Tiếp cận bậc thầy

22/09/20162:49 SA(Xem: 11976)
Tiếp cận bậc thầy

TIẾP CẬN BẬC THẦY

Dzongsar Khyentse Rinpoche | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Dzongsar Khyentse RinpocheMột bài nói chuyện về lòng sùng mộ của Dzongsar Khyentse Rinpoche, được ban năm 1996 ở Boulder, Colorado [Hoa Kỳ] kỷ niệm ngày Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche viên tịch.

Thành thật mà nói, tôi cho rằng tôi không phải là người thích hợp để nói về lòng sùng mộ đạo sư bởi tôi chẳng có nó. Điều này không phải vì tôi thiếu những bậc thầy; nó là bởi tôi. Hãy tin tôi, tôi có rất nhiều cái tôi và lòng sùng mộ là tin xấu cho cái tôi. Mặt khác, tôi đã tìm hiểu về lòng sùng mộ, nhờ đó có đôi chút kiến thức lý thuyết về nó.

Tại sao lại sùng mộ?

Tại sao chúng ta lại cần lòng sùng mộ? Nói chung, chúng ta cần nó bởi chúng ta cần giác ngộ. Giác ngộ có thể hiểu nôm na là thoát khỏi những ám ảnhcản trở nhất định. Cho tới khi thoát khỏi những ám ảnhthói quen này, chúng ta sẽ trôi lăn bất tận trong luân hồi, trải qua mọi kiểu lo lắng, khổ đau hay tương tự.

Nguyên nhân của mọi khổ đau này là sự bấp bênh căn bản của chúng ta. Chúng ta luôn băn khoăn liệu mình tồn tại hay không. Cái tôi của chúng ta, hoặc sự bám víu vào ý tưởng về ngã, hoàn toàn không vững chắc về sự tồn tại của chính nó. Cái tôi có vẻ mạnh mẽ nhưng thật sự nó khá dao động. Dĩ nhiên, chúng ta không đặt ra những câu hỏi như vậy một cách cố ý, mà luôn có cảm giác trong tiềm thức về sự bấp bênh liệu chúng tatồn tại.

Chúng ta cố gắng dùng những thứ như bạn bè, tiền bạc, địa vị, quyền lực và mọi điều mà hàng ngày chúng ta làm, chẳng hạn xem ti-vi hay đi mua sắm, để chứng minh và khẳng định sự tồn tại của bản thân. Hãy thử ngồi một mình trong nhà và chẳng làm gì. Chẳng sớm thì muộn, bạn sẽ với tay đến chiếc điều khiển từ xa hay một tờ báo. Chúng ta cần phải làm gì đó. Chúng ta cần bận rộn. Nếu không được vậy, chúng ta cảm thấy không an toàn.

Nhưng có một điều gì đó rất lạ trong những điều này. Cái tôi liên tục tìm kiếm sự xao lãng và sau đấy, sự xao lãng lại trở thành một vấn đề. Thay vì giúp chúng ta an tâm, nó lại khiến sự bấp bênh tăng thêm. Chúng ta bị ám ảnh bởi xao lãng và nó phát triển thành một thói quen khác. Khi nó đã trở thành thói quen, thật khó để dứt bỏ. Vì thế, để thoát khỏi thói quen mới này, chúng ta phải hình thành một thói quen khác. Đó là cách mà mọi thứ tiếp tục mãi.

Để phá hủy kiểu thói quen này, Đức Thế Tôn đã dạy chúng ta rất nhiều, rất nhiều phương pháp khác nhau. Một vài trong số đó là những phương pháp rất thiện xảo, chẳng hạn vượt qua những cảm xúc bằng cách kết bạn với chúng. Thậm chí một từ của Đức Thích Ca Mâu Ni cũng có thể giải phóng chúng ta khỏi những kiểu ám ảnhthói quen tập khí này. Ví dụ, hãy xem giáo lý về vô thường. Khi nhiều người chúng ta, bao gồm chính tôi, nghe giảng về những thứ như vô thường, thân người quý báu, tình yêu thươnglòng bi mẫn, chúng ta thường nghĩ chúng rất đơn giảnsơ khởi. Nhưng điều này là bởi chúng ta thực sự không hiểu về chúng.

Rèn luyện Tâm thức

Tinh túy của con đườngsở hữu trí tuệ chứng ngộ vô ngã. Tới khi chúng ta có được nó, chúng ta vẫn chưa hiểu được tâm yếu của giáo lý Phật Đà.

Để đạt được trí tuệ này, đầu tiên, chúng ta phải khiến tâm thức trở nên dễ uốn nắn – trong vấn đề kiểm soát tâm mình. Như Tổ Tịch Thiên từng nói, nếu bạn muốn đi một cách thoải mái, có hai phương án khả thi. Bạn có thể cố trải da lên mặt đất – nhưng điều đó sẽ rất khó – hoặc bạn có thể đơn giản đi một đôi giày. Giống như vậy, thật khó để rèn luyệnđiều phục mỗi cảm xúcchúng ta có, hay thay đổi thế giới theo mong muốn của ta. Thật sự, nền tảng của mọi trải nghiệm là tâm và đó là lý do Phật giáo nhấn mạnh vào việc rèn luyện tâm thức để khiến nó trở nên dễ dàng uốn nắnlinh hoạt.

Tuy nhiên, tâm linh hoạt như vậy vẫn chưa đủ. Chúng ta phải hiểu được bản tính của tâm. Điều này rất khó làm, bởi nó liên quan đến trí tuệ chứng ngộ vô ngã. Chúng ta đã ngụp lặn trong luân hồi từ vô thủy. Thói quen tập khí vô cùng mạnh mẽ. Chúng ta hoàn toàn mê mờ. Vì lý do này, rất khó để trí tuệ xuất hiện.

Vậy cần phải làm gì? Chỉ có một cách để đạt được trí tuệ này – bằng cách tích lũy công đức. Làm sao chúng ta tích lũy công đức này? Theo thừa căn bản của Phật giáo, phương pháp tích lũy công đức là nhờ phát khởi tâm xả ly, bằng cách quán chiếu về vô thường, nhờ từ bỏ mọi nguyên nhânđiều kiện củng cố cái tôi, nhờ tham gia vào mọi nguyên nhânđiều kiện tăng cường trí tuệ, từ bỏ việc làm hại chúng sinh khác hay tương tự. Trong truyền thống Đại thừa, công đức tích lũy nhờ lòng bi mẫn dành cho hữu tình chúng sinh.

Nói ngắn gọn, nếu bạn muốn giác ngộ, bạn cần trí tuệ. Nếu bạn muốn trí tuệ, bạn phải có công đức. Và để có được công đức, theo Đại thừa, bạn phải có lòng bi mẫnBồ đề tâm, mong ước thiết lập chúng sinh trong trạng thái giải thoát.

Ân phước gia trì của Bậc thầy

Kim Cương thừa nổi tiếng về những phương pháp và kỹ thuật của nó, một vài trong số đó khá dễ. Tuy nhiên, quan trọng nhất là có “quan kiến linh thiêng”. Và lòng sùng mộ bậc thầy là tinh túy của quan kiến linh thiêng này. Bình giảng về Mật điển Thắng Lạc Kim Cương nói, “Nhờ ân phước gia trìlòng từ của bậc thầy, đại lạc, sự chứng ngộ tính không, sự hợp nhất của luân hồiNiết bàn, có thể đạt được tức thì”. Trích dẫn này nói về Phật tính.

Nhìn chung, thông điệp rốt ráo của Phật giáo là bạn sở hữu Phật tính. Nói cách khác, bạn vốn đã và khá tự nhiên có trong mình những phẩm tính của sự giác ngộ trọn vẹn. Nhưng bạn cần nhận ra nó. Sự thật rằng bạn chưa nhận ra được là lý do khiến bạn lang thang trong luân hồi. Theo Tổ Long Thọ, Đức Phật không nói rằng bạn cần từ bỏ luân hồi để đạt giác ngộ. Ngài nói, bạn cần thấy luân hồi là trống rỗng, rằng nó không tồn tại cố hữu. Điều này giống như nói rằng bạn cần nhận ra Phật tính cốt yếu của mình.

Có nhiều phương pháp khác nhau để nhận ra vị Phật bên trong này. Trong đó, nhanh nhất và dễ nhất là thọ nhận ân phước gia trì của bậc thầy. Đó là nguyên nhân khiến lòng sùng mộ là cần thiết.

Ví dụ, bạn có thể gặp ác mộng về quái vật. Nhưng sau đấy, ai đó bất ngờ đổ một thùng nước lạnh vào bạn và bạn tỉnh giấc. Nước lạnh không thực sự khiến quái vật biến mất, bởi chẳng có quái vật nào cả. Nó chỉ là giấc mơ. Nhưng mặt khác, khi bạn gặp ác mộng, khổ đau của bạn là thật và người đổ thùng nước lên bạn thật sự rất tử tế và đặc biệt. Nếu bạn có nhiều công đức, bạn có thể gặp một người như thế, một người có thể đổ nước. Tuy nhiên, nếu khôngcông đức, bạn có thể chẳng bao giờ tỉnh dậy khỏi cơn ác mộng.

Truyền thừa đạo sư bắt đầu từ một vị gọi là Kim Cương Trì [Vajradhara] hay Phổ Hiền Vương Như Lai [Samantabhadra]. Chư đạo sư của chúng ta nói rằng, Ngài là tâm chúng ta, bản tính của tâm ta. Điều này nghĩa là khi chúng ta truy ngược lại dòng truyền thừa, chúng ta cuối cùng sẽ kết thúcchính tâm mình, tinh túy của bản thân chúng ta. Bậc thầy không phải là kiểu một người bảo trợ toàn năngchúng ta phải thờ phụng hay tuân theo. Điều quan trọng nhất cần hiểu là Ngài là sự hiển bày Phật tính của chúng ta.

Ở cấp độ thông thường, người ta có thể nói bậc thầy là người nói cho bạn điều cần làm và điều cần tránh. Một đứa bé có thể không nhận ra bàn là nóng gây bỏng, vì thế cha bảo rằng nó gây bỏng và giúp cậu bé không bị thương. Bậc thầy làm vậy vì bạn khi Ngài nói cho bạn điều gì đúng và điều gì sai.

Dù vậy, trong Kim Cương thừa, bậc thầy còn làm điều quan trọng hơn nhiều. Bạn chắc hẳn phải đọc rất, rất nhiều lần rằng, thân, khẩu và ý của bạn và các uẩn đều thanh tịnh từ vô thủy. Nhưng chúng ta không nhận ra điều này. Như Kyabje Dudjom Rinpoche từng nói, chính bởi vì sự thật quá đơn giản đến mức mọi người không hiểu được. Nó giống như lông mi của chúng ta, quá gần nên ta chẳng thể nhìn thấy. Lý do khiến chúng ta không chứng ngộ điều đó là bởi thiếu công đức. Vai trò của bậc thầy là ban cho chúng ta quán đỉnhgiới thiệu cho chúng ta sự thanh tịnh này – và cuối cùng là chỉ ra trực tiếp bản tính tâm.

Thử thách Bậc thầy

Trì Minh Vương Jigme Lingpa vĩ đại nói rằng điều quan trọng là trước tiên phải xem xét bậc thầy. Như tôi đã nói, một cách tự nhiên, chúng ta là những người rất bấp bênh. Bởi vậy, chúng ta dễ dàng trở thành nạn nhân. Chúng ta mắc phải đủ mọi sai sót, thứ thật khó để giải quyết về sau.

Trước khi bắt đầu theo chân một bậc thầy, bạn cần hiểu về Giáo Pháp. Tôi không nói là bạn phải hiểu trọn vẹn, mà ít nhất, bạn phải hiểu đôi chút. Bạn cần phân tích và bạn cần hoài nghi và bình phẩm. Có lẽ, bạn cần tranh luậncố gắng tìm lỗi bằng cách sử dụng lô-gic và quán xét.

Nhưng khi làm vậy, bạn không nên áp dụng cách tiếp cận của nhà báo để tìm kiếm lỗi lầm. Mục đích ở đây là tìm ra con đường, chứ chẳng phải tìm lỗi. Vì thế, khi nghiên cứu Phật giáo, bạn nên cố gắng xem liệu con đường này có thích hợp với bạn không, liệu nó có ý nghĩa hay không. Điều này rất quan trọng.

