng nên cầu nơi xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa thân giới mà cầu, chẳng nên lìa xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi ý giới, chẳng nên cầu nơi pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa ý giới mà cầu, chẳng nên lìa pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra mà cầu. Vì sao? Vì hoặc ý giới, hoặc pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; hoặc lìa ý giới, hoặc lìa pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải ý giới, chẳng phải pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải lìa ý giới, chẳng phải lìa pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải ý giới, chẳng phải pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải là lìa ý giới, chẳng phải lìa pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi ý giới, chẳng nên cầu nơi pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa ý giới mà cầu, chẳng nên lìa pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi địa giới, chẳng nên cầu nơi thủy, hỏa, phong, không, thức giới; chẳng nên lìa địa giới mà cầu, chẳng nên lìa thủy, hỏa, phong, không, thức giới mà cầu. Vì sao? Vì hoặc địa giới, hoặc thủy, hỏa, phong, không, thức giới; hoặc lìa địa giới, hoặc lìa thủy, hỏa, phong, không, thức giới; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải địa giới, chẳng phải thủy, hỏa, phong, không, thức giới; chẳng phải lìa địa giới, chẳng phải lìa thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải địa giới, chẳng phải thủy, hỏa, phong, không, thức giới; chẳng phải là lìa địa giới, chẳng phải lìa thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi địa giới, chẳng nên cầu nơi thủy, hỏa, phong, không, thức giới; chẳng nên lìa địa giới mà cầu, chẳng nên lìa thủy, hỏa, phong, không, thức giới mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi Thánh đế khổ, chẳng nên cầu nơi Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng nên lìa Thánh đế khổ mà cầu, chẳng nên lìa Thánh đế tập, diệt, đạo mà cầu. Vì sao? Vì hoặc Thánh đế khổ, hoặc Thánh đế tập, diệt, đạo; hoặc lìa Thánh đế khổ, hoặc lìa Thánh đế tập, diệt, đạo; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải Thánh đế khổ, chẳng phải Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng phải lìa Thánh đế khổ, chẳng phải lìa Thánh đế tập, diệt, đạo. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải Thánh đế khổ, chẳng phải Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng phải là lìa Thánh đế khổ, chẳng phải lìa Thánh đế tập, diệt, đạo. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi Thánh đế khổ, chẳng nên cầu nơi Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng nên lìa Thánh đế khổ mà cầu, chẳng nên lìa Thánh đế tập, diệt, đạo mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi vô minh, chẳng nên cầu nơi hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; chẳng nên lìa vô minh mà cầu, chẳng nên lìa hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não mà cầu. Vì sao? Vì hoặc vô minh, hoặc hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; hoặc lìa vô minh, hoặc lìa hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải vô minh, chẳng phải hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; chẳng phải lìa vô minh, chẳng phải lìa hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải vô minh, chẳng phải hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; chẳng phải là lìa vô minh, chẳng phải lìa hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi vô minh, chẳng nên cầu nơi hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; chẳng nên lìa vô minh mà cầu, chẳng nên lìa hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi cái không nội, chẳng nên cầu nơi cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh; chẳng nên lìa cái không nội mà cầu, chẳng nên lìa cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh mà cầu. Vì sao? Vì hoặc cái không nội, hoặc cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh; hoặc lìa cái không nội, hoặc lìa cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải cái không nội, chẳng phải cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh; chẳng phải lìa cái không nội, chẳng phải lìa cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải cái không nội, chẳng phải cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh; chẳng phải là lìa cái không nội, chẳng phải lìa cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi cái không nội, chẳng nên cầu nơi cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh; chẳng nên lìa cái không nội mà cầu, chẳng nên lìa cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như, chẳng nên cầu nơi pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; chẳng nên lìa chơn như mà cầu, chẳng nên lìa pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì mà cầu. Vì sao? Vì hoặc chơn như, hoặc pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì; hoặc lìa chơn như, hoặc lìa pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như, chẳng phải pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; chẳng phải lìa chơn như, chẳng phải lìa pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như, chẳng phải pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì; chẳng phải là lìa chơn như, chẳng phải lìa pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như, chẳng nên cầu nơi pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì; chẳng nên lìa chơn như mà cầu, chẳng nên lìa pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nên cầu nơi tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chẳng nên lìa bố thí Ba-la-mật-đa mà cầu, chẳng nên lìa tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà cầu. Vì sao? Vì hoặc bố thí Ba-la-mật-đa, hoặc tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; hoặc lìa bố thí Ba-la-mật-đa, hoặc lìa tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng phải tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chẳng phải lìa bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng phải lìa tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng phải tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chẳng phải là lìa bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng phải lìa tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nên cầu nơi tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chẳng nên lìa bố thí Ba-la-mật-đa mà cầu, chẳng nên lìa tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi bốn tịnh lự, chẳng nên cầu nơi bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chẳng nên lìa bốn tịnh lự mà cầu, chẳng nên lìa bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà cầu. Vì sao? Vì hoặc bốn tịnh lự, hoặc bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc lìa bốn tịnh lự, hoặc lìa bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải bốn tịnh lự, chẳng phải bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chẳng phải lìa bốn tịnh lự, chẳng phải lìa bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải bốn tịnh lự, chẳng phải bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chẳng phải là lìa bốn tịnh lự, chẳng phải lìa bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi bốn tịnh lự, chẳng nên cầu nơi bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chẳng nên lìa bốn tịnh lự mà cầu, chẳng nên lìa bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi tám giải thoát, chẳng nên cầu nơi tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; chẳng nên lìa tám giải thoát mà cầu, chẳng nên lìa tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà cầu. Vì sao? Vì hoặc tám giải thoát, hoặc tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; hoặc lìa tám giải thoát, hoặc lìa tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải tám giải thoát, chẳng phải tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; chẳng phải lìa tám giải thoát, chẳng phải lìa tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải tám giải thoát, chẳng phải tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; chẳng phải là lìa tám giải thoát, chẳng phải lìa tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi tám giải thoát, chẳng nên cầu nơi tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; chẳng nên lìa tám giải thoát mà cầu, chẳng nên lìa tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi bốn niệm trụ, chẳng nên cầu nơi bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; chẳng nên lìa bốn niệm trụ mà cầu, chẳng nên lìa bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo mà cầu. Vì sao? Vì hoặc bốn niệm trụ, hoặc bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; hoặc lìa bốn niệm trụ, hoặc lìa bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải bốn niệm trụ, chẳng phải bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; chẳng phải lìa bốn niệm trụ, chẳng phải lìa bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải bốn niệm trụ, chẳng phải bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; chẳng phải là lìa bốn niệm trụ, chẳng phải lìa bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi bốn niệm trụ, chẳng nên cầu nơi bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; chẳng nên lìa bốn niệm trụ mà cầu, chẳng nên lìa bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp môn giải thoát không, chẳng nên cầu nơi pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; chẳng nên lìa pháp môn giải thoát không mà cầu, chẳng nên lìa pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà cầu. Vì sao? Vì hoặc pháp môn giải thoát không, hoặc pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; hoặc lìa pháp môn giải thoát không, hoặc lìa pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp môn giải thoát không, chẳng phải pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; chẳng phải lìa pháp môn giải thoát không, chẳng phải lìa pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp môn giải thoát không, chẳng phải pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; chẳng phải là lìa pháp môn giải thoát không, chẳng phải lìa pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp môn giải thoát không, chẳng nên cầu nơi pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; chẳng nên lìa pháp môn giải thoát không mà cầu, chẳng nên lìa pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi năm loại mắt, chẳng nên cầu nơi sáu phép thần thông; chẳng nên lìa năm loại mắt mà cầu, chẳng nên lìa sáu phép thần thông mà cầu. Vì sao? Vì hoặc năm loại mắt, hoặc sáu phép thần thông; hoặc lìa năm loại mắt, hoặc lìa sáu phép thần thông; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải năm loại mắt, chẳng phải sáu phép thần thông; chẳng phải lìa năm loại mắt, chẳng phải lìa sáu phép thần thông. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải năm loại mắt, chẳng phải sáu phép thần thông; chẳng phải là lìa năm loại mắt, chẳng phải lìa sáu phép thần thông. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi năm loại mắt, chẳng nên cầu nơi sáu phép thần thông; chẳng nên lìa năm loại mắt mà cầu, chẳng nên lìa sáu phép thần thông mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi mười lực của Phật, chẳng nên cầu nơi bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng nên lìa mười lực của Phật mà cầu, chẳng nên lìa bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng mà cầu. Vì sao? Vì hoặc mười lực của Phật, hoặc bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc lìa mười lực của Phật, hoặc lìa bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải mười lực của Phật, chẳng phải bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng phải lìa mười lực của Phật, chẳng phải lìa bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải mười lực của Phật, chẳng phải bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng phải là lìa mười lực của Phật, chẳng phải lìa bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi mười lực của Phật, chẳng nên cầu nơi bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng nên lìa mười lực của Phật mà cầu, chẳng nên lìa bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp không quên mất, chẳng nên cầu nơi tánh luôn luôn xả; chẳng nên lìa pháp không quên mất mà cầu, chẳng nên lìa tánh luôn luôn xả mà cầu. Vì sao? Vì hoặc pháp không quên mất, hoặc tánh luôn luôn xả; hoặc lìa pháp không quên mất, hoặc lìa tánh luôn luôn xả; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp không quên mất, chẳng phải tánh luôn luôn xả; chẳng phải lìa pháp không quên mất, chẳng phải lìa tánh luôn luôn xả. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp không quên mất, chẳng phải tánh luôn luôn xả; chẳng phải là lìa pháp không quên mất, chẳng phải lìa tánh luôn luôn xả. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp không quên mất, chẳng nên cầu nơi tánh luôn luôn xả; chẳng nên lìa pháp không quên mất mà cầu, chẳng nên lìa tánh luôn luôn xả mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi trí nhất thiết, chẳng nên cầu nơi trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng nên lìa trí nhất thiết mà cầu, chẳng nên lìa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà cầu. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết, hoặc trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; hoặc lìa trí nhất thiết, hoặc lìa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải trí nhất thiết, chẳng phải trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng phải lìa trí nhất thiết, chẳng phải lìa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải trí nhất thiết, chẳng phải trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng phải là lìa trí nhất thiết, chẳng phải lìa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi trí nhất thiết, chẳng nên cầu nơi trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng nên lìa trí nhất thiết mà cầu, chẳng nên lìa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà cầu.
Quyển Thứ 94
HẾT

