Kệ Ngôn 25: Nỗ lực để tự nương nhờ chính mình.

18/12/20202:33 CH(Xem: 2178)
Kệ Ngôn 25: Nỗ lực để tự nương nhờ chính mình.
blank
Kệ Ngôn 25: 
Nỗ lực để tự nương nhờ chính mình.
Giảng sư: ĐĐ. Pháp Đăng

Nỗ lực không chễnh mãng.
Tự chế, có kỷ cương.
Bậc trí xây hải đảo.
Lũ lụt khó dâng tràn.
Chánh văn kệ ngôn pháp cú do Thượng Tọa Giác Đẳng dịch từ Pali
U.t.thaanenappamaadena sa~n~namena damena ca
Diipa.m kayiraatha medhaavii ya.m ogho naabhikiirati.
Lê Văn Phúc chuyển biên - Minh Hạnh biên tập

ĐĐ Pháp Đăng: bài kệ thứ 25 này nói về cuộc đời của một vị thánh tăng gặp rất nhiều gian nan và với sự nỗ lực của mình tu tập ba la mật cùng cộng chung với những ác nghiệp vấn vương trong quá khứbài kệ thứ 25 được đức Phật giảng lên do câu chuyện của trưởng lão Cùlapanthaka.
.

“Cuộc đời hay thân thế của ngài Cùlapanthaka, người mẹ là cô tiểu thư thương người chồng là người đầy tớ trong gia đình. Qua quá trình sanh con với hai lần sanh giữa đường cho nên gọi là, Cùlapanthaka, và là Mahapanthaka. Vì những đứa bé hỏi mẹ ông bà đâu, nên cô tiểu thư quyết định trở về cho những đứa bé gặp lại ông bà ngọai. Khi gặp lại thì ông bà đã không chấp nhận đứa con nhưng mà lại nuôi hai đứa cháu. Nhân một dịp ông bà vào chùa nghe đức Phật giảng pháp và có dẫn theo cậu công tử Mahapanthaka.Và với thiện duyên Mahapanthaka đã tỏ ý muốn xuất gia, sống đời sống dưới chân của bậc Đạo sư và đã thành tựu phạm hạnh. Gánh nặng đã đạt xuống, việc làm đã thành công. Và muốn cho em của mình cũng được quả vị giải thóat nên Cùlapanthaka được anh của mình giới thiệu con đường xuất gia. Khi được vào trong giáo pháp với bậc Đạo sư mà Cùlapanthaka không thể học được bốn câu kệ. Người anh thấy người em ăn cơm đàna, mặc áo thí chủ sợ người em không làm tròn phận sự của người xuất gia do học hành không thông nên tỏ ý cho em mình biết là em không nên sống như vậy. Vì sống như vậy là mắc nợ cơm gạo của thí chủ. Người em rất yêu cuộc sống xuất gia của mình nên không muốn từ bỏ cuộc sống xuất gia. Nhân một cơ hội có một vị thầy thuốc tên là Jìvaka Komaràbhacca. vào thỉnh trai tăng, đức Phật và vị điều phối buổi lễ trai tăng là ngài Đại-Bàn-Đặc sắp xếp công việc trong chùa cho chư tăng trong chùa đi đến nhà này, nhà kia trai tăngđồng ý nhận từ ông Jìvaka Komaràbhacca., tất cả, ngọai trừ em của mình là Cùlapanthaka. Khi Cùlapanthaka nghe anh mình nói như vậy thì cũng nghĩ rằng anh tuyệt tình quá. Ý nghĩ theo thường tình là anh của mình không còn thương mình nữa. Đi trai tăng ai cũng đi hết mà còn mình mình không được đi. Đêm đó khi đêm gần tàn, với Phật nhãn, với trí tuệ của đức Phật, ngài quán triệt chúng có duyên để độ thì ngài thấy được Cùlapanthaka ý còn muốn tu tập. Đức Phật, bậc Đạo sư đã ngự ra hương thất hòan ngay cửa cổng để kinh hành qua đại. Khi trời tờ mờ sáng thì Châu-lợi-bàn-Đặc từ giả và trở về nhà sống đời sống người cư sĩ bố thí, làm phước, giữ gìn ngũ giới. Nhưng vì duyên lành đức Phật biết được Cùlapanthaka tu tập được và Ngài đã quáng thấy vào thời Phật Ca-diếp, Châu-lợi-bàn-đặc rất thông minh, nhưng khi vào Tăng chúng, ông đã chế nhạođùa cợt một Tỳ-kheo kém trí. Vị này vì bị làm trò cười nên không học thuộc, thậm chí không lặp lại được lời kinh. Do quả báo này ông tái sanh thành người đần độn. Vừa học xong một câu sau thì câu trước đã quên mất. Bốn tháng trôi qua, ông vẫn không thuộc nổi bài kệ. Mahapanthaka thấy em mình như vậy, nghĩ rằng không thể đạt cứu cánh tối thượng của Đạo, nên đuổi em ra khỏi Tăng đoàn. Nhưng Cùlapanthaka rất tha thiết với giáo lý Phật-đà. Rời khỏi Tăng đoàn trở về đời sống thế tục là điều ông không muốn nhất trong cõi đời. Thế Tôn quan sát thế gian, thấy rõ việc này, đến trước cổng chờ Cùlapanthaka.
.

