Thực Hành Giáo Pháp Trong Những Hoàn Cảnh Khó Khăn

26/04/20217:38 CH(Xem: 3289)
Thực Hành Giáo Pháp Trong Những Hoàn Cảnh Khó Khăn
THỰC HÀNH GIÁO PHÁP TRONG NHỮNG HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
Bardor Tulku Rinpoche[1] giảng | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ


blank

Đáp lại thỉnh cầu từ các học trò về lời khuyên liên quan đến cách thực hành Giáo Pháp trong những hoàn cảnh khó khăn, chẳng hạn khủng hoảng sức khỏe toàn cầu hiện nay, Bardor Tulku Rinpoche đã chia sẻ hướng dẫn sau đây vào ngày 12 tháng 3 năm 2020.

 

Bởi chư vị trì giữ truyền thừađạo sư vĩ đại của chúng ta đã cung cấp hướng dẫn mở rộng về điều cần thực hành và cách thức, tôi có lẽ không cần bổ sung thêm nhiều. Tuy nhiên, nếu việc chia sẻ đôi chút cách tiếp cận của bản thân tôi về thực hành có thể làm lợi lạc chúng sinh khác, tôi sẽ làm vậy.

Bất kể chúng ta tham gia vào thực hành nào, tinh túy của Giáo Pháptừbi. Về thực hành hằng ngày của tôi, tôi bắt đầu bằng Đạo Sư Du Già vào buổi sáng, sau đó là các thực hành Bổn tôn (Yidam) trong ngày và Mahakala vào buổi tối. Xuyên suốt tất cả những thực hành này, tôi cầu nguyện đến Tam Bảo – Phật, Pháp và Tăng – rằng mọi chướng ngạicản trở với tất cả hữu tình chúng sinh sẽ biến mất.

Hãy nhớ rằng Đạo Sư Du Già và các thực hành Bổn tôn là những phương pháp lâu dài để đem đến lợi lạc cho chúng sinh khác và bản thân. Xem một bệnh tật nhất định là sự tập trung của việc hành trì – hay chuyển sang một thực hành khác để tập trung vào một căn bệnh – không quá hiệu quả. Khi học giả (Pandit) Ấn Độ vĩ đại – Đức Atisha đến Tây Tạng, Ngài giải thích rằng ở chỗ của Ngài, mọi người thực hành một Bổn tôn như là phương pháp hoàn thành mọi thứ. Tuy nhiên, điều mà Ngài thấy khi ấy ở Tây Tạng là người ta đang thực hành một trăm Bổn tôn mà chẳng hoàn thành được gì.

Tôi thấy đây là lời khuyên tốt. Với từ, bi và lòng sùng mộ chân chính, tôi biết rằng bất kể tôi tiến hành thực hành nào cũng sẽ đều tốt như một trăm vị Tôn. Đây là điều quan trọng cần ghi nhớ.

Nếu bạn có một thực hành Đạo Sư Du Già hay Bổn tôn nào đó, hãy cứ tiếp tục. Với những vị không có một thực hành như vậy, thực hành về Phật Dược SưLục Độ Mẫu [Tara Xanh] có thể hữu ích. Hãy noi theo tấm gương của chư đạo sư như Đức Karmapa thứ 17 và Ngài Sakya Trizin trong việc trưởng dưỡng Bồ đề tâm. Vì những vị đang ốm đau, từ trái tim, hãy cầu nguyện rằng căn bệnh này sẽ chấm dứt càng nhanh càng tốt. Khi nghĩ về những người đang hấp hối hay đã khuất, hãy cầu nguyện rằng họ có được tái sinh tốt lành trong tương lai. Hãy nhớ rằng sự bùng phát bệnh tật như vậy thực sự vẫn thường xảy ra trên thế giới này. Thay vì lo lắng và trở nên buồn phiền rằng nó đang xảy ra, trong tâm trí mình, chúng ta có thể trưởng dưỡng từ và bi hướng về hữu tình chúng sinh. Đây là điều vô cùng quan trọng.

 

Nguồn Anh ngữ: https://www.kunzang.org/how-to-practice-dharma-in-difficult-situations/.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.