07

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng nên cầu nơi tất cả pháp môn Tam-ma-địa; chẳng nên lìa tất cả pháp môn Đà-la-ni mà cầu, chẳng nên lìa tất cả pháp môn Tam-ma-địa mà cầu. Vì sao? Vì hoặc tất cả pháp môn Đà-la-ni, hoặc tất cả pháp môn Tam-ma-địa; hoặc lìa tất cả pháp môn Đà-la-ni, hoặc lìa tất cả pháp môn Tam-ma-địa; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng phải tất cả pháp môn Tam-ma-địa; chẳng phải lìa tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng phải lìa tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng phải tất cả pháp môn Tam-ma-địa; chẳng phải là lìa tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng phải lìa tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng nên cầu nơi tất cả pháp môn Tam-ma-địa; chẳng nên lìa tất cả pháp môn Đà-la-ni mà cầu, chẳng nên lìa tất cả pháp môn Tam-ma-địa mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi Dự-lưu, chẳng nên cầu nơi Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; chẳng nên lìa Dự-lưu mà cầu, chẳng nên lìa Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán mà cầu. Vì sao? Vì hoặc Dự-lưu, hoặc Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; hoặc lìa Dự-lưu, hoặc lìa Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải Dự-lưu, chẳng phải Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; chẳng phải lìa Dự-lưu, chẳng phải lìa Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải Dự-lưu, chẳng phải Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; chẳng phải là lìa Dự-lưu, chẳng phải lìa Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi Dự-lưu, chẳng nên cầu nơi Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; chẳng nên lìa Dự-lưu mà cầu, chẳng nên lìa Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, chẳng nên cầu nơi Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả; chẳng nên lìa Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả mà cầu, chẳng nên lìa Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả mà cầu. Vì sao? Vì hoặc Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, hoặc Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả; hoặc lìa Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, hoặc lìa Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, chẳng phải Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả; chẳng phải lìa Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, chẳng phải lìa Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, chẳng phải Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả; chẳng phải là lìa Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, chẳng phải lìa Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, chẳng nên cầu nơi Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả; chẳng nên lìa Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả mà cầu, chẳng nên lìa Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi Độc-giác, chẳng nên cầu nơi Độc-giác hướng, Độc-giác quả; chẳng nên lìa Độc-giác mà cầu, chẳng nên lìa Độc-giác hướng, Độc-giác quả mà cầu. Vì sao? Vì hoặc Độc-giác, hoặc Độc-giác hướng, Độc-giác quả; hoặc lìa Độc-giác, hoặc lìa Độc-giác hướng, Độc-giác quả; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải Độc-giác, chẳng phải Độc-giác hướng, Độc-giác quả; chẳng phải lìa Độc-giác, chẳng phải lìa Độc-giác hướng, Độc-giác quả. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải Độc-giác, chẳng phải Độc-giác hướng, Độc-giác quả; chẳng phải là lìa Độc-giác, chẳng phải lìa Độc-giác hướng, Độc-giác quả. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi Độc-giác, chẳng nên cầu nơi Độc-giác hướng, Độc-giác quả; chẳng nên lìa Độc-giác mà cầu, chẳng nên lìa Độc-giác hướng, Độc-giác quả mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi đại Bồ-tát, chẳng nên cầu nơi Tam-miệu-tam Phật-đà; chẳng nên lìa đại Bồ-tát mà cầu, chẳng nên lìa Tam-miệu-tam Phật-đà mà cầu. Vì sao? Vì hoặc đại Bồ-tát, hoặc Tam-miệu-tam Phật-đà; hoặc lìa đại Bồ-tát, hoặc lìa Tam-miệu-tam Phật-đà; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải đại Bồ-tát, chẳng phải Tam-miệu-tam Phật-đà; chẳng phải lìa đại Bồ-tát, chẳng phải lìa Tam-miệu-tam Phật-đà. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải đại Bồ-tát, chẳng phải Tam-miệu-tam Phật-đà; chẳng phải là lìa đại Bồ-tát, chẳng phải lìa Tam-miệu-tam Phật-đà. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi đại Bồ-tát, chẳng nên cầu nơi Tam-miệu-tam Phật-đà; chẳng nên lìa đại Bồ-tát mà cầu, chẳng nên lìa Tam-miệu-tam Phật-đà mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp của đại Bồ-tát, chẳng nên cầu nơi quả vị giác ngộ cao tột; chẳng nên lìa pháp của đại Bồ-tát mà cầu, chẳng nên lìa quả vị giác ngộ cao tột mà cầu. Vì sao? Vì hoặc pháp của đại Bồ-tát, hoặc quả vị giác ngộ cao tột; hoặc lìa pháp của đại Bồ-tát, hoặc lìa quả vị giác ngộ cao tột; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp của đại Bồ-tát, chẳng phải quả vị giác ngộ cao tột; chẳng phải lìa pháp của đại Bồ-tát, chẳng phải lìa quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp của đại Bồ-tát, chẳng phải quả vị giác ngộ cao tột; chẳng phải là lìa pháp của đại Bồ-tát, chẳng phải lìa quả vị giác ngộ cao tột. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp của đại Bồ-tát, chẳng nên cầu nơi quả vị giác ngộ cao tột; chẳng nên lìa pháp của đại Bồ-tát mà cầu, chẳng nên lìa quả vị giác ngộ cao tột mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi Thanh-văn thừa, chẳng nên cầu nơi Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa; chẳng nên lìa Thanh-văn thừa mà cầu, chẳng nên lìa Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa mà cầu. Vì sao? Vì hoặc Thanh-văn thừa, hoặc Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa; hoặc lìa Thanh-văn thừa, hoặc lìa Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải Thanh-văn thừa, chẳng phải Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa; chẳng phải lìa Thanh-văn thừa, chẳng phải lìa Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải Thanh-văn thừa, chẳng phải Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa; chẳng phải là lìa Thanh-văn thừa, chẳng phải lìa Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi Thanh-văn thừa, chẳng nên cầu nơi Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa; chẳng nên lìa Thanh-văn thừa mà cầu, chẳng nên lìa Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa mà cầu.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của sắc, chẳng nên cầu nơi chơn như của thọ, tưởng, hành, thức; chẳng nên lìa chơn như của sắc mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của thọ, tưởng, hành, thức mà cầu. Vì sao? Vì hoặc chơn như của sắc, hoặc chơn như của thọ, tưởng, hành, thức; hoặc lìa chơn như của sắc, hoặc lìa chơn như của thọ, tưởng, hành, thức; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của sắc, chẳng phải chơn như của thọ, tưởng, hành, thức; chẳng phải lìa chơn như của sắc, chẳng phải lìa chơn như của thọ, tưởng, hành, thức. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của sắc, chẳng phải chơn như của thọ, tưởng, hành, thức; chẳng phải lìa chơn như của sắc, chẳng phải lìa chơn như của thọ, tưởng, hành, thức. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của sắc, chẳng nên cầu nơi chơn như của thọ, tưởng, hành, thức; chẳng nên lìa chơn như của sắc mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của thọ, tưởng, hành, thức mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của nhãn xứ, chẳng nên cầu nơi chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng nên lìa chơn như của nhãn xứ mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ mà cầu. Vì sao? Vì hoặc chơn như của nhãn xứ, hoặc chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; hoặc lìa chơn như của nhãn xứ, hoặc lìa chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của nhãn xứ, chẳng phải chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng phải lìa chơn như của nhãn xứ, chẳng phải lìa chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của nhãn xứ, chẳng phải chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng phải lìa chơn như của nhãn xứ, chẳng phải lìa chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của nhãn xứ, chẳng nên cầu nơi chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng nên lìa chơn như của nhãn xứ mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của sắc xứ, chẳng nên cầu nơi chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng nên lìa chơn như của sắc xứ mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ mà cầu. Vì sao? Vì hoặc chơn như của sắc xứ, hoặc chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; hoặc lìa chơn như của sắc xứ, hoặc lìa chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của sắc xứ, chẳng phải chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng phải lìa chơn như của sắc xứ, chẳng phải lìa chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của sắc xứ, chẳng phải chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng phải lìa chơn như của sắc xứ, chẳng phải lìa chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của sắc xứ, chẳng nên cầu nơi chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng nên lìa chơn như của sắc xứ mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của nhãn giới, chẳng nên cầu nơi chơn như của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa chơn như của nhãn giới mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra mà cầu. Vì sao? Vì hoặc chơn như của nhãn giới, hoặc chơn như của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; hoặc lìa chơn như của nhãn giới, hoặc lìa chơn như của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của nhãn giới, chẳng phải chơn như của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải lìa chơn như của nhãn giới, chẳng phải lìa chơn như của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của nhãn giới, chẳng phải chơn như của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải lìa chơn như của nhãn giới, chẳng phải lìa chơn như của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của nhãn giới, chẳng nên cầu nơi chơn như của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa chơn như của nhãn giới mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của nhĩ giới, chẳng nên cầu nơi chơn như của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa chơn như của nhĩ giới mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra mà cầu. Vì sao? Vì hoặc chơn như của nhĩ giới, hoặc chơn như của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; hoặc lìa chơn như của nhĩ giới, hoặc lìa chơn như của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của nhĩ giới, chẳng phải chơn như của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải lìa chơn như của nhĩ giới, chẳng phải lìa chơn như của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của nhĩ giới, chẳng phải chơn như của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải lìa chơn như của nhĩ giới, chẳng phải lìa chơn như của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của nhĩ giới, chẳng nên cầu nơi chơn như của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa chơn như của nhĩ giới mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của tỷ giới, chẳng nên cầu nơi chơn như của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa chơn như của tỷ giới mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra mà cầu. Vì sao? Vì hoặc chơn như của tỷ giới, hoặc chơn như của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; hoặc lìa chơn như của tỷ giới, hoặc lìa chơn như của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của tỷ giới, chẳng phải chơn như của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải lìa chơn như của tỷ giới, chẳng phải lìa chơn như của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của tỷ giới, chẳng phải chơn như của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải lìa chơn như của tỷ giới, chẳng phải lìa chơn như của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của tỷ giới, chẳng nên cầu nơi chơn như của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa chơn như của tỷ giới mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của thiệt giới, chẳng nên cầu nơi chơn như của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa chơn như của thiệt giới mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra mà cầu. Vì sao? Vì hoặc chơn như của thiệt giới, hoặc chơn như của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; hoặc lìa chơn như của thiệt giới, hoặc lìa chơn như của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của thiệt giới, chẳng phải chơn như của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải lìa chơn như của thiệt giới, chẳng phải lìa chơn như của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của thiệt giới, chẳng phải chơn như của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải lìa chơn như của thiệt giới, chẳng phải lìa chơn như của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của thiệt giới, chẳng nên cầu nơi chơn như của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa chơn như của thiệt giới mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của thân giới, chẳng nên cầu nơi chơn như của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa chơn như của thân giới mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra mà cầu. Vì sao? Vì hoặc chơn như của thân giới, hoặc chơn như của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; hoặc lìa chơn như của thân giới, hoặc lìa chơn như của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của thân giới, chẳng phải chơn như của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải lìa chơn như của thân giới, chẳng phải lìa chơn như của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của thân giới, chẳng phải chơn như của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải lìa chơn như của thân giới, chẳng phải lìa chơn như của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của thân giới, chẳng nên cầu nơi chơn như của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa chơn như của thân giới mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của ý giới, chẳng nên cầu nơi chơn như của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa chơn như của ý giới mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra mà cầu. Vì sao? Vì hoặc chơn như của ý giới, hoặc chơn như của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; hoặc lìa chơn như của ý giới, hoặc lìa chơn như của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của ý giới, chẳng phải chơn như của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải lìa chơn như của ý giới, chẳng phải lìa chơn như của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của ý giới, chẳng phải chơn như của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải lìa chơn như của ý giới, chẳng phải lìa chơn như của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của ý giới, chẳng nên cầu nơi chơn như của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa chơn như của ý giới mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra mà cầu.


Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của địa giới, chẳng nên cầu nơi chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới; chẳng nên lìa chơn như của địa giới mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới mà cầu. Vì sao? Vì hoặc chơn như của địa giới, hoặc chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới; hoặc lìa chơn như của địa giới, hoặc lìa chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của địa giới, chẳng phải chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới; chẳng phải lìa chơn như của địa giới, chẳng phải lìa chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của địa giới, chẳng phải chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới; chẳng phải lìa chơn như của địa giới, chẳng phải lìa chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của địa giới, chẳng nên cầu nơi chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới; chẳng nên lìa chơn như của địa giới mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của Thánh đế khổ, chẳng nên cầu nơi chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng nên lìa chơn như của Thánh đế khổ mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo mà cầu. Vì sao? Vì hoặc chơn như của Thánh đế khổ, hoặc chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo; hoặc lìa chơn như của Thánh đế khổ, hoặc lìa chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của Thánh đế khổ, chẳng phải chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng phải lìa chơn như của Thánh đế khổ, chẳng phải lìa chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của Thánh đế khổ, chẳng phải chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng phải lìa chơn như của Thánh đế khổ, chẳng phải lìa chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của Thánh đế khổ, chẳng nên cầu nơi chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng nên lìa chơn như của Thánh đế khổ mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của vô minh, chẳng nên cầu nơi chơn như của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; chẳng nên lìa chơn như của vô minh mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não mà cầu. Vì sao? Vì hoặc chơn như của vô minh, hoặc chơn như của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; hoặc lìa chơn như của vô minh, hoặc lìa chơn như của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của vô minh, chẳng phải chơn như của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; chẳng phải lìa chơn như của vô minh, chẳng phải lìa chơn như của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của vô minh, chẳng phải chơn như của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; chẳng phải lìa chơn như của vô minh, chẳng phải lìa chơn như của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của vô minh, chẳng nên cầu nơi chơn như của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; chẳng nên lìa chơn như của vô minh mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của cái không nội, chẳng nên cầu nơi chơn như của cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh; chẳng nên lìa chơn như của cái không nội mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh mà cầu. Vì sao? Vì hoặc chơn như của cái không nội, hoặc chơn như của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh; hoặc lìa chơn như của cái không nội, hoặc lìa chơn như của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của cái không nội, chẳng phải chơn như của cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh; chẳng phải lìa chơn như của cái không nội, chẳng phải lìa chơn như của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của cái không nội, chẳng phải chơn như của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh; chẳng phải lìa chơn như của cái không nội, chẳng phải lìa chơn như của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của cái không nội, chẳng nên cầu nơi chơn như của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh; chẳng nên lìa chơn như của cái không nội mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của chơn như, chẳng nên cầu nơi chơn như của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; chẳng nên lìa chơn như của chơn như mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì mà cầu. Vì sao? Vì hoặc chơn như của chơn như, hoặc chơn như của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì; hoặc lìa chơn như của chơn như, hoặc lìa chơn như của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của chơn như, chẳng phải chơn như của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; chẳng phải lìa chơn như của chơn như, chẳng phải lìa chơn như của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của chơn như, chẳng phải chơn như của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì; chẳng phải lìa chơn như của chơn như, chẳng phải lìa chơn như của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của chơn như, chẳng nên cầu nơi chơn như của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì; chẳng nên lìa chơn như của chơn như mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì mà cầu.
Quyển Thứ 95
HẾT

 