Khi ông đến, thấy Phật bèn đảnh lễ. Được Phật hỏi ông đi đâu vào giờ này, ông kể tự sự, Phật bảo ông:

- Chính Ta thu nhận ông vào Tăng đoàn. Nay anh ông đuổi đi, tại sao ông không đến Ta? Đến đây! Ông hoàn tục thì làm được gì? Hãy ở lại với Ta.

Phật xoa đầu ông, với lòng bàn tay mang đường chỉ bánh xe Pháp, và dẫn ông đến ngồi cạnh hương thất. Xong Ngài dùng thần lực tạo ra một miếng vải thật sạch đưa cho ông, bảo:

- Cùlapanthaka, ông hãy ngồi tại đây, quay mặt về hướng đông, vừa lau khăn này vừa nói: "Tẩy sạch dơ bẩn, tẩy sạch dơ bẩn!"

Đúng lúc ấy giờ thọ thực được báo. Đức Phật hướng dẫn Tăng chúng đến nhà Jìvaka và ngồi xuống chỗ đã dành sẵn.

Về phần Cùlapanthaka, ông vâng lời Thế Tôn, vừa lau tay vào miếng vãi vừa bảo: "Tẩy sạch dơ bẩn, tầy sạch dơ bẩn!". Chiếc khăn ban đầu sạch, bây giờ nhớp nhúa. Từ đó ông nhận ra, vì thân này mà khăn đã mất hết sự sạch sẽ tinh khiết ban đầutrở thành nhiễm ô cáu bẩn, nên thốt lên: "Các pháp là vô thường". Và chuyên chú vào kiến giải sinh diệt này, ông khai mở tuệ giác. Đấng đạo sư biết ông đã khai mở tuệ giác liền bảo: " Cùlapanthaka, đừng nghĩ rằng chỉ mảnh vãi ấy trở thành cáu bẩn mà ngay trong tâm ông tham ái, bất tịnh và những cấu uế khác cũng đầy rẫy; ông hãy tẩy sạch chúng". Rồi Ngài phóng hào quang hiện thân đến ngồi trước mặt ông đọc Pháp Cú:

Tham ô nhiễm, chẳng phải là bụi bẩn.
Ô nhiễm chính dùng để chỉ lòng tham.
Các Tỳ-kheo, hãy tẩy sạch tham lam.
Và sống đúng giáo pháp bậc vô nhiễm
Sân ô nhiễm, chẳng phải là bụi bẩn.
Ô nhiễm chính để dùng chỉ bận sân.
Các Tỳ-kheo, hãy tẩy sạch lòng sân.
Và sống đúng giáp pháp bậc vô hận.
Si ô nhiễm, chẳng phải là bụi bẩn.
Ô nhiễm chính dùng để chỉ ám si.
Các Tỳ-kheo, hãy tẩy sạch si đi,
Giáo pháp bậc không si, nên theo đúng.

Dứt bài kệ, Cùlapanthaka chứng A-la-hán và các thứ thần thông, và cùng với thần thông, ông thông suốt cả ba tạng kinh điển.

Những ai từ bỏ được tham sân si thì vị đó thành tựu được con đường giác ngộ, từ bỏ được những pháp căn bản bất thịên như tham căn, sân căn, si căn. Chính đức Phật, bậc đạo sư cũng đã nói đối với chúng sanh giống như những con khỉ bị ngừơi ta bắt. Một chiếc bẫy, một vài trái bắp. Con khỉ vì thò tay vào nắm trái bắp không chịu thả ra. Con khỉ ấy sẽ bị người ta bắt giữ. Như vậy đối con người chúng ta khi chưa bỏ phiền não thì tham ái, chấp thủtà kiến đó là căn bản của chúng sanh. Chính vì vậy nên chúng ta thấy hình ảnh con khỉ bị người ta bẫy. Con khỉ đó tại nó không chịu bỏ trái bắp ra. Khi trái bắp được bỏ trong lồng có lỗ vừa tay con khỉ đút vào. Con khỉ ấy cứ giữ trái bắp không bao giờ rút tay ra được. Con khỉ ấy phải chịu bị bắt, trói, giết hoặc bán, hoặc làm thịt bởi người săn khỉ. Cũng như vậy nếu chúng ta không từ bỏ được tham và tà kiến, mạn thì coi như chúng ta làm mồi cho ác ma và mãi trong vòng sanh tử trôi lăn trong ba nẻo, sáu đường, trong ngũ thú, lục đạo, không thể nào thoát ra được.

Chính cái tham trong tâm chúng tachúng ta biết được để từ bỏ nó là điều đức Phật gọi là chấm dứt luân hồi, diệt trừ sự tái sanh thì phải nên trừ bỏ tham, mạn, và kíên. Chính tham, mạn và kiến đó là phiền nãochúng sanh bị luân hồi trong ngũ thú đạo. Chính vì như vậy đức Phật nói tham mới là là cấu uế, còn bụi không phải thế. Khi đức Phật thuyết pháp cho Châu-lợi-bàn-Đặc với duyên lành pháp độ ba la mật, với sự nhiệt tâm hướng về lời giải của bậc đạo sư, quán xét được phiền não đưa đến cấu uế, đến sự luân hồi trôi lăn mãi trong kiếp trầm luân. Thì ngay lúc ấy, Châu-lợi-bàn-Đặc đã giác ngộ, đã hiểu được và đã thấu triệt đuợc lời của bậc Đạo sư nên đức Phật nói rằng đối với chúng sanh cũng như những con khỉ hay những con rắn vì mê tranh con mồi mà bị người ta bẫy nó. Chúng ta thấy những người bắt rắn hay bắt trăn họ dùng một cái lồng kín, chỉ chừa một cái lỗ tròn bằng con rắn hay con trăn mà họ biết được. Họ bỏ vào đó một con gà, đóng cửa lồng lại, cột chặt lại. Khi con gà ở đó, con rắn, con trăn đi tìm vật thực mới chui vào.

Cấu uế sanh cấu uế, si mê cấu uế hoặc ái mạn, tà kiến hay ái thủ và vô minh, những phiền não này dẫn dắt chúng sanh tái sanhluân hồi trong ba cõi. Vì khi chúng sanh được sanh ra đã có bao nhiêu hiểm họa đang chờ đón kiếp làm người. Con người chúng ta sống phập phồng trong sự lo sợ. Chúng ta lo sợ rất là nhiều cũng như mẹ của Châu-lợi-bàn-Đặc và Đại-Bàn-Đặc lúc còn là cô tiểu thư thương người tình nhân theo người tình nhân đến quê hương thứ hai. Khi mang thai rồi thì phập phồng lo sợ, nghĩ rằng người chồng của mình không thể che chở cho mình được, chỉ có mẹ và cha và chỉ có một ngôi nhà an ổn để che chở cho mình sanh nở nên người thiếu nữ này bỏ chồng mà đi. Chồng tìm được lần thứ nhứt sanh nở giữa đường mới đặt tên là Mahapanthaka. Rồi sanh đứa con thứ hai cũng với hình ảnh này. Nên chúng ta thấy con người chúng ta nhiều khi tìm lấy hạnh phúc với sự tham ái từ bỏ mẹ và cha sống với một quê hương nào đó. Nhưng một lúc nào đó chúng ta cảm thấy sự lo lắng đè nặng, nguy hiểm đến tính mạng, sợ sệt, lo âu thì chúng ta muốn tìm về với cha mẹ. Nhưng trong khi chúng ta sống với cha mẹ khuôn khổ trong lễ giáo, lễ nghi của gia đình chúng ta làm những điều không chính đáng. Cũng như vậy mẹ của Cùlapanthaka đã thương người tớ trai mà chúng ta biết những truyền thống người dân Ấn độ rất tôn trọng, họ chấp thủ, họ phân biệt giai cấp. Họ kỳ thị rất nhiều trong vấn đề như các giai cấp không bình đẳng với nhau, những gia đình không có tương xứng với nhau. Cho nên mẹ của Cùlapanthaka, con gái của ông trưởng giả vì thương người tớ trai nên đành phải bỏ cha mẹ mình. Khi bỏ cha mẹ mình đi đến quê hương khác khi gần ngày sanh nở thì nghĩ rằng chỉ có cha mẹ là chỗ nương nhờ, chỉ có mái ấm gia đình, chỉ có tài sản mới bảo hộ cho mình trong thời gian sanh nở. Cho nên đã trở về



