Thiền Sư Linh Hựu
Hòa Thượng Thích Thanh Từ Việt dịch
TỰA
Quyển
Qui Sơn Cảnh Sách là một quyển luận của Thiền sư Linh Hựu. Do Ngài ở tại núi
Qui, người đương thời nể trọng đức hạnh không dám gọi tên, nên dùng tên núi để
gọi Ngài ; vì vậy Ngài có tên là Qui Sơn. Quyển luận này nhằm mục đích nhắc nhở
người xuất gia phải nổ lực tu hành, để được giải thoát nên được đề tựa là Cảnh
Sách; “Qui Sơn Cảnh Sách” là luận Cảnh Sách của Ngài Qui Sơn.
Hai
quyển đầu là lời Phật dạy được gọi là kinh thì đúng. Quyển Cảnh Sách của Ngài
Qui Sơn đáng lý phải gọi là luận, tại sao lại gọi là kinh? Các vị thuở xưa thấy
lời chỉ dạy sách tấn của Ngài rất thiết yếu, vừa thích hợp với chân lý, vừa phù
hợp với căn cơ mọi người, nên các vị xem như lời Phật dạy, vì vậy mà gọi là
kinh. Quyển Qui Sơn Cảnh Sách đối với tất cả những người xuất gia còn trẻ,
trong thời tập sự đã phải học thuộc lòng rồi. Nhưng hôm nay tôi đem ra giảng,
vì đây là tác phẩm của một thiền sư (Tổ Qui Sơn) thuộc đời thứ tư sau Lục Tổ:
1.
2.Mã Tổ Đạo Nhất
3.Bá Trượng Hoài Hải
4.Qui Sơn Linh Hựu
1.Đời Tống, Ngài Thủ Toại chú
đề tựa là “Qui Sơn Cảnh Chú” (1 quyển)
2.Đời Minh, Ngài Đạo Bá giải đề
tựa là “Qui Sơn Cảnh Sách Chỉ
3.Đời Minh, Ngài Hoàng Tán chú,
Ngài Khai Quýnh ký, đề tựa là “Qui Sơn Cảnh Sách Cú Thích Ký” (2 quyển). Tập
sách này được các chùa đặc biệt dùng, vì cho lời giải của hai vị này đầy đủ
nhất.
4.Đời Minh, Ngài Đại Hương chú giải đề tựa là “Cảnh Sách Chú”
(1 quyển).
1.Hòa Thượng Hành Trụ dịch từ quyển “Qui Sơn Cảnh Sách Cú
Thích Ký” của Ngài Hoàng Tán và Khai Quýnh.
2.Pháp sư Kiểu dịch bản “Qui Sơn Cảnh Sách Chỉ
3.Hòa Thượng Trí Quang dịch đề tựa là “Qui Sơn Cảnh Sách
Văn” in trong tập luật Sa di và Sa di ni.
4.Thầy Hoàn Quan dịch trong Phật Tổ Tam Kinh.