Thực Hành Quán Thế Âm

25/08/20169:03 SA(Xem: 18756)
Thực Hành Quán Thế Âm

THỰC HÀNH QUÁN THẾ ÂM
CHỈ DẪN CỐT TỦY CỦA KYABJE YANGTHANG RINPOCHE  
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.

Đức Quán Thế Âm Bồ TátTinh túy tâm của tất thảy chư Phật và Bồ TátBồ đề tâm, tâm giác ngộ. Khi Bồ đề tâm này mang một hình tướng, nó xuất hiện dưới dạng Đức Quán Thế Âm Chenrezig (Avalokiteshvara).

Bất cứ khi nào chúng ta thực hành Quán Thế Âm, khía cạnh quan trọng nhất của pháp tu này là sự sinh khởi và phát triển Bồ đề tâm, lòng bi mẫn mà Đức Quán Thế Âm dành cho mọi hữu tình chúng sinh. Vì thế, nếu chúng ta cũng phát khởi được lòng bi mẫn, tâm giác ngộ giống như vậy, thật dễ dàng để chúng ta thành tựu Quán Thế Âm bởi tinh túy của Ngài chính là Bồ đề tâm. Bởi thế, ân phước gia trì và những kết quả sẽ rất nhanh chóng.

Quán Thế Âm có nhiều hóa thândanh hiệu khác nhau, nhưng về cơ bản các vị đều có cùng một bản chất, đó là Bồ đề tâm, bản tính tâm của tất thảy chư Phật. Ngài xuất hiện trong hình tướng tức tai, hình tướng tăng íchhình tướng phẫn nộ. Ngài mang những màu sắc khác nhau – đôi lúc màu trắng, đôi lúc màu đỏ. Đôi khi, Ngài xuất hiện với một nghìn mắt và nghìn tay, lúc khác lại một đầu và bốn tay, hay một đầu và hai tay, và thường cầm các pháp khí khác nhau. Ngài thường được nhắc đến là “Thugje Chenpo”, tức “Đấng Đại Bi”. Ngài mang danh hiệu này bởi Ngài là sức mạnh bi mẫn của tất cả chư Phật và Bồ Tát, hiện thân về sức mạnh của lòng bi đó. Ngài cũng được gọi là “Chenrezig”, tức “Bậc Nhìn Mọi Hữu Tình Chúng Sinh Một Cách Bình ĐẳngĐồng Thời, và Luôn Nhớ Nghĩ Đến Họ và Biết Nhu Cầu Của Họ”.

Yangthang Rinpoche
Yangthang Rinpoche

Sự quan tâm của Ngài dành cho hữu tình chúng sinh là tràn khắp và liên tục. Ngài cũng thường được nhắc đến là “Jigten Wangchuk” bởi, Ngài sẽ xuất hiện theo bất kỳ cách nào và bằng mọi cách cho tới khi tam giới của luân hồi hoàn toàn trống rỗng. Ngài sẽ hóa hiện trọn vẹn và tràn khắp để kết nối và giải thoát hữu tình chúng sinh khắp tam giới. Vì vậy, Ngài được gọi là “Đấng Có Sức Mạnh Làm Chủ Thế Gian”. Những danh hiệu khác nhau này đều để chỉ một vị Bổn tôn – Đức Quán Thế Âm. Đó là những danh hiệu khác nhau dành cho các hóa hiện khác nhau nhưng có cùng bản chất.

Từ quan điểm của Ba Thân, về bản tính Pháp thân, Đức Quán Thế Âm là Phật Vô Lượng Quang, về Báo thân, Ngài là Nam Nang Den So, và Hóa thân, Ngài là Quán Thế Âm Chenrezig, vị xuất hiện cả hiền hòaphẫn nộ. Trong hình tướng hiền hòa, Ngài xuất hiện với nghìn mắt và nghìn tay, hoặc một đầu bốn tay. Trong hình tướng phẫn nộ, Ngài trở thành Mã Đầu Minh Vương Hayagriva. Hình tướng phẫn nộ đơn giản là sự hiển bày mạnh mẽ của lòng bi mẫn lớn lao, điều cần thiết để điều phục tâm thức của chúng sinh, những kẻ không thể điều phục nhờ phương pháp an bình. Mã Đầu Minh Vương cũng xuất hiện dưới nhiều hóa hiện, đôi lúc có chín đầu và mười tám tay, ba đầu và sáu tay, một đầu hai tay, lúc màu đỏ, lúc màu đen. Khi Quán Thế Âm xuất hiện dưới dạng Hộ Pháp Dharmapala, Ngài là Hộ Pháp trí tuệ nguyên sơ Mahakala sáu tay. Khi hiển bày là một Bổn tôn tài bảo, Ngài trở thành Đức Dzambhala trắng.

Tất cả những hiển bày khác nhau này chỉ là các phương pháp khác nhau mà lòng bi mẫn hiển bày để đáp ứng nhu cầu và mục đích của mọi hữu tình chúng sinh. Và bởi vô số chúng sinh đều rất khác biệt, vô số phương pháp là điều cần thiết. Thực sự, có nhiều phương pháp đến mức nếu thầy giải thích chúng, chúng ta sẽ hết thời gian trước khi thầy có thể kết thúc và các con đều sẽ trở nên chán nản. Nói ngắn gọn, số lượng các hóa hiện của vị Bổn tôn này là không thể nghĩ bàn, thế nhưng đó chẳng là gì khác ngoài tâm đại bi, sự hiển bày của Bồ đề tâm vĩ đại.

Vì thế, chúng ta có thể nói rằng, thay vì thành tựu bất kỳ Bổn tôn nào khác, thành tựu Quán Thế Âm là đủ, bởi Ngài là tinh túy tâm của tất thảy chư Phật và như thế là tinh túy của tất thảy chư Bổn tôn. Hơn thế nữa, Quán Thế Âm khá dễ dàng thành tựu. Chúng ta biết rằng nếu một người thực hành Quán Thế Âm một cách tốt đẹp trong sáu tháng không gián đoạn, anh ta chắc chắn sẽ có dấu hiệu thành tựu. Không thể nào không có dấu hiệu thành tựu. Điều này nghĩa là anh ta sẽ có linh kiến trực tiếp về Đức Quán Thế Âm hay vài dấu hiệu khác. Cũng thật dễ dàng khi trì tụng Minh chú OM MANI PEME HUNG. Nó đến khá tự nhiên với mọi người. Phật Thích Ca Mâu Ni nói rằng, trong tất cả các pháp trì tụng khác nhau, chẳng có lợi lạc nào lớn hơn việc trì tụng Minh chú Mani – OM MANI PEME HUNG. Trong tất cả các thực hành dựa trên sự trì tụng, đây là pháp tu mạnh mẽ nhất, lợi lạc nhất.

Để hoàn thành một Bổn tôn thiền định khác, chúng ta phải biết cách thực hành các giai đoạn phát triểnhoàn thiện, chúng ta phải biết cách cử hành nghi quỹ một cách chính xác, chúng ta phải biết cách mà thực hành được sắp đặt, chúng ta phải biết cách kiến lập Mandala và chúng ta phải biết nhiều thứ khác, điều thực sự khác khó khăn và phức tạp – chỉ để thành tựu Bổn tôn. Nhưng thành tựu Quán Thế Âm khá khác bởi những điều này là không cần thiết.

Có một vị Lama ở miền Đông Tây Tạng, thường được gọi là “Mani Lama” bởi ông ấy chỉ thực hành Quán Thế Âm. Ông ấy nói rằng thậm chí khi một người đang trải qua sự ham muốn hay bất cứ độc nào khác, chẳng hạn đố kỵ hoặc thù hận, khi tiêu cực khởi lên trong tâm, họ vẫn có thể thực hành Quán Thế Âm và trì tụng OM MANI PEME HUNG. Nói cách khác, họ không cần phải gạt sang một bên việc thực hành hay chuyển hóa độc hoặc làm gì khác, vì pháp tu tự thân đã tiêu trừ các cảm xúc phiền não. Điều này là bởi sáu âm của Minh chú Mani có sức mạnh diêt trừ sáu cảm xúc phiền não, gồm có vô minh, kiêu mạn, thù hận, bám luyến, đố kỵtham lam. Sáu âm này cũng có sức mạnh để đóng lại cánh cửa tái sinh vào sáu cõi luân hồi bởi một chúng sinh trong sáu cõi, không ngoại lệ, đều có trong thân thể sáu âm tiết tương ứng với sự tái sinh trong sáu cõi. Nguyên nhân của việc lang thang trong luân hồi là vì điều kiện hiện hữu của sáu âm này.

