Lời Khuyên Dành Cho Khandro Tsering Chodron

07/05/202112:24 SA(Xem: 3319)
Lời Khuyên Dành Cho Khandro Tsering Chodron
LỜI KHUYÊN DÀNH CHO KHANDRO TSERING CHODRON
Jamyang Khyentse Chokyi Lodro[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

blank

A) TRÀNG BẢO CHÂU ĐẸP ĐẼ[2]

Lời Khuyên Của Jamyang Khyentse Chokyi Lodro Dành Cho Khandro Tsering Chodron[3]

 

Đỉnh lễ chư vị đạo sư đáng kính!

 

Cuộc đời chúng ta thật vô thường, như mây mùa thu:

Giờ đây đã có – nhưng đang trôi qua ngay lúc này.

Thân này giống như bong bóng, nổi lên trên dòng nước,

Hơi thở của chúng ta giống như ngọn đèn trong gió.

Những bạn tốt nhất này, có vẻ như con của trời,

Nhưng khi bỏ lại, họ chẳng thể lại bên ta nữa.

Chúng ta có thể tích lũy của cải như ngọn núi,

Nhưng lại chẳng thể mang theo dù chỉ một cây kim.

Hắn ta, kẻ thường được gọi là Yama – Tử Thần,

Chẳng buông tha, mà kéo chúng ta vào đời tiếp theo.

Thân này, rạng ngời với vẻ trẻ trung và đẹp đẽ,

Có thể trông giống như bông hoa đẹp đẽ bung nở,

Nhưng rồi sương giá của vô thường sẽ phá hủy nó.

Kẻ thù của chúng ta, Yama Tử Thần, nhe nanh,

Trói chúng ta, kẻ bất lực, bằng thòng lọng ác nghiệp.

Và khi trời đất đều ngập tràn tiếng thét ‘Đánh! Giết!’,

Chẳng còn nương tựa nào ngoài đạo sư, Phật, Pháp, Tăng.

Bây giờ là lúc mà chúng ta vẫn còn tự do,

Vì thế, nếu chúng ta hướng tâm về với Thánh Pháp,

Thì mọi điều chúng ta làm sẽ thực sự ý nghĩa.

Tâm này của chúng ta giống như một con ngựa hoang,

Vì thế, hãy thuần phục bằng roi của sự xả ly,

Hãy bỏ bám chấp với các huyễn tướng của đời này.

Hãy thấy tất cả chúng sinh là cha và mẹ con,

Rồi trưởng dưỡng từ, bi và hai loại Bồ đề tâm,

Sau đấy, hoàn thiện sự rèn luyện tâm của Đại thừa!

Đừng quên Bổn Sư với lòng từ chẳng thể báo đáp,

Mà hãy thiền định về Ngài ở giữa của tim con,

Cầu nguyện, thọ quán đỉnh, hòa tâm với tâm trí tuệ!

Tâm vốn không sinh, vì thế bản chấtPháp thân;

Bản tính chói ngời chính là tịnh quang, không ngơi nghỉ;

Hiển bàyHóa thân, khởi lên mọi kiểu hình tướng.

Ba thân này là bất khả phân, tự nhiên hiện diện.

Trụ trong trạng thái tự nhiên của giác tính bản thân:

Ngăn phàm tâm tạo tác, hãy giải phóng tất cả,

Thênh thang – bình thản; đừng theo niệm khởi, hãy buông bỏ.

Hãy để mọi xuất hiện mở ra rồi tự giải thoát!

Lúc nghỉ sau thời khóa, hãy tụng Chân ngôn, cầu nguyện,

Và những lời nguyện tốt lành như Phổ Hiền Hạnh Nguyện.

 

Và như vậy, tràng hoa những lời khuyên này của Ta

Dành cho Tsering Chodron – Trường Thọ Thánh Pháp Đăng –

Trái tim thiện lành của Ta tuyên thuyết thật tốt đẹp;

Nguyện công đức đó nhanh đưa chúng ta đến giác ngộ!

 

Chokyi Lodro soạn.

 

B) LỜI KHẨN NÀI CỦA KHANDRO[4]

 

Tsering Chodron viết: “Chao ôi! Đạo sư tôn quý, xin hãy lắng nghe! Chẳng thực sự thành thật nghĩ về Giáo Pháp, cuộc đời con đang trôi qua từng chút từng chút! Và khi chết, con sẽ đọa địa ngục, con chắc chắn như vậy!”.

Vị phối ngẫu của Bà – đạo sư đáp: “Ngay bây giờ, con đã có mọi sự giúp đỡ cần thiết trong tay. Dẫu cho chẳng thể xoay xở nhiều kiểu thực hành Pháp khác nhau, nếu con có thể giữ một trái tim thiện lành và tử tế với tất cả, hồi hướng công đức và phát những lời nguyện tốt đẹp, duy trì bản tính không sinh của tâm – sự hợp nhất của tịnh quang và tính Không, luôn luôn nhớ về đạo sưcầu nguyện đến Ngài, đấy là tâm yếu của tất cả Kinh điển và Mật điển”. Đây là lời khuyên của Ngài.

 

Nguồn Anh ngữ: https://www.lotsawahouse.org/.

Rigpa Translations chuyển dịch Tạng-Anh năm 2011.

Pema Jyana tổng hợp và chuyển dịch Việt ngữ.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.