Một Phác Thảo Tự Truyện Ngắn Gọn

03/03/20212:01 SA(Xem: 3055)
Một Phác Thảo Tự Truyện Ngắn Gọn
MỘT PHÁC THẢO TỰ TRUYỆN NGẮN GỌN
Khenpo Rinpoche Pema Tsewang Lhundrup soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

Khenchen Padma Tsewang | Root Teacher of Khenpo Sherab Sangpo 

Tôi, Pema Tsewang Lhundrup, đã chào đời trong năm Kim Mùi của chu kỳ lịch thứ mười sáu (tức năm 1931).

Mười một tuổi, tôi thọ giới Sa Di và sau đấy vào năm hai mươi tuổi, tôi đã thọ đại giới.

Sau đó, khi đã dần dần nghiên cứu các giới của một vị Sa Di, tôi cũng thọ nhận những giáo lý từ Shechen Kongtrul Rinpoche về Nyingma Kama và Kho Tàng Terma Quý Báu (Rinchen Terdzod[1]) và v.v. Từ hóa hiện Namkha Jigme, tôi thọ nhận Tâm Yếu Bốn Phần (Nyingtik Yabshi[2]) và hơn thế nữa. Từ Bathur Khen Rinpoche Thupten Chophel[3], tôi thọ nhận các giáo lý về Guhyagarbha[4], Nhập Bồ Tát Hạnh (Bodhicaryavatara) và nhiều bản văn khác. Từ Bopa Tulku Dongak Tenpe Nyima, tôi thọ nhận các giáo lý như luận giải của Ngài về chính tác phẩm Phân Biệt Tri KiếnGiáo Lý của Ngài và Khẩu Truyền Của Đấng Vô Năng Thắng Di Lặcluận giải của Ngài về Bát Nhã Ba La Mật (Prajnaparamita). Từ những thiện tri thức thù thắng như Khenpo Tsulga và Dzagyal Tubbe vô cùng uyên bác, tôi đã nghiên cứu các ngành khoa học khác nhau, trong đó có ngữ pháp Phạn ngữ, lô-gic và nhận thức luận (pramana). Tôi cũng nghiên cứu nhiều chủ đề với Khenpo Chokyi Dorje và những vị khác từ quê nhà của tôi. Sau này, tôi cũng thọ nhận một vài chỉ dẫn từ Adzom Gyalse Rinpoche.

Hiện nay tôi 67 tuổi[5] và đang trong quá trình giả bộ giảng dạy chúng sinh khác và hoằng dương Giáo Pháp.

Petse, vị Khenpo già, soạn.

 

Nguồn Anh ngữ: https://www.lotsawahouse.org/tibetan-masters/khenpo-petse/brief-autobiographical-sketch.

Adam Pearcey chuyển dịch Tạng-Anh năm 2016.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Theo Rigpawiki, Rinchen Terdzod – Kho Tàng Terma Trân Quý là một trong Năm Kho Tàng Vĩ Đại của Tổ Jamgon Kongtrul. Đây là một tuyển tập từ tất cả các Terma được phát lộ cho đến thời của Ngài, bao gồm cả các kho tàng của Tổ Chokgyur Lingpa. Lo sợ rằng những giáo lý này sẽ bị mất, Ngài bắt đầu việc kết tập vào năm 1855 với sự gia trì của Tổ Jamyang Khyentse Wangpo và hoàn thành vào năm 1889. Đơn giản thọ nhận các quán đỉnh và khẩu truyền Rinchen Terdzod cũng cần từ 4 đến 6 tháng.

[2] Theo Rigpawiki, Nyingtik Yabshi nghĩa đen là Tâm Yếu Bốn Phần. Nó bao gồm: Vima Nyingtik, Lama Yangtik, Khandro Nyingtik và Khandro Yangtik.

Vima Nyingtik và Khandro Nyingtik là những bản văn Nyingtik ‘mẹ’ trong khi Lama Yangtik và Khandro Yangtik được biết đến là những bản văn ‘con’; do đó, tên gọi phổ biến khác cho tuyển tập này là Bốn Phần Mẹ – Con Của Nyingtik (Nyingtik Mabu Shi).

Tổ Longchen Rabjam cũng biên soạn Zabmo Yangtik, thứ cô đọng các chỉ dẫn cốt tủy quan trọng của cả Vima Nyingtik và Khandro Nyingtik.

[3] Theo Rigpawiki, Changma Khenchen Thubten Chophel, tức Bathur Khenpo Thubga hay Thubga Yishin Norbu (1886-1956) – một đệ tử quan trọng của Khenpo Yonga và Orgyen Tenzin Norbu, vị đã theo chân Patrul Rinpoche. Ngài nổi tiếng về sự uyên bác lớn lao, đặc biệt về Mật điển Guhyagarbha, đóng góp của Ngài trong sự phát triển của truyền thống tu sĩ và sự chứng ngộ của Ngài về giáo lý Dzogchen. Một vài trong số những đệ tử quan trọng nhất của Ngài là Dilgo Khyentse Rinpoche, Khenpo Jigme Phuntsok, Gonpo Tseten Rinpoche, Chagdud Tulku Rinpoche và Dzogchen Rinpoche thứ sáu – Jigdral Changchub Dorje.

[4] Theo RigpawikiMật điển Guhyagarbha (Tạng: Gyu Sangwe Nyingpo) – Tinh Túy Bí Mật là Mật điển chính yếu của Mahayoga. Nó bao gồm hai mươi hai chương.

[5] Đó là theo cách tính Tây Tạng và cho thấy rằng bản văn được viết trong hoặc vào khoảng năm 1997.
Khenpo Petse đã viên tịch vào ngày 25 tháng 1 lịch Tây Tạng năm 2002.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.