3. Các Lời Tựa (字) Và Chú Giải (註)

09/02/20213:16 CH(Xem: 1848)
3. Các Lời Tựa (字) Và Chú Giải (註)
WALTER LIEBENTHAL
TRIỆU LUẬN
肇 論
HONG KONG UNIVERSITY PRESS 1968
THÍCH NHUẬN CHÂU dịch 2020
 

3. CÁC LỜI TỰA (字) VÀ CHÚ GIẢI (註) [1]

a. Bài Tựa

1. Triệu luận tự. Lời tựa của Sa-môn Huệ Đạt, chùa Chiêu Đề ghi. 肇論字,小招提寺, 沙門惠達作

Tục tạng kinh (Hsü) 2.1/1. Trùng san luận giải 5[2] và một trích dẫn trước luận giải 9. Huệ Đạt có lẽ chính là tác giả luận giải 1 (xem dưới).

2. Triệu luận tự chú 肇論字註 của Nguyên Khang 元康, in cùng với Triệu luận chú 肇論註 của Nguyên Khang.

3. Giáp khoa Triệu luận tự chú 夾科肇論字註, tiểu Chiêu Đề tự, Sa-môn Huệ Đạt thuật 小招提寺 Lặc Đàm[3] Thiền sư Hiểu Nguyệt chú 泐潭禪師曉月注.

Được in trong Tục tạng kinh (Hsü) 2.1/2 như là một bài viết rời. Hiểu Nguyệt là Thiền sư thuộc tông Lâm Tế. Niên đại chính xác của ngài không rõ, nhưng từ một đoạn văn trong chú giải (97b 8), có lẽ ngài là người cùng thời với Minh Giáo Thiền sư Khế Tung  明教禪師契嵩1007-1072. Tham khảo Ngũ đăng hội nguyên 五登會元12; Tục truyền đăng lục 續傳登綠7; và Nakata (1936): 383-4.

 

 

b. Sớ Giải (疏)

1. Triệu luận sớ, ba quyển, của Huệ Đạt, Triệu luận sớ tam quyển Trần Huệ Đạt tuyển 肇論疏 三卷陳慧達選.[4] Hsü 2 B.23/4, Nakata (1936): 17-22, Matsumoto (1944): 86 note 10.

Sớ giải hiện chúng ta đang có, gồm hai chương đầu và giữa. Chương cuối dường như bị mất.[5] Trên thực tế, sớ giải rất hoàn chỉnh, mặc dù trình tự các phần này đã được thay đổi. Như xuất hiện từ ngữ cảnh,[6] quyển III vốn xuất hiện trước quyển I và II.

Có sự nghi ngờ [7] rằng tác giả Lời tựa và Sớ giải là một. Tham khảo dẫn chúng ta chú ý đến hai điểm trong sớ giải, nơi tác giả được gọi là Chiêu Đề, có nghĩa là tên của tự viện. Cát Tạng[8]cũng trích dẫn với danh xưng nầy. Nguyên Khang[9] thuật rằng Tiểu Chiêu Đề tự lập vào đời Tần, Đại Chiêu đề tự lập vào đời Lương; cả hai đều có thể. Nhưng không có Huệ Đạt nào ở Tiểu Chiêu Đề tự được biết đến.

Nội dung của hai bản đều chứng thực quan điểm rằng Chiêu Đề chỉ cho Huệ Đạt với Chiêu Đề tự ở Nhuận Châu, huyện Giang Ninh.[10] Sớ giải ghi rằng, quyển I giải thích về thế đế (laukika), quyển II giải thích về chân đế (paramārtha)[11] -một ý tưởng xưa cũ, không được xác chứng theo ý nghĩa chân thật của tác phẩm. Nhưng Lời tựa đề cập cùng một vấn đề.[12]

Dù sự đồng nhất của các tác giả đã được phân định, vẫn còn một vấn nạn; một vị tăng không bao giờ tự gọi mình qua tên ngôi chùa-danh dự nầy chỉ dành cho vị khai sơn hay người được kính trọng nhất trong tăng chúng. Nay hai quyển đầu sớ giải nầy mang tên Nghĩa ký 義記 và Nghĩa tư ký 義私記, nghĩa là ‘ghi chép về quan điểm riêng’- có nghĩa là, của một người khác. Có lẽ là của đệ tử ghi lại lời giảng của thầy. Điều nầy sẽ giải quyết được vấn nạn.

