2. Tác Phẩm Của Tăng Triệu.

09/02/20213:15 CH(Xem: 1872)
2. Tác Phẩm Của Tăng Triệu.
WALTER LIEBENTHAL
TRIỆU LUẬN
肇 論
HONG KONG UNIVERSITY PRESS 1968
THÍCH NHUẬN CHÂU dịch 2020
 

2. TÁC PHẨM CỦA TĂNG TRIỆU 

Văn học Phật giáo Trung Hoa được phát triển từ luận giải, lời tựa, thư tín, ký và các thể tài ngắn tương tự. Những tác phẩm nầy được biên chép bởi những cá nhân hay do lệnh của quan chức triều đình, người có trách nhiệm trong tổ chức biên tập, rồi sau đó được sưu tập lại.

Triệu luận là dạng được sưu tập như vậy,[1] được biên soạn từ giữa năm 404-414, và có lẽ theo thứ tự: Phần III, II, I và IV. Chúng ta sẽ đề cập riêng từng thiên luận.

Phần giới thiệu: Tông bản nghĩa. Phần nầy không có trong danh mục cũ, được soạn trong đời Lương và trước đó. Có lẽ được thêm vào do người sưu tập Triệu luận.

Phần I, Về thời gian, Vật bất thiên luận, soạn vào năm 410 (Chōron), hay muộn hơn?

Phần II, Về tánh không (śūnyata), Bất chân không luận. Cả Phần I và Phần II đều có những trích dẫn từ Trung quán luận (Mūlamadhya-makakārikās) được dịch vào năm 408/9, do vậy 2 thiên luận nầy phải được soạn sau thời gian đó (năm 410 theo Chōron).

Phần III, Bát-nhã vô tri, Lời tựa đề cập đến bản dịch Phóng quang Bát-nhã (Pañcaviṃśatisāhasrikā Prajñāpāramitā)[2] của Cưu-ma-la-thập hoàn thành năm 403. Vào năm 408, Đạo Sinh mang bản sao thiên luận nầy đến Lô sơn, được Huệ ViễnLưu Di Dân nghiên cứu. Thế nên thiên luận nầy phải được viết khoảng giữa năm 404-408 (Chōron, khoảng năm 405), trước Phần I và Phần II. Tham khảo T'ang (1938: 299).

Thư từ với Lưu Di Dân, liên quan đến các thiên luận trên.

Lưu Di Dân viết các câu hỏi vào cuối năm 409,[3] nhưng ông mất khi Tăng Triệu viết thư trả lời, khoảng 7 tháng sau đó, thư mới đến.

Phần IV, Niết-bàn (nirvāṇa) vô danh luận. Lời tựa là bài biểu dâng vua Tần (Tần vương biểu 秦王表), phần nào giả tạo, nhưng dựa trên tài liệu có thật. Xem Phụ lục II.

Chú giải kinh Duy-ma-cật (Vimalakīrtinirdeśa Śūtra). Kinh được dịch năm 406, do vậy, Chú giải nầy phải được viết vào giữa năm 406-410 (Chōron ghi 407).[4]

 Ai điếu Cưu-ma-la-thập, Cưu-ma-la-thập Pháp sư luỵ 鳩磨羅十法師誄, Lời tựa của chính Tăng Triệu. Có trong Quảng hoằng minh tập, ch. 26. Đã đề cập trong Tiểu sử. Tsukamoto nghi ngờ tính xác thực của bài nầy.

Lời tựa. Pháp luận mục lục 法論目綠 (Ch’eng-lu) chỉ ghi có ba:

 (1) cho kinh Duy-ma-cật (Vimalakīrtinirdeśa Śūtra) (Taishō 1775); (2) cho Kinh Trường A-hàm (Dīrghāgama) (Taishō 1) dịch năm 413 (3) cho Bách luận (Śata-śāstra) (Taishō 1569) dịch năm 404.[5] Tựa kinh Phạm võng (Brahmajāla Śūtra) (Taishō 1484) Groot dịch,[6] là đáng nghi vì chính bản kinh có thể là giả tạo. (Chōron ghi năm viết lời tựa cùng với năm dịch)  

Bảo tạng luận 寶藏論 (Taishō 1857, Hsü 2.1/1). Luận nầy được giới học thuật Nhật Bản và Giáo sư Thang Dụng Đồng nghiên cứu chi tiết.[7] Trong đó lưu ý luận chiến nhắm trực tiếp đến hành giả niệm Phật (niệm Phật tăng 念佛), có lẽ là tăng chúng Tịnh độ tôngLô sơn.[8] Văn phong và nội dung của tác giả có vẻ như của một Phật tử-Đạo gia vào thế kỷ thứ V.[9]

Trượng lục tức chân luận 丈六即真論 được liệt kê trong những danh mục lâu đời nhất.[10] Còn có một bộ luận cùng nhan đề của Tăng Bật 僧弼, đã thất lạc.

Từ điển Nhật Bản (Japanese Dictionaries)[11] liệt kê nhiều bộ luận khác được gán cho Tăng Triệu, nhưng do không có bản nào được đề cập trong văn hệ trước đời Đường, nên không cần nêu chi tiết ở đây.[12]

Cũng vậy, một bản chú giải về Đạo Đức kinh do Stanislas Julien đề cập năm 1842, được quy cho Tăng Triệu, vốn không được biết đến trước năm 901.[13]



[1] Trong danh mục cũ, mỗi thiên luận xuất hiện riêng lẽ. Trong Lịch đại tam bảo ký (Fang-lu, 597), các thiên luận nầy lần đầu được liệt kê trọn vẹn. Trong ấn bản hiện có, chúng được tạo thành một cuốn sách, các thiên luận xuất hiện dưới dạng các chương. Makita Tuiryō (1955): 146, 149 và 272. Ấn bản Taishō Đại tạng kinh liệt kê các thiên luận theo ấn bản trước. Chōron liệt kê các ấn bản từ MSS được tìm thấy lâu hơn trong các thư viện Nhật Bản. Tôi dựa vào Taishō, nhưng đối chiếu các thiên luận với văn bản thấy trong các luận giải trước đó, tất cả đều trong luận giải của Nguyên Khang và Huệ Đạt. Huệ Đạt sống trước đời Đường, có tuyên bố đặc biệt là có thẩm quyền về lĩnh vực nầy; các phiên bản đó chứng tỏhiệu quả nhất.

[2] * Nhị vạn ngũ thiên tụng Bát-nhã ba-la-mật-đa.

[3] T’ang (1038): 369 và 615. Theo Chōron, câu hỏi được viết năm 408. Đến Lô sơn và được trả lời năm 409.

[4] Đại tạng kinh Taishō có hai bản chú giải của Tăng Triệu: (i) Duy-ma-cật sở thuyết kinh chú 磨詰所說經註

 (1775, xxxviii), trong đó ba bậc thầy Cưu-ma-la-thập, Tăng Triệu, Đạo Sinh đều được trích dẫn. Luận giải của Đạo Sinh được viết sau chú giải của Tăng Triệu trong nỗ lực để hoàn thiện. Tham khảo tiểu sử Đạo Sinh trong Xuất tam tạng ký tập 15,4: 111b. (ii) Tịnh Danh kinh tập giải quan trung sớ 淨名經集解関中疏 do Đạo Dịch 道液

soạn (2777, LXXXV) năm 760; ngoài ba luận giải trên còn có thêm luận giải của Tăng Duệ (Seng-jui) (Theo T’ang, một luận giải của (Sung) Đạo Dung 道融 trộn lẫn trong các luận giải khác). Một bản Đại trí độ luận (Mahāprajñāpāramito-padeśa) đời Tần phát hiện trong động Đôn Hoàng được khắc bởi Lo Chen-yü trong Thất kinh khám trùng san 七經勘重刊(1137) no.3, có ghi ba bản trên hầu như đầy đủ.

[5] Robinson dịch năm 1967: 210-211.

[6] La Code du Mahāyāna en Chine, Amsterdam 1893. Về vấn đề nầy, tham khảo T’ ang (1938): 827.

[7] ‘T’ang (1938): 332. Đầu tiên được liệt kê trong danh mục năm 858 (Taishō 2173, LV: 1106b). Nhưng Giáo sư Thang Dụng Đồng thấy có một bản khắc in với lời tựa của Hoài Huy 懷暉, viên tịch năm 808.

[8] Tục tạng kinh (Hsü): 29b: Dĩ niệm Phật lực hoá tác chủng chủng sắc tướng 以念佛 力化作種種色相.

[9] Tác giả, dù chắc chắn không phải là chính Tăng Triệu, ắt phải là người biết rõ các tác phẩm của ngài. Tôi thấy Bảo tạng luận giúp ích rất nhiều cho việc tìm hiểu những đoạn văn khó trong Triệu luận. Nhan đề thường được dịch là Bảo tạng luận, nhưng Tham khảo Hsü: 250.6 Như hà dĩ vô giá chi bảo ẩn tại ám nhập chi khanh. 如何以無賈之寶隱在暗入之坑

[10] *丈六即真論; e: Book of the (essential) sameness of the two bodies of the Buddha

[11] Pháp luận mục lục 法論目綠 (Ch’eng-lu) 83-85.

[12] Ono Gemmyō (Tiểu Dã Huyền Diệu) (1936) a.v. Tăng Triệu.

[13] Cát Tạng 吉藏 trong Pháp hoa huyền luận 法華玄論, ch. 2 (Taishō, 1720, XXXIV: p. 363b) tường thuật rằng Lưu Cầu 劉虬 trong Pháp hoa chú 法華註, sưu tập chú giải từ 10 luận sư, trong đó có Tăng Triệu. Hiện còn một luận giải Kim Cang Kinh chú 金剛 經註(Tục tạng kinh, 1.38/3) có ghi sưu tập các luận giải của Dương Khuê 楊圭 (đời Tống), Kim Cang Kinh tập giải 金剛 經集解(Tục tạng kinh, 1.38/5). Nhưng vì đầu tiên được đề cập trong danh mục Nhật Bản năm 1094 (Tham khảo 2183, L V : 1147c) nên có thể là giả tạo. Những luận giải nầy là những ghi chú bên lề, không có giá trị lớn.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.