Phần 13

25/06/201012:00 SA(Xem: 13758)
Phần 13

QUI SƠN CẢNH SÁCH
Thiền Sư Linh Hựu
Hòa Thượng Thích Thanh Từ Việt dịch

Phần 13

Chánh Văn:

Xuất thử một bỉ

Thăng trầm bì cực

Vị miễn tam luân

Hà thời hưu tức?”.

Dịch:

Thoát đây chìm kia

Lên xuống cực nhọc

Chưa khỏi ba đường

Bao giờ thôi dứt?

Giảng:

Khi chúng ta chưa giác ngộ giải thoát được thì ra đây vào kia lẩn quẩn trong sáu nẽo. Lang thang trong vòng luân hồi hết lên lại xuống, từ vô thỉ đến giờ không biết đã bao lần. Nếu chưa thoát khỏi ba cõi thì biết đến bao giờ sự lên xuống nhọc nhằn kia mới thôi dứt.

Chánh Văn:

“Tham luyến thế gian 

Ấm duyên thành chất

Tùng sanh chí lão

Nhất vô sở đắc”.

Dịch:

Tham luyến cõi đời

Ấm duyên thành chất

Từ sanh đến già

Trọn không gì được.

Giảng:

Chúng tatham luyến thế gian nay nên mới có thân, tức hợp năm uẩn lại thành sắc chất. Như vậy có thân đây cũng do gốc từ luyến ái mà ra. Nhưng từ lúc sanh ra cho đến già nhắm mắt nào có được gì đâu. Đến tay không thì đi cũng tay không, chỉ có mang theo nghiệp mà thôi. Còn nghiệp thì sanh tử lại trùng trùng tiếp nối.

Chánh Văn:

“Căn bản vô minh

Nhân tư bị hoặc

Quang âm khả tích

Sát na bất trắc”.

Dịch:

Căn bản vô minh

Nhân đây mê hoặc

Thời giờ đáng tiếc

Khoảnh khắc khó lường.

Giảng:

Cội gốc vô minh, do đây bị mê lầm. Mê lầm chồng chất mê lầm không biết bao giờ dứt được. Thế nên, chúng ta phải tiếc từ tấc bóng. Mạng sống con người trong khoảng sát na không thể lường được. Chúng ta đang sống đây nhưng có duyên nào đó đưa đến liền ngã ra chết. Thế là đã qua đời khác rồi. Nên nếu:

Chánh Văn:

“Kim sanh không quá

Lai thế trất tắc

Tùng mê chí mê

Giai nhân lục tặc”.

Dịch:

Đời nay luống qua

Đời sau ngăn lấp

Từ mê đến mê

Đều do sáu giặc.

Giảng:

Nếu đời này luống qua thì đời sau bít lấp. Từ mê đến mê cũng đều do sáu tên giặc: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý mà chúng ta không thoát khỏi sáu trần.

Chánh Văn:

“Lục đạo vãng hoàn

Tam giới bồ bặc

Tảo phỏng minh sư

Thân cận cao đức”.

Dịch:

Qua lại sáu đường

Lăn lóc ba cõi

Sớm tìm minh sư

Thân gần cao đức.

Giảng:

Cứ mãi qua lại trong sáu đường, lăn lóc trong ba cõi không dứt, vì vậy nên phải hỏi các bậc minh sư và gần gũi các vị cao đức.

Chánh Văn:

“Quyết trạch thân tâm

Khử kỳ kinh cức

Thế tự phù hư

Chúng duyên khởi bức?”

Dịch:

Gạn lọc thân tâm

Bỏ điều gai góc

Đời tự giả hư

Duyên nào ép ngặt?

Giảng:

Chúng ta thường phải gạn lọc thân tâm, bỏ đi những thứ gai góc, tức vọng tưởng, để cho cây Bồ Đề được tăng trưởng. Cuộc đời tự nó là hư giả, do các duyên tụ hội. Thấy rõ như vậy thì nó làm gì bức bách được mình.

Chánh Văn:

“Nghiên cùng pháp lý

Dĩ ngộ vi tắc

Tâm cảnh câu quyên

Mạc ký mạc ức”.

Dịch:

Xét tột pháp lý

Chứng ngộ mới thôi

Tâm cảnh đều quên

Chẳng ghi chẳng nhớ.

Giảng:

Chúng ta phải nghiên cứu đạo lý cho cùng tột để đi đến chỗ giải thoát mới thôi. Tâm cảnh đều dẹp hết, chớ ghi chớ nhớ.

Chánh Văn:

“Lục căn di nhiên

Hành trú tịch mặc

Nhứt tâm bất sanh

Vạn pháp câu tức”.

Dịch:

Sáu căn an nhiên

Đứng đi lặng lẽ

Một tâm chẳng sanh

Muôn pháp đều dứt.

Giảng:

Nếu sáu căn an nhiên, không chạy theo sáu trần thì đi đứng nằm ngồi đều lặng lẽ. Khi một tâm không dấy khởi thì muôn pháp đều dứt đoạn.

Tổ dùng bài minh này để cô đọng lại toàn văn Cảnh Sách trên. Ngài nhắc nhở tới lui chỉ vì muốn chúng ta trở thành người xuất gia xứng đáng, để không phụ ơn cha mẹ, Thầy Tổ, đàn na thí chủ…và nhất là để làm lợi ích cho Phật pháp chúng sanh sau này vậy. 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/07/2010(Xem: 58904)
29/06/2010(Xem: 53249)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :