Phần 11

25/06/201012:00 SA(Xem: 12313)
Phần 11

QUI SƠN CẢNH SÁCH
Thiền Sư Linh Hựu
Hòa Thượng Thích Thanh Từ Việt dịch

Phần 11

Chánh Văn:

“Như tư hành chỉ, thật bất uổng phi pháp phục. Diệc nãi thù báo tứ ân, bạt tế tam hữu. Sanh sanh nhược năng bất thoái, Phật giai quyết định khả kỳ. Vãng lai tam giới chi tân, xuất một vị tha tác tắc”.

Dịch:

Nếu làm được như thế, mới thật không uổng mặc áo pháp, cũng là đền đáp bốn ân cứu giúp ba cõi. Đời đời nếu không thối chuyển thì quả Phật quyết chắc được nên. Làm người khách qua lại trong ba cõi, ra vào làm phép tắc cho người.

Giảng:

Nếu đi đúng đường lối Thiền Tông như trên, tức “ngộ thinh ngộ sắc như thạch thượng tài hoa”, mới thật không uổng mặc áo pháp trong nhà Phật. Chủ trương của chúng tôi ở đây là ngu dân. Ngu dân bằng cách loại bỏ tất cả kiến thức, vì còn kiến thức là còn vọng tưởng. Nếu khi ngồi thiền nảy ra ý gì hay liền ghi thành sách, như thế thì chẳng bao giờ vào cửa “pháp tánh châu lưu” được. Vì thế chúng ta phải gan dạ loại bỏ các kiến thức tạp nhạp kia ra, càng nhiều kiến thức càng tầm thường. Muốn vượt khỏi sự tầm thường ấy thì chỉ nên đi thẳng theo một con đường cho đến nơi đến chốn. Ví như, người đánh máy cũng biết, đào mương cũng biết, hội họa cũng biết, làm bếp cũng biết…cái gì cũng biết hết thì chắc chắn sẽ không giỏi hẳn một môn nào. Người ấy chỉ có thể tùy thân hữu dụng chứ không thể thành người tài giỏi được. Muốn thành người tài giỏi thì phải bỏ hết mà chỉ chuyên một ngành nào đó thôi. Tất cả kiến thức khôn ngoan của thế gian hay trong đạo đều là vọng tưởng, chẳng phải là cái chơn thật, đó chỉ là những hòn bọt ngoài bể cả nào có nghĩa lý gì. Chúng ta phải gan dạ đập nát hết những hòn bọt kia đi, mới thấy mình bất sanh bất diệt. Mới thấy được cái diệu dụng khôn lường của mình và chừng đó mới có khả năng gánh vác việc lớn, đỡ nâng Phật pháp.

Chánh Văn:

“Thử chi nhất học tối diệu tối huyền. Đãn biện khẳng tâm, tất bất tương trám”.

Dịch:

Môn thiền này rất diệu rất huyền. Chỉ cần có đủ quyết tâm, mới biết Phật Tổ không dối.

Giảng:

Có một thiền khách đến hỏi Thiền sư:

-Vì sao nói “Như-Lai có mật ngữ mà không có mật tàng?” Thiền sư liền đưa tay lên, hỏi:

-Hội không?

-Thưa không hội.

-Nếu ông không hội thì Như-Lai có mật ngữ, nếu ông hội thì Như-Lai có mật tàng.

Lại nữa, một hôm ở trên hội Linh-Sơn Phật đưa cành hoa sen lên, cả chúng hội đều ngơ ngác. Chỉ có Ngài Ca-Diếp đắc ý chúm chím cười.

Điều Phật muốn nói, muốn chỉ vượt ra ngoài tầm hiểu biết theo vọng tưởng của mình, nên chúng ta nghe như bí mật. Vì chúng ta không lãnh hội được nên thấy như Phật có “mật tàng”. Còn đối với Ngài Ca-Diếp thì Như-Lai có mật ngữ, song không có mật tàng. Khi chưa lãnh hội được thì nghi ngờ lời Phật Tổ, khi lãnh hội được rồi thì hết nghi. Mới thấy môn thiền này rất là diệu huyền. Ai tu thiền cũng phải cố gắngnhận ra “cái chân thật” mới thấy Phật Tổ không dối gạt mình. Nhất là quý vị đang nghi ngờ: nếu dẹp hết kiến thức rồi còn gì? Chẳng lẽ tu rồi không biết gì hết, cứ ngơ ngơ sao? Đừng lo chuyện ấy, chỉ lo trong lòng chưa được trống không thôi. Chứ khi dứt hết vọng tưởng điên đảo rồi thì: “bên này bên kia ứng dụng không thiếu”, đừng lo đến đó rồi hết. Có lắm vị ngồi Thiền được yên tĩnh giây lát, sanh nghi ngại: tới chỗ yên rồi hết sao? Thật ra được yên chốc lát làm sao có diệu dụng? Chừng nào đi, đứng, nằm, ngồi đều như như, như Ngài Triệu Châu suốt ngày không có tạp niệm, trừ hai thời cơm cháo là còn phải quán tưởng, thì chừng ấy mới “pháp tánh châu lưu”. Còn chúng ta thì không yên được nữa ngày, sáng cạo râu, trưa hớt móng tay, chiều sửa soạn đi dạo…chưa có được 5 phút như như, thì làm thế nào có diệu dụng? Chỉ khi không còn vọng tưởng mới thấy mình chẳng phải là cái thân bé nhỏ mong manh này mà là cái bất diệt vĩnh cửu. Đó là chỗ cứu kính của người tu. Đâu chỉ riêng Thiền tông thấy như vậy mà bên Tịnh độ cũng thế. Trong một buổi tiếp khách của một Thiền sư Nhật Bổn, có một vi Tăng đến, Thiền sư hỏi:

-Thầy tu pháp môn nào?

