Thiền Định Về Phật A Di Đà

02/04/20211:10 SA(Xem: 4338)
Thiền Định Về Phật A Di Đà
THIỀN ĐỊNH VỀ PHẬT A DI ĐÀ
Sakya Pandita Kunga Gyaltsen[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ


blank

Kính lễ đạo sư và Đức Diệu Cát Tường!

Phổ Hiền Hạnh Nguyện nói rằng:

“Khi đến thời điểm mà con qua đời,

Hãy để che chướng đều bị phai mờ,

Nhờ đó, con thấy Phật Vô Lượng Quang,

Lập tức đến cõi Tịnh độ Cực Lạc.

Trong Tịnh độ đó, nguyện hiện thực hóa

Mỗi một lời nguyện trong những nguyện này!”

Dùng tuyên bố này làm nền tảng, Ta sẽ giải thích một thiền định về Phật A Di Đà.

Khi đi ngủ vào ban đêm, hãy nằm xuống về bên phải và thực hành quy yphát Bồ đề tâm. Hãy tưởng tượng nơi con ở là Tịnh độ Cực Lạc (Sukhavati) và quán tưởng bản thân là Bổn tôn (Yidam) của con. Hãy thấy rằng trước con, trên một bông sen và đĩa mặt trăng là Phật A Di Đà, màu đỏ, với hai tay trong thủ ấn bình thản và ôm bình bát chứa đầy cam lồ Amrita. Chân Ngài bắt chéo và Ngài được điểm tô bằng nhiều trang sức ngọc báu khác nhau. Hãy tưởng tượng rằng Ngài được vây quanh bởi chư đạo sư và hơn thế nữa, chư Phật và Bồ Tát. Bằng tâm, hãy lạy ba lần và tụng ba lần thực hành bảy nhánh từ Phổ Hiền Hạnh Nguyện hoặc nếu con không có, lời cầu nguyện Mười Hành Động Pháp mà Ta đã soạn.

Sau đấy, khi thở ra, hãy thấy rằng tâm con tan hòa vào tim của Phật, hòa nhập bất khả phân. Khi con hít vào, hãy thấy rằng ánh sáng phóng ra từ tim Phật và theo đường khẩu của con, tan vào tim con, khiến cho tâm trí tuệ của Phật hòa nhập bất khả phân với tâm con. Hãy lặp lại quá trình này ba lần.

Kế đó, cuối cùng, hãy thấy rằng chư Phật và Bồ Tát tan hòa vào chư đạo sư. Chư đạo sư lại tan vào Phật A Di Đà. Phật A Di Đà cũng tan thành ánh sáng rồi tan vào con. Con cũng tan thành ánh sáng, tưởng tượng rằng Phật, Bổn tôn Yidam và tâm con đều hòa quyện bất khả phân. Hãy tụng lời nguyện sau đây:

“Sinh ra ở đó trong bông sen đẹp,

Trong cõi Phật ấy, tốt lành hoan hỷ,

Nguyện đích thân Đức Phật Vô Lượng Quang

Thọ ký về việc con đạt giác ngộ!”

Hãy thiếp đi trong trạng thái đó, không để sự chú ý của con lang thang đi đâu khác.

Nhờ thực hành này, trong tương lai, con sẽ để lại thân xác này, giống như con rắn lột da, để tái sinh diệu kỳ từ bông sen trong cõi Tây Phương Tịnh Độ Cực Lạc, nơi con sẽ thọ nhận Giáo Pháp từ Phật A Di Đà, như trong Kinh Bảo Tíchgiải thích.

Thiền định về Phật A Di Đà này được soạn bởi Pháp chủ Sakya Pandita.

 

Nguồn Anh ngữ: https://www.lotsawahouse.org/tibetan-masters/sakya-pandita/meditation-on-amitabha.

Adam Pearcey chuyển dịch Tạng-Anh năm 2016.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Theo Rigpawiki, Sakya Pandita Kunga Gyaltsen (1182-1251) – một trong năm trưởng lão Sakya và là cháu trai của Đức Jetsun Drakpa Gyaltsen. Ngài là một trong những học giả vĩ đại nhất trong lịch sử Tây Tạng và là một trong “Ba Văn Thù Xứ Tạng”. Ngài là bác của Đức Chogyal Pakpa.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.