08

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nên cầu nơi chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chẳng nên lìa chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà cầu. Vì sao? Vì hoặc chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa, hoặc chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; hoặc lìa chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa, hoặc lìa chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng phải chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chẳng phải lìa chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng phải lìa chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng phải chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chẳng phải lìa chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng phải lìa chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nên cầu nơi chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chẳng nên lìa chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của bốn tịnh lự, chẳng nên cầu nơi chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chẳng nên lìa chơn như của bốn tịnh lự mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà cầu. Vì sao? Vì hoặc chơn như của bốn tịnh lự, hoặc chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc lìa chơn như của bốn tịnh lự, hoặc lìa chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của bốn tịnh lự, chẳng phải chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chẳng phải lìa chơn như của bốn tịnh lự, chẳng phải lìa chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của bốn tịnh lự, chẳng phải chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chẳng phải lìa chơn như của bốn tịnh lự, chẳng phải lìa chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của bốn tịnh lự, chẳng nên cầu nơi chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chẳng nên lìa chơn như của bốn tịnh lự mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của tám giải thoát, chẳng nên cầu nơi chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; chẳng nên lìa chơn như của tám giải thoát mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà cầu. Vì sao? Vì hoặc chơn như của tám giải thoát, hoặc chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; hoặc lìa chơn như của tám giải thoát, hoặc lìa chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của tám giải thoát, chẳng phải chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; chẳng phải lìa chơn như của tám giải thoát, chẳng phải lìa chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của tám giải thoát, chẳng phải chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; chẳng phải lìa chơn như của tám giải thoát, chẳng phải lìa chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của tám giải thoát, chẳng nên cầu nơi chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; chẳng nên lìa chơn như của tám giải thoát mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của bốn niệm trụ, chẳng nên cầu nơi chơn như của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; chẳng nên lìa chơn như của bốn niệm trụ mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo mà cầu. Vì sao? Vì hoặc chơn như của bốn niệm trụ, hoặc chơn như của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; hoặc lìa chơn như của bốn niệm trụ, hoặc lìa chơn như của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của bốn niệm trụ, chẳng phải chơn như của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; chẳng phải lìa chơn như của bốn niệm trụ, chẳng phải lìa chơn như của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của bốn niệm trụ, chẳng phải chơn như của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; chẳng phải lìa chơn như của bốn niệm trụ, chẳng phải lìa chơn như của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của bốn niệm trụ, chẳng nên cầu nơi chơn như của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; chẳng nên lìa chơn như của bốn niệm trụ mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của pháp môn giải thoát không, chẳng nên cầu nơi chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; chẳng nên lìa chơn như của pháp môn giải thoát không mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà cầu. Vì sao? Vì hoặc chơn như của pháp môn giải thoát không, hoặc chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; hoặc lìa chơn như của pháp môn giải thoát không, hoặc lìa chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của pháp môn giải thoát không, chẳng phải chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; chẳng phải lìa chơn như của pháp môn giải thoát không, chẳng phải lìa chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của pháp môn giải thoát không, chẳng phải chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; chẳng phải lìa chơn như của pháp môn giải thoát không, chẳng phải lìa chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của pháp môn giải thoát không, chẳng nên cầu nơi chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; chẳng nên lìa chơn như của pháp môn giải thoát không mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của năm loại mắt, chẳng nên cầu nơi chơn như của sáu phép thần thông; chẳng nên lìa chơn như của năm loại mắt mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của sáu phép thần thông mà cầu. Vì sao? Vì hoặc chơn như của năm loại mắt, hoặc chơn như của sáu phép thần thông; hoặc lìa chơn như của năm loại mắt, hoặc lìa chơn như của sáu phép thần thông; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của năm loại mắt, chẳng phải chơn như của sáu phép thần thông; chẳng phải lìa chơn như của năm loại mắt, chẳng phải lìa chơn như của sáu phép thần thông. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của năm loại mắt, chẳng phải chơn như của sáu phép thần thông; chẳng phải lìa chơn như của năm loại mắt, chẳng phải lìa chơn như của sáu phép thần thông. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của năm loại mắt, chẳng nên cầu nơi chơn như của sáu phép thần thông; chẳng nên lìa chơn như của năm loại mắt mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của sáu phép thần thông mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của mười lực Phật, chẳng nên cầu nơi chơn như của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng nên lìa chơn như của mười lực Phật mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng mà cầu. Vì sao? Vì hoặc chơn như của mười lực Phật, hoặc chơn như của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc lìa chơn như của mười lực Phật, hoặc lìa chơn như của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của mười lực Phật, chẳng phải chơn như của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng phải lìa chơn như của mười lực Phật, chẳng phải lìa chơn như của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của mười lực Phật, chẳng phải chơn như của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng phải lìa chơn như của mười lực Phật, chẳng phải lìa chơn như của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của mười lực Phật, chẳng nên cầu nơi chơn như của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng nên lìa chơn như của mười lực Phật mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của pháp không quên mất, chẳng nên cầu nơi chơn như của tánh luôn luôn xả; chẳng nên lìa chơn như của pháp không quên mất mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của tánh luôn luôn xả mà cầu. Vì sao? Vì hoặc chơn như của pháp không quên mất, hoặc chơn như của tánh luôn luôn xả; hoặc lìa chơn như của pháp không quên mất, hoặc lìa chơn như của tánh luôn luôn xả; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của pháp không quên mất, chẳng phải chơn như của tánh luôn luôn xả; chẳng phải lìa chơn như của pháp không quên mất, chẳng phải lìa chơn như của tánh luôn luôn xả. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của pháp không quên mất, chẳng phải chơn như của tánh luôn luôn xả; chẳng phải lìa chơn như của pháp không quên mất, chẳng phải lìa chơn như của tánh luôn luôn xả. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của pháp không quên mất, chẳng nên cầu nơi chơn như của tánh luôn luôn xả; chẳng nên lìa chơn như của pháp không quên mất mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của tánh luôn luôn xả mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của trí nhất thiết, chẳng nên cầu nơi chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng nên lìa chơn như của trí nhất thiết mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà cầu. Vì sao? Vì hoặc chơn như của trí nhất thiết, hoặc chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; hoặc lìa chơn như của trí nhất thiết, hoặc lìa chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của trí nhất thiết, chẳng phải chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng phải lìa chơn như của trí nhất thiết, chẳng phải lìa chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của trí nhất thiết, chẳng phải chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng phải lìa chơn như của trí nhất thiết, chẳng phải lìa chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của trí nhất thiết, chẳng nên cầu nơi chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng nên lìa chơn như của trí nhất thiết mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng nên cầu nơi chơn như của tất cả pháp môn Tam-ma-địa; chẳng nên lìa chơn như của tất cả pháp môn Đà-la-ni mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của tất cả pháp môn Tam-ma-địa mà cầu. Vì sao? Vì hoặc chơn như của tất cả pháp môn Đà-la-ni, hoặc chơn như của tất cả pháp môn Tam-ma-địa; hoặc lìa chơn như của tất cả pháp môn Đà-la-ni, hoặc lìa chơn như của tất cả pháp môn Tam-ma-địa; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng phải chơn như của tất cả pháp môn Tam-ma-địa; chẳng phải lìa chơn như của tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng phải lìa chơn như của tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng phải chơn như của tất cả pháp môn Tam-ma-địa; chẳng phải lìa chơn như của tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng phải lìa chơn như của tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng nên cầu nơi chơn như của tất cả pháp môn Tam-ma-địa; chẳng nên lìa chơn như của tất cả pháp môn Đà-la-ni mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của tất cả pháp môn Tam-ma-địa mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của Dự-lưu, chẳng nên cầu nơi chơn như của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; chẳng nên lìa chơn như của Dự-lưu mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán mà cầu. Vì sao? Vì hoặc chơn như của Dự-lưu, hoặc chơn như của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; hoặc lìa chơn như của Dự-lưu, hoặc lìa chơn như của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của Dự-lưu, chẳng phải chơn như của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; chẳng phải lìa chơn như của Dự-lưu, chẳng phải lìa chơn như của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của Dự-lưu, chẳng phải chơn như của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; chẳng phải lìa chơn như của Dự-lưu, chẳng phải lìa chơn như của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của Dự-lưu, chẳng nên cầu nơi chơn như của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; chẳng nên lìa chơn như của Dự-lưu mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, chẳng nên cầu nơi chơn như của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả; chẳng nên lìa chơn như của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả mà cầu. Vì sao? Vì hoặc chơn như của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, hoặc chơn như của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả; hoặc lìa chơn như của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, hoặc lìa chơn như của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, chẳng phải chơn như của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả; chẳng phải lìa chơn như của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, chẳng phải lìa chơn như của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, chẳng phải chơn như của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả; chẳng phải lìa chơn như của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, chẳng phải lìa chơn như của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, chẳng nên cầu nơi chơn như của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả; chẳng nên lìa chơn như của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của Độc-giác, chẳng nên cầu nơi chơn như của Độc-giác hướng, Độc-giác quả; chẳng nên lìa chơn như của Độc-giác mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của Độc-giác hướng, Độc-giác quả mà cầu. Vì sao? Vì hoặc chơn như của Độc-giác, hoặc chơn như của Độc-giác hướng, Độc-giác quả; hoặc lìa chơn như của Độc-giác, hoặc lìa chơn như của Độc-giác hướng, Độc-giác quả; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của Độc-giác, chẳng phải chơn như của Độc-giác hướng, Độc-giác quả; chẳng phải lìa chơn như của Độc-giác, chẳng phải lìa chơn như của Độc-giác hướng, Độc-giác quả. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của Độc-giác, chẳng phải chơn như của Độc-giác hướng, Độc-giác quả; chẳng phải lìa chơn như của Độc-giác, chẳng phải lìa chơn như của Độc-giác hướng, Độc-giác quả. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của Độc-giác, chẳng nên cầu nơi chơn như của Độc-giác hướng, Độc-giác quả; chẳng nên lìa chơn như của Độc-giác mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của Độc-giác hướng, Độc-giác quả mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của đại Bồ-tát, chẳng nên cầu nơi chơn như của Tam-miệu-tam Phật-đà; chẳng nên lìa chơn như của đại Bồ-tát mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của Tam-miệu-tam Phật-đà mà cầu. Vì sao? Vì hoặc chơn như của đại Bồ-tát, hoặc chơn như của Tam-miệu-tam Phật-đà; hoặc lìa chơn như của đại Bồ-tát, hoặc lìa chơn như của Tam-miệu-tam Phật-đà; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của đại Bồ-tát, chẳng phải chơn như của Tam-miệu-tam Phật-đà; chẳng phải lìa chơn như của đại Bồ-tát, chẳng phải lìa chơn như của Tam-miệu-tam Phật-đà. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của đại Bồ-tát, chẳng phải chơn như của Tam-miệu-tam Phật-đà; chẳng phải lìa chơn như của đại Bồ-tát, chẳng phải lìa chơn như của Tam-miệu-tam Phật-đà. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của đại Bồ-tát, chẳng nên cầu nơi chơn như của Tam-miệu-tam Phật-đà; chẳng nên lìa chơn như của đại Bồ-tát mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của Tam-miệu-tam Phật-đà mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của pháp đại Bồ-tát, chẳng nên cầu nơi chơn như của quả vị giác ngộ cao tột; chẳng nên lìa chơn như của pháp đại Bồ-tát mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của quả vị giác ngộ cao tột mà cầu. Vì sao? Vì hoặc chơn như của pháp đại Bồ-tát, hoặc chơn như của quả vị giác ngộ cao tột; hoặc lìa chơn như của pháp đại Bồ-tát, hoặc lìa chơn như của quả vị giác ngộ cao tột; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của pháp đại Bồ-tát, chẳng phải chơn như của quả vị giác ngộ cao tột; chẳng phải lìa chơn như của pháp đại Bồ-tát, chẳng phải lìa chơn như của quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của pháp đại Bồ-tát, chẳng phải chơn như của quả vị giác ngộ cao tột; chẳng phải lìa chơn như của pháp đại Bồ-tát, chẳng phải lìa chơn như của quả vị giác ngộ cao tột. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của pháp đại Bồ-tát, chẳng nên cầu nơi chơn như của quả vị giác ngộ cao tột; chẳng nên lìa chơn như của pháp đại Bồ-tát mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của quả vị giác ngộ cao tột mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của Thanh-văn thừa, chẳng nên cầu nơi chơn như của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa; chẳng nên lìa chơn như của Thanh-văn thừa mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa mà cầu. Vì sao? Vì hoặc chơn như của Thanh-văn thừa, hoặc chơn như của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa; hoặc lìa chơn như của Thanh-văn thừa, hoặc lìa chơn như của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của Thanh-văn thừa, chẳng phải chơn như của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa; chẳng phải lìa chơn như của Thanh-văn thừa, chẳng phải lìa chơn như của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của Thanh-văn thừa, chẳng phải chơn như của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa; chẳng phải lìa chơn như của Thanh-văn thừa, chẳng phải lìa chơn như của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của Thanh-văn thừa, chẳng nên cầu nơi chơn như của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa; chẳng nên lìa chơn như của Thanh-văn thừa mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa mà cầu.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của sắc, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của thọ, tưởng, hành, thức; chẳng nên lìa pháp tánh của sắc mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của thọ, tưởng, hành, thức mà cầu. Vì sao? Vì hoặc pháp tánh của sắc, hoặc pháp tánh của thọ, tưởng, hành, thức; hoặc lìa pháp tánh của sắc, hoặc lìa pháp tánh của thọ, tưởng, hành, thức; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của sắc, chẳng phải pháp tánh của thọ, tưởng, hành, thức; chẳng phải lìa pháp tánh của sắc, chẳng phải lìa pháp tánh của thọ, tưởng, hành, thức. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của sắc, chẳng phải pháp tánh của thọ, tưởng, hành, thức; chẳng phải lìa pháp tánh của sắc, chẳng phải lìa pháp tánh của thọ, tưởng, hành, thức. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của sắc, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của thọ, tưởng, hành, thức; chẳng nên lìa pháp tánh của sắc mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của thọ, tưởng, hành, thức mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của nhãn xứ, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng nên lìa pháp tánh của nhãn xứ mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ mà cầu. Vì sao? Vì hoặc pháp tánh của nhãn xứ, hoặc pháp tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; hoặc lìa pháp tánh của nhãn xứ, hoặc lìa pháp tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của nhãn xứ, chẳng phải pháp tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng phải lìa pháp tánh của nhãn xứ, chẳng phải lìa pháp tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của nhãn xứ, chẳng phải pháp tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng phải lìa pháp tánh của nhãn xứ, chẳng phải lìa pháp tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của nhãn xứ, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng nên lìa pháp tánh của nhãn xứ mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của sắc xứ, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng nên lìa pháp tánh của sắc xứ mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ mà cầu. Vì sao? Vì hoặc pháp tánh của sắc xứ, hoặc pháp tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; hoặc lìa pháp tánh của sắc xứ, hoặc lìa pháp tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của sắc xứ, chẳng phải pháp tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng phải lìa pháp tánh của sắc xứ, chẳng phải lìa pháp tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của sắc xứ, chẳng phải pháp tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng phải lìa pháp tánh của sắc xứ, chẳng phải lìa pháp tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của sắc xứ, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng nên lìa pháp tánh của sắc xứ mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của nhãn giới, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa pháp tánh của nhãn giới mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra mà cầu. Vì sao? Vì hoặc pháp tánh của nhãn giới, hoặc pháp tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; hoặc lìa pháp tánh của nhãn giới, hoặc lìa pháp tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của nhãn giới, chẳng phải pháp tánh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải lìa pháp tánh của nhãn giới, chẳng phải lìa pháp tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của nhãn giới, chẳng phải pháp tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải lìa pháp tánh của nhãn giới, chẳng phải lìa pháp tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của nhãn giới, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa pháp tánh của nhãn giới mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của nhĩ giới, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa pháp tánh của nhĩ giới mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra mà cầu. Vì sao? Vì hoặc pháp tánh của nhĩ giới, hoặc pháp tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; hoặc lìa pháp tánh của nhĩ giới, hoặc lìa pháp tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của nhĩ giới, chẳng phải pháp tánh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải lìa pháp tánh của nhĩ giới, chẳng phải lìa pháp tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của nhĩ giới, chẳng phải pháp tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải lìa pháp tánh của nhĩ giới, chẳng phải lìa pháp tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của nhĩ giới, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa pháp tánh của nhĩ giới mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra mà cầu.
Quyển Thứ 96
HẾT

 

