Rangjung Pema Nyingtik – Một Phát Lộ Terma Tâm Của Dilgo Khyentse Rinpoche

19/10/20214:10 SA(Xem: 4802)
Rangjung Pema Nyingtik – Một Phát Lộ Terma Tâm Của Dilgo Khyentse Rinpoche
RANGJUNG PEMA NYINGTIK –
Một Phát Lộ Terma Tâm Của Dilgo Khyentse Rinpoche
Orgyen Tobgyal Rinpoche giảng ở Bir [Ấn Độ], tháng 7/2021
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

blank

Bài nói chuyện này được ban bởi Orgyen Tobgyal Rinpoche[1] một vài ngày trong Pháp hội Drupchen[2] về Rangjung Pema Nyingtik mà Ngài đang cử hành cùng với các Lama và tu sĩ của Ngài để kỷ niệm sự chào đời của Guru Rinpoche vào tháng 7 năm 2021.

1. Giới Thiệu: Tháng Thân

Từ quan điểm chiêm tinh, tháng Thân linh thiêng tương ứng với tháng 5 Âm lịch Tây Tạng. Ngài Terdak Lingpa[3], em trai[4] và Đức Dalai Lama thứ Năm vĩ đại đều cho rằng ngày 10 tháng 5 kỷ niệm sự chào đời của Guru Rinpoche ở Hồ Dhanakosha. [Pho giáo lý] Lama Gongdu là một kho tàng đất cực kỳ linh thiêng, điều được phát lộ ở Kongpo bởi vua của tất cả Terton – Rigdzin Sangye Lingpa[5]. Trong mười ba quyển ‘Pháp Vàng’ của pho Lama Gongdu này, chúng ta tìm thấy các tuyên bố rằng tháng Thân tương ứng với tháng 6 theo lịch Tây Tạng; do đó, lễ kỷ niệm sự chào đời của Guru Rinpoche rơi vào ngày 10 tháng 6. Ngài Jigme Lingpa, vua của chư Trì Minh, sau đó giải thích rằng Guru Rinpoche thực sự chào đời hai lần ở Hồ Dhanakosha, vào ngày 10 của cả hai tháng Tây Tạng. Kể từ đó, tất cả Lama đều kỷ niệm ngày 10 của cả tháng 5 và 6 Tây Tạng như là lễ kỷ niệm sự chào đời của Guru Rinpoche.

Tu viện chúng ta kỷ niệm ngày 10 tháng 5 bằng một thực hành tỉ mỉ về Tukdrup Gongpa Kundu, điều bao gồm các vũ điệu Cham và v.v. Chúng ta đã cử hành thực hành này năm nay. Để kỷ niệm ngày 10 tháng 6 sắp tới, chúng ta đang cử hành một Drupcho dựa trên Terma tâm của Dilgo Khyentse Rinpoche[6] gọi là Rangjung Pema Nyingtikchúng ta sẽ cử hành vũ điệu Cham vào ngày 10. Đây là điểm chính đầu tiên của tôi.

2. Các Terma: Một Sự Giới Thiệu Chung

Bây giờ là điểm chính tiếp theo. Khi những giáo lý của Đức Phật lần đầu tiên truyền đến Tây Tạng, Xứ Tuyết, chúng vẫn đang thịnh hành ở Ấn Độ – chúng giống như mặt trời chiếu tỏa trên bầu trời lúc giữa trưa. Đấy là lúc mà những giáo lý phát triển hoàn toàn và vẫn chưa bắt đầu suy giảm. Khi bậc thầy của chúng ta, Đức Phật, xuất hiện trên thế gian này và bắt đầu giảng dạy, Ngài không giảng dạy rộng rãi toàn bộ giáo lý từ các Kinh điểnMật điển. Trong cuộc đời Ngài, những giáo lý của Ngài chỉ đến với những người sống trong vùng xung quanh Patna ngày nay, trong bang Bihar của Ấn Độ. Từ đó, chúng tiếp tục lan tỏa: trong triều đại của Vua A Dục, Giáo Pháp thâm nhập khắp mọi vùng của Ấn Độ và cũng bắt đầu đến với nhiều quốc gia châu Á khác. Giáo Pháp lần đầu tiên xuất hiệnTây Tạng dưới thời trị vì của Nyima Senge, vua Ấn Độ thuộc triều đại Pala. Vị cai quản Tây Tạng khi ấy là Vua Songtsen Gampo, nhưng giáo lý lúc đó vẫn chưa có được vị trí vững chắc; chỉ trong thời trị vì của Vua Trisong Deutsen thì Giáo Pháp mới được trao truyền rộng rãitrọn vẹn trên khắp Tây Tạng. Khi ấy, một trăm linh tám học giả (Pandita) Ấn Độ vĩ đại, chẳng hạn Guru Rinpoche, Buddhaguhya, Shantarakshita [Tịch Hộ] và Vimalamitra [Vô Cấu Hữu], đã đến Tây Tạng. Một trăm linh một dịch giả (Lotsawa), bao gồm Vairotsana, Kawa Paltsek và Chokro Lu’i Gyaltsen, đã gia nhập những học giả này tại Vườn Dịch Thuật trong khuôn viên của Chùa Samye tự sinh, vĩnh cửu và chẳng thể nghĩ bàn. Như thế, Phật Pháp đã được truyền bá từ Ấn Độ, vùng đất của chư Thánh, đến với Tây Tạng, Xứ Tuyết. Sau đấy, chúng được truyền bá thêm một chút dưới thời trị vì của Tri Ralpachen. Những giáo lý được trao truyền trong giai đoạn này, hiện nay được biết đến là giáo lý Nyingma.