Khi con trì tụng OM MANI PEME HUNG, sáu âm của Đức Quán Thế Âm, điều quan trọng là hiểu rằng chúng có sức mạnh điều phục và đẩy lùi sáu âm luân hồi bình phàm, nhờ đó chặn hay đóng lại cánh cửa tái sinh vào sáu loài chúng sinh. Đó là sức mạnh đặc biệt của Minh chú Mani. Thêm nữa, trong chính đời này, đơn giản trì tụng OM MANI PEME HUNG sẽ xua tan bệnh tật, ốm đau và các thế lực ma quỷ. Các con sẽ trở nên hạnh phúc, an lạc và đầy đủ. Trì tụng câu chú này sẽ tăng cường sức mạnh thiền định và con sẽ phát triển những cấp độ thiền định sâu sắc hơn trong đời này, thứ sẽ tiếp tục trong nhiều đời tương lai. Lúc chết, các con sẽ không sinh vào ba đọa xứ mà vãng sinh về Dewachen – Tây Phương Cực Lạc hay trong chính cõi Tịnh Độ của Đức Quán Thế Âm – Riwo Potala, và ở đó, con sẽ dần dần đạt đến Phật quả. Cho tới lúc đó, ân phước gia trìsức mạnh của thực hành sẽ không cạn kiệt; nó sẽ tiếp tục tạo ra kết quả giác ngộ.

Quán Thế Âm thực sự không giống các Bổn tôn khác. Nhiều người thích các Bổn tôn phẫn nộ, chẳng hạn Phổ Ba Kim Cương, Mã Đầu Minh Vương, Guru Drakpo hay tương tự, và muốn thành tựu các pháp này, nhưng nếu họ không biết rõ và chính xác cách thực hành giai đoạn phát triểnhoàn thiện của các pháp tu Mật thừa cấp nội về chư Bổn tôn phẫn nộ, rất khó để thành tựu. Tuy nhiên, Quán Thế Âm thì dễ dàng hơn và Minh chú Mani cũng rất dễ trì tụng. Vì vậy, hãy nhớ điều này trong tâm.

Có nhiều người nghĩ rằng thực hành Quán Thế ÂmMinh chú Mani chỉ dành cho đại chúng, người già và trẻ nhỏ, chứ không dành cho những hành giảhọc giả đích thực. Thái độ này là bởi sự vô minh; nó hoàn toàn sai lầm. Thực sự, trong tất cả các Bổn tôn, Quán Thế Âm là Bổn tôn chính yếu và quan trọng nhất. Điều này đúng với ngày nay và cả trong quá khứ, trong thời đại của các học giảđại thành tựu giả vĩ đại của Ấn Độ, phần lớn các vị đều đạt chứng ngộ nhờ thực hành Quán Thế Âm. Mỗi một vị đều có những linh kiến về Quán Thế Âm và nhờ đó, các Ngài đạt được những thành tựuchứng ngộ tâm linh. Và đặc biệtTây Tạng, mọi vị đạo sư vĩ đại nhất đều có kết nối mạnh mẽ với Đức Quán Thế Âm. Các vị có linh kiến, thọ nhận những tiên tri trực tiếp và nhờ Quán Thế Âm, các Ngài đạt chứng ngộ.

Ân phước gia trì của thực hành này cực kỳ lớn lao. Đừng nghi ngờ về nó. Trì tụng dù chỉ một chuỗi Minh chú Mani cũng có lợi lạc to lớn, chẳng thể nghĩ bàn. Cầu nguyện đến Quán Thế Âm một cách thành tâm và trì tụng Minh chú thực sự là một pháp tu rất sâu xa. Nếu con cầu nguyện đến Ngài đều đặn và trì tụng Minh chú Sáu âm càng nhiều càng tốt, chắc chắn khi con rời bỏ cuộc đời này, con sẽ không sinh về các cõi thấp. Bởi vậy, hãy xem xét điều này và hòa nhập pháp tu này vào cuộc đời.

Các con cần thấy mọi hình tướng đều là Quán Thế Âm, mọi âm thanh đều là Minh chú Sáu âm của Ngài và mọi ý niệm khởi lên đều là tâm của Ngài. Con cần có lòng từ và bi dành cho mọi chúng sinh không ngoại lệ, từ con côn trùng nhỏ bé nhất đến chúng sinh to lớn nhất, bởi tất cả, giống như con, đều muốn hạnh phúc và mong được trải nghiệm hỷ lạc. Không ai muốn khổ đau. Vì thế, điều quan trọng là luôn có lòng từ dành cho mọi hữu tình chúng sinh, duy trì trạng thái ba phần của sự tỉnh giác thanh tịnh và trì tụng OM MANI PEME HUNG càng nhiều càng tốt.

 

 

Nguyên tác: The Practice of Avalokiteshvara, Pith Instructions by the Venerable Yangthang Rinpoche. | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.

Mọi sai sót là lỗi của người dịch. Xin thành tâm sám hối trước Tam Bảo, Tam Gốc.
Mọi công đức có được, dù nhỏ bé, xin hồi hướng vì sự giác ngộ của tất thảy bà mẹ chúng sinh.



Bài đọc thêm:
Phương Pháp Thực Hành Thiền Quán Quan Âm







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.