09

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của tỷ giới, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa pháp tánh của tỷ giới mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra mà cầu. Vì sao? Vì hoặc pháp tánh của tỷ giới, hoặc pháp tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; hoặc lìa pháp tánh của tỷ giới, hoặc lìa pháp tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của tỷ giới, chẳng phải pháp tánh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải lìa pháp tánh của tỷ giới, chẳng phải lìa pháp tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của tỷ giới, chẳng phải pháp tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải lìa pháp tánh của tỷ giới, chẳng phải lìa pháp tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của tỷ giới, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa pháp tánh của tỷ giới mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của thiệt giới, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa pháp tánh của thiệt giới mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra mà cầu. Vì sao? Vì hoặc pháp tánh của thiệt giới, hoặc pháp tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; hoặc lìa pháp tánh của thiệt giới, hoặc lìa pháp tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của thiệt giới, chẳng phải pháp tánh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải lìa pháp tánh của thiệt giới, chẳng phải lìa pháp tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của thiệt giới, chẳng phải pháp tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải lìa pháp tánh của thiệt giới, chẳng phải lìa pháp tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của thiệt giới, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa pháp tánh của thiệt giới mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của thân giới, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa pháp tánh của thân giới mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra mà cầu. Vì sao? Vì hoặc pháp tánh của thân giới, hoặc pháp tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; hoặc lìa pháp tánh của thân giới, hoặc lìa pháp tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của thân giới, chẳng phải pháp tánh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải lìa pháp tánh của thân giới, chẳng phải lìa pháp tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của thân giới, chẳng phải pháp tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải lìa pháp tánh của thân giới, chẳng phải lìa pháp tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của thân giới, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa pháp tánh của thân giới mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của ý giới, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa pháp tánh của ý giới mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra mà cầu. Vì sao? Vì hoặc pháp tánh của ý giới, hoặc pháp tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; hoặc lìa pháp tánh của ý giới, hoặc lìa pháp tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của ý giới, chẳng phải pháp tánh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải lìa pháp tánh của ý giới, chẳng phải lìa pháp tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của ý giới, chẳng phải pháp tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải lìa pháp tánh của ý giới, chẳng phải lìa pháp tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của ý giới, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa pháp tánh của ý giới mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của địa giới, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới; chẳng nên lìa pháp tánh của địa giới mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới mà cầu. Vì sao? Vì hoặc pháp tánh của địa giới, hoặc pháp tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới; hoặc lìa pháp tánh của địa giới, hoặc lìa pháp tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của địa giới, chẳng phải pháp tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới; chẳng phải lìa pháp tánh của địa giới, chẳng phải lìa pháp tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của địa giới, chẳng phải pháp tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới; chẳng phải lìa pháp tánh của địa giới, chẳng phải lìa pháp tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của địa giới, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới; chẳng nên lìa pháp tánh của địa giới mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của Thánh đế khổ, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng nên lìa pháp tánh của Thánh đế khổ mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo mà cầu. Vì sao? Vì hoặc pháp tánh của Thánh đế khổ, hoặc pháp tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo; hoặc lìa pháp tánh của Thánh đế khổ, hoặc lìa pháp tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của Thánh đế khổ, chẳng phải pháp tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng phải lìa pháp tánh của Thánh đế khổ, chẳng phải lìa pháp tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của Thánh đế khổ, chẳng phải pháp tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng phải lìa pháp tánh của Thánh đế khổ, chẳng phải lìa pháp tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của Thánh đế khổ, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng nên lìa pháp tánh của Thánh đế khổ mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của vô minh, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; chẳng nên lìa pháp tánh của vô minh mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não mà cầu. Vì sao? Vì hoặc pháp tánh của vô minh, hoặc pháp tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; hoặc lìa pháp tánh của vô minh, hoặc lìa pháp tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của vô minh, chẳng phải pháp tánh của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; chẳng phải lìa pháp tánh của vô minh, chẳng phải lìa pháp tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của vô minh, chẳng phải pháp tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; chẳng phải lìa pháp tánh của vô minh, chẳng phải lìa pháp tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của vô minh, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; chẳng nên lìa pháp tánh của vô minh mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của cái không nội, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh; chẳng nên lìa pháp tánh của cái không nội mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh mà cầu. Vì sao? Vì hoặc pháp tánh của cái không nội, hoặc pháp tánh của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh; hoặc lìa pháp tánh của cái không nội, hoặc lìa pháp tánh của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của cái không nội, chẳng phải pháp tánh của cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh; chẳng phải lìa pháp tánh của cái không nội, chẳng phải lìa pháp tánh của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của cái không nội, chẳng phải pháp tánh của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh; chẳng phải lìa pháp tánh của cái không nội, chẳng phải lìa pháp tánh của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của cái không nội, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh; chẳng nên lìa pháp tánh của cái không nội mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của chơn như, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; chẳng nên lìa pháp tánh của chơn như mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì mà cầu. Vì sao? Vì hoặc pháp tánh của chơn như, hoặc pháp tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì; hoặc lìa pháp tánh của chơn như, hoặc lìa pháp tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của chơn như, chẳng phải pháp tánh của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; chẳng phải lìa pháp tánh của chơn như, chẳng phải lìa pháp tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của chơn như, chẳng phải pháp tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì; chẳng phải lìa pháp tánh của chơn như, chẳng phải lìa pháp tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của chơn như, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì; chẳng nên lìa pháp tánh của chơn như mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chẳng nên lìa pháp tánh của bố thí Ba-la-mật-đa mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà cầu. Vì sao? Vì hoặc pháp tánh của bố thí Ba-la-mật-đa, hoặc pháp tánh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; hoặc lìa pháp tánh của bố thí Ba-la-mật-đa, hoặc lìa pháp tánh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng phải pháp tánh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chẳng phải lìa pháp tánh của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng phải lìa pháp tánh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng phải pháp tánh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chẳng phải lìa pháp tánh của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng phải lìa pháp tánh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chẳng nên lìa pháp tánh của bố thí Ba-la-mật-đa mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của bốn tịnh lự, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chẳng nên lìa pháp tánh của bốn tịnh lự mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà cầu. Vì sao? Vì hoặc pháp tánh của bốn tịnh lự, hoặc pháp tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc lìa pháp tánh của bốn tịnh lự, hoặc lìa pháp tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của bốn tịnh lự, chẳng phải pháp tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chẳng phải lìa pháp tánh của bốn tịnh lự, chẳng phải lìa pháp tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của bốn tịnh lự, chẳng phải pháp tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chẳng phải lìa pháp tánh của bốn tịnh lự, chẳng phải lìa pháp tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của bốn tịnh lự, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chẳng nên lìa pháp tánh của bốn tịnh lự mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của tám giải thoát, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; chẳng nên lìa pháp tánh của tám giải thoát mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà cầu. Vì sao? Vì hoặc pháp tánh của tám giải thoát, hoặc pháp tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; hoặc lìa pháp tánh của tám giải thoát, hoặc lìa pháp tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của tám giải thoát, chẳng phải pháp tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; chẳng phải lìa pháp tánh của tám giải thoát, chẳng phải lìa pháp tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của tám giải thoát, chẳng phải pháp tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; chẳng phải lìa pháp tánh của tám giải thoát, chẳng phải lìa pháp tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của tám giải thoát, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; chẳng nên lìa pháp tánh của tám giải thoát mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của bốn niệm trụ, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; chẳng nên lìa pháp tánh của bốn niệm trụ mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo mà cầu. Vì sao? Vì hoặc pháp tánh của bốn niệm trụ, hoặc pháp tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; hoặc lìa pháp tánh của bốn niệm trụ, hoặc lìa pháp tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của bốn niệm trụ, chẳng phải pháp tánh của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; chẳng phải lìa pháp tánh của bốn niệm trụ, chẳng phải lìa pháp tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của bốn niệm trụ, chẳng phải pháp tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; chẳng phải lìa pháp tánh của bốn niệm trụ, chẳng phải lìa pháp tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của bốn niệm trụ, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; chẳng nên lìa pháp tánh của bốn niệm trụ mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của pháp môn giải thoát không, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; chẳng nên lìa pháp tánh của pháp môn giải thoát không mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà cầu. Vì sao? Vì hoặc pháp tánh của pháp môn giải thoát không, hoặc pháp tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; hoặc lìa pháp tánh của pháp môn giải thoát không, hoặc lìa pháp tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của pháp môn giải thoát không, chẳng phải pháp tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; chẳng phải lìa pháp tánh của pháp môn giải thoát không, chẳng phải lìa pháp tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của pháp môn giải thoát không, chẳng phải pháp tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; chẳng phải lìa pháp tánh của pháp môn giải thoát không, chẳng phải lìa pháp tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của pháp môn giải thoát không, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; chẳng nên lìa pháp tánh của pháp môn giải thoát không mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của năm loại mắt, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của sáu phép thần thông; chẳng nên lìa pháp tánh của năm loại mắt mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của sáu phép thần thông mà cầu. Vì sao? Vì hoặc pháp tánh của năm loại mắt, hoặc pháp tánh của sáu phép thần thông; hoặc lìa pháp tánh của năm loại mắt, hoặc lìa pháp tánh của sáu phép thần thông; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của năm loại mắt, chẳng phải pháp tánh của sáu phép thần thông; chẳng phải lìa pháp tánh của năm loại mắt, chẳng phải lìa pháp tánh của sáu phép thần thông. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của năm loại mắt, chẳng phải pháp tánh của sáu phép thần thông; chẳng phải lìa pháp tánh của năm loại mắt, chẳng phải lìa pháp tánh của sáu phép thần thông. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của năm loại mắt, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của sáu phép thần thông; chẳng nên lìa pháp tánh của năm loại mắt mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của sáu phép thần thông mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của mười lực Phật, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng nên lìa pháp tánh của mười lực Phật mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng mà cầu. Vì sao? Vì hoặc pháp tánh của mười lực Phật, hoặc pháp tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc lìa pháp tánh của mười lực Phật, hoặc lìa pháp tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của mười lực Phật, chẳng phải pháp tánh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng phải lìa pháp tánh của mười lực Phật, chẳng phải lìa pháp tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của mười lực Phật, chẳng phải pháp tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng phải lìa pháp tánh của mười lực Phật, chẳng phải lìa pháp tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của mười lực Phật, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng nên lìa pháp tánh của mười lực Phật mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của pháp không quên mất, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của tánh luôn luôn xả; chẳng nên lìa pháp tánh của pháp không quên mất mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của tánh luôn luôn xả mà cầu. Vì sao? Vì hoặc pháp tánh của pháp không quên mất, hoặc pháp tánh của tánh luôn luôn xả; hoặc lìa pháp tánh của pháp không quên mất, hoặc lìa pháp tánh của tánh luôn luôn xả; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của pháp không quên mất, chẳng phải pháp tánh của tánh luôn luôn xả; chẳng phải lìa pháp tánh của pháp không quên mất, chẳng phải lìa pháp tánh của tánh luôn luôn xả. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của pháp không quên mất, chẳng phải pháp tánh của tánh luôn luôn xả; chẳng phải lìa pháp tánh của pháp không quên mất, chẳng phải lìa pháp tánh của tánh luôn luôn xả. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của pháp không quên mất, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của tánh luôn luôn xả; chẳng nên lìa pháp tánh của pháp không quên mất mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của tánh luôn luôn xả mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của trí nhất thiết, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng nên lìa pháp tánh của trí nhất thiết mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà cầu. Vì sao? Vì hoặc pháp tánh của trí nhất thiết, hoặc pháp tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; hoặc lìa pháp tánh của trí nhất thiết, hoặc lìa pháp tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của trí nhất thiết, chẳng phải pháp tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng phải lìa pháp tánh của trí nhất thiết, chẳng phải lìa pháp tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của trí nhất thiết, chẳng phải pháp tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng phải lìa pháp tánh của trí nhất thiết, chẳng phải lìa pháp tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của trí nhất thiết, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng nên lìa pháp tánh của trí nhất thiết mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa; chẳng nên lìa pháp tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa mà cầu. Vì sao? Vì hoặc pháp tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni, hoặc pháp tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa; hoặc lìa pháp tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni, hoặc lìa pháp tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng phải pháp tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa; chẳng phải lìa pháp tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng phải lìa pháp tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng phải pháp tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa; chẳng phải lìa pháp tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng phải lìa pháp tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa; chẳng nên lìa pháp tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của Dự-lưu, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; chẳng nên lìa pháp tánh của Dự-lưu mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán mà cầu. Vì sao? Vì hoặc pháp tánh của Dự-lưu, hoặc pháp tánh của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; hoặc lìa pháp tánh của Dự-lưu, hoặc lìa pháp tánh của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của Dự-lưu, chẳng phải pháp tánh của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; chẳng phải lìa pháp tánh của Dự-lưu, chẳng phải lìa pháp tánh của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của Dự-lưu, chẳng phải pháp tánh của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; chẳng phải lìa pháp tánh của Dự-lưu, chẳng phải lìa pháp tánh của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của Dự-lưu, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; chẳng nên lìa pháp tánh của Dự-lưu mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả; chẳng nên lìa pháp tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả mà cầu. Vì sao? Vì hoặc pháp tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, hoặc pháp tánh của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả; hoặc lìa pháp tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, hoặc lìa pháp tánh của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, chẳng phải pháp tánh của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả; chẳng phải lìa pháp tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, chẳng phải lìa pháp tánh của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, chẳng phải pháp tánh của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả; chẳng phải lìa pháp tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, chẳng phải lìa pháp tánh của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả; chẳng nên lìa pháp tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả mà cầu.
Quyển Thứ 97
HẾT

10

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của Độc-giác, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của Độc-giác hướng, Độc-giác quả; chẳng nên lìa pháp tánh của Độc-giác mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của Độc-giác hướng, Độc-giác quả mà cầu. Vì sao? Vì hoặc pháp tánh của Độc-giác, hoặc pháp tánh của Độc-giác hướng, Độc-giác quả; hoặc lìa pháp tánh của Độc-giác, hoặc lìa pháp tánh của Độc-giác hướng, Độc-giác quả; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của Độc-giác, chẳng phải pháp tánh của Độc-giác hướng, Độc-giác quả; chẳng phải lìa pháp tánh của Độc-giác, chẳng phải lìa pháp tánh của Độc-giác hướng, Độc-giác quả. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của Độc-giác, chẳng phải pháp tánh của Độc-giác hướng, Độc-giác quả; chẳng phải lìa pháp tánh của Độc-giác, chẳng phải lìa pháp tánh của Độc-giác hướng, Độc-giác quả. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của Độc-giác, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của Độc-giác hướng, Độc-giác quả; chẳng nên lìa pháp tánh của Độc-giác mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của Độc-giác hướng, Độc-giác quả mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của đại Bồ-tát, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của Tam-miệu-tam Phật-đà; chẳng nên lìa pháp tánh của đại Bồ-tát mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của Tam-miệu-tam Phật-đà mà cầu. Vì sao? Vì hoặc pháp tánh của đại Bồ-tát, hoặc pháp tánh của Tam-miệu-tam Phật-đà; hoặc lìa pháp tánh của đại Bồ-tát, hoặc lìa pháp tánh của Tam-miệu-tam Phật-đà; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của đại Bồ-tát, chẳng phải pháp tánh của Tam-miệu-tam Phật-đà; chẳng phải lìa pháp tánh của đại Bồ-tát, chẳng phải lìa pháp tánh của Tam-miệu-tam Phật-đà. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của đại Bồ-tát, chẳng phải pháp tánh của Tam-miệu-tam Phật-đà; chẳng phải lìa pháp tánh của đại Bồ-tát, chẳng phải lìa pháp tánh của Tam-miệu-tam Phật-đà. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của đại Bồ-tát, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của Tam-miệu-tam Phật-đà; chẳng nên lìa pháp tánh của đại Bồ-tát mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của Tam-miệu-tam Phật-đà mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của pháp đại Bồ-tát, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của quả vị giác ngộ cao tột; chẳng nên lìa pháp tánh của pháp đại Bồ-tát mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của quả vị giác ngộ cao tột mà cầu. Vì sao? Vì hoặc pháp tánh của pháp đại Bồ-tát, hoặc pháp tánh của quả vị giác ngộ cao tột; hoặc lìa pháp tánh của pháp đại Bồ-tát, hoặc lìa pháp tánh của quả vị giác ngộ cao tột; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của pháp đại Bồ-tát, chẳng phải pháp tánh của quả vị giác ngộ cao tột; chẳng phải lìa pháp tánh của pháp đại Bồ-tát, chẳng phải lìa pháp tánh của quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của pháp đại Bồ-tát, chẳng phải pháp tánh của quả vị giác ngộ cao tột; chẳng phải lìa pháp tánh của pháp đại Bồ-tát, chẳng phải lìa pháp tánh của quả vị giác ngộ cao tột. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của pháp đại Bồ-tát, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của quả vị giác ngộ cao tột; chẳng nên lìa pháp tánh của pháp đại Bồ-tát mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của quả vị giác ngộ cao tột mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của Thanh-văn thừa, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa; chẳng nên lìa pháp tánh của Thanh-văn thừa mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa mà cầu. Vì sao? Vì hoặc pháp tánh của Thanh-văn thừa, hoặc pháp tánh của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa; hoặc lìa pháp tánh của Thanh-văn thừa, hoặc lìa pháp tánh của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của Thanh-văn thừa, chẳng phải pháp tánh của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa; chẳng phải lìa pháp tánh của Thanh-văn thừa, chẳng phải lìa pháp tánh của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của Thanh-văn thừa, chẳng phải pháp tánh của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa; chẳng phải lìa pháp tánh của Thanh-văn thừa, chẳng phải lìa pháp tánh của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của Thanh-văn thừa, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa; chẳng nên lìa pháp tánh của Thanh-văn thừa mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa mà cầu.

