Tiểu Sử Vắn Tắt Khenchen Kunzang Palden Chodrak (1872-1943)

10/05/20214:23 SA(Xem: 2770)
Tiểu Sử Vắn Tắt Khenchen Kunzang Palden Chodrak (1872-1943)
TIỂU SỬ VẮN TẮT KHENCHEN KUNZANG PALDEN CHODRAK (1872-1943)
Nyoshul Khen Rinpoche[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ


blank

Một học trò khác của Patrul Rinpoche[2]Khenchen Kunzang Palden Chodrak. Ngài sinh ra ở Dzachukha trong vùng phía Bắc của miền Đông Tây Tạng, trong gia đình họ hàng với Patrul Rinpoche. Cha mẹ Ngài nghèo và không có nguồn lực để thỉnh cầu giáo lý; Ngài Kunzang Palden trải qua vô vàn khó khăn khi còn trẻ. Ngài đã phụng sự Pháp chủ Patrul Rinpoche như là đạo sư phi phàm của gia đình Phật, làm hài lòng đạo sư theo mọi cách. Bởi không có giày, Ngài Kunzang Palden luôn đi chân trần trong gió tuyết để thỉnh cầu giáo lý. Máu rỉ ra từ những vết nứt trong lòng bàn chân. Khi thấy vậy, Abu già đáng mến đã tán thán Ngài và trao cho Ngài lời khuyên vô cùng từ ái, bảo rằng, “Này Kunpal, hãy dũng mãnh theo đuổi các nghiên cứu của con và chẳng có điều gì xấu xảy ra với con”.

Ngài Kunzang Palden chẳng có gì để mặc ngoài một chiếc áo khoác cũ, rách. Nhưng Ngài dũng cảm duy trì các nghiên cứu, bất kể ngày đêm. Bởi không có dầu để đốt đèn vào ban đêm, Ngài thường ra ngoài ngồi dưới ánh trăng để tiếp tục học. Khi mặt trăng xuống thấp và khuất sau ngọn đồi, Ngài thường trèo cao thêm để tiếp tục đọc các bản văn, cho đến trước bình minh thì đã lên đến đỉnh đồi. Một vài vị đồng hành tâm linh của Ngài thường trêu chọc, nói rằng, “Trên thế giới này, con ngườimặt trời đi lên đỉnh vào ban ngày để chăn thú; chỉ có Kunpal và mặt trăng lên đỉnh vào ban đêm để xem sách”.

Ngày nọ, ai đó cúng dường Abu già kính mến một đĩa Mandala làm từ kim loại chuông. Ngài Kunzang Palden thưa rằng, “Abu-tsang[3], Ngài có vui lòng cho con đĩa Mandala này để con có thể bắt đầu năm trăm nghìn biến thực hành sơ khởi hay không?”. Abu Rinpoche già kính mến nghĩ trong thoáng chốc rồi đáp rằng, “Dĩ nhiên, Ta rất vui lòng được làm vậy. Người ta nói rằng trên đời này, chẳng gì là không thể, rằng thực sự mọi chuyện đều có thể. Con hoàn toàn có thể dùng đĩa Mandala của Ta và một ngày nào đó, thay vì là kẻ với chiếc áo khoác cũ rách như con lúc này, con sẽ ngồi giữa hàng nghìn thành viên Tăng đoàn, trì tụng nghi thức cúng dường bắt đầu bằng ‘Mặt đất được tịnh hóa bằng nước thơm …’ À! Bảo trọng! Bảo trọng nhé và không nguy hại nào có thể xảy đến với con”.