Nguyên Khương cho biết Huệ Đạt nổi danh thời Trần (557-589). Chính Huệ Đạt nói rằng ông đã giảng pháp trong 20 năm khi ông viết sớ giải này. Các tác phẩm của Huệ Đạt cho thấy ông nhiệt thành xiển dương Tam Luận tông, chống lại Thành Thật tông.

2. Triệu luận sớ, ba quyển, của Nguyên Khang, đời Đường, Triệu luận sớ tam quyển (Đường) Nguyên Khang soạn 肇論疏 三卷(唐)元康撰. Hsü 2 1/1 Taishō 1859 XLV, Nakata (I936): 377. Nguyên Khang được biết đến qua tiểu sử ghi trong Tống Cao tăng truyện, quyển 4.[13] Ông có dáng người thấp và mạnh mẽ, không giống như hình ảnh lý tưởng của một học giả, nhưng rất ham học hỏi. Vào triều đại Thần Khương (627-649), khi ông đến kinh đô để học pháp, ông thường mang trên vai hay kéo lê đằng sau ba bộ luận (của Tam luận tông) đặt một tấm ván có gắn bánh xe. Khi cao hứng, ông nói rằng chỉ với gia tài bé nhỏ đó, có thể đả kích đến tận cùng và đưa đến ngộ giải chân lý cho những ai tin tưởng nơi Có (Existence) mà chưa thấu đáo được ý chỉ của Bổn vô (Essential Emptiness).’ Theo lệnh vua, ông trụ tại An Quốc tự 安國寺, giảng dạy Tam luận. Một bộ thư mục[14] vào năm 1094 liệt kê ông có sáu tác phẩm. Đều bị thất lạc.

Sớ giải này gồm ba quyển, theo thứ tự được thấy trong những ấn bản đời sau. Đây là lần đầu tiên Tông bản nghĩa宗本, phần Tự của Triệu luận xuất hiện.

 

3. Triệu luận sao, ba quyển, của Huệ Chứng, chùa U Thê, núi Ngưu Đầu soạn. 牛頭山幽西寺慧證撰 Nakata (1936): 379. Makita (1955) 281. Taisho Index, Vol. I, có một mục ghi rằng sớ giải nầy do Huệ Chứng tả 慧證寫. Theo Nakata, thủ bản sớ giải nầy được bảo trì ở Mai vỹ Cao sơn tự 梅尾高山寺 (Togano Kōzanji). Lần đầu tiên sớ giải nầy được ghi trong mục lục do Viên Nhân 圓仁 từ Trung Hoa mang về Nhật năm 839.[15] Trong một mục lục khác của cùng tác giả, Huệ Chứng được ghi là Huệ Trừng 慧澄. Trong lời ghi cuối sách của Chú giải 5, Trừng 澄được ghi là Đăng 燈. Không rõ.

4. Chú Triệu luận sớ, sáu quyển, Tống Nghiêu Phong Tuân Thức thuật 註肇論疏,宋堯峯遵式述. Hsü 2 1/1 Nakata (1936): 381. Hsü 2 1/3 có bản nội dung một quyển (khoa nhất quyển 科一卷)được in riêng.

 Tác giả Tuân Thức (964-1032), trụ trì Nghiêu Phong tự, hiệu là Từ Vân Sám Chủ 慈雲懺主, nhân vật nổi tiếng của Thiên Thai tôngtác giả của nhiều tác phẩm, trong số đó có đến 30 quyển còn lưu truyền. Tiểu sử của ông có trong Khế Tung 契嵩 Đàm tân văn tập 鐔津文集, ch. 13,[16] trong Phật Tổ thống ký 佛祖統記 và một vài bộ sưu tập khác.[17]

5. Triệu luận trung ngô tập giải, 肇論中吳集解, Sa-môn Tấn Thủy Tịnh Nguyên sưu tập 晉水沙門淨源集,2 quyển. Nakata (1936): 384-388, Matsumoto (19#): 73-86, Makita (1955) 278. Phật học thư cục佛學書局 Thượng Hải ấn hành theo mộc bản đời Tống của Lo Chen-yü.[18] Một bản khác từ bản khắc gỗ đời Tống của Matsumoto (Tùng Bản Văn Tam Lang), sai khác với bản trên rất nhiều; phần phụ lục nhan đề Tập giải đề từ 集解題, được viết năm 1058.