Nói ngắn gọn, những giáo lý Nyingma được trao truyền theo ba cách: thông qua Kama, Terma và các linh kiến thanh tịnh sâu xa. Trong ba cách này, hai bộ giáochính yếu là Kama và Terma. Những giáo lý Kama là Giáo PhápĐức Phật đã giảng dạy và truyền báẤn Độ, cũng như những giáo lý sau đó của bảy trưởng lão, sáu sức trang hoàng của thế gian này và hai vị thầy thù thắng. Chúng tạo thành phần giáo lý chính yếu của cả Kinh điểnMật điển. Tất cả những giáo lý này đã được chuyển dịch ở Tây Tạng và xuất bản trong tuyển tập được biết đến là Kangyur (103 quyển) và Tengyur (hơn 200 quyển). Những giáo lý thêm nữa, chẳng hạn các nghi quỹ, được tập hợp lại trong tuyển tập Nyingma KamaNyingma Gyubum. Dòng truyền thừa của khẩu truyền, quán đỉnh và sự giải thích về các giáo lý này vẫn còn rất sống động.

Các giáo lý Terma đã xuất hiện vào thời kỳ sau, nhờ lòng bi mẫnhoạt động giác ngộ của Guru Rinpoche. Chúng vĩ đại hơn và thậm chí còn sâu xa hơn nhiều so với giáo lý của những vị Phật khác. Bạn có thể hỏi, “Chúng vĩ đại hơn theo cách này?”. Các Terma xuất hiện như là kết quả của lòng bi mẫn và những lời nguyện của Guru Rinpoche. Có nhiều kiểu Terma. Khi Guru Rinpoche ở Tây Tạng, Ngài đã chôn giấu các kho tàng Giáo Pháp dưới đất, gần như khắp nơi – chúng được biết đến là “kho tàng đất”, với mục đích là làm lợi lạc những chúng sinh cần được điều phục. Ngài đã chôn giấu những kho tàng vĩ đại ở bốn phương và ở trung tâm. Ngài cũng tiên đoán chuỗi những Terton sau đó sẽ phát lộ các Terma này.

Ngài cũng chôn giấu những “Terma tâm”, điều thậm chí còn đặc biệt hơn Terma đất. Chúng được phát lộ khi tâm trí tuệ của vị Terton trở nên bất khả phân với tâm trí tuệ của Guru Rinpoche và vị Terton thọ nhận sự gia trì của Ngài. Những Terton này, các hóa hiện của hai mươi lăm đệ tử cũng như hóa thân của nhiều vị vĩ đại và đạo sư khác, có khả năng phát lộ Terma mà Guru Rinpoche chôn giấu trong cõi tâm trí tuệ của Ngài, bởi tâm họ đã trở nên bất khả phân với tâm Ngài. Khi tâm trí tuệ của họ trở nên bất khả phân với tâm Guru Rinpoche, Guru Rinpoche gia trì cho họ và Terma ẩn giấu được phát lộ. Vị Terton sau đó làm chủ mọi Giáo Pháp chứa đựng trong kho tàng hư không. Có nhiều vị Terton như vậy.

Cũng có những Terma được trao truyền nhờ “linh kiến thanh tịnh”. Guru Rinpoche hợp nhất với vị phối ngẫu của Ngài, đại học giả Vô Cấu Hữu và v.v. xuất hiện trước những đạo sư thành tựu trong các linh kiến. Những đạo sư này diện kiến chư vị, nghe giọng nói của chư vị và thọ nhận cam lồ Giáo Pháp từ chư vị; những đạo sư này như thế được chín muồi nhờ quán đỉnhgiải thoát nhờ chỉ dẫn thọ nhận được. Có nhiều giáo lý linh kiến thanh tịnh, chẳng hạn hai mươi lăm linh kiến của Đức Dalai Lama thứ Năm vĩ đại.

“Terma được tái-chôn giấu” là giáo lý được phát lộ bởi một Terton nhưng sau đó được chôn giấu lại (có nhiều cách khác nhau để chôn giấu một Terma) bởi có nguy cơ là chúng biến mất. Những Terma này được trù định để phát lộ lại bởi một Terton trong tương lai.

Cũng có những “phát lộ từ ký ức” – một số Terton quay trở lại thành một hóa hiện khác, Terton khác, vị khi ấy nhớ lại các Terma mà chư vị đã phát lộ trong đời quá khứ.

Cũng có “sự trao truyền nhờ nghe”. Các Terton diện kiến Guru Rinpoche và Khandro Yeshe Tsogyal, chư vị nói chuyện với các Terton này như hai người đang trò chuyện. Chư vị ban quán đỉnh, khẩu truyền và tất cả chỉ dẫn cốt tủy đặc biệt mà không giữ lại gì. Vị Terton nhờ đó nhận được toàn bộ trao truyền.

Tóm lại, tất cả môn đồ Tây Tạng của Đức Liên Hoa Sinh đều cực kỳ may mắn khi được gia trì bởi lòng từ lớn lao của Ngài. Đức Jamgon Kongtrul Lodro Thaye[7] giải thích rằng chúng ta hiện đang sống trong thời kỳ mà các giáo lý Terma sâu xa về đạo sư Guru Rinpoche, Dzogchen [Đại Viên Mãn], Quán Thế Âm, và chư Bổn tôn của đàn tràng Kagye, thậm chí còn phổ biến hơn so với thời kỳ của Guru Rinpoche. Đặc biệt, ba phần của giáo lý Dzogpa Chenpo, điều không phổ biến rộng rãi như vậy trước kia, giờ đây, trong thời kỳ của năm sự suy đồi, hoàn toàn có thể tiếp cận được. Chúng vẫn còn các truyền thừa chân chính của sự trao truyền và cho phép hành giả đạt được thân cầu vồng của đại chuyển di. Mỗi Terma chứa đựng ba bộ giáo lý đầy đủ về Guru Rinpoche, Dzogchen và Quán Thế Âm.

Các giáo lý Terma sẽ vẫn phổ biến trên thế gian này cho đến khi nhiếp chính của Đức Phật, Đấng Bảo Hộ Di Lặc, lên tòa cao của Giáo Pháp. Vì thế, Terma là những giáo lý vô cùng đặc biệt, điều lại là một phần của truyền thống Nyingma.

Điều này hoàn mãn phần giới thiệu chung của tôi về giáo lý Terma.

3. Sự Phát Lộ & Truyền Thừa Của Rangjung Pema Nyingtik

Nhiều Terton đã gia trì thế gian này bằng sự hiện diện của chư vị. Chúng ta đều biết rằng, giữa vị Terton đầu tiên – Sangye Lama[8] và Chokgyur Lingpa[9], hơn một trăm Terton đã xuất hiện và nhiều vị phát lộ kho tàng chân chính khác đã xuất hiện từ đó.

Terma mà chúng ta đang thực hành vào dịp này là một trong những kho tàng Giáo Pháp phi phàm đó. Vì thế, tôi muốn giải thích nhân tố chính yếu khiến Terma này khởi lên trong tâm của vị khám phá.

Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro[10] đang ban các quán đỉnhkhẩu truyền cho Kho Tàng Terma Quý Báu Vĩ Đại [Rinchen Terdzod] tại Chime Drupe Gatsal, khu phòng riêng của Tôn giả Jamyang Khyentse Wangpo trong Tu viện Dzongsar. Dilgo Khyentse Rinpoche Rabsal Dawa cũng có mặt khi ấy và giải thích rằng trong khi Đức Khyentse Chokyi Lodro đang ban khẩu truyền cho Lời Cầu Nguyện Bảy Chương, việc Ngài đọc các chú thích giữa hai lời cầu nguyện đã khuấy động sự phát lộ Rangjung Pema Nyingtik trong tâm Ngài.

Cội nguồn của Terma này là tuyển tập giáo lý chẳng thể nghĩ bàn mà Tôn giả Jamyang Khyentse Wangpo – Pema Osel Dongak Lingpa[11] thọ nhận nhờ bảy trao truyền. Mặc dù Tôn giả đã thọ nhận toàn bộ trao truyền về Rangjung Pema Nyingtik, Ngài đã không thể viết lại tất cả. Tuy nhiên, để tạo ra những hoàn cảnh cho sự phát lộ giáo lý này trong tương lai, như một gốc rễ hay hạt giống, Ngài soạn một bài ca kim cương ngắn gọn về việc xem tất cả chư Tôn Tam Căn Bản làm con đường, điều xuất hiện trong tuyển tập hai quyển các bài ca tâm linh của Ngài.

Bài ca nói về Mã Đầu Minh Vương (Hayagriva), gốc rễ của tất cả chư Bổn tôn, hợp nhất với Hợi Mẫu Kim Cương (Vajravarahi). Trên đỉnh đầu của vị này, Guru Rinpoche, trong hình tướng của Pháp thân Kim Cương Trì, an tọa trên ba bông sen xếp chồng và được vây quanh bởi tám hóa hiện trên những bông sen nở. Tại tim là Guru Rinpoche Dorje Totrengtsal được vây quanh bởi các Guru Totrengtsal của bốn gia đình. Tại đầu, cổ họng, tim, rốn và nơi bí mật của Mã Đầu là tất cả chư Bổn tôn xuất hiện dưới dạng chư Tôn Kagye. Chư Không Hành Nữ ở rốn và chư Hộ Pháp, chẳng hạn nữ Hộ Pháp của Chân ngôn – Ekajati, ở nơi bí mật. Bài thơ hư huyễn của Tôn giả Jamyang Khyentse Wangpo hướng về tất cả chư đạo sư, Bổn tôn, Không Hành NữHộ Pháp; và pho Rangjung Pema Nyingtik mở rộng dựa trên bài ca chứng ngộ này.

Terma tâm thậm chí còn tốt hơn Terma đất. Mọi kiểu chướng ngại có thể ngăn cản sự phát lộ một Terma đất – vị Terton có thể mắc sai lầm, không thể tìm ra hay nó thậm chí có thể bị trộm mất. Nhưng không có những vấn đề như vậy với Terma tâm. Tất cả Terton, những vị thọ nhận một Terma tâm, đã trở nên bất khả phân với Guru Rinpoche. Terma tâm khởi lên như là sự hiển bày hay sức mạnh của chứng ngộ này. Vì thế, không thể có sai sót, không thể có chướng ngại. Mỗi từ ngữý nghĩa của nó được diễn tả không lỗi lầm và có thể được viết lại một cách hoàn hảo.

Sau khi Dilgo Khyentse Rinpoche viết lại Terma này, Ngài cho Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro xem. Đức Chokyi Lodro nói, “Từ ngữ và ý nghĩa của chúng giống với các Terma cổ xưa; Terma này tương tự với một trong các bài ca chứng ngộ của Tôn giả Jamyang Khyentse Osel Dongak Lingpa, điều hướng về tất cả chư Tôn Tam Căn Bản. Pho này cần được truyền bá và không được để cho biến mất”. Sau đó, Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro thỉnh cầu quán đỉnhkhẩu truyền, điều mà Dilgo Khyentse Rinpoche đã ban. Dilgo Khyentse Rinpoche cũng trao truyền cho vài người khác, chẳng hạn Surmang Trungpa. Tuy nhiên, giáo lý này đã không được truyền bá phổ biến lắm ở Tây Tạng.

Bản văn đã bị mất trong những biến động lớn giai đoạn 1958-59, khi mà cả Khyentse Dorje Chang Chokyi Lodro và đạo sư toàn tri Tashi Paljor đều phải sống tha hương ở Ấn Độ. Sau đấy, vào năm 1974 hay 1975, Dilgo Khyentse Rinpoche đang ban khẩu truyền về Kangyur ở Nepal, tại Tu viện của Darzang gần bảo tháp Boudha, theo thỉnh cầu của Kyabje Trulshik Rinpoche[12], vị đã tài trợ cho sự kiện này. Sau các trao truyền, Dilgo Khyentse Rinpoche nói rằng chư vị cần đến Yanglesho[13] để dâng một cúng dường Mandala. Trulshik Rinpoche đã cúng dường vàng và bạc trong cúng dường Mandala của Ngài và hành động cát tường này, như Dilgo Khyentse Rinpoche nói sau đó, đã tạo ra hoàn cảnh để Terma khởi lên trong tâm trí tuệ của Ngài.

Tiếp theo, Ngài tiến hành nhập thất trong bảy ngày. Orgyen Shenpen – người sau này đến Hoa Kỳ và giờ đã qua đời, có lẽ là một người con trai của Tulku Orgyen – đang phục vụ Dilgo Khyentse Rinpoche khi ấy. Sáng sớm nọ, Dilgo Khyentse Rinpoche bảo ông ấy tắm rửa sạch sẽ rồi hãy quay trở lại. Orgyen Shenpen đi xuống và tìm chút nước để tắm rửa. Khi ông ấy trở lại, Dilgo Khyentse Rinpoche bảo ông ấy lạy Ngài ba lần, điều mà ông ấy đã làm. Sau đấy, Ngài bảo ông ấy viết lại điều mà Ngài đọc cho. Dilgo Khyentse Rinpoche lấy ra những tờ giấy trắng từ kinh thực hành của Ngài và trao chúng cho Orgyen Shenpen. Sau đấy, Ngài đọc toàn bộ pho Rangjung Pema Nyingtik một lần. Tiếp đó, Ngài trao quán đỉnhkhẩu truyền về Terma này cho Trulshik Rinpoche và một số Lama khác và truyền bá rộng rãi. Năm 1985 hay 1986, Adru Tulku tìm được bản gốc của Terma, thứ bị để lại ở Kham – nó giống hệt với điều mà Orgyen Shenpen đã viết lại. Chỉ có phần lời ghi cuối là khác. Terma hiện nay khá dài, điều mà các bạn sẽ nhận ra nếu nhìn vào bản văn.

Dù thế nào, nếu bạn thực hành Terma này và nương tựa vào Chân ngôn Đạo Sư Kim Cương, giống như bạn nương tựa hơi thở của bản thân, nghĩ về Guru Rinpoche không dao động, vị chẳng bao giờ rời xa chúng sinh Tây Tạng, Xứ Tuyết, liên tục cầu nguyện đến Ngài, không nỗ lực, chính Ngài đã nói rằng Ngài sẽ ở đó vì bạn, giống như mặt trời luôn ở đó, ngay cả khi bị mây che lấp.

Dilgo Khyentse Rinpoche, vị Terton phát lộ Terma này, được biết đến với nhiều danh hiệu, chẳng hạn Pema Osel Dongak Lingpa, Gyurme Tekchok Tenpe Gyaltsen, Tashi Paljor và v.v. Nhiều người đã thọ nhận trao truyền này từ Ngài, bao gồm cả một số người các bạn. Ngài đã ban nó một lần ở Bir. Ngay cả những vị chưa thọ nhận từ Ngài, chắc hẳn cũng đã thọ nhận từ Dzongsar Khyentse Rinpoche hay Shechen Rabjam Rinpoche, những vị trì giữ chính yếu các giáo lý của Dilgo Khyentse Rinpoche. Vì thế, giữa Guru Rinpoche và chúng ta trong sự trao truyền Terma sâu xa này chỉ có vị Terton và nó không bị vấy bẩn bởi bất kỳ phá vỡ thệ nguyện nào. Dòng truyền thừa thật phi phàm và đem đến sự gia trì lớn lao.

Đàn tràng Rangjung Pema Nyingtik bao gồm Guru Rinpoche là đạo sư, Kagye – Tám Nghi Quỹ Của Tập Hội Thiện Thệ là Bổn tôn, Hợi Mẫu Kim CươngKhông Hành Nữ và các ‘anh chị em’ Hộ Pháp là chư Hộ Pháp. Đấy là lý do nó được gọi là “tập hợp của chư Tôn Tam Căn Bản” và được so sánh với ngọc báu như ý.

4. Vị Terton – Dilgo Khyentse Rinpoche

Dilgo Khyentse Rinpoche đã đến thế gian này không lâu trước đây, chỉ cách hiện tại hơn 100 năm, sinh ra trong thung lũng Denkhok ở Derge. Ngài đã viết một miêu tả về câu chuyện cuộc đời Ngài và cũng có nhiều bản tiểu sử khác mà các bạn có thể đọc.

Nếu chúng ta biết đôi điều về bối cảnh của thực hành này, nó sẽ khơi dậy sự xác quyết và tin tưởng của chúng ta với nó. Vì lý do này, bởi chúng ta đang thực hành Terma này, tôi nghĩ nói về Ngài là điều quan trọng. Sự xác quyết mà điều này khơi dậy sẽ kích thích niềm tin của chúng ta và chính khi mà chúng taniềm tin, chúng ta mới có thể thọ nhận sự gia trì của các thực hành tiếp cận và thành tựu, cũng như của những lời cầu nguyệnchúng ta đọc.

Vậy thì vị đạo sư này là ai? Trong thời kỳ như hiện nay, khi năm suy đồi đang tăng lên, một Lama với mọi phẩm tính của một đạo sư tâm linh thì chỉ như hình vẽ một ngọn đèn bơ, như Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro nói trong một lời cầu nguyện mà Ngài viết ở Bồ Đề Đạo Tràng. Hình vẽ một ngọn đèn bơ giống với vật thật, nhưng không thể xua tan bóng tối. Giống như vậy, ngày nay có nhiều Lama, những vị chỉ trông giống như hình ảnh của một đạo sư tâm linh chân chính. Nhưng điều đấy không đúng với Dilgo Khyentse Rinpoche.

Dilgo Khyentse Rinpoche đã hiển bày ba phẩm tính của một đạo sư: uyên bác, tuân theo giáo lýlòng từ ái. Tuy nhiên, nếu những Lama không có sự chứng ngộ cao, họ sẽ không thể giúp đỡ các học trò. Thậm chí nếu họ cực kỳ uyên bác, sự chứng ngộ vẫn vô cùng quan trọng. Điều đó đúng với phẩm tính thứ hai – thậm chí nếu họ vô cùng kỷ luật và tuân theo mọi giới luậtchỉ dẫn, họ cũng phải chứng ngộ cao. Ai đó thực sự chứng ngộ không phải lúc nào cũng cần có vẻ như đặc biệt uyên bác hay kỷ luật. Vì thế, phẩm tính chính yếu mà một đạo sư tâm linh cần là sự chứng ngộ cao.

Những đạo sư tâm linh chứng ngộ cao ngay từ đầu đã tự nhiên được thúc đẩy bởi lòng bi mẫn lớn lao. Mọi hoạt động của chư vị được ôm trọn bởi lòng bi mẫn dành cho tất cả hữu tình chúng sinh – chư vị hoàn toàn được thúc đẩy để làm lợi lạc chúng sinh, dù trực tiếp hay gián tiếp. Một Lama phải hoàn toàn thoát khỏi những mục tiêu ích kỷ. Lòng bi mẫn lớn lao này, thứ làm nền tảng cho mọi hoạt động của chư vị, đến từ kinh nghiệm trực tiếp về tính Không của đạo sư chứng ngộ. Chư vị đã tiêu trừ các che chướng, thứ bao trùm sự liên tục căn bản của Phật tính hiện diện trong mọi hữu tình chúng sinh. Chư vị thấy mọi xuất hiệntồn tại chỉ là sự hiển bày của các thân (Kaya) và trí. Một đạo sư tâm linh cần phải như vậy. Những vị như vậy có mọi phẩm tính giác ngộ của một vị Phật. Như Đức Jetsun Milarepa từng nói, chỉ danh hiệu của chư vị cũng có thể bảo vệ chúng ta khỏi mọi sợ hãi về tái sinh thấp và cuộc sống trong luân hồi. Đây là điều xảy ra khi ai đó thực sự chứng ngộ. Vì thế, một Lama phải thực sự chứng ngộ.

Một đạo sư chứng ngộ cao, vị được thúc đẩy bởi lòng bi mẫn lớn lao, chẳng bị ô nhiễm bởi bất kỳ kiểu ích kỷ nào. Đấy là lý dohoạt động của chư vị không lỗi lầm. Nếu ai đó, người biết được các phẩm tính của một đạo sư như vậy, đã nghiên cứu các kinh văn và tự mình đã có chút kinh nghiệm chứng ngộ, kiểm tra vị đạo sư vậy, dù họ ở bên đạo sư bao lâu – dù một, hai năm hoặc nhiều hơn hay thậm chí cả đời – họ sẽ chỉ ngày càng thấy được những phẩm tính giác ngộ và ngày càng ít các khía cạnh bình phàm. Đấy là điều xảy ra. Nếu không, với các Lama bình phàm, nếu ở bên chư vị lâu dài, chúng ta cuối cùng lại thấy nhiều thêm các lỗi lầmniềm tin của chúng ta sẽ ngày càng yếu ớt. Chúng ta có thể vẫn chưa phát triển niềm tin xác quyết hay niềm tin không thể đảo ngược, nhưng niềm tin cảm hứng ban đầu đó, thứ mà chúng ta từng có, lại biến mất. Là con người, chúng ta không thể không suy nghĩkiểm tra và sự kiểm tra của chúng ta chắc chắn dẫn chúng ta đến việc thấy được các lỗi lầm. Nhưng nếu đạo sư là vị không có lỗi lầm, sẽ chẳng thấy được thiếu sót nào; nếu Ngài đã làm cạn kiệt mọi điều chưa hoàn hảochứng ngộ mọi phẩm tính, chúng ta cuối cùng sẽ không thấy bất kỳ lỗi lầm nào trong Ngài.

Dilgo Khyentse Rinpoche là vị như thế nào? Ngài uyên bác về mọi ngành khoa học phụ (chiêm tinh, toán học, sự cử hành, thi ca, phép chính tả, ngữ pháp, từ đồng nghĩa, trước tác), điều phục vụ như là nền tảng cho sự nghiên cứu các ngành ‘khoa học bên trong’, tức Giáo Pháp. Về Giáo Pháp, Ngài đã nghiên cứu năm kiểu giáo lý (Bát Nhã, Trung Đạo, A-tỳ-đạt-ma, Luật và Lượng [pramana]) và có kiến thức tỉ mỉ về tất cả. Ngài sau đó du hành đến các Tu viện khác nhau để tiếp tục những nghiên cứu với các Khenpo khác nhau và được trao chứng nhận với dấu ấn và chữ ký công nhận sự nghiên cứu của Ngài. Các nghiên cứu của Ngài kéo dài nhiều năm và Ngài đã dành thêm thời gian áp dụng điều mà Ngài đã học.

Ngài bắt đầu giảng dạy ở mức độ sơ cấp và sau đó, được tấn phong là một Khenpo và được giao phó bằng mũ Tam Tạng.

Dilgo Khyentse Rinpoche rất khác với các Lama, những vị sẵn sàng ban quán đỉnh (khi mà có sẵn một cuốn giáo khoa rõ ràng) và giải thích các Mật điểnchỉ dẫn dẫu cho họ chưa dành đến một tháng để thực hành những giáo lý này. Ở đây, tôi không nói về thiền định về bản tính của tâm, mà chỉ đơn giản thực hành bất cứ giáo lý nào bạn đã thọ nhận trước khi trao truyền cho kẻ khác.

Con người chúng ta có thể phát triển những phẩm tính nhất định nhờ nghiên cứu – điều đấy hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, trong trường hợp của Khyentse Dorje Chang, Ngài vốn đã được phú bẩm trí tuệ lớn lao từ thuở nhỏ. Dẫu vậy, bởi nhiều lỗi lầm có thể đến từ việc không đi theo một đạo sư, Ngài nương tựa nhiều đạo sư. Trong một trong những lời cầu nguyện mà Ngài viết, Ngài nói rằng Ngài đi theo năm mươi lăm vị thầy khác nhau. Bất kể nghiên cứu với ai, Ngài nỗ lực lớn lao để học hỏi điều mà chư vị dạy một cách chi tiết, mặc dù một sự chỉ dẫn đơn giản về ý nghĩa là đủ với Ngài. Ngài đã thọ nhận năm bộ luận của Đức Di Lặc và các giáo lý Trung Đạo từ Khenpo Shenga[14], và làm chủ hoàn toàn mọi Giáo Pháp nói chung. Khi ấy, xứ Derge ở vùng Kham của Tây Tạng được gia trì bởi vô số đạo sư uyên bácthành tựu. Thế nhưng, tất cả Lama đều thừa nhận rằng về giáo lý chung, vĩ đại nhất trong tất cả là Tulku Salga (tức Dilgo Khyentse Rinpoche). Bất cứ khi nào Ngài viết điều gì đó, một vị Diệu Âm (Saravasti) cao năm ngón tay lại xuất hiện ở đầu bút của Ngài.

Dù thế nào, đây là một chiến công tương đối nhỏ, điều có thể dễ dàng đạt được nhờ nghiên cứu. Ngài cũng có những phẩm tính không đến từ nghiên cứu. Ví dụ, Ngài đã thọ nhận từ Đấng Như Ý Bảo Châu Batur Khenpo Thubga[15] Mật điển Tinh Túy Bí Mật cùng luận giải Xua Tan Bóng Tối Khắp Mười Phương. Khenpo Thubga đã dạy chúng cho Ngài ba lần liền. Sau đấy, Dilgo Khyentse Rinpoche có thể giảng dạy Mật điển và Xua Tan Bóng Tối từ trí nhớ – Ngài có thể nhớ tất cả từ ngữý nghĩa của chúng một cách hoàn hảo.

Dilgo Khyentse Rinpoche vô cùng uyên bác về Kinh điểnMật điển. Nhưng so với các phẩm tính khác của Ngài, đây chỉ là một điều nhỏ. Ngài đã thực sự diện kiến Guru Rinpoche và đại học giả Vô Cấu Hữu, những vị trao cho Ngài các tiên đoán, truyền cho Ngài sự tự tin, trở nên bất khả phân với Ngài, và giao phó cho Ngài các tiên tri kho tàng. Dilgo Khyentse Rinpoche đã khám phá nhiều Terma và về mặt này, có thể sánh với những Terton vĩ đại trong quá khứ. Các Terton vĩ đại trong quá khứ này là những vị như Nyangral Nyima Ozer, Guru Chowang và Ratna Lingpa, lấy ví dụ, người đã khám phá nhiều Terma.

Không phải ai cũng có thể khám phá một Terma – không dễ dàng như vậy. Trong một đời quá khứ, vị Terton phải từng diện kiến Guru Rinpoche, nghe được những lời của Ngài và phát những lời nguyện. Sau đấy, chư vị trở thành nhiếp chính của Guru Rinpoche và mở rộng lợi lạc của các Terma. Chư vị truyền cảm hứng cho hữu tình chúng sinh và có sức mạnh giải thoát bất kỳ ai thấy, nghe hay nghĩ về chư vị.

Dilgo Khyentse Rinpoche là vị nhiếp chính của Guru Rinpoche và của Tôn giả Vô Cấu Hữu, và Ngài là vị tái sinh của Gyalse Lharje Chokdrup Gyalpo. Ngài thực sự là một đạo sư tâm linh vĩ đại, không phải chỉ trên danh nghĩa hay sự phản chiếu lờ mờ. Ngài cũng có thể thấy trực tiếp và rõ ràng Ngài từng là ai. Tôn giả Jamyang Khyentse Wangpo đôi lúc nghĩ về những chuyện từ các đời quá khứ, chẳng hạn khi Ngài là vua Pháp Trisong Deutsen, Gyalse Lharje hay Ngari Panchen, lấy ví dụ. Chẳng có sự tách biệt nào với Ngài – Ngài thường nghĩ rằng Ngài vẫn sở hữu những tài sản từ các đời quá khứ này và đôi khi vẫn tìm chúng. Sau khi nói chuyện với các thị giả, Ngài nhận ra rằng chúng thuộc về một đời quá khứ, chứ không phải đời này. Ngài có thể nhớ rõ ràng mọi điều Ngài từng làm trong mọi đời quá khứ.

Vị tái sinh của Ngài, Dilgo Khyentse Rinpoche, đã viết lại Mật điển gốc của Khandro Sangwa Kundu, một nghi quỹ về Hợi Mẫu Kim Cương, điều được phát lộ bởi Tôn giả Jamyang Khyentse Wangpo. Sau khi thấy cuộn kinh vàng (một lá cọ với ký tự Nagari xen lẫn chữ Lentsa, bây giờ được giữ tại Khyentse Labrang), Tôn giả Jamyang Khyentse Wangpo đã phát lộ Terma Jomo Menmo Pema Tsokyi, điều vốn từng được khám phá nhưng sau đó được chôn giấu lại. Tôn giả Khyentse Wangpo đã không thể viết lại Mật điển của pho này bởi tính bí mật cao của nó. Sau đấy, Dilgo Khyentse Rinpoche có một linh kiến thanh tịnh; trong đó, Ngài bước vào Chime Drupe Gatsal ở Dzongsar và thấy Tôn giả Jamyang Khyentse Wangpo đang ngồi ở đó. Tôn giả bảo Ngài rằng, “Nếu con tiến hành trì tụng Lama Dechok Khorlo[16], con cần có thể viết lại Mật điển gốc của Kim Cương Hợi Mẫu. Con cần phải làm vậy!”. Khi Ngài chia sẻ linh kiến này với Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro, Đức Khyentse Chokyi Lodro nói, “Đúng vậy!” và trao cho Ngài các bản văn và quán đỉnh Lama Dechok Khorlo. Trong lúc nhập thất, Dilgo Khyentse Rinpoche đã phát lộ như là Terma tâm Mật điển gốc của Khandro Sangwa Kundu, điều mà Tôn giả Jamyang Khyentse Wangpo đã không thể viết lại.

Tsasum Osel Nyingtik của Tôn giả Jamyang Khyentse Wangpo, điều giống như máu tim của hàng tỷ Không Hành Nữ, thậm chí còn bí mật hơn cả giáo lý bí mật nhất, là một pho Terma chứa đựng hai thực hành Phổ Ba Kim Cương. Phurba Drildrup chưa trọn vẹn trong bản gốc. Vì thế, Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro yêu cầu Dilgo Khyentse Rinpoche viết lại. Ngài nói Ngài có thể thấy bản văn rõ ràng nhưng đã không viết lại; vì thế, Ngài yêu cầu Dilgo Khyentse Rinpoche làm vậy, bổ sung rằng, “Bởi chúng ta giống nhau”. Vì thế, Dilgo Khyentse Rinpoche đã hoàn thành bản văn từ “4. Tiếp Cận & Thành Tựu …” cho đến lời ghi cuối.

Tương tự, trong ba tuần sau khi Terchen Chokgyur Lingpa viên tịch, Tôn giả Jamyang Khyentse Wangpo có một linh kiến thanh tịnh; trong đó, Ngài đến cõi Phật Liên Hoa Che Phủ ở phía Tây, một phần của cõi Tịnh độ Cực Lạc, nơi Ngài thấy Chokgyur Lingpa chủ trì trong hình tướng của Bồ Tát Pema Nyugu vĩ đại. Ngài đã thọ các quán đỉnh, nghi quỹchỉ dẫn, điều mà Ngài sau đó đọc lại cho Đức Jamgon Kongtrul, vị viết chúng lại tại Dzongsar. Nhưng Terma này cũng chưa đầy đủ bởi một vài yếu tố còn thiếu lúc kết thúc bản văn quán đỉnh, sau “hãy dùng một ngọn đèn …”. Khi Dilgo Khyentse Rinpoche được yêu cầu hoàn thành bản văn, Ngài đã có thể viết lại không chút do dự hay cần phải nghĩ về nó, như thể Ngài đang tiếp tục viết điều gì đó mà Ngài bắt đầu chỉ vài giờ trước. Bản văn này nằm trong Kho Tàng Terma Quý Báu. Tất cả điều này cho thấy rằng Dilgo Khyentse Rinpoche là hóa hiện chân chính của Tôn giả Jamyang Khyentse Wangpo.

Có nhiều hóa thân của Tôn giả Jamyang Khyentse Wangpo, nhưng thù thắng trong tất thảy là Dilgo Khyentse Rinpoche. Cuộc đời của Tôn giả Jamyang Khyentse Wangpo là điều gì đó mà chúng ta chẳng thể tưởng tượng. Như người ta thường nói, “Ở Tây Tạng, Xứ Tuyết, trong tất cả những vị trì giữ giáo lý vĩ đại, trước kia không có ai như Tôn giả Jamyang Khyentse Wangpo, cũng sẽ không có ai như Ngài trong tương lai”. Khi Dodrupchen [Rinpoche] Jigme Tenpe Nyima[17] đến Lhasa, trên đường từ Trelung, ai đó chỉ điền trang Dilgo cho Ngài. Sau này, Ngài nói rằng Ngài và tất cả đoàn người đã đỉnh lễ về phía điền trang Dilgo hàng trăm lần. Ngài bổ sung rằng, “Tôn giả Jamyang Khyentse Wangpo là đạo sư của tất cả giáo lý của Đấng Chiến Thắng trên thế gian này; điều đó như thể là Đức Phật đến thế gian này vậy!”.

Vì thế, thực hànhchúng ta đang tiến hành là một Terma tâm được khám phá bởi vị đạo sư vĩ đại này, vị là một hóa hiện không sai lầm của Tôn giả Jamyang Khyentse Wangpo, người đã hành động không mệt mỏi để làm lợi lạc hữu tình chúng sinh cho đến năm Ngài 82 tuổi. Ngài không chỉ là một đạo sư uyên bác, một hành giả tinh tấn, ai đó có những linh kiến và nhận thọ ký từ một hay hai Bổn tôn, hay một Yogi đã phát triển các dấu hiệu cho thấy thành tựu về thực hành Tsalung. Dilgo Khyentse Rinpoche vượt xa hơn thế rất nhiều.

Dù thế nào, Ngài vô cùng uyên bác, điều có thể thấy rõ trong các tác phẩm được tuyển tập của Ngài. Nhưng Ngài không chỉ uyên bác – có nhiều người uyên bác, đặc biệt vào thời nay khi mà sự nghiên cứu thật thịnh hành. Bất kỳ ai nghiên cứu cũng sẽ trở nên uyên bác. Dilgo Khyentse Rinpoche còn vô cùng chứng ngộ. Ngài là một và giống như Guru Rinpoche và Panchen Vimalamitra. Dòng tâm Ngài được giải thoát bằng trí tuệ chứng ngộ; Ngài có thể dẫn dắt mọi hữu tình chúng sinh đến Phật quảchín muồi các đệ tử nhờ trí tuệ của quán đỉnh.

Rangjung Pema Nyingtik mà chúng ta vẫn đang thực hành trong nhiều năm qua là một Terma tâm được phát lộ bởi vị vĩ đại này. Chúng ta cũng thực hành Nyakluk Phurba thường xuyên, một Terma khác của Ngài. Chúng ta thật vô cùng may mắn khi có thể tiến hành các thực hành này. Thậm chí nếu bạn có thực sự diện kiến Guru Rinpoche, Ngài cũng chẳng có giáo lý nào tốt hơn để trao cho bạn.

Hiển nhiên nếu bạn có thể dành thời gian cho các thực hành tiếp cận và thành tựu, bạn sẽ trải qua sức mạnh của Terma này. Nhưng thậm chí nếu bạn không thể làm vậy, mà chỉ đơn giản cúng dường Tsok vào ngày 10 dựa trên thực hành này, như chúng ta vẫn làm trong năm ngày qua, bạn sẽ thấy được lợi lạc. Bạn cần đảm bảo rằng trong các thực hành này, niềm tinnhận thức thanh tịnh của các bạn tăng trưởng và các bạn cần cầu nguyện đến Guru Rinpoche và vị Terton là một và giống nhau. Nếu làm vậy, bạn sẽ thọ nhận mọi sự gia trì và các thành tựu được nhắc đến trong bản văn này, không chút nghi ngờ. Bạn sẽ thấy điều mà tôi đang nói đến nếu nhìn vào cuối của bản văn Terma. Không có nghi ngờ gì về điều này – giáo lý này không dối lừa.

Vì thế, các bạn đều cần nhận ra bản thân may mắn đến nhường nào và vô cùng hoan hỷ. Bạn đã có được thân người quý báu với các tự dothuận duyên và đầy đủ các căn. Bạn đã sinh vào một nền văn hóa của Giáo Pháp và sống trong một Tu viện như một tu sĩ – không phải là bất kỳ Tu viện nào, mà là Tu viện nơi mọi ngườiniềm tin với ba vị Jamgon và Dilgo Khyentse Rinpoche, và thực hành Terma của chư vị hết sức có thể. Điều này chỉ có thể là kết quả của công đức lớn. Chính thiện nghiệp của bạn đã đem đến cho bạn tất cả những điều này. Như Đức Phật từng nói:

Khi đến lúc – và thậm chí nếu trăm kiếp đã trôi qua

Kết quả vẫn sinh ra từ mỗi hành động mà hữu tình chúng sinh tích lũy.

Nghiệp về cơ bản là một sức mạnh. Bạn đã tích lũy thiện nghiệp trong quá khứ và khi bạn thực hành những Terma này, nhờ nghiệp của bạn, bạn sẽ lại tích lũy thiện nghiệp, thứ sẽ ngăn dòng chảy liên tục của ác nghiệp trong mọi đời tương lai của bạn và dẫn dắt bạn tái sinh trong các cõi Phật thanh tịnh, chẳng hạn Liên Hoa Quang, nơi chúa tể của các Lama, Đức Tashi Paljor an trụ. Và trước sự hiện diện của Ngài, trong đoàn tùy tùng thân cận của Ngài, bạn sẽ nhận thọ ký về sự giác ngộ vĩ đại trong tương lai của bạn.

 

Nguồn Anh ngữ: http://all-otr.org/vajrayana/64-rangjung-pema-nyingtik.

Gyurme Avertin chuyển dịch Anh ngữ; Philip Philippou hiệu đính.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Về Orgyen Tobgyal Rinpoche, tham khảo phần Phụ Lục trong Hoạt Động Kính Ái (https://thuvienhoasen.org/a34386/hoat-dong-kinh-ai).

[4] Tức Ngài Lochen Dharmashri.

[5] Theo Rigpawiki, Sangye Lingpa (1340-1396) – một Terton đã phát lộ pho Lama Gongdu và Các Biên Niên Sử Tràng Vàng (Kathang Sertreng).

[8] Theo Rigpawiki, Sangye Lama (1000-1080) – Terton hay vị phát lộ đầu tiên các kho tàng tâm linh (Terma) được Guru Rinpoche chôn giấu về lợi lạc của thế hệ tương lai. Ngài là hóa hiện đầu tiên của Gyalse Lharje – một trong những người con trai của Mutik Tsenpo và là hóa hiện trực tiếp của Vua Trisong Deutsen. Một trong những Terma chính yếu của Ngài là Tsasum Drildrup, điều sau này được khám phá lại như một Yangter bởi Tôn giả Jamyang Khyentse Wangpo – vị hóa hiện thứ mười ba của Gyalse Lharje.

[9] Về Đức Chokgyur Lingpa, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a30774/cuoc-doi-duc-chokgyur-lingpa.

[10] Về Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a32327/cuoc-doi-duc-jamyang-khyentse-chokyi-lodro.

[11] Về Tôn giả Jamyang Khyentse Wangpo, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a30571/cuoc-doi-duc-jamyang-khyentse-wangpo.

[13] Về thánh địa Yanglesho, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a29856/thanh-dia-yanglesh-.

[16] Một Terma về khía cạnh Hóa thân của Đức Liên Hoa Sinh do Gyaton Padma Wangchuk khám phá, phát lộ lại như một Terma được khám phá lại bởi Đức Jamyang Khyentse Wangpo.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.