XXVIII. PHẨM THÁN CHÚNG ĐỨC

01

Khi ấy, trời Đế Thích bạch với Thiện Hiện: Bạch Đại đức! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành là Ba-la-mật-đa lớn, là Ba-la-mật-đa vô lượng, là Ba-la-mật-đa vô biên. Các bậc Dự-lưu học pháp này thì đắc quả Dự-lưu; các bậc Nhất-lai học pháp này thì đắc quả Nhất-lai; các bậc Bất-hoàn học pháp này thì đắc quả Bất-hoàn; các bậc A-la-hán học pháp này thì đắc quả A-la-hán; các bậc Độc-giác học pháp này thì đắc quả vị Độc-giác; các đại Bồ-tát học pháp này thì có khả năng thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Thiện Hiện bảo: Đúng vậy! Đúng vậy! Như ông đã nói! Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành là Ba-la-mật-đa lớn, là Ba-la-mật-đa vô lượng, là Ba-la-mật-đa vô biên. Kiều Thi Ca! Hoặc quá khứ, hoặc hiện tại, hoặc vị lai, các bậc Dự-lưu học pháp này thì đắc quả Dự-lưu; các bậc Nhất-lai học pháp này thì đắc quả Nhất-lai; các bậc Bất-hoàn học pháp này thì đắc quả Bất-hoàn; các bậc A-la-hán học pháp này thì đắc quả A-la-hán; các bậc Độc-giác học pháp này thì đắc quả vị Độc-giác; các đại Bồ-tát học pháp này thì có khả năng thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột

Kiều Thi Ca! Vì sắc là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn; vì thọ, tưởng, hành, thức là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn. Vì sao? Vì sắc uẩn v.v... khoảng trước, giữa, sau đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là lớn. Vì chúng lớn, nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là lớn.

Kiều Thi Ca! Vì nhãn xứ là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn; vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn. Vì sao? Vì nhãn xứ v.v... khoảng trước, giữa, sau đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là lớn. Vì chúng lớn, nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là lớn.

Kiều Thi Ca! Vì sắc xứ là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn; vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn. Vì sao? Vì sắc xứ v.v... khoảng trước, giữa, sau đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là lớn. Vì chúng lớn, nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là lớn.

Kiều Thi Ca! Vì nhãn giới là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn; vì sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn. Vì sao? Vì nhãn giới v.v... khoảng trước, giữa, sau đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là lớn. Vì chúng lớn, nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là lớn.

Kiều Thi Ca! Vì nhĩ giới là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn; vì thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn. Vì sao? Vì nhĩ giới v.v... khoảng trước, giữa, sau đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là lớn. Vì chúng lớn, nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là lớn.

Kiều Thi Ca! Vì tỷ giới là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn; vì hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn. Vì sao? Vì tỷ giới v.v... khoảng trước, giữa, sau đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là lớn. Vì chúng lớn, nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là lớn.

Kiều Thi Ca! Vì thiệt giới là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn; vì vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn. Vì sao? Vì thiệt giới v.v... khoảng trước, giữa, sau đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là lớn. Vì chúng lớn, nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là lớn.

Kiều Thi Ca! Vì thân giới là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn; vì xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn. Vì sao? Vì thân giới v.v... khoảng trước, giữa, sau đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là lớn. Vì chúng lớn, nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là lớn.

Kiều Thi Ca! Vì ý giới là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn; vì pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn. Vì sao? Vì ý giới v.v... khoảng trước, giữa, sau đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là lớn. Vì chúng lớn, nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là lớn.

Kiều Thi Ca! Vì địa giới là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn; vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn. Vì sao? Vì địa giới v.v... khoảng trước, giữa, sau đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là lớn. Vì chúng lớn, nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là lớn.

Kiều Thi Ca! Vì Thánh đế khổ là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn; vì thánh đế tập, diệt, đạo là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn. Vì sao? Vì Thánh đế khổ v.v... khoảng trước, giữa, sau đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là lớn. Vì chúng lớn, nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là lớn.

Kiều Thi Ca! Vì vô minh là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn; vì hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn. Vì sao? Vì vô minh v.v... khoảng trước, giữa, sau đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là lớn. Vì chúng lớn, nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là lớn.

Kiều Thi Ca! Vì cái không nội là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn; vì cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn. Vì sao? Vì cái không nội v.v... khoảng trước, giữa, sau đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là lớn. Vì chúng lớn, nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là lớn.

Kiều Thi Ca! Vì chơn như là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn; vì pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn. Vì sao? Vì chơn như v.v... khoảng trước, giữa, sau đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là lớn. Vì chúng lớn, nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là lớn.

Kiều Thi Ca! Vì bố thí Ba-la-mật-đa là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn; vì tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa v.v... khoảng trước, giữa, sau đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là lớn. Vì chúng lớn, nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là lớn.

Kiều Thi Ca! Vì bốn tịnh lự là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn; vì bốn vô lượng, bốn định vô sắc là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn. Vì sao? Vì bốn tịnh lự v.v... khoảng trước, giữa, sau đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là lớn. Vì chúng lớn, nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là lớn.

Kiều Thi Ca! Vì tám giải thoát là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn; vì tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn. Vì sao? Vì tám giải thoát v.v... khoảng trước, giữa, sau đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là lớn. Vì chúng lớn, nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là lớn.

Kiều Thi Ca! Vì bốn niệm trụ là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn; vì bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn. Vì sao? Vì bốn niệm trụ v.v... khoảng trước, giữa, sau đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là lớn. Vì chúng lớn, nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là lớn.

Kiều Thi Ca! Vì pháp môn giải thoát không là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn; vì pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không v.v... khoảng trước, giữa, sau đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là lớn. Vì chúng lớn, nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là lớn.

Kiều Thi Ca! Vì năm loại mắt là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn; vì sáu phép thần thông là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn. Vì sao? Vì năm loại mắt v.v... khoảng trước, giữa, sau đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là lớn. Vì chúng lớn, nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là lớn.

Kiều Thi Ca! Vì mười lực của Phật là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn; vì bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn. Vì sao? Vì mười lực của Phật v.v... khoảng trước, giữa, sau đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là lớn. Vì chúng lớn, nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là lớn.

Kiều Thi Ca! Vì pháp không quên mất là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn; vì tánh luôn luôn xả là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn. Vì sao? Vì pháp không quên mất v.v... khoảng trước, giữa, sau đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là lớn. Vì chúng lớn, nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là lớn.

Kiều Thi Ca! Vì trí nhất thiết là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn; vì trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn. Vì sao? Vì trí nhất thiết v.v... khoảng trước, giữa, sau đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là lớn. Vì chúng lớn, nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là lớn.

Kiều Thi Ca! Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn; vì tất cả pháp môn Tam-ma-địa là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni v.v... khoảng trước, giữa, sau đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là lớn. Vì chúng lớn, nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là lớn.

Kiều Thi Ca! Vì Dự-lưu là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn; vì Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn. Vì sao? Vì Dự-lưu v.v... khoảng trước, giữa, sau đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là lớn. Vì chúng lớn, nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là lớn.

Kiều Thi Ca! Vì Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn; vì Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn. Vì sao? Vì Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả v.v... khoảng trước, giữa, sau đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là lớn. Vì chúng lớn, nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là lớn.

Kiều Thi Ca! Vì Độc-giác là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn; vì Độc-giác hướng, Độc-giác quả là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn. Vì sao? Vì Độc-giác v.v... khoảng trước, giữa, sau đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là lớn. Vì chúng lớn, nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là lớn.

Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn; vì Tam-miệu-tam Phật-đà là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn. Vì sao? Vì đại Bồ-tát v.v... khoảng trước, giữa, sau đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là lớn. Vì chúng lớn, nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là lớn.

Kiều Thi Ca! Vì pháp của đại Bồ-tát là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn; vì quả vị giác ngộ cao tột là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn. Vì sao? Vì pháp của đại Bồ-tát v.v... khoảng trước, giữa, sau đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là lớn. Vì chúng lớn, nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là lớn.

Kiều Thi Ca! Vì Thanh-văn thừa là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn; vì Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn. Vì sao? Vì Thanh-văn thừa v.v... khoảng trước, giữa, sau đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là lớn. Vì chúng lớn, nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là lớn.

Kiều Thi Ca! Do duyên cớ này nên tôi nói: Vì sắc v.v... là lớn nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng lớn.

Kiều Thi Ca! Vì sắc vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng; vì thọ, tưởng, hành, thức vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng. Vì sao? Vì lượng của sắc uẩn v.v... chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô lượng. Kiều Thi Ca! Thí như lượng của hư không chẳng thể nắm bắt được, lượng của sắc uẩn v.v... cũng như vậy, chẳng thể nắm bắt được. Kiều Thi Ca! Vì hư không vô lượng nên sắc uẩn v.v... cũng vô lượng. Vì sắc uẩn v.v... vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng.

Kiều Thi Ca! Vì nhãn xứ vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng; vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng. Vì sao? Vì lượng của nhãn xứ v.v... chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô lượng. Kiều Thi Ca! Thí như lượng của hư không chẳng thể nắm bắt được, lượng của nhãn xứ v.v... cũng như vậy, chẳng thể nắm bắt được. Kiều Thi Ca! Vì hư không vô lượng nên nhãn xứ v.v... cũng vô lượng. Vì nhãn xứ v.v... vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng.

Kiều Thi Ca! Vì sắc xứ vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng; vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng. Vì sao? Vì lượng của sắc xứ v.v... chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô lượng. Kiều Thi Ca! Thí như lượng của hư không chẳng thể nắm bắt được, lượng của sắc xứ v.v... cũng như vậy, chẳng thể nắm bắt được. Kiều Thi Ca! Vì hư không vô lượng nên sắc xứ v.v... cũng vô lượng. Vì sắc xứ v.v... vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng.

Kiều Thi Ca! Vì nhãn giới vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng; vì sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng. Vì sao? Vì lượng của nhãn giới v.v... chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô lượng. Kiều Thi Ca! Thí như lượng của hư không chẳng thể nắm bắt được, lượng của nhãn giới v.v... cũng như vậy, chẳng thể nắm bắt được. Kiều Thi Ca! Vì hư không vô lượng nên nhãn giới v.v... cũng vô lượng. Vì nhãn giới v.v... vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng.

Kiều Thi Ca! Vì nhĩ giới vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng; vì thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng. Vì sao? Vì lượng của nhĩ giới v.v... chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô lượng. Kiều Thi Ca! Thí như lượng của hư không chẳng thể nắm bắt được, lượng của nhĩ giới v.v... cũng như vậy, chẳng thể nắm bắt được. Kiều Thi Ca! Vì hư không vô lượng nên nhĩ giới v.v... cũng vô lượng. Vì nhĩ giới v.v... vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng.

Kiều Thi Ca! Vì tỷ giới vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng; vì hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng. Vì sao? Vì lượng của tỷ giới v.v... chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô lượng. Kiều Thi Ca! Thí như lượng của hư không chẳng thể nắm bắt được, lượng của tỷ giới v.v... cũng như vậy, chẳng thể nắm bắt được. Kiều Thi Ca! Vì hư không vô lượng nên tỷ giới v.v... cũng vô lượng. Vì tỷ giới v.v... vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng.

Kiều Thi Ca! Vì thiệt giới vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng; vì vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng. Vì sao? Vì lượng của thiệt giới v.v... chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô lượng. Kiều Thi Ca! Thí như lượng của hư không chẳng thể nắm bắt được, lượng của thiệt giới v.v... cũng như vậy, chẳng thể nắm bắt được. Kiều Thi Ca! Vì hư không vô lượng nên thiệt giới v.v... cũng vô lượng. Vì thiệt giới v.v... vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng.

Kiều Thi Ca! Vì thân giới vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng; vì xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng. Vì sao? Vì lượng của thân giới v.v... chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô lượng. Kiều Thi Ca! Thí như lượng của hư không chẳng thể nắm bắt được, lượng của thân giới v.v... cũng như vậy, chẳng thể nắm bắt được. Kiều Thi Ca! Vì hư không vô lượng nên thân giới v.v... cũng vô lượng. Vì thân giới v.v... vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng.

Kiều Thi Ca! Vì ý giới vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng; vì pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng. Vì sao? Vì lượng của ý giới v.v... chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô lượng. Kiều Thi Ca! Thí như lượng của hư không chẳng thể nắm bắt được, lượng của ý giới v.v... cũng như vậy, chẳng thể nắm bắt được. Kiều Thi Ca! Vì hư không vô lượng nên ý giới v.v... cũng vô lượng. Vì ý giới v.v... vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng.

Kiều Thi Ca! Vì địa giới vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng; vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng. Vì sao? Vì lượng của địa giới v.v... chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô lượng. Kiều Thi Ca! Thí như lượng của hư không chẳng thể nắm bắt được, lượng của địa giới v.v... cũng như vậy, chẳng thể nắm bắt được. Kiều Thi Ca! Vì hư không vô lượng nên địa giới v.v... cũng vô lượng. Vì địa giới v.v... vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng.

Kiều Thi Ca! Vì Thánh đế khổ vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng; vì Thánh đế tập, diệt, đạo vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng. Vì sao? Vì lượng của Thánh đế khổ v.v... chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô lượng. Kiều Thi Ca! Thí như lượng của hư không chẳng thể nắm bắt được, lượng của Thánh đế khổ v.v... cũng như vậy, chẳng thể nắm bắt được. Kiều Thi Ca! Vì hư không vô lượng nên Thánh đế khổ v.v... cũng vô lượng. Vì Thánh đế khổ v.v... vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng.

Kiều Thi Ca! Vì vô minh vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng; vì hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng. Vì sao? Vì lượng của vô minh v.v... chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô lượng. Kiều Thi Ca! Thí như lượng của hư không chẳng thể nắm bắt được, lượng của vô minh v.v... cũng như vậy, chẳng thể nắm bắt được. Kiều Thi Ca! Vì hư không vô lượng nên vô minh v.v... cũng vô lượng. Vì vô minh v.v... vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng.

Kiều Thi Ca! Vì cái không nội vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng; vì cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng. Vì sao? Vì lượng của cái không nội v.v... chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô lượng. Kiều Thi Ca! Thí như lượng của hư không chẳng thể nắm bắt được, lượng của cái không nội v.v... cũng như vậy, chẳng thể nắm bắt được. Kiều Thi Ca! Vì hư không vô lượng nên cái không nội v.v... cũng vô lượng. Vì cái không nội v.v... vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng.

Kiều Thi Ca! Vì chơn như vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng; vì pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng. Vì sao? Vì lượng của chơn như v.v... chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô lượng. Kiều Thi Ca! Thí như lượng của hư không chẳng thể nắm bắt được, lượng của chơn như v.v... cũng như vậy, chẳng thể nắm bắt được. Kiều Thi Ca! Vì hư không vô lượng nên chơn như v.v... cũng vô lượng. Vì chơn như v.v... vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng.

Kiều Thi Ca! Vì bố thí Ba-la-mật-đa vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng; vì tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng. Vì sao? Vì lượng của bố thí Ba-la-mật-đa v.v... chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô lượng. Kiều Thi Ca! Thí như lượng của hư không chẳng thể nắm bắt được, lượng của bố thí Ba-la-mật-đa v.v... cũng như vậy, chẳng thể nắm bắt được. Kiều Thi Ca! Vì hư không vô lượng nên bố thí Ba-la-mật-đa v.v... cũng vô lượng. Vì bố thí Ba-la-mật-đa v.v... vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng.

Kiều Thi Ca! Vì bốn tịnh lự vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng; vì bốn vô lượng, bốn định vô sắc vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng. Vì sao? Vì lượng của bốn tịnh lự v.v... chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô lượng. Kiều Thi Ca! Thí như lượng của hư không chẳng thể nắm bắt được, lượng của bốn tịnh lự v.v... cũng như vậy, chẳng thể nắm bắt được. Kiều Thi Ca! Vì hư không vô lượng nên bốn tịnh lự v.v... cũng vô lượng. Vì bốn tịnh lự v.v... vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng.