-Tôi tu pháp môn Tịnh độ.

-Đức A-Di-Đà bao nhiêu tuổi?

-Bằng tuổi của tôi.

Câu đáp này chứng tỏ vị Tăng đó đã nhập được pháp tánh, không còn thấy Phật A-Di-Đà là một vị Phật ở cõi xa xôi nào mà chính là tự tánh của mình nên mới nói: “Bằng tuổi của tôi”. Nghe qua, thấy như ông Tăng này phạm thượng dám so sánh tuổi mình bằng tuổi Phật, nhưng người thật tu, hiểu thấu đáo rồi mới thấy đó là sự thật.

Sau khi dạy tu Thiền xong Tổ e có người đối với giáo lý cao siêu như thế không kham lãnh nổi, nên Ngài hạ xuống một nấc, dạy phương pháp khác.

Chánh Văn:

“Nhược hữu trung lưu chi sĩ, vị năng đốn siêu, thả ư giáo pháp lưu tâm, ôn tầm bối diệp. Tinh sưu nghĩa lý, truyền xướng phu dương, tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức”.

Dịch:

Nếu có kẻ bậc trung, chưa thể vượt qua được (phương tiện). Thì phải, đối với giáo pháp lưu tâm, ôn tầm kinh luận. Tinh thông nghĩa lý truyền bá mở mang, tiếp dẫn hậu lai, báo ân đức Phật.

Giảng:

Nếu người đốn siêu được thì ngay trong đời này có thể cứu giúp chúng ta trong ba cõi đền đáp bốn ân. Còn chúng ta không được như thế thì phải nghiên cứu kinh điển cho tinh thông để đem ra truyền bá, hầu tiếp dẫn người sau, đáp đền ơn Phật. Như thế cũng là tốt vậy.

Chánh Văn:

“Thời quang diệc bất hư khí, tất tu dĩ thử phù trì. Trú chỉ uy nghi, tiện thị tăng trung pháp khí”.

Dịch:

Thời giờ chớ nên luống bỏ, phải dùng giáo pháp để phò trì. Đi đứng oai nghi, mới là pháp khí Tăng bảo.

Giảng:

Nếu chúng ta không phải là người nhất thời thấu suốt về thiền thì cũng không nên luống bỏ thì giờ, bằng cách nghiên cứu kinh điển cho thâm sâu để dạy dỗ người sau, giữ gìn nề nếp, đi đứng oai nghi…Như vậy, cũng đã là mẫu mực cho Tăng chúng và đền đáp ơn Phật rồi.

Chánh Văn:

“Khởi bất kiến ỷ tùng chi cát, thượng tủng thiên tầm, phụ thác thắng nhân phương năng quảng ích”.

Dịch:

Há chẳng thấy, dây sắn nương cây tùng mà vượt cao lên ngàn trượng. Nương gá nhân lành thù thắng thì mới được lợi ích rộng nhiều.

Giảng:

Đoạn này ý nói dây sắn dây bìm nhờ nương quấn cây tùng mà vượt lên cao ngàn trượng. Cũng vậy, chúng ta là kẻ tầm thường thì phải nương nhờ kinh luật để tu. Vì sao? Vì kinh giáo ví như chiếc bè để qua sông, như ngón tay chỉ mặt trăng. Nương ngón tay mà thấy mặt trăng, nhân kinh mà ngộ được bản tánh. Dầu cho đời này không tỏ ngộ được thì cũng chứa nhóm thiện căn, nuôi dưỡng hạt giống Phật. Đồng thời nghiên cứu kinh điển mới nắm vững đường lối tu để hướng dẫn cho người khiến cho mọi người cũng bớt khổ được vui. Thế nên người tu phải khéo léo linh động để được lợi ích cho mình và cho người.

Chánh Văn:

“Khẩn tu trai giới, mạc man khuy du. Thế thế sanh sanh, thù diệu nhơn quả”.

Dịch:

Phải nên thiết tha tu hành trai giới cho thanh tịnh, chớ nên khinh dối bỏ qua. (Như thế) đời đời kiếp kiếp sẽ được nhân quả tốt đẹp.

Giảng:

“Khẩn tu trai giới, mạc man khuy du”. Ở trên Tổ đã khuyên học kinh, nhưng sợ chúng ta chấp lý bỏ sự, hạnh giải không tương ưng nên đến đây Ngài dạy phải nghiêm trì giới luật, chớ nên thiếu sót bỏ qua (khuy: thiếu sót, du: bỏ qua) giữ giới là sự, học kinh là lý, sự lý phải viên dung. Như chim có hai cánh thiếu một thì không thể bay được. Như người có hai chân, thiếu một thì không thể đi được. Thế nên Tổ Ca Diếp trọn đời tu hạnh đầu đà. Ngài Vĩnh Gia không ăn rau dưới đầu cuốc ( vì cuốc đất làm chết trùng kiến). Ngài Khuê Phong quanh năm không rời đãy lọc nước…Chư Tổ đã ngộ đạo mà đối với giới luật còn không dám coi thường, huống người nay học hiểu được chút ít lý Thiền đã vội buông lung phá chấp, đó là bịnh.

“Thế thế sanh sanh, thù diệu nhơn quả”. Giữ giới thì hiện đời tâm được trong sạch, đời sau được báo thân đoan chính trang nghiêm. Cho đến thân 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp của Phật cũng do nhiều đời giữ giới mà được thành tựu. Nên nói “đời đời kiếp kiếp nhân quả tốt đẹp”.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/07/2010(Xem: 58884)
29/06/2010(Xem: 53224)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.