Sau đấy trong đời, sau khi Ngài Kunzang Palden được bổ nhiệm để ngự trên ngai tòa của một Khenpo, Ngài đang truyền Bồ Tát giới cho đại chúng tại Tu viện Kathok. Khi tập hội tụng phần cúng dường Mandala của Bảy Nhánh Cầu Khẩn, Ngài nhớ điều mà đạo sư từng bảo Ngài. Ngài nói, “Điều đấy thực sự là một tiên tri. Đạo sư của tôi thực sự là một vị Phật có thể tự tại thấy rõ ba thời! Thậm chí nếu tôi chất đầy vàng trong tam thiên đại thiên thế giới, tôi cũng chẳng thể đền đáp phần nhỏ nhất trong lòng từ ái bi mẫn của Abu già đáng kính dành cho tôi”. Ngài chắp tay cầu nguyện và rớt nước mắt.

Ngài luôn phụng sự đạo sư với lòng sùng mộ phi phàm, thấy thầy là Phật thực sự. Điều này làm hài lòng Abu già đáng kính, vị trao cho Ngài Kunzang Palden những giáo lý chính yếu phổ quát của Kinh và Mật, cũng như các giáo lý về Nhập Bồ Tát Hạnh, Tinh Túy Bí Mật và nhiều Mật điển, luận giải giải thíchchỉ dẫn cốt tủy của cách tiếp cận Dzogchen tịnh quang (bao gồm các pho chưa từng được viết lại, chẳng hạn truyền thừa truyền miệng về giáo lý Nyingtik bí mật của Đại Viên Mãn). Ngài Kunzang Palden không xem đây là những từ ngữ đơn thuần mà đưa chúng vào thực hành; vô số kinh nghiệm thiền địnhchứng ngộ khởi lên trong Ngài.

Ngài cũng nghiên cứuquán chiếu mở rộng, học hỏi các chủ đề như Trung Đạo, Bát Nhã, Luật và Luận với Đức Jamyang Khyentse Wangpo[4], Dodrup [Rinpoche] Tenpai Nyima[5], Jamgon Mipham Rinpoche[6], Onpo Tenga (vị cũng được biết đến là Orgyen Tenzin Norbu), Drubwang Dzogchen Rinpoche Thubten Chokyi Dorje và nhiều đạo sư khác. Ngài đã dấn thân thực hành tâm linh, tập trung vào tinh túy đích thực, sống tại các ẩn thất cô tịch như Gegong và Changma, nơi mà Abu già đáng kính từng sống. Ngài ngập tràn sự xả ly và Bồ đề tâm. Ngài cực kỳ tử tế với những vị khiêm nhường và nghèo khó. Cốt lõi thực hành của Ngài là lòng sùng mộ chân thànhhoàn hảo, bởi Ngài chẳng bao giờ rời khỏi nhận thức về đạo sư là một vị Phật thực sự.

Bất cứ khi nào giảng Pháp, Ngài Kunzang Palden thường giảng nhiều về động cơ Bồ đề tâm và về thái độ đúng đắn; Ngài luôn tụng những lời cầu nguyện mở rộng trước và sau khi giảng dạy. Ngài thường nói, “Tôi đã nghiên cứu các bản văn với Abu già đáng kính và tôi phát nguyện trước Ngài rằng khi cơ hội giảng dạy xuất hiện, tôi sẽ thậm chí dạy cho một cột trụ nếu không ai có mặt để nghe”. Ngài đã dành cả cuộc đời để giảng dạy ít nhất một lần, nhưng thường là hàng chục lần, mỗi ngày không gián đoạn.