Kiều Thi Ca! Vì tám giải thoát vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng; vì tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng. Vì sao? Vì lượng của tám giải thoát v.v... chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô lượng. Kiều Thi Ca! Thí như lượng của hư không chẳng thể nắm bắt được, lượng của tám giải thoát v.v... cũng như vậy, chẳng thể nắm bắt được. Kiều Thi Ca! Vì hư không vô lượng nên tám giải thoát v.v... cũng vô lượng. Vì tám giải thoát v.v... vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng.

Kiều Thi Ca! Vì bốn niệm trụ vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng; vì bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng. Vì sao? Vì lượng của bốn niệm trụ v.v... chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô lượng. Kiều Thi Ca! Thí như lượng của hư không chẳng thể nắm bắt được, lượng của bốn niệm trụ v.v... cũng như vậy, chẳng thể nắm bắt được. Kiều Thi Ca! Vì hư không vô lượng nên bốn niệm trụ v.v... cũng vô lượng. Vì bốn niệm trụ v.v... vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng.

Kiều Thi Ca! Vì pháp môn giải thoát không vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng; vì pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng. Vì sao? Vì lượng của pháp môn giải thoát không v.v... chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô lượng. Kiều Thi Ca! Thí như lượng của hư không chẳng thể nắm bắt được, lượng của pháp môn giải thoát không v.v... cũng như vậy, chẳng thể nắm bắt được. Kiều Thi Ca! Vì hư không vô lượng nên pháp môn giải thoát không v.v... cũng vô lượng. Vì pháp môn giải thoát không v.v... vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng.

Kiều Thi Ca! Vì năm loại mắt vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng; vì sáu phép thần thông vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng. Vì sao? Vì lượng của năm loại mắt v.v... chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô lượng. Kiều Thi Ca! Thí như lượng của hư không chẳng thể nắm bắt được, lượng của năm loại mắt v.v... cũng như vậy, chẳng thể nắm bắt được. Kiều Thi Ca! Vì hư không vô lượng nên năm loại mắt v.v... cũng vô lượng. Vì năm loại mắt v.v... vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng.

Kiều Thi Ca! Vì mười lực của Phật vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng; vì bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng. Vì sao? Vì lượng của mười lực Phật v.v... chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô lượng. Kiều Thi Ca! Thí như lượng của hư không chẳng thể nắm bắt được, lượng của mười lực Phật v.v... cũng như vậy, chẳng thể nắm bắt được. Kiều Thi Ca! Vì hư không vô lượng nên mười lực của Phật v.v... cũng vô lượng. Vì mười lực của Phật v.v... vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng.

Kiều Thi Ca! Vì pháp không quên mất vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng; vì tánh luôn luôn xả vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng. Vì sao? Vì lượng của pháp không quên mất v.v... chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô lượng. Kiều Thi Ca! Thí như lượng của hư không chẳng thể nắm bắt được, lượng của pháp không quên mất v.v... cũng như vậy, chẳng thể nắm bắt được. Kiều Thi Ca! Vì hư không vô lượng nên pháp không quên mất v.v... cũng vô lượng. Vì pháp không quên mất v.v... vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng.

Kiều Thi Ca! Vì trí nhất thiết vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng; vì trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng. Vì sao? Vì lượng của trí nhất thiết v.v... chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô lượng. Kiều Thi Ca! Thí như lượng của hư không chẳng thể nắm bắt được, lượng của trí nhất thiết v.v... cũng như vậy, chẳng thể nắm bắt được. Kiều Thi Ca! Vì hư không vô lượng nên trí nhất thiết v.v... cũng vô lượng. Vì trí nhất thiết v.v... vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng.

Kiều Thi Ca! Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng; vì tất cả pháp môn Tam-ma-địa vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng. Vì sao? Vì lượng của tất cả pháp môn Đà-la-ni v.v... chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô lượng. Kiều Thi Ca! Thí như lượng của hư không chẳng thể nắm bắt được, lượng của tất cả pháp môn Đà-la-ni v.v... cũng như vậy, chẳng thể nắm bắt được. Kiều Thi Ca! Vì hư không vô lượng nên tất cả pháp môn Đà-la-ni v.v... cũng vô lượng. Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni v.v... vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng.
Quyển Thứ 98
HẾT

 

02

Kiều Thi Ca! Vì Dự-lưu vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng; vì Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng. Vì sao? Vì lượng của Dự-lưu v.v... chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô lượng. Kiều Thi Ca! Thí như lượng của hư không chẳng thể nắm bắt được, lượng của Dự-lưu v.v... cũng như vậy, chẳng thể nắm bắt được. Kiều Thi Ca! Vì hư không vô lượng nên Dự-lưu v.v... cũng vô lượng. Vì Dự-lưu v.v... vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng.

Kiều Thi Ca! Vì Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng; vì Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng. Vì sao? Vì lượng của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả v.v... chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô lượng. Kiều Thi Ca! Thí như lượng của hư không chẳng thể nắm bắt được, lượng của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả v.v... cũng như vậy, chẳng thể nắm bắt được. Kiều Thi Ca! Vì hư không vô lượng nên Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả v.v... cũng vô lượng. Vì Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả v.v... vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng.

Kiều Thi Ca! Vì Độc-giác vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng; vì Độc-giác hướng, Độc-giác quả vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng. Vì sao? Vì lượng của Độc-giác v.v... chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô lượng. Kiều Thi Ca! Thí như lượng của hư không chẳng thể nắm bắt được, lượng của Độc-giác v.v... cũng như vậy, chẳng thể nắm bắt được. Kiều Thi Ca! Vì hư không vô lượng nên Độc-giác v.v... cũng vô lượng. Vì Độc-giác v.v... vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng.

Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng; vì Tam-miệu-tam Phật-đà vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng. Vì sao? Vì lượng của đại Bồ-tát v.v... chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô lượng. Kiều Thi Ca! Thí như lượng của hư không chẳng thể nắm bắt được, lượng của đại Bồ-tát v.v... cũng như vậy, chẳng thể nắm bắt được. Kiều Thi Ca! Vì hư không vô lượng nên đại Bồ-tát v.v... cũng vô lượng. Vì đại Bồ-tát v.v... vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng.

Kiều Thi Ca! Vì pháp của đại Bồ-tát vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng; vì quả vị giác ngộ cao tột vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng. Vì sao? Vì lượng của pháp của đại Bồ-tát v.v... chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô lượng. Kiều Thi Ca! Thí như lượng của hư không chẳng thể nắm bắt được, lượng của pháp của đại Bồ-tát v.v... cũng như vậy, chẳng thể nắm bắt được. Kiều Thi Ca! Vì hư không vô lượng nên pháp của đại Bồ-tát v.v... cũng vô lượng. Vì pháp của đại Bồ-tát v.v... vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng.

Kiều Thi Ca! Vì Thanh-văn thừa vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng; vì Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng. Vì sao? Vì lượng của Thanh-văn thừa v.v... chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô lượng. Kiều Thi Ca! Thí như lượng của hư không chẳng thể nắm bắt được, lượng của Thanh-văn thừa v.v... cũng như vậy, chẳng thể nắm bắt được. Kiều Thi Ca! Vì hư không vô lượng nên Thanh-văn thừa v.v... cũng vô lượng. Vì Thanh-văn thừa v.v... vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng.

Kiều Thi Ca! Vì duyên cớ này nên tôi nói sắc v.v… vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng.

Kiều Thi Ca! Vì sắc vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì thọ, tưởng, hành, thức vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì sắc uẩn v.v... hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì nhãn xứ vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì nhãn xứ v.v... hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì sắc xứ vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì sắc xứ v.v... hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì nhãn giới vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì nhãn giới v.v... hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì nhĩ giới vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì nhĩ giới v.v... hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì tỷ giới vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì tỷ giới v.v... hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì thiệt giới vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì thiệt giới v.v... hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì thân giới vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì thân giới v.v... hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì ý giới vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì ý giới v.v... hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì địa giới vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì địa giới v.v... hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì Thánh đế khổ vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì thánh đế tập, diệt, đạo vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì Thánh đế khổ v.v... hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì vô minh vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì vô minh v.v... hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì cái không nội vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì cái không nội v.v... hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì chơn như vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì chơn như v.v... hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì bố thí Ba-la-mật-đa vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa v.v... hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì bốn tịnh lự vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì bốn vô lượng, bốn định vô sắc vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì bốn tịnh lự v.v... hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì tám giải thoát vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì tám giải thoát v.v... hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì bốn niệm trụ vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì bốn niệm trụ v.v... hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì pháp môn giải thoát không vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không v.v... hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì năm loại mắt vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì sáu phép thần thông vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì năm loại mắt v.v... hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì mười lực của Phật vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì mười lực của Phật v.v... hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì pháp không quên mất vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì tánh luôn luôn xả vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì pháp không quên mất v.v... hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì trí nhất thiết vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì trí nhất thiết v.v... hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì tất cả pháp môn Tam-ma-địa vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni v.v... hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì Dự-lưu vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì Dự-lưu v.v... hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả v.v... hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì Độc-giác vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì quả vị Độc-giác vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì Độc-giác v.v... hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì Tam-miệu-tam Phật-đà vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì đại Bồ-tát v.v... hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì pháp của đại Bồ-tát vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì quả vị giác ngộ cao tột vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì pháp của đại Bồ-tát v.v... hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì Thanh-văn thừa vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì Thanh-văn thừa v.v... hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Do duyên cớ này nên tôi nói, vì sắc v.v... vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Vì sở duyênvô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên.

Khi ấy, trời Đế Thích hỏi Thiện Hiện: Bạch Đại đức! Vì sao vì sở duyênvô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên?

Thiện Hiện đáp: Kiều Thi Ca! Vì sở duyên của trí nhất thiết trívô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Vì sở duyên của pháp giớivô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên.

Khi ấy, trời Đế Thích hỏi Thiện Hiện: Bạch Đại đức! Vì sao vì sở duyên của pháp giớivô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên?

Thiện Hiện đáp: Kiều Thi Ca! Vì pháp giới vô biên nên sở duyên cũng vô biên. Vì sở duyên vô biên nên pháp giới cũng vô biên. Vì sở duyên của pháp giới vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Vì sở duyên của chơn nhưvô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên.

Khi ấy, trời Đế Thích hỏi Thiện Hiện: Bạch Đại đức! Vì sao vì sở duyên của chơn nhưvô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên?

Thiện Hiện đáp: Kiều Thi Ca! Vì chơn như vô biên nên sở duyên cũng vô biên. Vì sở duyên vô biên nên chơn như cũng vô biên. Vì sở duyên của chơn như vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Vì hữu tình vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên.

Khi ấy, trời Đế Thích hỏi Thiện Hiện: Vì sao vì hữu tình vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên?

Thiện Hiện đáp: Kiều Thi Ca! Theo ý ông thì sao, nói hữu tình thì hữu tình ấy là loại giả pháp nào?

Trời Đế Thích đáp: Bạch Đại đức! Nói là hữu tình, thì hữu tình ấy chẳng phải là giả pháp cũng chẳng phải là phi giả pháp, chỉ là giả lập, thuộc về cái danh tạm, thuộc về cái danh không thật, thuộc về cái danh không căn cứ.

Thiện Hiện lại hỏi: Kiều Thi Ca! Theo ý ông thì sao, ở trong Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, hữu tình cũng có thật rõ ràng chăng?

Trời Đế Thích đáp: Bạch Đại đức! Không!

Thiện Hiện bảo: Kiều Thi Ca! Ở trong Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, hữu tình đã chẳng có thật rõ ràng nên nói là vô biên, vì chúng ở giữa, ở bên đều chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Theo ý ông thì sao, nếu chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trải qua vô số kiếp nói danh tự của các hữu tình thì trong đó, có hữu tình nào có sanh, có diệt chăng?

Trời Đế Thích đáp: Bạch Đại đức! Không! Vì sao? Vì bản tánh của các hữu tình là tịnh. Vì từ bản lai chúng không có sở hữu.

Thiện Hiện bảo: Kiều Thi Ca! Do duyên cớ này nên tôi nói: Vì hữu tình vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên.

 

XXIX. PHẨM NHIẾP THỌ

01

Lúc bấy giờ, trong hội, trời Đế Thích v.v… Thiên chúng Phạm Thiên Vương v.v… trong cõi Dục, chư Thiên và Y-xá-na Thần Tiên Thiên nữ trong cõi Sắc, cùng lúc lớn tiếng xướng lên ba lần: Hay thay! Hay thay! Tôn giả Thiện Hiện nương thần lực Phật, lấy Phật làm chỗ nương, khéo vì trời người thế gian chúng tôiphân biệt, khai thị chánh pháp vi diệu, đó là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Nếu có Bồ-tát đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này có khả năng làm như nói không xa lìa thì chúng tôi đối với vị ấy cung kính phụng sự như Phật, như vậy, trong giáo pháp thậm thâm Bát-nhã-ba-la-mật-đa không có pháp có thể nắm bắt được. Đó là, trong pháp này:

Không có sắc có thể nắm bắt được, không có thọ, tưởng, hành, thức có thể nắm bắt được.

Không có nhãn xứ có thể nắm bắt được, không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có thể nắm bắt được.

Không có sắc xứ có thể nắm bắt được, không có thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có thể nắm bắt được.

Không có nhãn giới có thể nắm bắt được, không có sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra có thể nắm bắt được.

Không có nhĩ giới có thể nắm bắt được, không có thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra có thể nắm bắt được.

Không có tỷ giới có thể nắm bắt được, không có hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra có thể nắm bắt được.

Không có thiệt giới có thể nắm bắt được, không có vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra có thể nắm bắt được.

Không có thân giới có thể nắm bắt được, không có xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra có thể nắm bắt được.

Không có ý giới có thể nắm bắt được, không có pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra có thể nắm bắt được.

Không có địa giới có thể nắm bắt được, không có thủy, hỏa, phong, không, thức giới có thể nắm bắt được.

Không có Thánh đế khổ có thể nắm bắt được, không có thánh đế tập, diệt, đạo có thể nắm bắt được.

Không có vô minh có thể nắm bắt được, không có hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não có thể nắm bắt được.

Không có cái không nội có thể nắm bắt được, không có cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh có thể nắm bắt được.

Không có chơn như có thể nắm bắt được, không có pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì có thể nắm bắt được.

Không có bố thí Ba-la-mật-đa có thể nắm bắt được, không có tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa có thể nắm bắt được.

Không có bốn tịnh lự có thể nắm bắt được, không có bốn vô lượng, bốn định vô sắc có thể nắm bắt được.

Không có tám giải thoát có thể nắm bắt được, không có tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ có thể nắm bắt được.

Không có bốn niệm trụ có thể nắm bắt được, không có bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo có thể nắm bắt được.

Không có pháp môn giải thoát không có thể nắm bắt được, không có pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện có thể nắm bắt được.