Cuộc đời chúng ta cũng vậy, giống như những con khỉ đam mê mồi. Chúng ta không giác ngộ. Cứ mỗi kiếp chúng ta bị trôi lăn, bị tham ái trói buộc, bị đời sống này, bị những hình sắc, những âm thanh, mùi ngọn, vật thơm, những chỗ ở yên ấm đã kêu gọi, mời gọi chúng ta. Chúng ta không từ khước được, không thóat được. Chúng ta đã sống với ác nghiệp, đã tạo bất thiện. Từ đó chúng ta thấy rất nhiều những con người khi gặp được cơ hội làm giàu dù là bất chánh, dù là ác pháp thì họ cũng sẵn sàng xăn tay nhảy vào những việc làm ác độc đó. Nhiều khi chúng ta thấy đối với chuyện đời không lớn. Hôm trước chúng tôi có dịp gặp được một người có một địa vị tương đối cũng là khá, là một vị dạy trong một trường học vi tính, coi như là một vị giáo sư vi tính. Nhưng vị giáo sư này chỉ là người mới dạy ở trường, mới ra trường với số lương chắc không nhiều. Khi thấy một người bên phòng của mình tương đốinhan sắc và cũng có một số tài sản. Vị dạy vi tính này đã giết cô đó và đem vào trong một phòng tắm. Khi quay lại cho ta thấy hành động của người này rất là ác. Chặt cô này làm ba khúc, đem vào bồn nước rửa. Mệt rồi đi nghỉ, nghỉ ra thấy máu nó rỉ ra thì rửa tiếp y như ba khúc thịt vậy đó và rửa cho đến khi không còn máu. Rồi bỏ ba khúc thịt đó vào một cái bịch quăng trong hẽm giữa hai căn nhà mà không phát hiện được cho đến một thời gian sau, cái xác thân đó chỉ còn là những khúc xương thôi. Rồi thời gian sau, một người ở trong một căn hộ cao đóng tường rớt búa vào trong hẽm đó, mới tuột xuống lấy búa vô tình đạp lên cái bao đó. Khi đạp giựt mình không biết cái bao gì bự quăng ở đây. Khi mở ra thì thấy chỉ còn xương thôi. Với thời gian gần nữa năm trời như vậy rốt cuộc cũng không thóat khỏi lưới pháp luật. Khi vị giáo sư này còn đang dạy trong trường vi tính, thì những người làm việc hình sự đã vào bắt dẫn đi. Sau cuộc điều tra thì vị này cũng tường trình lại hết việc làm giết người thiếu nữ như vậy. Con người chúng ta như những con khỉ hay những con rắn, ham những miếng mồi đỉnh chung mà chúng ta bị ràng buộc mãi trong vòng luân hồi sanh tử, tạo rất nhiều ác nghiệp.

Đối với một số người có được lời dạy của đức phật và có những pháp độ ba la mật. Nhưng không phải vì vậychúng ta thóat được những ác duyên, ác nghiệpchúng ta đã tạo. Cũng như Cùlapanthaka. Trong thời kỳ của đức Phật CaDiếp, thì Cùlapanthaka là một vị tỳ kheotrí tuệ đã cười khinh bỉ vị tỳ kheo ám độn căn. Vị tỳ kheo này bị sự chê bai của tỳ kheo Cùlapanthaka trong tiền kiếp đã hổ thẹn và vị ấy không thể nào đọc lại đọan kinh ấy được. Vì mặc cảm, mắc cỡ sợ mình đọc không thuộc, cái rào cản trong lòng chưa hóa giải được nên vị tỳ kheo hổ thẹn, khinh bỉ như vậy không thể đọc nổi và không thể nhớ đọan kinh đó. Do ác nghiệp này mà Cùlapanthaka ngay trong kiếp này, ngay trong thời của Phật Thích Ca Mâu Ni dưới chân của bậc Đạo sư mà không thể nào đọc nổi bốn câu kệ. Khi chúng ta tu hành rồi những thiện nghiệp ba la mật chúng ta tạo. Nhưng quả ác nghiệp vẫn chờ cơ hội trổ sanh. Và Cùlapanthaka do ác nghiệp trong quá khứ đã chế nhạođùa cợt một Tỳ-kheo kém trí nên kiếp này mới bị quả nghiệp không thuộc được mấy câu kệ trong ba tháng hạ như vậy. Chúng ta biết ác nghiệp vẫn có sức mạnh che chắn thiện nghiệp của chúng ta và làm cho chúng ta có nhiều sự khốn đốn, khổ sở. Nếu như Cùlapanthaka không gặp được vị Đạo sư hướng dẫn tu tập.