Tịnh Nguyên (1011-1088) thuộc Hoa Nghiêm tông, đệ tử của Thừa ThiênNgũ Đài sơn. Về sau sư hoằng pháp  ở miền Nam. Tiểu sử của sư có ghi trong Phật Tổ lịch đại thông tải, 19,[19]  và ở các sưu tập khác.

 Trong số những tư liệu sư sưu tập được gồm Sớ giải 1,2,3 nêu trên, và ba bản khác hiện không còn. Những chú thích của tôi thỉnh thoảng dùng những trích dẫn của Tịnh Nguyên từ Triệu luận sớ gồm ba quyển của Thiền sư Quang Dao ở Nghi Châu 沂州光瑤禪師 (nay là Lin-I ở Shantung), là vị tăng đời Đường sống vào năm 716-807.[20] Makita (1955) 282.

6. Triệu luận tập giải linh mô sao, 肇論集解令模鈔, hai quyển, do sư Tịnh Nguyên đời Tống viết. Nakata (1936): 386. Makita (1955) 279.

Đây là một bản sớ sao (sub-commentary) về sớ giải nói trên của cùng tác giả, còn lưu truyền với thủ bản được bảo trì ở thư viện chùa Kōzanji.

7. Mộng An Hòa thượng tiết thích Triệu luận 夢安和尚節釋肇論, hai quyển, được in lại trong Triệu luận nghiên cứu (Chōron) từ một thủ bản đời Kamakura, nay trong bộ Sưu tập Maeda (Tiên Điền), đời Tống. Mục Điền Đế Lãng (Makita Tairyō) nghiên cứu thật chi tiết bản này (1955) tr. 283-289.

8. Triệu luận tân sớ, do Văn Tài đời Nguyên thuật, 肇論新疏, (元)文才 述, ba quyển. Hsü 2.1/3, Taishō 1860 XLV, Nakata (1936): 388-91, Makita (1955) 280. Số quyển thay đổi theo các mục lục, bản còn lưu truyền gồm ba quyển.

Văn Tài (1241-1302) Văn Tài (1241-1302), sinh ra trong gia đình nông dân. Ông học rộng, hiểu sâu và trải qua phần lớn cuộc đờiBạch Mã tự白馬寺, Lạc Dương. Do đó ông còn được gọi là Thích Nguyên Tông Chủ.[21] Khi Vạn Thánh Hựu Quốc tự 萬聖祐國寺 ở Ngũ Đài sơn được vua Thành Tông 成宗 (Vua nhà Nguyên thứ nhì) truyền lệnh xây, sư được sắc phong trụ trì. Các tác phẩm khác của sư có Tuệ Đăng tập 惠燈集. Bản này dường như là tác giả của bản Triệu luận sao, số 3 nói trên. Tiểu sử của Văn Tài có trong Phật Tổ lịch đại thông tải, ch. 22.[22]

Trong lời tựa, Văn Tài nói ông đã dùng sớ giải của Thiền sư Quang Dao và một sớ giải của một vị tăng pháp danh Đạt ở Vân Am Đạt Thiền sư 雲庵達禪師. Đây có thể là Huệ Đạt.

 

9. Triệu luận tân sớ du nhận 肇論新疏游刃, ba quyển, của Văn Tài. Hsü 2.1/3. Đây là bản sớ sao của tác phẩm nói trên của cùng tác giả.

10. Triệu luận lược chú 肇論畧注 sáu quyển, của Đức Thanh 德淸 đời Minh. Hsü 2.1/4. Bản khắc gỗ, hai quyển, ấn bản Kim lăng khắc kinh xứ 金陵刻經處, Nam kinh 1888. Đây là bản tóm tắt từ lời tựa của Huệ Đạt được đưa ra trong phẩn mở đầu và lời bạt của một vị tên Tuệ Tâm ở phần cuối, in năm 1605.