Sau đây là một ví dụ. Giả sử chúng ta muốn đến New York và chúng ta sẽ thuê một hướng dẫn viên. Chúng ta cần có vài ý tưởng về vị trí của New York. Có một hướng dẫn viên mà chẳng biết liệu New York ở Đông, Nam hay Tây là điều mà tôi gọi là “bệnh cảm hứng”. Sẽ là chưa đủ nếu chỉ có một hướng dẫn viên hấp dẫn hay thích vẻ ngoài, cách nói chuyện và hành xử của anh ta. Chí ít bạn cần có chút kiến thức về New York, để nếu trên hành trình, anh ta bắt đầu hành xử một cách khôi hài, bạn vẫn cảm thấy ổn bởi bạn biết bạn đang đi đúng hướng. Anh ta có thể dẫn bạn qua những con đường xa lạ hay gồ ghề, nhưng điều đó chẳng thành vấn đề nếu bạn biết mình vẫn đi đúng.

Mặt khác, nếu bạn không biết đường, bạn buộc phải đặt trọn niềm tin vào người dẫn đường này, kẻ tuyên bố rằng anh ta có thể làm bất cứ điều gì. Có thể nếu bạn có nhiều công đức, bạn tình cờ sẽ gặp được một người dẫn đường chân chínhcuối cùng đến được New York. Nhưng nếu tôi là bạn, tôi sẽ không tin tưởng kiểu thành công bất ngờ này. Thật tốt nếu xem xét con đường trước và sau đó, bạn có thể có một, một trăm hay hàng nghìn vị thầy nếu muốn.

Tiếp cận Bậc thầy

Tiếp theo chúng ta cần làm gì? Ngài Jamyang Gyaltsen, một trong những đạo sư Sakyapa vĩ đại, nói, “Đầu tiên con phải suy nghĩ, quán chiếu và tạo ra lòng sùng mộ”. Bạn cần lòng sùng mộ giả tạo, tức là thấy rằng bậc thầy là Phật. Đấy là làm ra vẻ như vậy. Sau một thời gian, ở giai đoạn thứ hai, bạn sẽ thực sự bắt đầu thấy Ngài là Phật, không chút khó khăn. Và cuối cùng, ở giai đoạn thứ ba, bạn chứng ngộ rằng bạn là Phật. Đó là cách tiếp cận độc đáo của Kim Cương thừa.

Như tôi đã nói từ đầu, cá nhân tôi không có lòng sùng mộ thực sự. Tôi chưa nhìn nhận thầy tôi là Phật, nhưng cố gắng quán chiếusuy nghĩ rằng Ngài là Phật. Chúng ta gọi đó là lòng sùng mộ được tạo ra hay giả tạo. Ban đầu, chúng ta thấy rằng mọi lỗi lầmchúng ta thấy ở Ngài chỉ là sự phóng chiếu của chính mình. Nhưng sự thật là Bậc thầy có mọi phẩm tính của Phật. Ngài là Phật, Ngài là Pháp, Ngài là Tăng; Ngài là tất cả.

Chúng ta nghĩ như vậy nhiều lần, lặp đi lặp lại. Điều này có thể với bạn là vô nghĩa, nhưng thực sự, nó rất hợp lý – trên tất thảy, mọi thứ phụ thuộc vào tâm. Chính sự mê mờ của chúng ta khiến thật khó để xem thầy là Phật. Chúng ta phải thực hànhdần dần trở nên quen thuộc và sau đấy, nó chắc chắn sẽ phát huy tác dụng.

Tổ Tịch Thiên dạy rằng, nếu bạn quen với thứ gì đó, chẳng còn gì có thể gây khó. Thử tưởng tượng rằng đây là lần đầu tiên trong đời bạn đến quán bar. Bạn được giới thiệu với ai đó và bởi vài kết nối nghiệp trong quá khứ, người này dần dần trao cho bạn mọi “quán đỉnh, chỉ dẫn khẩu truyền và giáo lý” về cách pha các đồ uống khác nhau. Rượu Tequila với chanh, Martinis – mọi chi tiết về đồ uống.

Là một học sinh rất nhiệt thành và chăm chỉ, bạn tập uống. Ban đầu, nó đốt cháy cổ họng của bạn, nó làm dạ dày bạn đau và bạn say. Bạn nôn mửa và thức dậy hôm sau với cơn đau đầu. Với sự thiết tha, bạn tiếp tục làm vậy. Đó là điều mà chúng ta gọi là thực hành nền tảng. Bạn tiếp tục ở bên người này; cho dù anh ta thỉnh thoảng lại gây khó dễ, điều đó cũng chẳng sao. Bạn là một học sinh rất cần cù. Sau đấy, một ngày kia, tâm bạn và tâm người đó hòa quyện: bạn biết mọi thứ về rượu, bạn biết cách uống. Lúc này, bạn là bậc trì giữ truyền thừa hoàn hảo của việc uống rượu. Khi ấy, bạn có thể bắt đầu dạy người khác.