Theo những mong ước của Jamgon Mipham Rinpoche và theo lời mời của Đức Situ Chokyi Gyatso – đạo sư vĩ đại của Tu viện Kathok, Ngài Kunzang Palden đến trụ xứ kim cương Kathok. Ngài được bổ nhiệm là viện trưởng đầu tiên của [Phật học viện] Shedrup Norbu Lhunpo mới thành lập – một Shedra xuất sắc để nghiên cứu các bộ Mật điển. Mong ước chân thành của Kathok Situ Rinpoche là Ngài Kunzang Palden khởi xướng chuỗi giáo lý được biết đến là “trăm cội nguồn chính yếu của Kathok”, tuyển tập hơn trăm luận giải về các bản văn căn bản mà chư đạo sư uyên bác của Ấn ĐộTây Tạng biên soạn; sự giải thích về chúng cần khoảng năm năm. Ngài Kunzang Palden lưu lại Shedra này trong ba năm; theo cách này, Ngài hỗ trợ và phụng sự như là cột trụ của giáo lý. Sau đấy, trong những vị đã đến trụ xứ này có Khenchen Ngawang Palzang – một hóa hiện của Tôn giả Vô Cấu Hữu, Khenchen Gyaltsen Ozer, Khenchen Chodrup từ Lak – vị cũng được biết đến là Jampal Chokyi Lodro và nhiều vị khác trong tràng vàng của các vị viện trưởng tuần tự của Tu viện Kathok, những vị mà nhờ sự nghiên cứu, giảng dạy và hoạt động, đã khiến truyền thống này lan tỏa khắp mọi phương. Hoạt động giác ngộ của Ngài Kunzang Palden mở rộng như chính bầu trời trong việc Ngài đảm bảo rằng các truyền thống truyền miệng (dựa trên các luận giảitóm tắt của những cội nguồn kinh văn căn bản) của Pháp chủ Patrul Rinpoche, Jamgon Mipham, Gyalse Shenphen Thaye và nhiều đạo sư khác, những vị địnhvị trí của trường phái Cựu Dịch, sẽ lan tỏa đến bất cứ nơi nào mà truyền thừa của Tu viện Kathok phát triển.

Sau đấy, Ngài Kunzang Palden trở về quê nhà Dzachukha, nơi Ngài chăm sóc vô số học trò từ khắp vùng Dza. Các tác phẩm của Ngài, bao gồm luận giải mở rộng tuyệt vời về Nhập Bồ Tát Hạnh (được sắp xếp theo chỉ dẫn cốt tủy từ Abu già đáng kính) và tuyển tập lớn những câu chuyện từ Luật Tạng, vẫn phổ biến với các thế hệ sau Ngài. Ngài Kunzang Palden giữ gìn bất cứ điều gì Ngài giảng dạy trong các đường lối của chỉ dẫn cốt tủy về Bồ đề tâm và Ngài tập trung vào truyền thống truyền miệng của Abu già đáng kính và Mipham Rinpoche, liên hệ giáo lý với các điểm then chốt của kinh nghiệm thiền định bên trong. Ngài đã trụ thế dài lâu, hoàn thiện các hoạt độnglợi lạc của chúng sinh.

Trong các học trò thân cận của Ngài có Khen Jamdor từ Troshul, Botrul Dongak Tenpai Nyima[7], Batar Thubga (vị cũng được biết đến là Thubten Chophel[8]), Dodrup [Rinpoche] Jigme Trinle Palbar[9], Chagdud Choktrul[10] và nhiều vị khác. Như thế, Ngài Kunzang Palden đã phụng sự lớn lao cho giáo lý Nyingma.

 

Nguồn Anh ngữ: Nyoshul Khenpo Jamyang Dorje, A Marvelous Garland of Rare Gems – Biographies of Masters of Awareness in the Dzogchen Lineage [tạm dịch: Tràng Ngọc Báu Hiếm Có Tuyệt Diệu – Tiểu Sử Chư Đạo Sư Giác Tính Trong Truyền Thừa Dzogchen], Padma Publishing.

Richard Barron (Lama Chokyi Nyima) chuyển dịch Tạng-Anh.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[3] Trong phương ngữ của Golok và Dza, hậu tố “Tsang” (thành viên gia đình, mối liên hệ) thường được thêm vào tên hay danh hiệu của ai đó để thể hiện sự quý mến.

[10] Tức vị tái sinh Chagdud thứ mười lăm. Vị thứ mười sáu là Padma Gargyi Wangchuk (1930-2002).

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.