Thư Viện Hoa Sen

Tiểu Sử Vắn Tắt Khandro Tsering Chodron (1929-2011)

05/05/202112:01 SA(Xem: 3769)
Tiểu Sử Vắn Tắt Khandro Tsering Chodron (1929-2011)
TIỂU SỬ VẮN TẮT KHANDRO TSERING CHODRON (1929-2011)
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Khandro Tsering Chodron (1929-2011), vị phối ngẫu tâm linh của Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro, được công nhận rộng khắp là một trong những nữ hành giả xuất sắc nhất của Phật giáo Tây Tạng trong thời kỳ gần đây và được xem là một hóa hiện của Đức Bà Shelkar Dorje Tso[1].

blank 

Khandro sinh năm Thổ Tỵ (1929) trong gia đình Aduk Lakar ở Kham Trehor, một gia đình thí chủ lâu đời, những vị hộ trì nhiều Tu viện và bậc thầy ở Tây Tạng từ thời của Đức Je Tsongkhapa. Mẹ của Bà là Dechen Tso, công chúa xứ Ling, vị đã kết hôn với hai anh em [từ gia đình] Lakar – Tutob Namgyal và Sonam Namgyal. Bà trở thành vị phối ngẫu tâm linh của Đức Jamyang Khyentse[2] vào năm 1948, thời điểm mà Ngài ốm nặng và nhiều đệ tử thúc giục Ngài chấp nhận một vị phối ngẫu để kéo dài thọ mạng. Trong mười một năm tiếp theo, Bà đã phụng sự như là thị giả và vị đồng hành sùng kính của Ngài, thọ nhận vô số giáo lý và trao truyền, thỉnh cầu các thực hành và lời cầu nguyện và đưa ra những câu hỏi cho Ngài dưới dạng các bài ca.

Theo Dzongsar Ngari Tulku (Tenzin Khedrup Gyatso), lần nọ [vào khoảng năm 1952], khi Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro đang khai mở địa điểm linh thiêng Khyungchen Paldzong, thường được biết đến trong vùng đó là Gyalgen Khyungtak, phía trên Tu viện Dzongsar, Ngài, Gyarong Khandro, Khandro Tsering Chodron và Sogyal Rinpoche đều để lại dấu tay trên đá cứng.

Chị gái của Bà – Tsering Wangmo kết hôn với Tsewang Paljor[3], thư ký riêng của Đức Jamyang Khyentse. Cùng với hai vị này, Sogyal Rinpoche nhỏ tuổi, Lama Chokden và một nhóm nhỏ gồm gia đình và các thị giả, Bà đã đồng hành cùng Đức Jamyang Khyentse đến miền Trung Tây Tạng vào năm 1955. Khi ấy, thầy giáo thọ của Bà – Lama Tseten viên tịch gần Yamdrol Tso. Từ miền Trung Tây Tạng, đoàn người đến Ấn Độ rồi đến Sikkim và sống tại chùa Cung Điện Hoàng Gia ở Gangtok.

Khandro tiếp tục sống ở đó trong nhiều năm sau khi Đức Jamyang Khyentse viên tịch vào năm 1959, bình thản hiến dâng cuộc đời để liên tục cầu nguyện trước Bảo tháp Xá lợi của Ngài. Trong thời gian này, Bà đã đọc toàn bộ Kangyur và Tengyur. Bà đã du hành từ Sikkim đến châu Âu và Hoa Kỳ nhiều lần theo thỉnh cầu của cháu trai – Sogyal Rinpoche. Vào ngày 5 tháng 12 năm 2006, lúc sắp bắt đầu khóa nhập thất ba năm đầu tiên của [Tăng đoàn] Rigpa, Khandro Tsering Chodron đã đến sống ở Lerab Ling.

Khandro Tsering Chodron qua đời vào ngày 24 tháng 3 Âm lịch (tức ngày 26 tháng 5 năm 2011) ở Lerab Ling. Sogyal Rinpoche và Orgyen Tobgyal Rinpoche đều có mặt lúc Bà lâm chung, khi mà Bà hiển bày mọi dấu hiệu của việc đạt được thành tựu cuối cùng của một hành giả Dzogchen vĩ đại.

 

Nguồn Anh ngữ: https://www.rigpawiki.org/index.php?title=Khandro_Tsering_Ch%C3%B6dr%C3%B6n.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Theo Rigpawiki, Shelkar Dorje Tso, tức Shiwa Dorje Tso là một trong những vị phối ngẫu của Guru Rinpoche. Theo Tulku Thondup, Bà đã vượt sông Tsangpo khi đứng trên một chiếc gậy tre. Bà được xem là tiền thân của Sera Khandro và Khandro Tsering Chodron.

Trong tuyển tập Lama Norbu Gyatso (Đạo Sư Bảo Châu Đại Dương) của Pema Lingpa có một ghi chép về việc Namkhai Nyingpo gặp Dorje Tso như là kết quả của một tiên tri, đưa Bà từ quê hương ở Shang Tanak, giới thiệu thực hành Yangdak Heruka và cúng dường Bà ấy lên Guru Rinpoche như là một vị phối ngẫu trước khi cuối cùng, Bà đạt chứng ngộ nhờ thực hành Yangdak và có thể bay trên trời.

[2] Về Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a32327/cuoc-doi-duc-jamyang-khyentse-chokyi-lodro.

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: