Tiểu Sử Ngắn Gọn Của Bopa Tulku Dongak Tenpe Nyima

05/03/202112:06 SA(Xem: 2956)
Tiểu Sử Ngắn Gọn Của Bopa Tulku Dongak Tenpe Nyima
TIỂU SỬ NGẮN GỌN CỦA BOPA TULKU DONGAK TENPE NYIMA
Khenpo Petse Rinpoche[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

blankBopa Tulku Dongak Tenpe Nyima là một đệ tử của Kunpal Rinpoche[2], vị giữ gìn truyền thống thanh tịnh của Jamgon Mipham Rinpoche[3]. Ngài sinh trong chu kỳ lịch thứ mười lăm ở phần phía Đông của miền Trung Tây Tạng, trong vùng Dakpo. Từ thuở nhỏ, tiềm năng giác ngộ của Ngài được đánh thức và Ngài bước vào con đường Giáo Pháp. Cuối cùng, Ngài gia nhập một đoàn thương nhân và người hành hương đang quay về miền Đông Tây Tạng và đi cùng với họ đến Kham để cầu học giáo lý.

Bởi còn trẻ và đường sá xa xôi, Ngài đã phải đối diện với vô vàn khó khăn, giống như những gì Jetsun Milarepa đã gặp phải, bởi Ngài thiếu các nhu yếu phẩm cần thiết để thực hành, chỉ có ít quần áo tồi tàn để mặc và v.v. Cuối cùng, Ngài đến được Tu viện Dzogchen[4] ở Dokham và tại đó, thọ nhận giáo lý từ chư Lama, Tulku, Khenpo và Acharya thường trú về các môn học khác nhau từ Kinh điểnMật điển, nhưng chủ yếu về mười ba bản văn kinh điển vĩ đại. Nhờ sự rèn luyện này, Ngài gia nhập hàng ngũ của những vị uyên bác.

Ngài cũng thọ nhận nhiều quán đỉnhkhẩu truyền từ vị tái sinh Dzogchen [thứ năm] Thubten Chokyi Dorje. Dzogchen Rinpoche đối xử với Ngài bằng tình thương lớn và ban cho Ngài danh hiệu Tulku, trao cho Ngài ngai tòa và bổ nhiệm hai thị giả tu sĩ đi cùng bất cứ nơi nào Ngài đi. Như thế, mọi người tôn vinh Ngài bằng danh hiệuBopa Tulku,’ tức vị Tulku từ miền Trung Tây Tạng.

Chính vào khoảng thời gian này, Ngài phát triển một sự xác quyết phi phàm với truyền thống độc đáo của Jamgon Mipham Rinpoche và cảm thấy rằng Ngài đơn giản phải gặp gỡ một vị đạotâm linh giữ gìn truyền thừa đó. Khi tìm hiểu, Ngài biết được rằng Kunpal Rinpoche từ Tu viện Gegong là một đệ tử trực tiếp của cả Patrul Rinpoche[5] và Mipham Rinpoche. Vì thế, Ngài đến đó để gặp vị này và sống trong khoảng thời gian dài ở Dzagyu, trở nên cực kỳ uyên bác về Kinh và Mật cùng mọi nhánh khoa học. Ngài cũng đến ẩn thất Changma, nơi Ngài diện kiến Bathur Khenpo Thubga[6].

Rất nhiều học trò từ khắp mọi nơi đã vân tập lại cùng nhau để truyền thống của Jamgon Mipham Rinpoche được giữ gìnduy trì, bởi nó được truyền lại cho nhiều đệ tử khác nhau, chẳng hạn Khenpo Chokhyab, Pema Tsewang Lhundrup, Mewa Khenpo Thubten, Rahor Khenpo Thubten và Khenpo Dazer.

Bopa Tulku đã biên soạn nhiều bộ luận chính và phụ, bao gồm Phân Biệt Tri KiếnGiáo Lý và tổng quan cùng với luận giải từng từ về Bát Nhã Ba La Mật. Ngài có một linh kiến về nhiếp chính Di Lặc trong một giấc mơ. Trong giấc mơ ấy, Ngài cầm một chiếc gương trong mỗi tay, trong đó, Ngài thấy rõ ràng bản văn gốc và luận giải cho Abhisamayālakāra [Hiện Quán Trang Nghiêm]. Sau đấy, một sự chắc chắn khởi lên trong tâm Ngài và Ngài soạn hai luận giải về Abhisamayālakāra với tựa đề Khẩu Truyền Của Đấng Vô Năng Thắng Di LặcTrang Nghiêm Linh Kiến Vô Năng Thắng Di Lặc.

Ngài cũng đã đến [Tu viện] Shechen Tennyi Dargye Ling[7], nơi Ngài sống tại Phật học việnchuyển Pháp luân. Sau khi Lama Kunpal viên tịch, Ngài tiếp tục các hoạt động giác ngộ mở rộng ở khắp vùng Dzagyu.

Khi Ngài du hành để gặp Đức Yukhok Chatral Choying Rangdrol (1872-1952), vị đạo sư này tuyên bố rằng một Bồ Tát vĩ đại sẽ đến vào hôm đó và ra ngoài để cung nghênh. Giữa một buổi lễ lớn, Ngài cung nghênh Bopa Tulku bằng sự kính trọng vô biên, công nhận Ngài là một hóa hiện của Pháp chủ Patrul Rinpoche và nói về cách mà bản thân Ngài nhớ về việc đã từng là Dola Jigme Kalzang[8]. Tâm trí tuệ của hai vị đạo sư vĩ đại này hòa làm một. Khi ấy trong đời, Botrul Rinpoche chỉ nói về các tác phẩm của Jamgon Mipham Rinpoche và Chatral Rinpoche nhiều lần tán thán sự hiểu phi phàm của Ngài.

Về sau, Ngài đã du hành đến Phật học viện Drikung Nyima Changra ở phần phía Bắc của miền Trung Tây Tạng và ban giáo lý về việc thành tựu các Tịnh độ cũng như giáo lý Kinh và Mật nói chung cho nhiều đệ tử may mắn một cách không mệt mỏi.

Tiểu sử ngắn gọn này được bổ sung bởi đệ tử trực tiếp của Ngài, Khenchen Pema Tsewang Lhundrup trong lúc du hành ở nước ngoài, tại Anh quốc để thúc đẩy truyền thống Giáo Pháp của Trường Phái Cổ Xưa.

 

Nguồn Anh ngữ: https://www.lotsawahouse.org/tibetan-masters/khenpo-petse/bopa-tulku-biography.

Adam Pearcey chuyển dịch Tạng-Anh năm 2005.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[2] Theo Rigpawiki, Khenpo Kunzang Palden (khoảng 1862-1943) hay Kunpal (viết tắt, vị cũng được biết đến là Gegong Khenchen Kunzang Palden hoặc Thubten Kunzang Chokyi Drakpa) là một học giả vĩ đại của truyền thống Nyingma và là đệ tử thân cận và vị viết tiểu sử của Patrul Rinpoche. Ngài đã chào đời trong thung lũng Dzachukha ở Kham và xuất gia theo Khenpo Yonten Gyatso từ Tu viện Dzogchen. Sau khi thọ nhận trao truyền từ Đức Jamyang Khyentse Wangpo và Dzogchen Rinpoche thứ năm, Ngài trở thành một trong những vị trì giữ vĩ đại của truyền thừa Longchen Nyingtik. Ngài cũng là một học trò và vị viết tiểu sử của Mipham Rinpoche. Ngài đã giảng dạy tại Tu viện Gegong ở Dzachukha và là vị thầy đầu tiên tại Phật học viện của Tu viện Kathok, nơi Ngài được hỗ trợ bởi Khenpo Ngawang Palzang. Ngài đã để lại nhiều trước tác như Những Câu Chuyện Luật Tạng và một luận giải về Ngọn Đuốc Xác Quyết của Mipham Rinpoche. Ngài nổi tiếng nhất với luận giải về Nhập Bồ Tát Hạnh, thứ được giảng dạy cho đến ngày nay ở hầu hết các Phật học viện. Ngài là đạo sư chính yếu của Bopa Tulku và cũng đã dạy Khunu Lama Tenzin Gyaltsen.

[4] Theo RigpawikiTu viện Dzogchen – Rudam Orgyen Samten Choling, một trong sáu Tổ đình Nyingma của Tây Tạng, được thành lập bởi Tổ Dzogchen Pema Rigdzin (1625-1697) vào năm 1675 (theo Đại Từ Điển Tây Tạng) hoặc 1684 (theo Tổ Jamyang Khyentse Wangpo). Nó trở nên đặc biệt nổi tiếng bởi [Phật học viện] Shri Singha Shedra do Gyalse Shenphen Thaye thành lập dưới thời Dzogchen Rinpoche thứ tư – Mingyur Namkhe Dorje, không lâu sau khi Tu viện gần như bị phá hủy trong một trận động đất vào năm 1842. Trong những đạo sư vĩ đại đã từng sống và giảng dạy tại Dzogchen có Khenpo Pema Vajra, Patrul Rinpoche, Mipham Rinpoche và Khenpo Shenga.

Dưới thời của Dzogchen Rinpoche thứ năm (1872-1935), Tu viện Dzogchen ở thời kỳ đỉnh cao của các hoạt động, với năm trăm tu sĩ cư ngụ, mười ba trung tâm nhập thất và ước tính hai trăm tám mươi [Tu viện] nhánh – một tập hội gồm hàng vạn Lama, Tulku, Khenpo, Tăng và Ni. Quanh năm, một chuỗi những nghi lễ phức tạp mở rộng được cử hành.

Dzogchen cũng là một trong những trung tâm nổi tiếng nhất về vũ điệu nghi lễ linh thiêng, ngày nay thường được biết đến là vũ điệu Lama.

Ngôi chùa chính đã bị phá hủy bởi hỏa hoạn vào tháng Hai năm Hỏa Tý (1936). Nó được xây dựng lại và sau đó, toàn bộ Tu viện bị phá hủy bởi người Trung Quốc vào cuối thập niên 1950.

[6] Theo Rigpawiki, Changma Khenchen Thubten Chophel, tức Bathur Khenpo Thubga hay Thubga Yishin Norbu (1886-1956) – một đệ tử quan trọng của Khenpo Yonga và Orgyen Tenzin Norbu, vị đã theo chân Patrul Rinpoche. Ngài nổi tiếng về sự uyên bác lớn lao, đặc biệt về Mật điển Guhyagarbha, đóng góp của Ngài trong sự phát triển của truyền thống tu sĩ và sự chứng ngộ của Ngài về giáo lý Dzogchen. Một vài trong số những đệ tử quan trọng nhất của Ngài là Dilgo Khyentse Rinpoche, Khenpo Jigme Phuntsok, Gonpo Tseten Rinpoche, Chagdud Tulku Rinpoche và Dzogchen Rinpoche thứ sáu – Jigdral Changchub Dorje.

[7] Theo RigpawikiTu viện Shechen – một trong sáu Tổ đình Nyingma của Tây Tạng, được thành lập năm 1695 bởi Ngài Shechen Rabjam Tenpe Gyaltsen, vị được Đức Dalai Lama thứ năm cử đến Kham với mục đích này.

[8] Theo Rigpawiki, Dola Jigme Kalzang tức Chokyi Lodro hay Shonnu Yeshe Dorje (sinh 1789) – một đệ tử của Đức Dodrupchen thứ nhất – Jigme Trinle Ozer. Ngài đã công nhận Patrul Rinpoche là vị tái sinh của Palge Lama. Ngài đã ban nhiều trao truyền Nyingma, bao gồm cả Longchen Nyingtik, thay mặt cho Đức Dodrupchen. Tulku Thondup đã kể về cách mà Ngài hy sinh mạng sống vì lòng bi dành cho một tên trộm sắp bị xử tử ở Trung Quốc. Trong các hóa hiện của Ngài có Yukhok Chatralwa Choying Rangdrol.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.