Đức Thanh (1546-1623) là thiền sư từ Nam Kinh. Tiểu sử có trong các tập sao lục của sư.[23]. Hám Sơn 憨山pháp hiệu nổi danh của Đức Thanh. Trong số các tác phẩm sư viết, còn có những bản chú giải về Lão TửTrang Tử.[24]

Lược chú này một phần là biện luận, như được thấy qua nội dung.[25] Hết lòng ủng hộ Tăng Triệu chống lại những kết án cố hữu cho là Tăng Triệu thuộc Lão giáo, theo trong cuốn Vật Bất Thiên Chánh Lượng luận 物不遷正量論 của Trấn Trừng 鎭澄. Tranh luận đưa đến toàn bộ các thiên luận, hoặc phủ nhận hoặc biện minh[26] cho lời kết án đó.

Nakata (1936: 42-48) liệt kê thêm 12 sớ giải, tất cả đều thất lạc. Một trong đó là Sớ giải 5; một số chỉ là bảng mục lục; số còn lại có thể rút lại còn năm hay sáu bản, nếu những bản gốc trùng với bản hiện còn. Chúng ta có thể thêm vào Triệu luận sớ nghĩa肇論疏, do An Trừng (Anchō)[27] trong lời đề cuối sách của Sớ giải 1.[28] Thang Dụng Đồng (1938: 837), cho đó là một tác phẩm của Nhật bản. Một đề cương 13 luận giải của Nhật Bản của Makita thấy có trong Chōron: 28I-283.



[1] Nakata Genjirō (1936): 355-406 và Matsumoto Bunzaburō (1944) pp. 73-86. Tham khảo ở đây là về ấn bản trong Tục tạng kinh (Hsü) của Tripitaka; ấn bản khác có thể xem trong HY Index (Phật tạng tự mục dẫn đắc 佛藏自目引得)

[2] Bản khắc trên đá Shanghai ghi Chiêu đề tự 招提寺, nhưng ấn bản chụp lại của Matsumoto ghi là Tiểu Chiêu đề tự 小招提寺.

[3] Phía Tây của Kiến Xương 建昌, tỉnh Kiangal.

[4] Trang ghi nhan đề bản thảo in trong Đại tạng kinh (Tripitaka) đã thất lạc, nhưng lời đề cuối sách, trang 431a và 444b ghi Huệ Đạt sư soạn 慧達師撰

[5] Tham khảo Tục tạng kinh (Hsü), 2B 1655.

[6] HT 442c: 11f, và 428d: 15f

[7] Tham khảo Nakata (1936) và T’ang (1938): 331

[8] Đại thừa huyền luận 大乘玄論 ch.4: 49c 11, Tham khảo HT 432a f.

[9] YK42c 10-16

[10] Nhuận Châu 閏州, Giang Ninh huyện 江寧縣, phía nam Nam Kinh ngày nay.

[11] HT 442c

[12] Lời tựa 30d.

[13] Taishō L.757

[14] Đông Vực truyền đăng mục lục 東域傳燈目綠 (Taisho LV: 1159)

[15] Taishō 2165 LV.1077b.

[16] Taishō 2115 LII.713b f.

[17] Tham khảo Ch’en Yüan (1939): ch.6: 14b.

[18] Bản khắc gỗ, được biên tập trong Chen-han-lou-ts’ung shu, in lần thứ 6, có lẽ giống nhau.

[19] Taishō XLIX.672b.

[20] Tham khảo T’ang, I-wen chih (Hsin T’ang shu 59; 13b).

[21] *釋源宗主 e: Patriarch of the place from which Buddhism spread (over China)

[22] Taishō XLIX.725b.

[23] Hám Sơn đại sư mộng du toàn tập 憨山大師夢遊全集 của Thiền Thiện禪善. (Hsü 2/30 2-3)

[24] Đạo Đức kinh giải phát đề 道德經解發提

[25] Tham khảo văn bản sớ giải: 294b và 295d.

[26] Kết tập trong Tục tạng kinh (Hsü) 2.2/4

[27] Trung luận sớ ký 中論疏記 (Taishō 2255, LXV: 93a3)

[28] HT: 431b và 444d.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.