Đức phật dạy rằng, nếu chúng sanh nào từ nơi danh sắc này tạo thành nội xứ và ngọai xứ thì khi sáu nội xứ và sáu ngọai xứ sanh ra sáu lọai xúc. Sáu lọai xúc sanh ra sáu lọai thọ. Sáu lọai thọ sanh ra sáu lọai thọ khổ liên hệ cho ái dục. Tại sao vậy? Ví dụ chúng ta đang sống trong đời sống cực khổ, hoặc là bịnh họan thì chúng ta cũng mong lúc nào đó chúng ta hết bịnh họan, khỏe khoắn, được vui chơi như thế này, thế kia. Lúc bị khổ thì chúng ta cũng mong năm sau mình được khá hơn, giàu hơn, trẻ trung, sướng hơn. Và chúng ta cứ sống trong tham dục đó tăng trưởng. Dưới những bất tịnh hoặc khổ đau chúng ta cũng mong mỏi vượt qua được khổ đau đó. Khi chúng ta bịnh chúng ta mong mỏi một ngày chúng ta hết bịnh. Chúng ta khổ xứ nào thì chúng ta mong ra khỏi xứ đó để hết khổ. Nhưng sự thực thì không phải như vậy. Đối với cái khổ này hay khổ kia thì trong suốt kiếp luân hồi chúng ta phải chịu cái khổ đó. Và không một người nào có thể thoát khỏi khổ sanh, khổ già, khổ đau, khổ chết. Khổ người thương phải xa, người ghét phải gần. Khổ cầu muốn mà không được. Khổ do thời tiết đem đến. Chúng ta mỗi người đều phải chịu khổ đau này. Những cơ hội, những phương tiện làm cho chúng ta vơi giảm đi, chúng ta dễ chịu trong thời tiết khắc nghiệt. Ví dụ như nóng và lạnh chúng ta có lò sưởi hoặc máy điều hòa thì chúng ta tạm thời thấy mình sung sướngchúng ta quên đi những khổ đau của kiếp luân hồi chực chờ đó. Lúc nào đó chúng ta bịnh, chúng ta già, chúng ta chết rồi ác nghiệp hay thiện nghiệp dẫn dắt chúng ta vào cõi khổ hay cõi vui.

Chúng ta là người đệ tử nghe pháp, biết được pháp của đức Phật. Chúng ta phải từ bỏ pháp bất thiện. Nên tập cho mình có chánh niệm tỉnh gíac, chấp nhận tu tập theo lời dạy của đức Phật phải cố gắng lọai bỏ cảm giác dù là cảm giác khổ, đừng để duyên tham ái. Dù chúng ta khổ như vậy nhưng chúng ta cũng biết đời sống là khổ như vậy. Có khi chúng ta nghĩ hiện tại mình nghèo thì mình khổ. Khi mình có nhiều tiền thì mình sẽ được vui nhưng không phải như vậy đâu quí vị. Ở đây cũng có vài người Phật tử họ nói như vậy. Chúng tôi nghĩ rằng họ có tài sản cũng là nhiều. Họ có một hai trăm mẫu cao su. Thời gian thu hoạch một hai trăm mẫu cao su như vậy một tháng họ có thể vào năm ba chục triệu. Nhưng thực sự khi thấy họ thì mới thấy họ khổ. Một hai trăm mẫu cao su họ chạy đầu này, họ chạy đầu kia. Họ giữ những người thợ cạo mủ cao su, họ giữ những người vào lượm cao su hoặc là những người trút cao su trong chén, cạo mũ cao su chảy vào chén. Họ cứ chạy đầu này, chạy đầu kia. Chạy lên, chạy xuống thấy rất là tội. Khi chúng ta chấp nhận lời dạy của đức Phật, chúng ta tu hành theo lời dạy của đức Phật, ta từ bỏ tham ái. Chúng ta tự từ bỏ chứ đức Phật không bắt buộc chúng ta từ bỏ. Khi chúng ta thấy được nó, cái tham bất thiện đưa chúng ta vào tội lỗi. Tham này đưa chúng ta vào khổ đau, từ ái tham bất thiện cho ra những ác quả do ác nghiệpchúng ta đã làm. Tham đó mới là phiền não luân hồi.

Sân cũng vậy. Si cũng vậy. Có những pháp cột mãi chúng sanh, mãi ngâm tẩm chúng sanh trong khổ đau của sự luân hồi. Nếu không từ bỏ nó thì không thể nào giác ngộ giải thóat, không đọan tận được những mầm móng của khổ đau. Không thoát khỏi nghiệp của sự luân hồi do phiền não luân hồi tác tạo và hành động này được thiết lập nên từ phiền não, ái mà mình làm không có gì tiêu nó được.

Bài học hôm nay với câu chuyện của ngài Cùlapanthaka được bậc đạo sư thuyết giảng về những phiền não, cấu uế và với sự nỗ lực tu tập của mình, với sự chịu thương chịu khó của mình mà mình vượt qua được những khổ đau do mình yêu cuộc đời xuất gia nếp sống phạm hạnh, muốn lọai bỏ những phiền não làm mình mãi trôi lăn trong luân hồi. Do mình có sự cố gắng siêng năng hành trì mà không chùn bước trước nghịch cảnh. Đức Phật nói "Trong quá khứ Cùlapanthaka được ta giúp đỡ. Dù lời nói của ta nhưng người khéo nghe, khéo thực hành cũng đưa đến rất nhiều lợi ích. Cũng như hiện nay Cùlapanthaka với pháp độ, với duyên lành đầy đủ" Bậc Đạo Sư trợ duyên thuyết giảng về những bụi tham dục thường hay làm cho những chúng sanh bị dính mắc. Đó là những căn trần như nhãn căn bắt lấy cảnh sắc, nhĩ căn bắt lấy cảnh thinh, tỷ căn thì bắt lấy cảnh khí, thân căn thì bắt lấy cảnh xúc, ý căn thì bắt lấy cảnh giác, cứ trôi lăn trong phiền não tham, những cảm thọ vừa lòng. Đối với những cảm thọ không vừa lòng cũng là thọ khổ duyên cho ái. Vì không hiểu được ái thủ và vô minh, ái, mạn và kiến. Không hiểu biết được như vậy nên chúng sanh cứ tạo ác và bị phiền não cuốn trôi thân hành, khẩu hành và ý hành tạo ra những hành động khổ đau và không có huân tập những thiện nghiệp công đức như đức Phật ngài dạy về vô minh duyên cho hành mà phúc hành thì có ba nhân tốt đẹpvô tham, vô sânvô si. Chúng sanh muốn thóat ly luân hồi thì nên tạo những hành động thiện, những hành động bố thí, trì giới, thính pháp, hoặc là thuyết pháp hoặc là cung kính phục vụ, hướng phước hay tùy hỷ phước hay chánh tri kiến. Đó là những nhân lành, nhân của vô tham, vô sân, vô si sẽ thấy được đạo quả niết bàn, chấm dứt sự sinh tử luân hồi, tảo trừ được phiền não là tham, ái, thủ và vô minh hoặc ái mạn và kiến sẽ từ bỏ được các ác bất thiện pháp và chấm dứt được phiền não đối với pháp hành mà mình đã tích lũy, đã tu tập trong nhiều kiếp luân hồi. Những thiện sự công đức sẽ là chiếc bè đưa chúng ta qua biển khổ. Đó là con đường mà các bậc thánh đã đi qua, đã hành qua.

ính bạch quí ngài, kính thưa quí vị. Con xin dâng phần phước đến quí ngài mong quí ngài sớm thành tựu Phật quả mãi là bóng mát che chở chúng sanh. Và xin hồi hướng Phật phước này đến quí Phật tử có mặt ở đây được sự an vui tấn phát, an lạc lâu dài và sớm thành tựu con đường của đức Phật.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58774)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :