Tiểu Sử Vắn Tắt Ayu Khandro Dorje Paldron (1839-1953)

19/10/20211:17 SA(Xem: 2973)
Tiểu Sử Vắn Tắt Ayu Khandro Dorje Paldron (1839-1953)
TIỂU SỬ VẮN TẮT
AYU KHANDRO DORJE PALDRON (1839-1953)
Joona Repo[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

blank

Ayu Khandro Dorje Paldron sinh năm 1839 ở nơi gọi là Takzik thuộc Kham và được Tokden Rangrik (vị qua đời năm 1865), một Yogi trong vùng trao cho danh hiệu Dechen Khandro. Cha Bà tên là Tamdrin Gon và mẹ Bà là Tsokyi. Bà có ba anh em trai và ba chị em gái.

Lên bảy tuổi, Ayu Khandro đến sống cùng dì – Dronkyi (vị qua đời năm 1865), một hành giả sống trong hang động gần Tokden Rangrik. Bà được hứa hôn năm mười ba tuổi với Apo Wangdo (vị qua đời năm 1897), con trai của một gia đình giàu có, nhưng Bà vẫn sống cùng dì cho đến năm 1856, khi Bà mười tám tuổi. Ở đó, Bà giúp dì về các công việc hằng ngày, học đọc và viết với sự giúp đỡ của một học trò của vị Tokden. Mười ba tuổi, Bà thọ các quán đỉnhgiáo lý đầu tiên – Longsel Dorje Nyingpo, Terma của Đức Rigdzin Longsel Nyingpo (1625-1692).

Mười bốn tuổi, Ayu Khandro đi cùng dì và Tokden Rangrik đến đỉnh lễ Đức Jamyang Khyentse Wangpo[2] (1820-1892) vĩ đại và Đức Jamgon Kongtrul[3] (1813-1899) tại Dzongsar, Tu viện của Đức Khyentse Wangpo. Ngài Chokgyur Lingpa[4] (1829-1870) có lẽ cũng ở đó. Trong hành trình, Ayu Khandro thọ nhận nhiều chỉ dẫn từ những vị này và nhiều đạo sư khác và khi trở về nhà, Bà bắt đầu các thực hành sơ khởi Longchen Nyingtik.

Bà viếng thăm Đức Jamyang Khyentse Wangpo một lần nữa khi mười sáu tuổi và nhận từ Ngài danh hiệu Tsewang Paldron cùng nhiều giáo lýquán đỉnh, bao gồm kho tàng mới phát lộ của chính Ngài về Bạch Độ Mẫu – Tâm Yếu Thánh Mẫu Bất Tử (Chime Phakme Nyingtik). Một lần nữa, khi về nhà, Ayu Khandro bước vào nhập thất để đưa giáo lý vào thực hành ngay.

Mùa hè năm Bà mười chín tuổi, Ayu Khandro kết hôn với Apo Wangdo và phải chuyển đến sống cùng ông ấy và gia đình, điều trái với mong ước của chính Bà và của dì. Tuy nhiên, trong ba năm, Ayu Khandro ốm nặng và chỉ khi chồng Bà bảo rằng Bà có thể trở về hang động và tiếp tục cuộc đời tâm linh, Bà mới khỏe hơn. Ayu Khandro tiếp tục thực hành dưới sự dẫn dắt của Tokden và dì cho đến khi cả hai vị qua đời vào năm 1865. Đau buồn trước sự ra đi của các giáo thọ, Bà bước vào một khóa nhập thất ba năm.

Ba mươi tuổi, Ayu Khandro quyết định bắt đầu du hànhthực hành Chod. Với nhiều bạn đồng hành, Bà đến gặp và thọ nhận giáo lý từ những đạo sư như Đức Nyakla Pema Dudul[5] (1816-1872) và Adzom Drukpa Drodul Pawo Dorje[6] (1842-1924); từ chư vị, Bà thọ nhận Tsokchen Dupa và nhiều chỉ dẫn Dzogchen quan trọng.

Từ Đức Jamyang Khyentse Wangpo, Bà cũng thọ nhận giáo lý về cả truyền thống Nyingma và Sarma trong nhiều tháng, chẳng hạn Khandro Sangwa Kundu và các chỉ dẫn Dzogchen trọng yếu, chẳng hạn Nyingtik Yabshi. Bà học Chulen và Tummo từ Ngài Lhawang Gonpo, một hành giả Chod mà Bà du hành cùng một thời gian ngắn.

Ba mươi hai tuổi, từ Đức Nyakla Pema Dudul, Bà thọ nhận Longsel Dorje Nyingpo, các chỉ dẫn để nhập thất bóng tối Yangti Nakpo và danh hiệu Dorje Paldron. Đức Nyakla Pema Dudul cũng hướng dẫn Bà tiếp tục du hànhthực hành Chod, điều mà Bà đã làm cùng với bạn, một vị Ni tên Pema Yangkyi (1837-1911). Trong thập niên tiếp theo, Ayu Khandro di chuyển khắp Kham, U-Tsang, Nepal và Ngari, nơi Bà viếng thăm Núi Kailash, thực hành Chod ở khắp nơi mà Bà đến, viếng thăm các thánh địa, thọ nhận chỉ dẫnquán đỉnh. Những bạn đồng hành của Bà thay đổi suốt hành trình. Chỉ đến năm bốn mươi ba tuổi, Bà mới quyết định du hành về nhà.

Năm sau khi Bà trở về, chồng cũ và những bạn bè khác của Ayu Khandro bắt đầu xây dựng cho Bà một thiền thất. Bà cũng viếng thăm và thọ nhận thêm giáo lý từ Đức Adzom Drukpa, Đức Jamyang Khyentse Wangpo và Đức Jamgon Kongtrul. Năm 1885, thất của Bà được hoàn thành và Bà bước vào một khóa nhập thất bảy năm, tập trung vào thực hành bóng tối. Năm 1891, bảy tháng trước khi khóa nhập thất hoàn mãn, Bà được cho là đã trải qua một linh kiến về nhóm Không Hành Nữ trong một Tikle mang theo Đức Jamyang Khyentse Wangpo trong một Tikle khác; Bà xem đây là điềm báo về việc đạo sư của Bà sắp qua đời. Do đó, Bà rút ngắn khóa nhập thất và đến đỉnh lễ đạo sư, vị làm sáng tỏ mọi câu hỏi và nghi ngờ của Bà về thực hành, và bảo Bà trở về nhập thất bóng tối. Năm 1892, Ayu Khandro nhận được tin về sự viên tịch của đạo sưquyết định dành phần còn lại của cuộc đời để nhập thất. Đến cuối đời, Bà đã dành hơn năm mươi năm để nhập thất bóng tối, mặc dù Bà cũng dành thời gian để ban giáo lý cho vô số đệ tử.

Năm 1894, mẹ Bà qua đời và năm 1897, chồng cũ của Bà cũng qua đời. Bạn cùng du hành của Bà, Pema Yangkyi, đến thăm Bà vào năm 1900 và kể cho Bà những câu chuyện diệu kỳ về một trong những bạn du hành trước kia, vị đã thành tựu thân cầu vồng trong lúc thực hành tại Núi Kailash. Pema Yangkyi ở cùng với Ayu Khandro trong một năm và sau đó, du hành đến Núi Khawa Karpo, nơi bà ấy trở thành một vị thầy nổi tiếng và cũng được cho là đã thành tựu thân cầu vồng. Ayu Khandro cũng được đệ tử của Pema Yangkyi và những bạn từng đồng hành trước kia viếng thăm; Bà ban cho họ nhiều lời khuyêngiáo lý.

Năm 1951, Ngài Namkhai Norbu (1938-2018) viếng thăm Ayu Khandro trong chỉ hơn hai tháng và thọ nhận từ Bà Khandro Sangwa Kundu của Đức Jamyang Khyentse, thực hành Chod Dzinpa Rangdrol, Longchen Nyingtik, Yangti và Tsedrub Gongdu của Đức Nyakla Pema Dudul cùng nhiều giáo lý khác. Ngài đã thỉnh cầu và thọ nhận từ Bà quán đỉnh cùng luận giải về Naro Khechari Kim Cương Du Già Nữ của Sakya, bởi Bà được xem là một hóa hiện của vị Tôn này.

Trong lúc này, Ngài Namkhai Norbu viết lại các ghi chú về câu chuyện cuộc đời Bà, điều mà Bà kể lại cho Ngài. Sau đó, Ngài biên soạn chúng thành một tiểu sử; không có chúng, sẽ chẳng có tài liệu nào về Bà, như điều đã xảy ra với vô số nữ hành giả Phật giáo Tây Tạng.

Năm 1953, rõ ràng đã sống đến một trăm mười lăm tuổi, Ayu Khandro qua đời. Trong vài tuần trước khi qua đời, Bà dành phần lớn thời gian để gặp bất kỳ ai muốn nói chuyện với Bà và cho đi những tài sản giá trị, chẳng hạn một bức tượng Liên Hoa Sinh quý, thứ mà Bà trao cho Adzom Gyalse Gyurme Dorje[7] (1895-1959), con trai của Đức Adzom Drukpa, và một bức tượng Jamyang Khyentse nhỏ do chính tay đạo sư làm, thứ mà Bà để lại cho Ngài Namkhai Norbu. Sau khi Bà qua đời, người ta nói rằng Bà trụ trong thiền định trong hai tuần và vào cuối tuần thứ hai, thân Bà thu nhỏ lại bằng một phần của kích thước ban đầu, dấu hiệu về sự thành tựu thực hành Dzogchen của Bà.

 

Nguồn Anh ngữ: https://treasuryoflives.org/biographies/view/Ayu-Khandro-Dorje-Peldron/13139.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Joona Repa hiện đang là một nhà nghiên cứu tại Khoa Văn Hóa Thế Giới, Đại Học Helsinki.

[2] Về Đức Jamyang Khyentse Wangpo, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a30571/cuoc-doi-duc-jamyang-khyentse-wangpo.

[4] Về Đức Chokgyur Lingpa, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a30774/cuoc-doi-duc-chokgyur-lingpa.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.