Không có năm loại mắt có thể nắm bắt được, không có sáu phép thần thông có thể nắm bắt được.

Không có mười lực của Phật có thể nắm bắt được, không có bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng có thể nắm bắt được.

Không có pháp không quên mất có thể nắm bắt được, không có tánh luôn luôn xả có thể nắm bắt được.

Không có trí nhất thiết có thể nắm bắt được, không có trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể nắm bắt được.

Không có tất cả pháp môn Đà-la-ni có thể nắm bắt được, không có tất cả pháp môn Tam-ma-địa có thể nắm bắt được.

Không có Dự-lưu có thể nắm bắt được, không có Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán có thể nắm bắt được.

Không có Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả có thể nắm bắt được, không có Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả có thể nắm bắt được.

Không có Độc-giác có thể nắm bắt được, không có Độc-giác hướng, Độc-giác quả có thể nắm bắt được.

Không có đại Bồ-tát có thể nắm bắt được, không có Tam-miệu-tam Phật-đà có thể nắm bắt được.

Không có pháp của đại Bồ-tát có thể nắm bắt được, không có quả vị giác ngộ cao tột có thể nắm bắt được.

Không có Thanh-văn thừa có thể nắm bắt được, không có Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa có thể nắm bắt được.

Tuy không có các pháp như vậy có thể nắm bắt được nhưng có đặt bày ra giáo pháp ba thừa, đó là giáo pháp của Thanh-văn, Độc-giác, Vô-thượng.

Lúc bấy giờ, Phật bảo chư Thiên Tiên v.v…: Đúng vậy! Đúng vậy! Như các ông đã nói, ở trong giáo pháp thậm thâm Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, tuy không có các pháp sắc v.v… có thể nắm bắt được nhưng có đặt bày ra giáo pháp của ba thừa. Nếu có Bồ-tát đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này lấy vô sở đắc làm phương tiện, có khả năng nói như làm không lìa nhau, thì Thiên Tiên các ngươi đối với Bồ-tát ấy, nên cung kính phụng sự như Như Lai. Các ngươi nên biết:

Chẳng phải ngay nơi bố thí Ba-la-mật-đa có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa bố thí Ba-la-mật-đa có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi cái không nội có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa cái không nội có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi chơn như có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa chơn như có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi Thánh đế khổ có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa Thánh đế khổ có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi Thánh đế tập, diệt, đạo có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa Thánh đế tập, diệt, đạo có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi bốn tịnh lự có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa bốn tịnh lự có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi bốn vô lượng, bốn định vô sắc có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa bốn vô lượng, bốn định vô sắc có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi tám giải thoát có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa tám giải thoát có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi bốn niệm trụ có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa bốn niệm trụ có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi pháp môn giải thoát không có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp môn giải thoát không có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi năm loại mắt có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa năm loại mắt có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi sáu phép thần thông có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa sáu phép thần thông có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi mười lực của Phật có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa mười lực của Phật có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi pháp không quên mất có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp không quên mất có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi tánh luôn luôn xả có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa tánh luôn luôn xả có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi trí nhất thiết có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa trí nhất thiết có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi tất cả pháp môn Đà-la-ni có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa tất cả pháp môn Đà-la-ni có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi tất cả pháp môn Tam-ma-địa có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa tất cả pháp môn Tam-ma-địa có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi Dự-lưu có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa Dự-lưu có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi Độc-giác có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa Độc-giác có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi Độc-giác hướng, Độc-giác quả có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa Độc-giác hướng, Độc-giác quả có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi đại Bồ-tát có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa đại Bồ-tát có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi Tam-miệu-tam Phật-đà có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa Tam-miệu-tam Phật-đà có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi pháp của đại Bồ-tát có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp của đại Bồ-tát có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi quả vị giác ngộ cao tột có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa quả vị giác ngộ cao tột có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi Thanh-văn thừa có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa Thanh-văn thừa có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa có thể đắc Như Lai.

Chư Thiên Tiên! Các ngươi nên biết: Nếu đại Bồ-tát lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì đối với tất cả pháp luôn luôn chuyên cần tu học. Đó là:

Học bố thí Ba-la-mật-đa, học tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Học cái không nội, học cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh.

Học chơn như, học pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì.

Học chư Thánh đế.

Học bốn tịnh lự, học bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Học tám giải thoát, học tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Học bốn niệm trụ, học bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Học pháp môn giải thoát không, học pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.

Học năm loại mắt, học sáu phép thần thông.

Học mười lực của Phật, học bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Học pháp không quên mất, học tánh luôn luôn xả.

Học trí nhất thiết, học trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Học tất cả pháp môn Đà-la-ni, học tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Học Dự-lưu, học Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán.

Học Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, học Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả.

Học Độc-giác, học Độc-giác hướng, Độc-giác quả.

Học đại Bồ-tát, học Tam-miệu-tam Phật-đà.

Học pháp của đại Bồ-tát, học quả vị giác ngộ cao tột.

Học Thanh-văn thừa, học Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa.

Đại Bồ-tát học như vậy nên đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa luôn luôn chuyên nhất tu hành không xao lãng. Vì vậy nên các ngươi đối với Bồ-tát ấy phải nên cung kính, phụng sự giống như Như Lai. Các ông nên biết, thuở xưa, thời đức Nhiên Đăng Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác xuất hiệnthế gian, ở đầu ngã tư đường, trong thành Chúng hoa, thấy Phật Nhiên Đăng, ta trải năm cành hoa và xỏa tóc trên bùn, cầu nghe pháp vô thượng. Nhờ lấy vô sở đắc làm phương tiện, nên được:

Chẳng lìa bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng lìa tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng lìa an nhẫn Ba-la-mật-đa, chẳng lìa tinh tấn Ba-la-mật-đa, chẳng lìa tịnh lự Ba-la-mật-đa, chẳng lìa Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Chẳng lìa cái không nội, chẳng lìa cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh.

Chẳng lìa chơn như, chẳng lìa pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì.

Chẳng lìa chư Thánh đế.

Chẳng lìa bốn tịnh lự, chẳng lìa bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Chẳng lìa tám giải thoát, chẳng lìa tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Chẳng lìa bốn niệm trụ, chẳng lìa bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Chẳng lìa pháp môn giải thoát không, chẳng lìa pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.

Chẳng lìa năm loại mắt, chẳng lìa sáu phép thần thông.

Chẳng lìa mười lực của Phật, chẳng lìa bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Chẳng lìa pháp không quên mất, chẳng lìa tánh luôn luôn xả.

Chẳng lìa trí nhất thiết, chẳng lìa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Chẳng lìa tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng lìa tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Chẳng lìa vô lượng Phật Pháp khác.

Khi ấy, Phật Nhiên Đăng liền thọ ký cho ta đắc quả vị giác ngộ cao tột, nói rằng: Thiện nam tử! Vào đời vị lai, trải qua một vô số đại kiếp, ở trong hiền kiếp thế giới này, người sẽ đắc thành quả Phật, hiệu là Năng Tịch Như Lai, Ứng Chắng Đẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhơn Sư, Phật, Bạc-già-phạm.

Khi ấy, chư Thiên Tiên v.v… bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy rất là hy hữu, khiến các chúng đại Bồ-tát nhanh chóng có thể nhiếp thủ trí nhất thiết trí, vì lấy vô sở đắc làm phương tiện. Đó là:

Đối với sắc, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với thọ, tưởng, hành, thức, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với nhãn xứ, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với sắc xứ, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với nhãn giới, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với nhĩ giới, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với tỷ giới, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với thiệt giới, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với thân giới, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với ý giới, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với địa giới, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với Thánh đế khổ, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với vô minh, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với cái không nội, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với chơn như, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với bốn tịnh lự, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với tám giải thoát, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với bốn niệm trụ, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với pháp môn giải thoát không chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện; đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với năm loại mắt, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với sáu phép thần thông, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với mười lực của Phật, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với pháp không quên mất, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với tánh luôn luôn xả, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với trí nhất thiết, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với Dự-lưu, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với Độc-giác, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với Độc-giác hướng, Độc-giác quả, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với đại Bồ-tát, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với Tam-miệu-tam Phật-đà, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với pháp của đại Bồ-tát, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với quả vị giác ngộ cao tột, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với Thanh-văn thừa, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.
Quyển Thứ 99
HẾT

 

02

Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn biết rõ bốn chúng, đó là: Bí-sô, Bí-sô-ni, Ô-ba-sách-ca, Ô-ba-tư-ca và đại Bồ-tát cùng với bốn đại vương, thiên chúng, trời Ba-mươi-ba, trời Dạ-mạ, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc-biến-hóa, trời Tha-hóa-tự-tại, trời Phạm-chúng, trời Phạm-phụ, trời Phạm-hội, trời Đại-phạm, trời Quang, trời Thiểu-quang, trời Vô-lượng-quang, trời Cực-quang-tịnh, trời Tịnh, trời Thiểu-tịnh, trời Vô-lượng-tịnh, trời Biến-tịnh, trời Quảng, trời Thiểu-quảng, trời Vô-lượng-quảng, trời Quảng-quả, trời Vô-phiền, trời Vô-nhiệt, trời Thiện-hiện, trời Thiện-kiến, trời Sắc-cứu-cánh, đều tập hợp hòa hiệp để làm chúng, liền bảo trời Đế Thích:

Kiều Thi Ca! Hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bí-sô, Bí-sô-ni, Ô-ba-sách-ca, Ô-ba-tư-ca, hoặc các Thiên tử, hoặc các Thiên nữ, hoặc thiện nam tử, hoặc thiện nữ nhơn, chẳng lìa tâm của trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu tập, như lý tư duy, vì người diễn thuyết, truyền bá rộng rãi, nên biết những người ấy không bị các ác ma vương và quyến thuộc của ma có thể làm não hại được. Vì sao? Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của sắc; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng thể dùng cái không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng cái vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng cái vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì sắc uẩn v.v… tự tánh đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại, sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của nhãn xứ; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì nhãn xứ v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của sắc xứ; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì sắc xứ v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của nhãn giới; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì nhãn giới v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của nhĩ giới; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì nhĩ giới v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của tỷ giới; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì tỷ giới v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của thiệt giới; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì thiệt giới v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của thân giới; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì thân giới v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của ý giới; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì ý giới v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của địa giới; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì địa giới v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của Thánh đế khổ; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì Thánh đế khổ v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của vô minh; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì vô minh v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của cái không nội; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì cái không nội v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của chơn như; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì chơn như v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của bố thí Ba-la-mật-đa; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của bốn tịnh lự; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì bốn tịnh lự v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của tám giải thoát; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì tám giải thoát v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của bốn niệm trụ; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì bốn niệm trụ v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của pháp môn giải thoát không; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của năm loại mắt; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của sáu phép thần thông, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì năm loại mắt v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của mười lực của Phật; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì mười lực của Phật v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của pháp không quên mất; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của tánh luôn luôn xả, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì pháp không quên mất v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của trí nhất thiết; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì trí nhất thiết v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của tất cả pháp môn Đà-la-ni; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của tất cả pháp môn Tam-ma-địa, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của Dự-lưu; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì Dự-lưu v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của Độc-giác; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của Độc-giác hướng, Độc-giác quả, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì Độc-giác v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của đại Bồ-tát; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của Tam-miệu-tam Phật-đà, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì đại Bồ-tát v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của pháp của đại Bồ-tát; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của quả vị giác ngộ cao tột, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì pháp của đại Bồ-tát v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của Thanh-văn thừa; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì Thanh-văn thừa v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy là những người, mà loài người, chẳng phải người không thể dễ dàng làm hại được. Vì sao? Vì các thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với tất cả hữu tình, khéo tu tâm từ bi, hỷ xả.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy chẳng bao giờ bị não hại bởi các sự kiện hiểm ác một cách bất ngờ, cũng chẳng chết đột ngột. Vì sao? Vì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, đối với các hữu tình cấp dưỡng bình an chơn chánh.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Ở thế giới ba lần ngàn này, có chúng trời Tứ-đại-vương,

trời Ba-mươi-ba, trời Dạ-mạ, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc-biến-hóa, trời Tha-hóa-tự-tại, trời Phạm-chúng, trời Cực-quang-tịnh, trời Biến-tịnh, trời Quảng-quả v.v… đã phát tâm cầu sự giác ngộ cao tột, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, nếu vị nào chưa được nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, chánh tư duy, thì nay nên chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này chú tâm nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy.

Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chí tâm nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, hoặc tại nhà trống, hoặc tại đồng hoang, hoặc tại đường hiểm và nơi có tai nạn chẳng bao giờ sợ hãi, kinh khủng dựng lông. Vì sao? Vì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, khéo tu cái không nội, khéo tu cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh.

Lúc bấy giờ, ở thế giới ba lần ngàn này có chúng trời Tứ-đại-vương, trời Ba-mươi-ba, trời Dạ-mạ, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc-biến-hóa, trời Tha-hóa-tự-tại, trời Phạm-chúng, trời Phạm-phụ, trời Phạm-hội, trời Đại-phạm, trời Quang, trời Thiểu-quang, trời Vô-lượng-quang, trời Cực-quang-tịnh, trời Tịnh, trời Thiểu-tịnh, trời Vô-lượng-tịnh, trời Biến-tịnh, trời Quảng, trời Thiểu-quảng, trời Vô-lượng-quảng, trời Quảng-quả, trời Vô-phiền, trời Vô-nhiệt, trời Thiện-hiện, trời Thiện-kiến, trời Sắc-cứu-cánh v.v… cùng bạch Phật:

Bạch Thế Tôn! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu này, thường hay thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, sao chép, giảng giải, truyền bá rộng rãi thì chúng con thường theo cung kính, hộ vệ chẳng để tất cả tai nạn xâm phạm bất ngờ. Vì sao? Vì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy chính là đại Bồ-tát.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên khiến các hữu tình vĩnh viễn xa lìa các đường hiểm ác, địa ngục, bàng sanh, quỷ giới, A-tố-lạc.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên các trời, người vĩnh viễn xa lìa tất cả các khổ về tai họa, tật dịch, bần cùng, đói khát, nóng lạnh v.v…

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có mười thiện nghiệp đạo.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có bố thí Ba-la-mật-đa, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có cái không nội, cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có dòng họ lớn Sát-đế-lợi, dòng họ lớn Bà-la-môn, dòng họ lớn Trưởng giả, dòng họ lớn Cư sĩ, các tiểu quốc vương chuyển luân Thánh vương, Bề tôi phụ tá.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có chúng trời Tứ-đại-vương, trời Ba-mươi-ba, trời Dạ-mạ, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc-biến-hóa, trời Tha-hóa-tự-tại.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có trời Phạm-chúng, trời Phạm-phụ, trời Phạm-hội, trời Đại-phạm, trời Quang, trời Thiểu-quang, trời Vô-lượng-quang, trời Cực-quang-tịnh, trời Tịnh, trời Thiểu-tịnh, trời Vô-lượng-tịnh, trời Biến-tịnh, trời Quảng, trời Thiểu-quảng, trời Vô-lượng-quảng, trời Quảng-quả.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có trời Vô-phiền, trời Vô-nhiệt, trời Thiện-hiện, trời Thiện-kiến, trời Sắc-cứu-cánh.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có trời Không-vô-biên-xứ, trời Thức-vô-biên-xứ, trời Vô-sở-hữu-xứ, trời Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có Dự-lưu, Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán và Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có Độc-giác và Độc-giác hướng, Độc-giác quả.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có đại Bồ-tát thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, chuyển pháp luân nhiệm mầu, độ vô lượng chúng sanh.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có Phật bảo, Pháp bảo, Bí-sô Tăng bảo.

Bạch Thế Tôn! Vì nhơn duyên ấy nên chúng con: Thiên, Long và A-tố-lạc, Kiền-đạt-phược, Yết-lộ-trà, Khẩn-nại-lạc, Dược-xoa, La-sát-ba, Mạc-hô-lạc-già, nhơn phi nhơn v.v… thường theo cung kính ủng hộ đại Bồ-tát ấy, chẳng để cho tất cả tai họa xâm phạm não hại.

Lúc bấy giờ, Thế Tôn bảo trời Đế Thích và các Thiên, Long, A-tố-lạc v.v…: Đúng vậy! Đúng vậy! Như các ngươi đã nói. Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn … chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu này, thường thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, sao chép, giảng giải, truyền bá rộng rãi thì nên biết Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy chính là đại Bồ-tát.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên các hữu tình vĩnh viễn được dứt trừ địa ngục, bàng sanh, quỷ giới, A-tố-lạc v.v… Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên chư thiên, nhơn vĩnh viễn được xa lìa tất cả các khổ tai họa, bệnh tật, bần cùng, đói khát, nóng lạnh v.v…

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên mười thiện nghiệp đạo xuất hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc xuất hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ xuất hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên bố thí Ba-la-mật-đa, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa xuất hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên cái không nội, cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh xuất hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì xuất hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo xuất hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo xuất hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện xuất hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên năm loại mắt, sáu phép thần thông xuất hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng xuất hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả xuất hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng xuất hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa xuất hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên dòng họ lớn Sát-đế-lợi, dòng họ lớn Bà-la-môn, dòng họ lớn Trưởng giả, dòng họ lớn Cư sĩ, các tiểu quốc vương chuyển luân Thánh vương, Bề tôi phụ tá xuất hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên chúng trời Tứ-đại-vương, trời Ba-mươi-ba, trời Dạ-mạ, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc-biến-hóa, trời Tha-hóa-tự-tại xuất hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên trời Phạm-chúng, trời Phạm-phụ, trời Phạm-hội, trời Đại-phạm, trời Quang, trời Thiểu-quang, trời Vô-lượng-quang, trời Cực-quang-tịnh, trời Tịnh, trời Thiểu-tịnh, trời Vô-lượng-tịnh, trời Biến-tịnh, trời Quảng, trời Thiểu-quảng, trời Vô-lượng-quảng, trời Quảng-quả xuất hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên trời Vô-phiền, trời Vô-nhiệt, trời Thiện-hiện, trời Thiện-kiến, trời Sắc-cứu-cánh xuất hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên trời Không-vô-biên-xứ, trời Thức-vô-biên-xứ, trời Vô-sở-hữu-xứ, trời Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ xuất hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên Dự-lưu, Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán và Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả xuất hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên Độc-giác và Độc-giác hướng, Độc-giác quả xuất hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên đại Bồ-tát xuất hiệnthế gian, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác xuất hiệnthế gian, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, chuyển pháp luân nhiệm mầu, độ vô lượng chúng sanh.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên Phật bảo, Pháp bảo, Bí-sô Tăng bảo xuất hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì duyên cớ này, Thiên, Long, A-tố-lạc v.v… các ngươi thường nên theo cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, và siêng năng ủng hộ đại Bồ-tát này, chớ để tất cả tai họa xâm phạm não hại.

Kiều Thi Ca! Nếu có người thường cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen đại Bồ-tát như vậy, thì nên biết chính là cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen ta và tất cả các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trong mười phương. Vì vậy, nên tất cả Thiên, Long, A-tố-lạc v.v…các ngươi thường nên theo cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen và siêng năng ủng hộ đại Bồ-tát này, chớ để tất cả tai họa xâm phạm não hại.

Kiều Thi Ca! Giả sử Thanh-văn, Duyên-giác đầy khắp châu Nam Thiệm Bộ như rừng mía, lau, trúc, nếp, mè, rừng rậm dày đặc không hở, có thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… đối với ruộng phước ấy, dùng vô lượng các thứ đồ dùng tốt đẹp vừa ý, cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, suốt cả cuộc đời, hoặc lại có người chỉ trong khoảnh khắc cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen một đại Bồ-tát sơ phát tâm chẳng lìa sáu phép Ba-la-mật-đa; nếu lấy công đức của những người trước so với phước đức của người này thì trăm phần chẳng bằng một, ngàn phần chẳng bằng một, trăm ngàn phần chẳng bằng một, ức phần chẳng bằng một, trăm ức phần chẳng bằng một, ngàn ức phần chẳng bằng một, trăm ngàn ức phần chẳng bằng một, phần tính đếm, phần thí dụ cho đến phần cực số cũng chẳng bằng một.

Kiều Thi Ca! Giả sử Thanh-văn, Độc-giác đầy khắp cả châu Nam Thiệm Bộ, châu Đông Thắng Thân như rừng mía, lau, trúc, nếp, mè, rừng rậm v.v… dày đặc không chỗ hở, có thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… đối với ruộng phước ấy, dùng vô lượng các thứ đồ dùng tốt đẹp vừa ý, cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, suốt cả cuộc đời, hoặc lại có ngươi chỉ trong khoảnh khắc cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen một đại Bồ-tát sơ phát tâm chẳng lìa sáu phép Ba-la-mật-đa; nếu lấy công đức của những người trước so với phước đức của người này thì trăm phần chẳng bằng một, ngàn phần chẳng bằng một, trăm ngàn phần chẳng bằng một, cho đến phần cực số cũng chẳng bằng một.

Kiều Thi Ca! Giả sử Thanh-văn, Độc-giác đầy khắp cả châu Nam Thiệm Bộ, châu Đông Thắng Thân, châu Tây Ngưu Hóa như rừng mía, lau, trúc, nếp, mè, rừng rậm dày đặc không chỗ hở, có thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… đối với ruộng phước ấy, dùng vô lượng các thứ đồ dùng tốt đẹp vừa ý cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, suốt cả cuộc đời, hoặc lại có ngươi chỉ trong khoảnh khắc cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen một đại Bồ-tát sơ phát tâm chẳng lìa sáu phép Ba-la-mật-đa; nếu lấy công đức của những người trước so với phước đức của người này thì trăm phần chẳng bằng một, ngàn phần chẳng bằng một, trăm ngàn phần chẳng bằng một, cho đến phần cực số cũng chẳng bằng một.

Kiều Thi Ca! Giả sử Thanh-văn, Độc-giác đầy khắp cả châu Nam Thiệm Bộ, châu Đông Thắng Thân, châu Tây Ngưu Hóa, châu Bắc Cu Lô như rừng mía, lau, trúc, nếp, mè, rừng rậm v.v… dày đặc không hở, có thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… đối với ruộng phước ấy, dùng vô lượng các thứ đồ dùng tốt đẹp, vừa ý cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, suốt cả cuộc đời, hoặc lại có ngươi chỉ trong khoảnh khắc cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen một đại Bồ-tát sơ phát tâm chẳng lìa sáu phép Ba-la-mật-đa; nếu lấy công đức của những người trước so với phước đức của người này thì trăm phần chẳng bằng một, ngàn phần chẳng bằng một, trăm ngàn phần chẳng bằng một, cho đến phần cực số cũng chẳng bằng một.

Kiều Thi Ca! Giả sử Thanh-văn, Độc-giác đầy khắp cả bốn châu như rừng mía, lau, trúc, nếp, mè, rừng rậm dày đặc không chỗ hở, có thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… đối với ruộng phước ấy, dùng vô lượng các thứ đồ dùng tốt đẹp, vừa ý cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, suốt cả cuộc đời, hoặc lại có ngươi chỉ trong khoảnh khắc cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen một đại Bồ-tát sơ phát tâm chẳng lìa sáu phép Ba-la-mật-đa; nếu lấy công đức của những người trước so với phước đức của người này thì trăm phần chẳng bằng một, ngàn phần chẳng bằng một, trăm ngàn phần chẳng bằng một, cho đến phần cực số cũng chẳng bằng một.

Kiều Thi Ca! Giả sử Thanh-văn, Độc-giác đầy khắp Tiểu Thiên thế giới như rừng mía, lau, trúc, nếp, mè, rừng rậm v.v… dày đặc không chỗ hở, có thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… đối với ruộng phước ấy, dùng vô lượng các thứ đồ dùng tốt đẹp, vừa ý cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, suốt cả cuộc đời, hoặc lại có ngươi chỉ trong khoảnh khắc cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen một đại Bồ-tát sơ phát tâm chẳng lìa sáu phép Ba-la-mật-đa; nếu lấy công đức của những người trước so với phước đức của người này thì trăm phần chẳng bằng một, ngàn phần chẳng bằng một, trăm ngàn phần chẳng bằng một, cho đến phần cực số cũng chẳng bằng một.

Kiều Thi Ca! Giả sử Thanh-văn, Độc-giác đầy khắp Trung Thiên thế giới như rừng mía, lau, trúc, nếp, mè, rừng rậm v.v… dày đặc không chỗ hở, có thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… đối với ruộng phước ấy, dùng vô lượng các thứ đồ dùng tốt đẹp, vừa ý cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, suốt cả cuộc đời, hoặc lại có ngươi chỉ trong khoảnh khắc cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen một đại Bồ-tát sơ phát tâm chẳng lìa sáu phép Ba-la-mật-đa; nếu lấy công đức của những người trước so với phước đức của người này thì trăm phần chẳng bằng một, ngàn phần chẳng bằng một, trăm ngàn phần chẳng bằng một, cho đến phần cực số cũng chẳng bằng một.

Kiều Thi Ca! Giả sử Thanh-văn, Độc-giác đầy khắp cảnh giới chư Phật trong thế giới ba lần ngàn như rừng mía, lau, trúc, nếp, mè, rừng rậm v.v… dày đặc không chỗ hở, có thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… đối với ruộng phước ấy, dùng vô lượng các thứ đồ dùng tốt đẹp, vừa ý cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, suốt cả cuộc đời, hoặc lại có ngươi chỉ trong khoảnh khắc cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen một đại Bồ-tát sơ phát tâm chẳng lìa sáu phép Ba-la-mật-đa; nếu lấy công đức của những người trước so với phước đức của người này thì trăm phần chẳng bằng một, ngàn phần chẳng bằng một, trăm ngàn phần chẳng bằng một, cho đến phần cực số cũng chẳng bằng một.

Kiều Thi Ca! Giả sử Thanh-văn, Độc-giác đầy khắp vô lượng, vô biên thế giới trong mười phương như rừng mía, lau, trúc, nếp, mè, rừng rậm v.v… dày đặc không chỗ hở, có thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… đối với ruộng phước ấy, dùng vô lượng các thứ đồ dùng tốt đẹp, vừa ý cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, suốt cả cuộc đời, hoặc lại có ngươi chỉ trong khoảnh khắc cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen một đại Bồ-tát sơ phát tâm chẳng lìa sáu phép Ba-la-mật-đa; nếu lấy công đức của những người trước so với phước đức của người này thì trăm phần chẳng bằng một, ngàn phần chẳng bằng một, trăm ngàn phần chẳng bằng một, cho đến phần cực số cũng chẳng bằng một. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì chẳng do Thanh-văn và Độc-giác mà có đại Bồ-tát và các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác xuất hiệnthế gian, chỉ do đại Bồ-tát mà có Thanh-văn, Độc-giác và các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác xuất hiệnthế gian. Vì vậy nên các ngươi, tất cả Thiên, Long, A-tố-lạc, Kiền-đạt-phược, Yết-lộ-trà, Khẩn-nại-lạc, Dược-xoa, La-sát-ba, Mạc-hô-lạc-già, nhơn phi nhơn thường nên ủng hộ bảo vệ cung kính cúng dường, tôn trọng, ngợi khen đại Bồ-tát này, chớ để tất cả tai họa xâm phạm não hại.

Lúc bấy giờ, trời Đế Thích bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thật là hy hữu! Đại Bồ-tát ấy, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu này, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, sao chép, giảng giải, truyền bá rộng rãi. Nhiếp thọ công đức của những việc cụ thể như vậy, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật từ cõi Phật này đến cõi Phật khác, thân cận, phụng sự chư Phật Thế Tôn. Theo đó sự vui vẻ, căn lành thù thắng, do đối với chư Phật cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, liền được viên mãn; đối với Chánh pháp của chư Phật đã được nghe, cho đến khi chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, không bao giờ quên. Những pháp yếu đã được nghe, có khả năng nhanh chóng nhiếp thọ, nên được dòng họ viên mãn, thân mẫu viên mãn, sự sanh viên mãn, quyến thuộc viên mãn, tướng hảo viên mãn, quang minh viên mãn, nhãn viên mãn, nhĩ viên mãn, âm thanh viên mãn Đà-la-ni viên mãn, Tam-ma-địa viên mãn. Lại dùng sức phương tiện thiện xảo, biến thân như Phật, từ thế giới này đến thế giới khác, đến nước không có Phật, giảng thuyết khen ngợi bố thí Ba-la-mật-đa, giảng thuyết khen ngợi tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; giảng thuyết khen ngợi cái không nội, giảng thuyết khen ngợi cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh; giảng thuyết khen ngợi chơn như, giảng thuyết khen ngợi pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; giảng thuyết khen ngợi Thánh đế khổ, giảng thuyết khen ngợi Thánh đế tập, diệt, đạo; giảng thuyết khen ngợi bốn tịnh lự, giảng thuyết khen ngợi bốn vô lượng, bốn định vô sắc; giảng thuyết khen ngợi tám giải thoát, giảng thuyết khen ngợi tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; giảng thuyết khen ngợi bốn niệm trụ, giảng thuyết khen ngợi bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; giảng thuyết khen ngợi pháp môn giải thoát không, giảng thuyết khen ngợi pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; giảng thuyết khen ngợi năm loại mắt, giảng thuyết khen ngợi sáu phép thần thông; giảng thuyết khen ngợi mười lực của Phật, giảng thuyết khen ngợi bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; giảng thuyết khen ngợi pháp không quên mất, giảng thuyết khen ngợi tánh luôn luôn xả; giảng thuyết khen ngợi trí nhất thiết, giảng thuyết khen ngợi trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; giảng thuyết khen ngợi tất cả pháp môn Đà-la-ni, giảng thuyết khen ngợi tất cả pháp môn Tam-ma-địa; giảng thuyết khen ngợi Phật bảo; giảng thuyết khen ngợi Pháp bảo, Bí-sô Tăng bảo. Lại dùng sức phương tiện thiện xảo, vì các hữu tình, tuyên thuyết pháp yếu, tùy nghi an trí trong pháp Ba-thừa, khiến vĩnh viễn giải thoát sanh, lão, bệnh, tử, chứng cảnh giới Vô-dư-y Niết-bàn; hoặc lại cứu giúp nỗi khổ trong các đường ác, khiến được vào cõi nhơn, thiên hưởng sự an lạc.

Quyển Thứ 100
HẾT
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.