Tính phổ quát của Bậc thầy

Chúng ta nghĩ rằng bậc thầy chỉ giỏi về ban giáo lý, rằng Ngài chỉ giỏi về những điều đặc biệt, chứ chẳng biết gì về đau đầu hay các vấn đề khác. Không nên nghĩ như vậy. Với mỗi vấn đề mà bạn gặp phải, hãy cầu nguyện đến thầy, thọ nhận ân phước gia trì và bạn sẽ thoát khỏi nó. Một Mật điển từng nói, “Thiền định nhiều năm về các giai đoạn phát triển hay hoàn thiện hay trì tụng Mật chú trong nhiều năm cũng chẳng thể sánh với một khoảnh khắc nhớ đến bậc thầy”.

Bạn cần hành xử với bậc thầy thế nào? Như một sự cúng dường, bạn có thể nghĩ về những điều như cách ăn mặc, phép xã giao, lịch sự nhưng chúng không thành vấn đề. Tuy nhiên, có hai điều rất quan trọng mà bạn không nên quên. Thứ nhất là bạn không bao giờ được phép kiêu mạn. Điều này bởi bạn ở đó để học hỏi, để thọ nhận giáo lý, để tìm sự giác ngộ. Người Tạng thường nói, “Một kẻ kiêu mạn giống như viên đá”. Dù bạn đổ bao nhiêu nước lên nó, nó chẳng bị thấm. Nếu bạn kiêu mạn, bạn sẽ chẳng bao giờ học được điều gì. Vì thế, điều quan trọng là có được thái độ khiêm nhường.

Điều quan trọng thứ hai là không bao giờ bỏ lỡ cơ hội tích lũy công đức. Công đức rất quan trọng. Khi bạn xem một bộ phim, nếu bạn không biết rằng đó là phim và nghĩ rằng nó là thật, bạn sẽ trải qua đủ kiểu tổn thương về cảm xúc. Nhưng nếu người bên cạnh bảo rằng, “Đó chỉ là phim thôi”, thì bạn sẽ thoát được kiểu vô minh này. Mặt khác, nếu bạn không có công đức, đúng vào thời điểm mà người bên cạnh nói với bạn rằng, “Nhìn này, đây chỉ là phim thôi,” ai đó đằng sau ho nặng và bạn chẳng thể nghe được lời của người kế bên. Vì thế, bạn bỏ lỡ cơ hội chứng ngộ – tất cả đều bởi bạn không có công đức.

Nếu bạn không có công đức, cái tôi sẽ luôn trực sẵn để giải mã mọi thứ theo cách của nó. Dù bậc thầy có trao cho bạn giáo lý quan trọng nhất, bạn sẽ hiểu theo kiểu của bạn.

Vì vậy, thay vì cố gắng vượt trội cái tôi, điều quan trọng nhất phải làm là tích lũy công đức. Như thế nào? Có nhiều cách khác nhau. Bạn có thể đeo cà-vạt và trông thật đẹp trai, nghĩ rằng, “Đây là món cúng dường lên bậc thầy”. Nếu bạn đang lái xe vào đêm tối, khi thấy đèn đường, bạn có thể lập tức quán tưởng chúng là đèn cúng dường lên bậc thầy. Nếu không thể tự mình làm được và nếu bạn thấy ai khác làm, ít nhất hãy hoan hỷ với điều họ đang làm. Có rất nhiều điều mà ta có thể làm. Kyabje Dudjom Rinpoche nói, “Tích lũy công đức rất dễ, thực sự dễ hơn nhiều tích lũy bất-thiện hạnh”.

Chúng ta cần một thái độ rộng lớn, bao la. Lòng sùng mộ cần phải lớn lao. Tôi nghĩ nếu bạn có được lòng sùng mộ chân chính, mọi thứ có thể được xem là sự hiển bày của bậc thầy.

Nguyên tác: Approaching the Guru, Dzongsar Khyentse Rinpoche.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.
Mọi sai sót là lỗi của người dịch, xin thành tâm sám hối trước Tam Bảo, Tam Gốc.
Mọi công đức có được xin hồi hướng hết thảy hữu tình chúng sinh.











Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.