Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Dodrupchen Thứ Hai – Jigme Phuntsok Jungne (1824-1863)

01/03/202112:52 CH(Xem: 2956)
Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Dodrupchen Thứ Hai – Jigme Phuntsok Jungne (1824-1863)
TIỂU SỬ VẮN TẮT ĐỨC DODRUPCHEN THỨ HAI –
JIGME PHUNTSOK JUNGNE (1824-1863)
Nyoshul Khen Rinpoche[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ


May be an image of 1 personVị Dodrupchen thứ hai là Ngài Jigme Phuntsok Jungne. Ngài sinh ra trong tộc Bochung giữa vô số dấu hiệu tuyệt vời. Đúng theo các tuyên bố mang tính tiên tri từ chư đạo sư như Đức Do Khyentse[2] liên quan đến sự công nhận của Ngài, Ngài được tấn phong bằng một nghi thức long trọng. Ngài chẳng gặp khó khăn nào trong lúc nghiên cứu các lĩnh vực kiến thức cần thiết, từ đọc và viết cho đến thực hành tâm linh và các hoạt động liên quan. Mặc dù Ngài đã phát lộ nhiều Terma sâu xa, chúng sau đó biến mất, chỉ còn lại đúng một giỏ mã não. Ngài đã nương tựa những đạo sư như Đức Do Khyentse Yeshe Dorje, Dzogchen Mingyur Namkhai Dorje[3] và Patrul Rinpoche[4]. Sự chứng ngộ của Ngài phát triển và Ngài đạt được thành tựu thù thắng nhờ con đường của Đại Viên Mãn tự nhiên.

Khi ấy, có một ma quỷ hoang dại, cực kỳ ác độc được biết đến là Chakmo Senring từ Golok, tái sinh của ai đó đã sa ngã bởi tiến hành các thực hành chư Tôn phẫn nộ trong lúc xem chư vị là thật[5]. Ngài Jigme Phuntsok Jungne cảm thấy rằng chỉ có một đạo sư có thể điều phục được. Vị ấy được gọi là Chakmo Tulku và sống ở Ngapai Shida, một thị trấn trong vùng Amdo. Một đạo sư tôn quý, vị có năm lọn tóc xanh lá có chóp là đầu ngựa, đặc tính của Bổn tôn Mã Đầu Minh Vương, Ngài thực sự là hóa hiện chân thật của Đức Ngenlam Gyalwa Chokyang[6]. Vị đạo sư này trở thành một thành tựu giả vô cùng tôn quý và oai lực. Ngài có sức mạnh tâm linh vô ngại để thấy được điều che giấu khỏi những vị khác và có khả năng giải thoát cả Chakmo Senring và vua ma quỷ hung tợn của Margu De khỏi những cách thức sai lầm của họ. Ngài đã nương tựa Đức Do Khyentse Yeshe Dorje là đạo sưhành vi của Ngài trong việc noi theo đạo sư là không tạo tác. Đức Jigme Phuntsok Jungne biết rằng thành tựu tâm linh của hai đạo sư thù thắng này là vô ngại và rằng, giống như thành tựu giả Ấn Độ Saraha[7], chư vị có khả năng tham gia vào hành vi Mật thừa không tạo tác đúng như ý định của nó. Tuy nhiên, các hoàn cảnh tiêu cực ngăn cản việc điều phục ma quỷ này và vị Dodrupchen thứ hai cần từ bỏ vùng này và di chuyển trụ xứ chính yếu của Ngài đến nơi khác.

Chấp nhận lời mời của vị cai quản vùng Chakla, Đức Do Khyentse Yeshe Dorje và Ngài Jigme Phuntsok Jungne đến Tachienlu với tư cách là những vị cố vấn tâm linh của đức vua, sống ở đó trong một thời gian dài.

Khi Ngài Jigme Phuntsok Jungne khoảng ba mươi tuổi, đại dịch đậu mùa tàn phá dân chúng trong vùng. Để đẩy lùi, Ngài nhận về mình bệnh tật và qua đời trên giường. Đức Do Khyentse Yeshe Dorje đã đến để ban những chỉ dẫn cuối cùng. Ngài hỏi, “Phuntsok Jungne, con chết rồi à?” và đá vào thân ba lần; khi ấy, Ngài Jigme Phuntsok Jungne bỗng nhiên ngồi dậy trong thế kim cươngduy trì như vậy trong một tuần không xê dịch. Trong thời gian ấy, vô số dấu hiệu tuyệt vời, chẳng hạn ánh sáng cầu vồng, khiến tất cả học trò phát khởi tín tâm mãnh liệt.

 

Nguồn Anh ngữ: Nyoshul Khenpo Jamyang Dorje, A Marvelous Garland of Rare Gems – Biographies of Masters of Awareness in the Dzogchen Lineage [tạm dịch: Tràng Ngọc Báu Hiếm Có Tuyệt Diệu – Tiểu Sử Chư Đạo Sư Giác Tính Trong Truyền Thừa Dzogchen], Padma Publishing.

Richard Barron (Lama Chokyi Nyima) chuyển dịch Tạng-Anh.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[3] Tức vị Dzogchen Rinpoche thứ tư (1793-1870).

[5]vô số miêu tả trong văn học Tây Tạng về những vị tham gia vào các thực hành phẫn nộ như vậy mà không hiểu được cách sử dụng đúng đắn hình tượng liên quan hay trưởng dưỡng lòng bi mẫn; thay vào đó, bởi trở nên bị ám ảnh với sức mạnh cố hữu trong hình ảnh, họ sa ngãtái sinh thành ma quỷ tàn phá chúng sinh khác.

[6] Theo Rigpawiki, Gyalwa Chokyang là một trong hai mươi lăm đệ tử của Guru Rinpoche và xuất gia làm tu sĩ với Ngài Tịch Hộ (Shantarakshita). Trong lễ quán đỉnh Kagye được Guru Rinpoche ban trong các hang động Samye Chimphu, bông hoa của Ngài rơi vào Mandala Mã Đầu Minh Vương. Như là kết quả của sự hành trì, Ngài đã có thể chuyển hóa bản thân thành vị Tôn và Ngài nghe thấy tiếng hí của con ngựa trên đỉnh đầu.

[7] Theo Rigpawiki, Saraha là một trong những đại thành tựu giả Ấn Độ vĩ đại nhất và nổi tiếng về những bài ca chứng ngộ (Doha). Ngài cũng là một trong những vị thầy của Đức Long Thọ (Nagarjuna). Ngài thường được vẽ là đang cầm tên.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.